* Văn tự
- Do nhu cầu ghi chép và lưu giữ => chữ viết ra đời.
- Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của mình.
Hạn chế của chữ tượng hình: Xã hội phát triển, ngôn ngữ phát triển, nhu cầu ghi càng nhiều, vẽ chữ không kịp. Vẽ hình mỗi người hiểu một kiểu.
- Về sau, để diễn tả linh hoạt hơn -> người ta đã dùng những nét vẽ tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý (không hiểu theo hình dạng bề ngoài của sự vật mà hiểu ý nghĩa bên trong của nó).
Ví dụ: Chữ “công bằng” người ta vẽ những chiếc lông của cánh chim đà điểu vì những lông cánh chim đà điểu đều bằng nhau.
Cụ thể: chữ Ai Cập, chữ Lưỡng Hà, chữ Ấn Độ và chữ Trung Quốc cổ đại Ý nghĩa:
- Chữ viết có khả năng làm cho lời nói có khả năng lưu trữ và vận chuyển được không gian và thời gian.
- Là tư liệu để chúng ta có cơ sở nghiên cứu về xã hội cổ đại. - Là một phát minh vĩ đại của con người.
Phương Đông: Xuất hiện sớm nhất nên chữ viết không được thừa hưởng chữ viết của thời kì trước. Vì vậy, phương Đông là nơi sáng tạo ra chữ viết theo đúng nghĩa của nó. Phương Tây ra đời muộn nên có kế thừa (chữ Hi Lạp cải biên chữ viết của Phêrixi).
- Vì phương Đông là chữ tượng hình. Nên sau này chữ viết người phương Đông tuyệt đại đa số đã bị xếp vào bảo tàng cùng với xa quay sợi và rìu đá
* Văn học:
- Người cổ đại phương Đông đã để lại những tác phẩm văn hóa hết sức vô giá.
Do học chữ tượng hình rất khó nên rất ít người có khả năng viết cho nên nó không mang tính phổ quát.
- Xuất hiện 2 dòng văn học ngay từ đầu.
+ Bộ phận nông dân công xã chiếm tỷ lệ đông, việc học hành không phổ biến nhưng do đời sống cộng đồng, do cần giao tiếp để sản xuất, bị bóc lột nhưng lại là lực lượng sản xuất tương đối biệt lập => ngay từ đầu xuất hiện dùng văn hóa dân gian chủ yếu bằng truyền miệng (khác phương Tây: người nô lệ đóng vai trò chủ yếu, là lực lượng sản xuất chủ yếu).
Trung Quốc:
+ Kinh thi: Tác phẩm thơ lớn nhất của Trung Quốc. Gồm có 305 bài gồm những bài thơ, bài ca dao, tục ngữ hay nhất của tất cả các nước tồn tại trong thời kì cổ đại Trung Hoa. 305 bài thơ được chọn lọc trong tổng trên 3.000 bài thơ. Đây là một trong những tác phẩm bất hủ có giá trị lớn. Trong một thời gian dài trước đây Kinh thi được coi là các nguồn đề tài cho các tác phẩm văn học khác. Được coi là nguồn để ra các đề thi tuyển chọn. Sách “gối đầu giường của các nho sĩ”.
+ Kinh Vêđa: Bộ kinh thánh của tôn giáo Bàlamôn. Nó gồm 4 quyển nhưng quan trọng nhất là bộ Rig Vêđa. Nó không thuần túy là bộ kinh thánh. Nó ghi lại rất nhiều những tập tục, đời sống cả đời sống kinh tế lẫn đời sống văn hóa tinh thần. Đó là chưa kể đến những truyền thuyết huyền thoại mang tính chất anh hùng ca.
+ 2 trường ca: Ramayana, Mahabharata
Hai tác phẩm này còn là nguồn đề tài vô tận cho những sáng tác văn học sau này của Ấn Độ cũng như các quốc gia Ấn Độ... Nó ảnh hưởng tới tâm sinh lý của các cư dân: kiến trúc, hội họa, những bức phù điêu, điêu khắc,...).
Văn xuôi: Có đặc điểm giống thơ, tập trung phản ánh ca ngợi những anh hùng dân tộc, anh hùng dũng sĩ có công với đất nước. Tác phẩm anh hùng ca Zimgamết của Lưỡng Hà => niềm tự hào của người Lưỡng Hà.
* Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- Có bao nhiêu tác giả có bấy nhiêu nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. - Phần ngoại khóa (làm cụ thể hơn).
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các công trình kiến trúc cổ xưa không còn là của thần thánh, không còn tượng trưng cho vua chúa, mà là hiện thân của sức lao động và trí sáng tạo vĩ đại của con người.
* Khoa học tự nhiên
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cư dân phương Đông cổ đại đã tích lũy được nhiều tri thức rất có giá trị trên các lĩnh vực, thiên văn toán học, y học, hóa học, vật lý.
- Thiên văn học và lịch pháp
Qua nhiều năm cày cấy, nhân dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt trời và Mặt trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng nắng Mặt trời, mỗi ngày có 24 giờ.
Người Ai Cập đã phát hiện ra các chòm sao và soạn ra bản đồ các thiên thể..
- Toán học: Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các con số 10, 100, 1000,...
* Tín ngưỡng, tôn giáo và tư tưởng
- Người phương Đông theo một tôn giáo là tôn giáo đa thần. Bởi vì các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ sự tan vỡ của chế độ nguyên thủy.
Xuất hiện ý thức tôn giáo. Việc thờ cúng tổ tiên trong xã hội nguyên thủy. Đặc biệt là học thuyết “vạn vật có linh hồn”. Khi chuyển vào tôn giáo người phương Đông đã đi vào vòng quay của đa thần tôn giáo.
- Lễ hội, phong tục tập quán của cư dân P.Đông gắn rất chặt với tôn giáo.
- Có rất nhiều tôn giáo mà trong buổi đầu xuất hiện nó chỉ là một tư tưởng học nhưng trong quá trình phát triển dần dần nó được bổ sung và hoàn thiện hơn.