- Nền kinh tế hàng hoá ởcác thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trú cở các thành thị Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần
4.2.3. Những thành tựu văn hoá
4.2.3.1. Văn học
Văn học tiếp tục phát triển trên cơ sở nền tảng văn học Ấn Độ thởi cổ đại. Tiêu biểu cho nền văn học Ấn Độ thời kỳ này là Caliđaxa với trường ca Mêgađuta và vở kích Sơkuntơra.
4.2.3.2. Nghệ thuật kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Nói cách khách nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc là một sự biểu hiện trần thế của tôn giáo. Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng đa dạng, phong phú như sự phong phú, muôn vẻ của tôn giáo: kiến trúc Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo,...
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ thời trung đại đầu tiên phải nói đến quần thể đền chùa trong hanh động, vách đá. Tiêu biểu trong đó là cụm chùa hang Agianta; ở Êlêphanta,...
Kiến trúc Hồi giáo xuất hiện phổ biến đầu thế kỷ XIII, khi người Hồi giáo Arập ổn định nền thống trị ở Ấn Độ. Nổi tiếng nhất là tháp Kutúp Minar, cột sắt Mêrôli, giáo đường Trân Châu. Một công trình kiến trúc đồ sộ, nổi tiếng khác là khu lăng Taj Mahal.
4.2.3.3. Khoa học tự nhiên
Về Thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học). Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác, Pi = 3,1416.
Về Vật lí, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “... trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.
Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.
Thảo luận: Vì sao đạo Phật lại suy yếu ở Ấn Độ ?
Vì sao đạo Phật nảy sinh ra từ Ấn Độ, trải qua một thời kỳ phát triển huy hoàng ở đây, và hơn nữa được truyền bá thắng lợi tại nhiều vùng rộng lớn trên thế giới, nhưng lại bị suy vong và hầu như mất hết dấu tích tại chính nơi “chôn nhau cắt rốn của mình”. Đó là một vấn đề khó hiểu, một vấn đề mà các sử gia tôn giáo đã từng dày công nghiên cứu để tìm cách giải đáp. Theo chúng tôi có thể có những nguyên nhân chính như sau:
1.Nguyên nhân thứ nhất - nguyên nhân chính là sự thoái hóa của đoàn thể Tăng già Phật giáo, đặc biệt là từ thế kỷ thứ VIII trở đi, khi phong trào Phật giáo Mật tông lan tràn khắp Ấn Độ, dẫn tới nhiều Tăng Ni buông lỏng giới luật, chây lười học tập, say sưa với những phép tu kỳ hoặc, hấp dẫn, thường mở đường cho nhiều tệ mê tín dị đoan. Sức sống của Tăng đoàn Phật giáo trước hết là ở chỗ, Tăng Ni luôn luôn nêu gương của đời sống thánh hạnh, trong sáng, giản dị, thiểu dục tri túc, rộng lượng bao dung, toàn tâm toàn ý vì chúng sanh phục vụ. Nếu để cho những đức tính đó suy giảm đi, thì ảnh hưởng của Tăng đoàn sẽ lu mờ. Lúc sinh thời, Phật Thích Ca và những học trò thân cận của Phật đều là hiện thân sinh động của những đức tính nói trên, và sau khi Phật nhập Niết Bàn, nhiều thế hệ Tăng Ni đã kế tục xứng đáng sự nghiệp vẻ vang đó của Phật, thu hút vào Phật giáo hàng triệu tín đồ mới, xuất gia và tại gia, gồm đủ các hạng người, từ vua chúa cho đến thứ dân.
Ngay ở thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, tức thế kỷ thứ IX sau Niết Bàn, ở Ấn Độ có những trung tâm Phật học lớn, những trường Đại học Phật giáo lớn rải rác khắp xứ. Đến học tập tại những trung tâm Phật học và trường Đại học Phật giáo đó, không những có người Ấn Độ mà có cả những người từ nhiều nước đến từ Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ, Tây Tạng, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam v.v... Vua quan, thương nhân và cả những tín chủ bình thường cũng đều góp công, góp của xây dựng và duy trì những trung tâm Phật giáo và Phật học lớn đó. Số của cải cúng dường lớn lao của thập phương một mặt làm cho các trung tâm Phật giáo và Phật học ở Ấn Độ trở nên hưng thịnh, giàu có, nhưng mặt khác cũng dễ làm cho Tăng Ni quen với nếp sống dễ dãi, thậm chí, phần nào xa hoa. Một số Tăng đoàn tại một số nơi, chiều theo tâm lý quần chúng, bắt đầu dung túng những lễ nghi, tín ngưỡng, xa lạ, thậm chí còn mâu thuẫn với tôn chỉ của đạo Phật. Đó là những bước đầu thoái hóa của đạo Phật ở Ấn Độ, tức là sự thoái hóa từ bên trong của nội bộ Tăng đoàn.
