Ngoại khóa, Xêmina

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 74)

- Nền kinh tế hàng hoá ởcác thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trú cở các thành thị Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần

5.5. Ngoại khóa, Xêmina

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á.

* Thiết chế nhà nước

Dấu ấn đầu tiên của văn hóa Ấn Độ trong quá trình giao thoa với văn hóa Đông Nam Á được thể hiện ở phương diện thiết chế nhà nước. Thời kỳ đầu trước khi người Ấn Độ di cư vào Đông Nam Á thì cư dân ở khu vực này còn đang sống trong thời kỳ thị tộc bộ lạc, chưa có nhà nước. Tuy nhiên, thời kỳ này, nông nghiệp Đông Nam Á rất phát triển, dẫn tới xu hướng tập quyền là phổ biến. Trên cơ sở sự phát triển kinh tế, cư dân Đông Nam Á đã hợp nhau hình thành những liên minh bộ lạc – tiền đề cơ bản cho sự thành lập của quốc gia thống nhất. Nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế nên họ chưa biết chọn hình thức nào làm hình thức chính cho quốc gia mới sắp thành lập của mình; trong lúc họ đang bí về thiết chế nhà nước thì người Ấn Độ đã đến, mang theo một thiết chế nhà nước vốn còn rất xa lạ với người bản xứ - thiết chế Mandala.

Mandala là thiết chế nhà nước đặc biệt trong lịch sử Đông Nam Á, là dấu ấn quan trọng nhất của người Ấn Độ trong quá trình giao thoa văn hóa với vùng Đông Nam Á lịch sử. Về khía cạnh tôn giáo, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nó có nguồn gốc từ thần thánh – hàm ý chỉ

một thể chế chính trị, xã hội và tôn giáo phổ biến ở Đông Nam Á. Trong tiếng Sankrit, mandala có nghĩa là vòng luân xa thần thánh (sacred circle); dịch theo tiếng Hán nghĩa là một hình vẽ biểu thị vũ trụ.

Về phương diện chính trị, mandala phát sinh từ một chữ Phạn nghĩa là “Trung tâm và ngoại vi”; tuy nhiên do ý nghĩa còn chung chung nên người ta chưa hiểu rõ tường tận: vậy thiết chế chính trị của Đông Nam Á là thiết chế gì ? Thiết chế đó được biểu hiện như thế nào trong tổ chức nhà nước Đông Nam Á ? Sau một thời gian dài suy nghĩ và tìm tòi, cuối cùng vào năm 1982 giáo sư O. W. Wolters đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên. Trong tác phẩm History, Culture and region in Southeast Asian Perspertives xuất bản năm 1982, ông định nghĩa Mandala là “một trạng thái chính trị và thường là không ổn định trong một khu vực địa lý được xác định mơ hồ vì không có những đường ranh giới cố định, tại đó những trung tâm nhỏ hơn có xu hướng vươn ra mọi phía”.

* Tôn giáo

Đồng thời với để lại dấu ấn của mình trong thế chế chính trị, người Ấn Độ còn để lại dấu ấn của minh vào Đông Nam Á trên phương diện tôn giáo, cụ thể là Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Về Ấn Độ giáo thì: ngay từ khi cư dân bắt đầu di cư sang Đông Nam Á thì các vị tu sĩ Balamon đã đi theo và khi đến nơi thì đã truyền bá tôn giáo này của mình cho người dân khu vực Đông Nam Á. Cư dân Đông Nam Á cũng như các thủ lĩnh thị tộc, bộ lạc đã nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng vào việc củng cố chính quyền; người dân cũng tiếp thu để giúp cho cuộc sống của họ được sung túc, vui vẻ hơn. Vào buổi đầu khi vào Đông Nam Á, các tu sĩ Balamon và các thủ lĩnh địa phương đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa tín ngưỡng, tổ chức nhà nước và xã hội ở Đông Nam Á; nhiều tu sĩ Balamon khi sang Đông Nam Á đã được vua chúa nơi đây trọng dụng và được cử vào nắm những chức vụ cao trong chính quyền. Để tỏ lòng biết ơn cho sự ưu đãi đó, nhiều tăng lữ Balamon ban phước lành cho các Vua bản địa trở thành dòng dõi của các triều đại Mặt Trăng, Mặt Trời bên Ấn Độ hoặc dòng dõi của những bậc thánh hiền có liên quan đến các thần. Các tu sĩ Balamon thực hiện các nghi thức Ấn Độ giáo để tôn phong các Vua bản địa, giúp vua cai trị tốt thông qua các điều phán bảo mà mình đưa ra và xây dựng triều đình theo kiểu của vương triều Ấn Độ. Ngoài ra, các tu sĩ Balamon còn dựng tượng các thần, nhưng đổi tên cho phù hợp; đồng thời đặt ra các lễ cúng thần, phong tục của người Ấn Độ áp dụng vào Đông Nam Á. Thần Trời nguyên thủy của bản địa được Ấn Độ giáo hóa thành Shiva, tôn giáo thịnh hành nhất thời đó chính là Shiva giáo.

Ngoài Ấn Độ giáo thì Phật giáo là tôn giáo thứ hai được người Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á, và nó có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng – tôn giáo của người dân nơi đây. Phật giáo là tôn giáo do tầng lớp vương công – đại diện là thái tử xứ Kapilavastu Siddharta Gautama (563 – 483 TCN) – thành lập với mục đích chống lại sự lũng đoạn, mâu thuẫn giữa nhân dân – tầng lớp Balamon vốn có từ lâu khi người Arya xâm nhập và thống trị người Dravida bản địa vào 1.500 – 1.000 TCN. Với tư tưởng của mình (tư tưởng về sự diệt khổ, sự chống lại những cái ác – cái bất công để xây dựng niềm tin cho con người), Phật giáo đã nhanh chóng lan tỏa và bắt rễ sâu trong lòng quần chúng nhân dân. Vào thời Ashoka (273 – 232 TCN), đế quốc Magadha ở Ấn Độ phát triển cực thịnh; ông đã thực hiện chính sách khoan dung tôn giáo, đề cao Phật giáo và tạo điều kiện thuận lợi để nó phát huy ảnh hưởng ra bên ngoài, nhất là vùng Đông Nam Á – khu vực láng giềng và gần gũi với Ấn Độ.

* Chữ viết

Hai ngôn ngữ cổ Ấn Độ là chữ Phạn (Sankrit) và chữ Pali góp phần quan trọng hình thành nên các ngôn ngữ ở Đông Nam Á.

Từ rất sớm, người Chăm đã dùng chữ Phạn để ghi chép các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống của con người và tình hình quốc gia mà dấu tích còn để lại đó là các văn bia, bia ký. Bia Võ Cạnh với cách viết gần với kiểu viết của các bia ký Amaravati ở Nam Ấn Độ đã được các nhà nghiên cứu định niên đại ở thế kỉ III - IV là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập của chữ Phạn vào Champa. Trên cơ sở chữ Phạn, người Chăm sáng tạo ra chữ viết cho riêng họ. Chữ viết Chăm cổ gồm có 31 phụ âm và 32 âm sắc; xuất hiện lần đấu tiên trong bia Đông Yên Châu (Quảng Nam).

Chữ Khmer bắt nguồn từ miền Nam Ấn Độ và theo truyền thuyết thì xuất hiện vào khoảng thế kỷ II. Nhưng tấm bia đầu tiên của người Khmer bằng chữ Khmer cổ mà hiện nay ta biết được đó là bia Angkor Borey (tỉnh Takeo, Campuchia) có niên đại năm 611. Bia này nói về việc dựng một ngôi đền trong đó có 22 nhạc công và vũ nữ, 58 nô lệ làm ruộng, 100 bò và 20 trâu. Thế kỷ VIII, loại chữ này được phát triển và hoàn thiện dần vào thế kỷ XV.

Ở nước Myanmar thì trên cơ sở chữ Pali, người Miến Điện (tức người Môn) sáng tạo ra chữ viết Môn cổ mà dấu tích còn để lại là các văn bia viết bằng chữ Môn cổ xuất hiện ở thành phố Thaton (thế kỷ VI) ở lưu vực sông Menam. Thế kỷ XI, chữ Miến xuất hiện thay thế chữ Môn và phát triển mạnh ở Pagan, Srivijaya với hình thù của nó là chữ nét tròn. Về cơ bản, tiếng Miến là đơn âm tiết và dùng nhiều tiểu từ có tiếp thu từ Tây Tạng; từ đa âm tiết của tiếng Pali; có 4 thanh điệu.

Chữ Malay cổ xuất hiện sớm nhất vào năm 683 trên tấm bia Bangkar. B. Prahike, một học giả Liên Xô nhận định: “có thể có chữ viết Melayu cổ có chứa tải những bản dịch bằng tiếng Sankrit, nhưng dấu tích đó đã bị mất đi như văn học sơ khai của Chăm và Khmer”.

