Phong trào cải cách tôn giáo

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 48)

- Nền kinh tế hàng hoá ởcác thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trú cở các thành thị Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần

3.4.3. Phong trào cải cách tôn giáo

Cải cách là sự thay đổi một bộ phận, hoặc ở hạ tầng hoặc ở thượng tầng kiến trúc. Sự thay đổi ấy thường góp phần thúc đẩy xã hội đi lên.

→ Cải cách tôn giáo về bản chất là một phong trào đấu tranh giai cấp của giai cấp tư sản đang lên chống lại nhà thờ và phong kiến, chuẩn bị cho các cuộc cách mạng tư sản sắp bùng nổ.

3.4.3.1. Nguyên nhân của cải cách tôn giáo

Cải cách tôn giáo bắt đầu và trở thành một phong trào lớn ở đầu thế kỉ XVI. Người khởi xướng là Luthơ - một giáo sư thần học người Đức. Cải cách tôn giáo là thời kì tiếp theo trong phong trào văn hoá Phục hưng.

Tư sản muốn chống phong kiến phải đánh vào nhà thờ, vì nhà thờ chính là chỗ dựa của phong kiến, đồng thời phải biến nhà thờ thành chỗ dựa của giai cấp tư sản. Do vậy, giai cấp tư sản đã cải biên giáo lý nhà thờ, vứt bỏ những cái không phù hợp để biến nhà thờ giáo hội thành công cụ của giai cấp mình.

Lúc này, giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để làm cách mạng, nên phải đánh đổ từng bộ phận của giai cấp phong kiến.

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến cải cách tôn giáo là sự thối nát, bỉ ổi trong cách làm tiền của tăng lữ giáo hội. Sau các cuộc phát kiến địa lý, vàng bạc, gia vị được đưa về châu Âu ngày càng nhiều, vì thế cuộc sống của giới quý tộc châu Âu ngày càng xa xỉ, đài các. Thực tế

thối nát đã làm cho quần chúng nhân dân căm phẫn. Giai cấp tư sản nhân cơ hội này đã giáng những đòn quyết liệt vào nhà thờ, chuẩn bị cho việc làm cách mạng lật đổ ngai vàng. Vì thế sinh ra cải cách tôn giáo.

Cải cách tôn giáo ở Đức diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt. Nước Đức là nơi kinh tế TBCN phát triển hết sức yếu ớt. Chỉ có một phần ở phía Bắc tương đối phát triển, còn lại là lạc hậu, trì trệ vào bậc nhất châu Âu. Giai cấp tư sản Đức vừa mới ra đời còn yếu ớt về kinh tế, nhỏ nhoi về chính trị. Nước Đức là nơi diễn ra cảnh bán thẻ xá tội phổ biến nhất. Đức là nơi cải cách tôn giáo bắt đầu và diễn ra quyết liệt nhất.

3.4.3.2. Các cuộc cải cách tôn giáo * Cải cách tôn giáo của Luthơ

Luthơ là một người có danh tiếng, ông là giáo sư thần học, dạy tại trường Đại học Vittenbec. Trong bối cảnh nước Đức chìm ngập trong muôn nỗi khổ và thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân, Luthơ đã viết bản luận văn gồm 95 điều. Qua nội dung của bản luận văn này, Luthơ đã vạch trần thói làm tiền bỉ ổi của tăng lữ nhà thờ giáo hội, tố cáo sự bịp bợp của các giáo lý nhà thờ, lên án sự thối nát của toà thánh và giáo hội nói chung.

Trong luận văn, Luthơ đã nói về "thuyết lòng tin", ông cho rằng: mỗi con chiên chỉ cần tin là mình sẽ được chúa tha tội là đủ, không cần phải đến nhà thờ để cầu xin xám hối.

Luthơ đã đề ra "thuyết tôn giáo rẻ tiền", ông phản đối việc tô điểm, trang hoàng nhà thờ lộng lẫy với tượng, tranh, đồ tế lễ,... mà giai đoạn này cần tập trung vốn cho sản xuất, vốn liếng, vàng bạc phải đưa vào lưu thông để làm giàu. Do đó học thuyết này là một sự tiến bộ.

Phong trào lam rộng ra khắp nước Đức, nhiều lãnh chúa bị sử tội, nhiều tăng lữ phải bỏ chốn sang Italia. Phong trào đấu tranh của quần chúng lên đến đỉnh cao, làm cho giới quý tộc Đức lo sợ, và Luthơ hối hận. Thể hiện tính hai mặt của tầng lớp tư sản.

Sau Luthơ, phong trào nông dân Đức có một thủ lĩnh mới là Tômát Muyxen. Luthơ đại diện cho giai cấp tư sản riêng nước Đức, non yếu bạc nhược về chính trị, không đủ cam đảm và khả năng để lãnh đạo quần chúng nhân dân chống lại nhà thờ giáo hội. Và khi phong trào nông dân Đức thất bại, tiếng vang của Luthơ chấm dứt.

* Cải cách Canvanh

Canvanh là người Pháp nhưng ông sang Đức học tập, ông tiếp nhận những tiến bộ trong cải cách của Luthơ, của Dvingli,... nhưng cải cách của ông đi xa hơn rất nhiều.

Học thuyết quan trọng nhất của Canvanh là "thuyết định mệnh" hay còn gọi là thuyết tiền định. Ông cho rằng mỗi con người sinh ra đều mang một số phận nhất định, không thay đổi được vì chúa định sẵn hai số phận cơ bản là giàu và nghèo. Người nghèo là bị chúa ghét bỏ, còn giàu là được chúa yêu quý và người giàu thì phải cố gắng làm giàu hơn để làm đẹp lòng chúa.