2. Nguyên nhân thứ hai là nạn xâm lăng và phá phách của các đạo quân Hồi giáo.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII, các đạo quân Hồi giáo từ mé Tây Bắc tràn xuống Ấn Độ, tiến tới đâu thì tàn sát dân chúng tới đó, không kể là Tăng hay tục, đốt phá nhà cửa, chùa chiền, tu viện Phật giáo. Sử gia người Thổ mô tả trong cuốn sách Yavakât của ông về vụ đốt cháy trường Đại học Phật giáo Nalanda, trong đó hàng nghìn vị sư bị thiêu sống, một số nhiều hơn bị chặt đầu, thư viện của trường cháy hàng tháng trời mới tắt. Số Tăng Ni bị giết hại quá nhiều, khiến cho hàng ngũ Phật tử mất hết những người lãnh đạo cuộc sống tâm linh của họ, dần dần, để tự vệ, họ ngả theo đạo Hồi và đạo Bàlamôn.
3.Nguyên nhân thứ ba là sự chống đối và phá hoại của đạo Bà-la-môn.
Những người Bà-la-môn sở dĩ căm thù đạo Phật là bởi vì đạo Phật chống lại chế độ đẳng cấp xã hội, chế độ này vốn suy tôn những người Bà-la-môn là đẳng cấp xã hội cao nhất. Khi đạo Phật đang ở trong thời kỳ hưng thịnh, thì những người Bà-la-môn không làm gì được, vì đạo Phật được hàng vua chúa sùng đạo che chở và có quần chúng tín đồ đông đảo. Nhưng trải qua mấy đợt xâm lăng của quân Hồi, đạo Phật bị suy yếu đi nhiều, những người Bà-la- môn bèn ra mặt bài xích Phật giáo và dần dần cải tạo những chùa chiền Phật giáo còn sót lại thành đền thờ Bà-la-môn giáo. Nhiều vị Bồ-tát và A-la-hán quen thuộc trong Phật giáo trở thành những vị thần của Bà-la-môn giáo, và bản thân Phật Thích Ca cũng được Bà-la-môn giáo tôn thờ như là hiện thân lần thứ 9 của thần Vishnou, vị Thần tối thượng của Bà-la-môn giáo trên thế gian này. Và ngay hiện nay, các tu sĩ Ấn Độ giáo, hàng ngày làm lễ cầu nguyện,
vẫn đọc câu: “Trong kỷ nguyên này có sự hiện diện của đức Phật, tôi nguyện làm lễ cúng dường...”.
Nguy hiểm nhất là việc làm của các học giả Bà-la-môn giáo. Những học giả Bà-la- môn giáo thông minh và có tiếng tăm như Sankaracarya và Kumarailaba đều có nghiên cứu và thâm hiểu đạo Phật. Họ đã biết rút tỉa những cái gì hay nhất, nhân bản nhất trong giáo lý đạo Phật để canh tân Bà-la-môn giáo, lập ra Vedanta giáo là một thứ Ấn Độ giáo cách tân. Sankara thận chí đã bị nhiều học giả Bà-la-môn giáo chính thống tố cáo là phần tử Phật giáo ngụy trang.
Đảo sử Tích Lan Mahavamsa (chương 5 trang 228-230) kể lại rằng, có một số người là Bà-la-môn giáo đã giả đò quy y theo đạo Phật, gia nhập Tăng chúng để rồi ngấm ngầm phá hoại Tăng chúng Phật giáo từ bên trong. Như vậy tức là cả ba nguyên nhân, sự suy thoái của Tăng già, cuộc ngoại xâm của quân Hồi giáo và sự chống đối ngấm ngầm từ bên trong của đẳng cấp Bà-la-môn là những nguyên nhân chính làm cho đạo Phật dần dần suy vong đến mức hầu như bị tuyệt tích tại Ấn Độ, trong khi đó, thì Phật giáo lại lan tràn mạnh mẽ trên thế giới, phía Bắc và Tây Bắc, Đông Bắc Ấn Độ cũng như ở phía Nam và Đông Nam Ấn.
4. Sau đây là một số tư liệu bổ sung, giúp soi sáng vấn đề khó hiểu này.
Trong những thời kỳ Phật giáo hưng thịnh, đạo Phật được sự ủng hộ tích cực của các vua chúa, thí dụ các triều đại vua Asoka (273-202 trước Công nguyên), vua Kaniskha (120- 162 sau Tây lịch). Do ảnh hưởng của đạo Phật, cho nên những vua chúa này tuy rất sùng đạo Phật, tôn trọng đạo Phật như quốc giáo, nhưng lại không bao giờ khủng bố các tôn giáo khác. Trong một bia đá của vua Asoka, có ghi rằng “Phải tôn trọng các đạo giáo khác một cách xứng đáng, và trong mọi trường hợp. Người nào hành động như vậy, chính là làm cho đạo giáo của mình được hưng thịnh và đồng thời cũng làm điều lợi đối với các tôn giáo khác. Mọi người hãy lắng nghe và học hỏi lẫn nhau những đều có lợi.”
Vua Asoka tế nhị đến mức, tránh không ghi những từ như “Đức Phật và Niết Bàn” trên các bia đá của mình. Vua Asoka chỉ khuyến khích thần dân của mình “Hãy sống theo những đức tính cao cả, như lòng thành tín, tình thương yêu đồng loại và loài vật, lòng yêu chuộng hòa bình... là cốt tủy của hết thảy mọi đạo giáo”, theo như lời vua thường nói.