Theo nhiều tài liệu khảo cổ đã biết, chữ Thái cổ xuất hiện khoảng thế kỷ VII – VIII ở Bắc Đông Dương, Bắc Myanmar mà tổ tiên của nó chính là chữ Pegu cổ và chữ Shan cổ vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ truyền sang từ lâu đời. Từ hai loại chữ đầu tiên này, cư dân Thái vốn sinh sống ở Bắc Đông Dương vào thế kỷ X – XI tiếp thu và cải biên thành chữ Thái Lan vào thế kỷ XIII.

Trên nền tảng chữ Thái, chữ Lào có thể hình thành muộn hơn một chút, vào cuối thế kỷ XIV. Chữ Lào bắt nguồn từ chữ Khmer và sau này chịu ảnh hưởng của chữ Môn, đã hình thành chữ Thăm dùng để viết kinh Phật. Một số triều đại cổ Lào đã sáng tạo ra kiểu chữ riêng, nhưng về cơ bản đã có những nét chung: được hình thành từ dạng chữ Khmer gấp khúc, nhiều cạnh với chữ Môn nét cong mềm mại. Nhưng mãi tới thế kỷ XVI thì mới có chữ Lào chính thức xuất hiện ở mặt bên của tấm bia khánh thành bệnh viện Say Phong.

Điều này chứng tỏ chữ Lào đã được sử dụng song song với chữ Khmer. Lời huấn thị của Vua Lào Pha Ngừm năm 1353 hoàn toàn bằng tiếng Lào phổ thông có thể đã được viết bằng một thứ chữ Lào đã có từ thế kỷ XIV. Chữ Lào vừa gọn gàng lại có đường nét duyên dáng, khác với chữ Khmer và Thái Lan.

Còn các văn khắc bằng chữ Lào mà chúng ta biết hiện nay có niên đại tương đối muộn – đó là bia Vat That 1548, bia Donsai 1560 và Thạt Luông 1566.

Các tác phẩm văn học Ấn Độ như Mahabharata và Ramayana khi truyền xuống Đông Nam Á đã nhanh chóng thâm nhập vào khu vực này, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử văn học thế giới.

Lĩnh vực văn học dân gian là lĩnh vực mà văn học Đông Nam Á nhắc tới nhiều nhất. Từ các tác phẩm như Mahabharata và Ramayana khi du nhập vào đời sống của cư dân Đông Nam Á, vốn rất hiền hòa và sống động thì nó được dân gian hóa, được tái sinh trong dân gian, chúng làm giàu thêm cho kho tàng văn học vùng này. Một số tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu: Punha – Nhunhơ của Lào, Prah Thong của Khmer, Đẻ đất đẻ nước của người Mường Việt Nam….

Từ nền tảng là các câu chuyện, bài văn mang tính truyền miệng trong các dân tộc Đông Nam Á, các triều đại bản địa Đông Nam Á bị “Ấn hóa” đã chủ trương du nhập mạnh và cải biên chữ viết Ấn Độ thành chữ viết của mình, tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành văn học viết.

Cũng từ các tác phẩm như Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ, khi du nhập vào Đông Nam Á thì tạo ra những tác phẩm văn học viết dù có dấu ấn của Ấn Độ, nhưng vẫn mang tính dân tộc cao, nhưng đa dạng về thể loại. Tiêu biểu cho văn học Đông Nam Á là tác phẩm Riêmkê (thế kỷ IX – XIV) của Campuchia. Đây là tác phẩm mang nhiều dấu ấn thời đại và cũng là tác phẩm đầu tiên đặt ra vấn đề về thân phận người phụ nữ trong văn học Campuchia với hình tượng nhân vật Sedha tượng trưng cho người phụ nữ Campuchia chung thủy, hết lòng yêu thương chồng con, cùng chồng gánh vác những việc khó khăn, không bị tình yêu, của cải, sức mạnh, quyền lực cám dỗ.

Thể loại trường ca (Malaysia là truyện sử - na ná như trường ca) và sử thi cũng rất thịnh hành ở các quốc gia mang dấu ấn của Ấn Độ ở các nơi này: ở Champa là các trường ca Đăm Săn – Xinh Nhã; Malaysia là Hikayat Seri Rama, Hikayat Pandawa…

* Nghệ thuật kiến trúc

Cùng với văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng nhiều đến Đông Nam Á qua các lĩnh vực tôn giáo, âm nhạc, lễ hội… nhưng có lẽ nghệ thuật và kiến trúc là lĩnh vực ở Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ Ấn Độ; cụ thể nhất đó là qua kiến trúc Angkor Wat, Angkor Thom, Borobudur”.