Học thuyết của Canvanh đã đáp ứng được khát vọng của giai cấp tư sản đang lên ở chỗ Canvanh đã dùng tôn giáo để biện hộ cho sự làm giàu của giai cấp tư sản. Cho nên Ănghen đã nói: học thuyết của Canvanh được cắt và may theo kích thước của giai cấp tư sản.

Ở Pháp diễn ra một phong trào cải cách khá đẫm máu giữa Tân giáo - gồm một số quý tộc tiến bộ và Cựu giáo.

Ở Anh, cải cách tôn giáo diễn ra ôn hoà hơn. Giới quý tộc mới ở Anh rất đông, có quyền lợi gắn liền với những tư tưởng tiến bộ, vì thế họ luôn ủng hộ những thế lực mới.

Ở Hà Lan, phong trào cải cách tôn giáo diễn ra khốc liệt, phát triển đến đỉnh cao và trở thành phong trào cải cách dân tộc - một cuộc cách mạng tư sản.

3.4.3.3. Ý nghĩa cải cách tôn giáo

Tư tưởng cải cách tôn giáo của Luthơ và Canvanh đã có tác dụng to lớn trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng chống chế độ phong kiến. Đặc biệt, cải cách của Canvanh vùa chống giáo hội Thiên chúa vừa chống những đòi hỏi cải cách triệt để của quần chúng lao động nên nó tỏ ra vừa tầm với yêu cầu của giai cấp tư sản mới lên. Ăngghen đã khẳng định: “Học thuyết của Canvanh được cắt và may theo kích thước của giai cấp tư sản”.

Vì vậy, Tân giáo Canvanh đã nhanh chóng truyền bá khắp các nước châu Âu nhất là những nơi có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển như ở Anh, Pháp, Nêđéclan…Giai cấp tư sản châu Âu là trước hết là Tây Âu đã nồng nhiệt tiếp nhận tư tưởng tôn giáo của Canvanh. Tầng lớp quí tộc mới, thị dân và thợ thủ công đã đi theo tư tưởng tôn giáo cải cách. Còn quí tộc, phong kiến giáo hội vẫn kiên quyết bảo vệ tôn giáo cũ. Những xung đột tư tưởng, tôn giáo diễn ra ngày càng gay gắt ở nhiều nước đặc biệt là ở Pháp và Nêđéclan. Đặc biệt ở Nêđéclan, học thuyết Canvanh đã được giai cấp tư sản sử dụng làm ngọn cờ để tập hợp quần chúng đấu tranh chống lại sự thống trị của phong kiến Tây Ban Nha, giải phóng dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Như vậy, cùng với phong trào văn hóa Phục hưng, cải cách tôn giáo chính là đòn tấn công đầu tiên của giai cấp tư sản vào chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng. Dưới ảnh hưởng của những cuộc đấu tranh này, tình hình kinh tế – xã hội – chính trị – tư tưởng ở Tây Âu đã có những biến chuyển rõ rệt, chuẩn bị cho một thời kì lịch sử mới.

Bài tập thảo luận – Xêmina

1. Phân tích những tác động tiêu cực đến xã hội Tây Âu thời kỳ “Đêm trường trung cổ”. Nguyên nhân dẫn đến thời kỳ đó ở Tây Âu ?

2. Vì sao nói sự xuất hiện của thành thị trung đại là cuộc tấn công ngầm vào chế độ phong kiến Tây Âu ?

3. Vì sao nói văn hóa Phục hưng là cuộc cách mạng thứ nhất trên lĩnh vực tư tưởng và cải cách tôn giáo là cuộc cách mạng thứ hai trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến Tây Âu.

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1: Giải thích hai từ “phong” và “kiến” trong khái niệm “phong kiến” và giải thích bản chất của phương thức sản xuất phong kiến.

Câu 2: Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu diễn ra như thế nào ?

Câu 3: Thế nào là thời kỳ “Đêm trường trung cổ” ở Tây Âu ? Nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của thời kỳ này đối với Tây Âu.

Câu 4: Thành thị xuất hiện ở Tây Âu trong hoàn cảnh như thế nào? Vai trò của thành thị trung đại đối với Tây Âu.

Câu 5: Hoàn cảnh và nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng.

Câu 6: Phân tích tính chất nhân văn trong các tác phẩm văn học thời Phục hưng. Câu 7: Hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của phát kiến địa lý.

Câu 8: Vẽ sơ đồ thể hiện các cuộc phát kiến địa lý.

Câu 9: Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của cải cách tôn giáo thời trung đại Tây Âu. Câu 10. Phân tích những tư tưởng chính trong cải cách tôn giáo của Luthơ và Canvanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3

1. Đặng Đức An (2001), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Phan Ngọc Liên (2000), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXb ĐHQG Hà Nội. 3. Lương Ninh (Chủ biên – 2000), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 4. Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

5. Vũ Dương Ninh (Chủ biên – 1998), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb GD Việt Nam, Hà Nội. 6.Chiêm Tế (2000), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Chương 4

Các quốc gia phong kiến châu Á

Số tiết: 20 (Lý thuyết:15; Bài tập + Thảo luận: 05)

Mục đích:

Tìm hiểu về lịch sử chế độ phong kiến châu Á với những quốc gia và khu vực điển hình như: Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.

Các triều đại phong kiến Trung Quốc, những thành tựu đạt được trong thời kỳ đó và những cuộc đấu tranh của nông dân chống lại sự thống trị của các triều đại ở Trung Quốc.

Lịch sử chế độ phong kiến Ấn Độ, lý giải sự khép kín, tự cung, tự cấp của xã hội Ấn Độ với những biểu hiện cụ thể của nó.

Khái quát lịch sử Nhật Bản từ khi lập quốc đến trước cải cách của Thiên Hoàng Minh trị 1868.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w