Nhưng đáng tiếc là các vua chúa theo Bà-la-môn giáo đã không có được một thái độ bao dung rộng rãi như vậy. Khi vua Bribadratha, nhà vua cuối cùng của triều đại Maurya bị Pushyamitra, một vị quan của mình ám sát và tiếm vị, thì ông này chính lại là một người theo đạo Bà-la-môn. Triều đình Sunga do ông ta khai sáng đã làm tất cả để khôi phục lại địa vị độc tôn ngày xưa của đạo Bà-la-môn. Cần nhắc lại rằng, đến triều đại vua Harsha, một ông vua khác cũng sùng đạo Phật, lại xảy ra sự kiện những người Bà-la-môn giáo đã tổ chức ám sát vị vua này, nhưng thất bại.
Đến triều đại vua Gupta (320-480 Tây lịch), tuy nghệ thuật điêu khắc Phật giáo đạt tới đỉnh cao tuyệt vời (thế kỷ thứ IV-VI), nhưng các vị thần Bà-la-môn như Vishnou và Siva lại được vua chúa phụng thờ và cầu đảo. Tại triều vua, các đạo sĩ Bà-la-môn lại tổ chức những hình thức tế đàn xa xỉ, tốn kém như tế đàn con Ngựa. Còn trong dân gian, các đạo giáo Siva và Vishnou tỏ ra có sức hấp dẫn quần chúng mạnh mẽ với những đền đài lộng lẫy, hình thức lễ nghi huyền bí, trang trọng, những phép tu ép xác quái lạ...
Tranh thủ thời cơ thuận lợi, các học giả Bà-la-môn tuyên truyền khắp nơi rằng “Phật Thích Ca là hiện thân lần thứ 9 của Thần Vishnou tại thế gian này. Phật Thích Ca giáng sinh
xuống trần để tuyên bố đạo lý Ahimsa. Vì vậy thờ Thần Vishnou cũng tức là thờ Phật, và ngược lại cũng vậy”. Các học giả Bà-la-môn có tiếng tăm như Sankaracarya và Kumarilabata đều có nghiên cứu, thâm hiểu đạo Phật, rút tỉa tất cả những gì hay nhất trong giáo lý đạo Phật để bổ xung cho cơ sở triết học của Bà-la-môn giáo, cải tiến Bà-la-môn giáo thành Vedanta giáo (một hình thức cách tân của Ấn Độ giáo).
Trước phong trào cách tân đó của Bà-la-môn giáo, trước những cố gắng phi thường của những bậc tài năng và đạo đức như Sankara, thì Tăng đoàn Phật giáo đã đối phó như thế nào?
Ở đây, cần phải nói tới sự thoái hóa trong nội bộ Tăng già Phật giáo, và đây chính là nguyên nhân cơ bản, chính yếu đưa tới sự suy vong và tuyệt tích của đạo Phật ở Ấn Độ. Một số bi hài kịch Ấn Độ đã mô tả những nhà sư Phật giáo như là tham ăn và tham sắc và ni cô, như những bà mối lái cung cấp gái tơ cho bọn đàn ông háo sắc... Trong những vỡ bi hài kịch như thế, phần nào là xuyên tạc và phần nào là sự thật? Điều này cũng khó nói. Thế nhưng, đã có thể dựng thành kịch bản được, đã có thể diễn cho công chúng xem được thì tức là hiện tượng thoái hóa của Tăng già Phật giáo cũng đã đạt tới một mức độ phổ biến khá nghiêm trọng.
Bản chất của đạo Phật vốn là bao dung, rộng lượng. Trong những thời đại hưng thịnh của nó, đạo Phật vẫn để cho đạo Bà-la-môn song song tồn tại, cũng như đối với các đạo giáo khác. Như vậy, đạo Bà-la-môn có đến hàng thế kỷ để chuẩn bị cho cuộc phản công thắng lợi. Đạo Bà-la-môn một cách có hệ thống, dần dần từ bỏ những hình thức tế đàn đẫm máu (giết hàng trăm trâu bò để cúng tế), những lễ nghi có tính chất mê tín dị đoan,...đồng thời lại tiếp nhận và cải biên một số triết thuyết Phật giáo, như triết thuyết tái sinh, lý thuyết về hai loại chân lý, tương đối và tuyệt đối... Ngược lại, Đạo Phật trong quá trình thâm nhập vào quần chúng, khi cọ xát với những tín ngưỡng dân gian, pha lẫn bao nhiêu mê tín dị đoan, thì cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực, xấu xa, và tình hình này cũng góp phần làm xóa nhòa phần nào tính giản dị cố hữu của đạo Phật, vốn dĩ là sức mạnh của nó.
Sách sử Mahavamsa (chương 5 trang 228-300) kể rằng, có một số người Bà-la-môn giả dạng quy y theo Phật giáo, gia nhập đoàn thể Tăng già rồi ngấm ngầm phá hoại tổ chức Tăng già từ bên trong.
Đạo Jain-Kỳ Na: cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.
Đạo Sikh- Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap.