Quốc Rôma: Sự hình thành, phát triển và vai trò của nó trong lịch sử

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 28)

* Sơ lược lịch sử La Mã cổ đại

Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng Latium được gọi là người Latinh (Latin), ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa, gốc Hy Lạp.

Theo truyền thuyết, năm 753 TCN người dân ở đồng bằng Latium đã dựng nên một toà thành bên bờ sông Tibơrơ (Tiber), họ đã lấy tên người cầm đầu là Romulus để đặt cho toà thành đó, vì vậy có tên là Roma.

Giai đoạn 753 - 510 TCN, đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân. Vì vậy thời kì này còn được gọi là thời kì Vương chính.

+ Đại hội công dân: được gọi là Đại hội Cusi là đại hội của các bộ tộc bao gồm đàn ông của tất cả các bộ tộc.

+ Viện Nguyên lão (Xênát): bao gồm thủ lĩnh của 300 thị tộc, họ xuất thân từ những gia đình có thế lực và những gia đình này đã tập hợp thành tầng lớp quý tộc ở La Mã, ở Roma, quyền lực của Viện Nguyên lão trong thời kì đầu chưa lớn lắm, nhưng dần dần ngày càng lớn, trở thành cơ quan quyền lực chính của nhà nước, đặc biệt trong thời Cộng hòa. Hầu hết các quan chức của nhà nước đều được cử chọn từ trong các nghị viên của Viện Nguyên lão.

Trong hàng Vương chính, đây là thời kì hình thành phôi thai của nhà nước sơ khai kết thúc thời đại Vương chính, Tuliut tiến hành cải cách xã hội phỏng theo cải cách Xôlông (Hi

Lạp), ông phân chia tất cả những công dân Roma, không kể bình dân hay quý tộc thành 6 đẳng cấp khác nhau tùy theo mức tài sản tư hữu mà họ có, trên cơ sở phân chia đó họ tổ chức ra những đội Xenturi bao gồm 100 binh sĩ, mỗi 1 Xenturi có quyền biểu quyết ở Đại hội nông dân bằng 1 lá phiếu => Quyền hạn của người công dân căn cứ vào mức tài sản mà họ có. Về mặt hành chính, Tuliut xóa bỏ 3 bộ lạc cũ và thiết lập nên 4 đơn vị hành chính theo khu vực cư trú của họ. Cải cách này làm cho mối quan hệ cộng đồng có tính chất huyết thống thay đổi. Thủ tiêu chế độ thị tộc. Thiết lập một nhà nước mới dựa trên cơ sở phân chia địa vực và sự chênh lệch về tài sản. Cải cách này bước đầu xóa bỏ được sự ngăn cách về nguồn gốc giữa quý tộc và bình dân.

Thời đại Cộng hòa (thế kỉ VI TCN đến thế kỉ I TCN)

Bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa của người Italiôt chống lại sự thống trị của vua người Êturuxcơ, đó là chế độ Cộng hòa quý tộc. Trong thời kì này quyền lực của nhà nước tập trung vào trong một bộ phận của quý tộc, vai trò của Đại hội nông dân càng ngày càng lu mờ đi. Chuyển sang thời kì xác lập và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Trong thời kì này có 2 sự kiện nổi bật: quá trình hình thành nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh của người bình dân (Pơlep) chống lại tầng lớp quý tộc (Patơrixi), đây cũng là thời kì Roma tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

Thời đại Đế chế (Thế kỉ I TCN đến thế kỉ V sau CN)

Bắt đầu bằng việc có một bước chuyển từ nền Cộng hòa sang đế chế. Chuyển từ nền chuyên chính của một nhóm quý tộc sang chế độ đế chế, quyền lực tập trung vào trong tay một người. Trong thời kì này có nhiều hình thức khác nhau:

- Sơ kì đế chế (thế kỉ I, II). Hình thức nhà nước là hình thức nhà nước đế chế khoác áo Cộng hòa, nó gắn liền với tên tuổi của một số nhà văn như Ôctanvinxơ, Tiberinxơ.

- Hậu kì đế chế (thế kỉ III - thế kỉ V): hình thức nhà nước vương chủ, một đế chế thật sự không cần phải “khoác áo” Cộng hòa, nó gắn liền với những tên tuổi: Nêrôn, Têôđo, Côngxtantin.

* Đặc điểm sự hình thành nhà nước Roma

- Nhà nước thành bang ở Roma chỉ tồn tại trong giai đoạn đầu của lịch sử Roma, sau đó giai cấp thống trị chủ nô đã mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược => biến thành một đế quốc rộng lớn bao gồm toàn bộ bán đảo Ý, Nam Pháp, Tây Ban Nha, Makêđônia, Hi Lạp, Bắc Phi, Tiểu Á, Lưỡng Hà...

- Quá trình hình thành nhà nước Roma gắn liền với việc tiến hành những cuộc cải cách xã hội để thủ tiêu dần những tàn tích của chế độ thị tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển và thắng thế của tư hữu tài sản cải cách Tuliut). Nhà nước Roma còn hình thành chủ yếu bằng bạo lực bằng cách gây chiến tranh xâm lược, điển hình là 3 cuộc chiến tranh: Roma – Cactagiơ; Roma – Makêđônia; Roma – Xini.

- Trong toàn bộ lịch sử Roma cổ đại tồn tại nhiều hình thức nhà nước khác nhau như nhà nước Cộng hòa quý tộc, nhà nước quân chủ khoác áo Cộng hòa, nhà nước vương chủ. Nhưng về bản chất giai cấp vẫn là một, là nền chuyên chính tàn bạo của giai cấp thống trị chủ nô đối với nô lệ.

* Vai trò nhà nước Rô ma thời cổ đại

- Xây dựng nên một nền dân chủ điển hình - Chế độ chiếm nô điển hình

- Xây dựng một trong những nền văn minh rực rỡ, sáng lạn nhất thời cổ đại

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w