Một điểm mà chúng tôi cho là có dấu ấn của Ấn Độ trong nghệ thuật – kiến trúc Đông Nam Á, đó là kiến trúc của Ấn Độ khi du nhập vào Đông Nam Á thì được người dân nơi ấy tiếp thu, và họ không tiếp thu một cách thụ động, một chiều mà tiếp thu chủ động; chọn lọc những cái hay, cái tinh túy và cái đẹp nhất của nghệ thuật Ấn Độ đưa vào tác phẩm nghệ thuật của mình; đồng thời dùng nghệ thuật Ấn Độ kết hợp với nghệ thuật bản địa rồi sáng tạo, để hình thành nền nghệ thuật kiến trúc mang đậm dấu ấn của Ấn Độ, nhưng mang đậm tính dân tộc cao.

* Lễ hội, ẩm thực

Dưới ảnh hưởng của Ấn Độ, lễ hội Đông Nam Á vốn đã hình thành từ thời cổ xưa thì đến thời gian này vẫn phát triển và ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Do ảnh hưởng từ Phật giáo của Ấn Độ nên người dân Đông Nam Á tổ chức nhiều lễ hội đa dạng, phong phú; nhất là lễ Tết. Tết của Lào cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng đặc biệt nhất là ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ do Phật giáo đang là quốc đạo của Lào và Tết Lào gọi là Bunpimay, diễn ra vào giữa tháng 4 theo Phật lịch Lào.

Tết của người Thái là Songkhran và rơi vào giữa tháng 4 âm lịch theo lịch Thái; ở Tết này, người ta tổ chức hội Té nước; ở Campuchia là Tết Chol Chnam Thmay, cũng vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch, thời gian chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa và cũng nhằm mục đích cầu mưa qua những tục té nước tắm tượng Phật...

Tết của Myanmar là mang tên vị thần (nát) tối cao Thagyarmin. Nguồn gốc của cái tên được truyền thuyết của người Miến truyền tụng trong những câu chuyện huyền thoại đại để với nội dung như sau: "Xưa kia, cả mặt đất không hề có sự sống và đắm chìm trong bóng tối. Thấy tình cảnh như vậy Chúa tể của các thần là Thagyarmin bèn ra lệnh cho mặt trăng và mặt trời chiếu sáng mặt đất. Rồi thần tạo ra mọi vật. Khi mặt đất đã có cuộc sống yên ổn rồi, thần về trời. Lúc chia tay, vị thần tối cao hứa là hàng năm sẽ trở lại mặt đất với con người vào dịp năm mới. Bởi vậy, người dân lấy tên thần gọi ngày tết của mình". Mặc dầu cái tên có vẻ không gắn gì lắm với tính chất của lễ hội, nhưng Thagyarmin của người Miến bao giờ cũng là lễ tết của té nước cầu mưa và bao giờ cũng rơi vào những ngày cuối của mùa khô (vào một ngày nào đó trong tháng 4 dương lịch).

Lễ hội ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ nhiều nhất là lễ hội Deepvali, Diwali có nghĩa là lễ hội ánh sáng, tượng trưng cho nền văn hóa lâu đời của Ấn Độ. Ý nghĩa của hai lễ hội này là dạy cho con người biết vượt qua sự ngu dốt và tìm đến ánh sáng của tri thức. Vào dịp này, mọi gia đình dù giàu hay nghèo, đều thắp những ngọn đèn nhỏ nhấp nháy ánh sáng vàng cam rực rỡ để chào đón Lakshmi, vị thần của sự giàu có và thịnh vượng. Người Chăm còn tiếp thu lễ hội của người Ấn, thể hiện rõ trong các lễ hội đền tháp của người Chăm ở Trung Bộ.

Ngoài lễ hội, ẩm thực của Ấn Độ cũng được lan truyền và để lại dấu ấn cho người dân Đông Nam Á từ lâu đời. Món cà ri (kari: tiếng Ấn nghĩa là nước sốt) vốn nổi tiếng ở Ấn Độ từ lâu mà khi sang Đông Nam Á thì được phổ biến rộng rãi.

Kết luận: Tóm lại, trong suốt 15 thế kỷ sau Công nguyên, Đông Nam Á đã trở thành và đã là một khu vực văn hóa, chính trị - xã hội thống nhất với nét đặc trưng lớn nhất là chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ. Chính những ảnh hưởng của Ấn Độ đã là một sợi dây vô hình, nhưng đầy sức mạnh, liên kết các nhà nước, các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á vào một quỹ đạo văn hóa chung, hay một thế giới văn hóa đồng nhất với một tôn giáo chung, một chữ viết chung, một hệ tư tưởng chính trị chung, một nền văn học và nghệ thuật chung, một hệ thống luật pháp và lịch pháp chung và khá nhiều phong tục và lễ hội chung. Có lẽ hiếm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w