Sự hình thành của chế độ phong kiến Tây Âu

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 35)

3.1.1.1. Sự hình thành các vương quốc của người Giecman

Các bộ lạc người Giecman, người Xlavơ,... là những bộ lạc du mục, sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc và phía Đông của đế quốc Rôma.

Đến thế kỉ III, khi người Rôma đã bước vào giai đoạn xã hội có giai cấp và nhà nước khoảng 10 thế kỉ, sáng tạo nên một nền văn minh rực rỡ, đạt đến đỉnh cao của văn hoá cổ đại, thì các tộc người Giecman vẫn sống trong giai đoạn xã hội nguyên thuỷ, các cộng đồng dân cư người Giecman vẫn được tổ chức theo chế độ thị tộc, bộ lạc, nguồn sống chủ yếu dựa vào việc chăn nuôi du mục, lang thang trên các đồng cỏ. Người Rôma gọi họ là những tộc người "man tộc".

3.1.1.2. Quá trình hình thành chế độ phong kiến Tây Âu (quá trình phong kiến hoá ở vương quốc Phrăng)

* Giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển và tan rã của vương quốc Phơ-răng - Tên gọi : dũng cảm, tự do

- Về người Phơ-răng

- Sự ra đời của nhà nước Phơ- răng - Vương triều Mêrôvanhgiêng : 481 – 751 - Vương triều Cáclôvanhgiêng : 751 – 843 * Sự hình thành chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến

Trước khi các vương quốc của người Giecman được thiết lập, nô lệ, lệ nông và nông dân tự do cùng chung sống với nhau trong các công xã nông thôn Mark. Công xã chia ruộng đất cho từng gia đình để cày cấy, cứ vài năm lại phân chia lại một lần. Nhưng về sau, những người nông dân công xã không trả lại ruộng đất được chia cho công xã nữa mà biến ruộng đất đó thành sở hữu riêng, có thể thừa kế, mua bán, .... Hình thức sở hữu ruộng đất này được gọi là Anler - nghĩa là "đất tự do".

Đến thế kỉ V, vương quốc Frank được thành lập, Clôvit được bầu làm vua. Vương triều mà Clôvit và con cháu của ông nắm quyền là vương triều Mêrôvanhgiêng. Lên làm vua, Côvit

đã đem toàn bộ số đất đai chiếm được ban tặng cho các thủ lĩnh quân sự, đám tuỳ tùng, quý tộc Rôma thần phục, giáo hội nhà thờ,... Chế độ ban cấp ruộng đất của Clôvit gọi là chế độ Ân tứ. Chế độ ban cấp ruộng đất này không kèm theo bất cứ điều kiện nào, nhưng đổi lại những người nhận ruộng đất lại là chỗ dựa để Clôvit củng cố vương quyền, củng cố quyền lực tối cao để trở thành ông vua duy nhất của người Frank.

Đến thế kỉ VIII, quá trình tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc lại được củng cố thêm với cải cách Bênêfice của thừa tướng Saclơ Macten, để phục vụ cho quá trình phong kiến hoá về chính trị và quân sự.

Tước công lại chia phần đất được nhận thành nhiều phần nhỏ hơn, chia cho quý tộc dưới mình và cũng ban cho họ một tước là tước hầu với những điều kiện y như công tước đã nhận từ nhà vua,....

Sau cải cách Bênêfice, ở vương quốc Frank đã hình thành đẳng cấp quý tộc vũ sĩ và bậc thang đẳng cấp phong kiến. Bậc thang phong kiến đã tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ: người phong tước và ban ruộng đất gọi là phong quân, còn người nhận tước và nhận ruộng đất gọi là bồi thần. Họ quan hệ với nhau theo một nguyên tắc bất di bất dịch, không thay đổi: bồi thần nào chỉ phục vụ phong quân ấy,...

Bên cạnh đẳng cấp quý tộc vũ sĩ, đẳng cấp quý tộc tăng lữ cũng hình thành, đứng đầu là Giáo hoàng Rôma → giáo chủ → giám mục → cha xứ.

Sang đến thế kỉ IX, chế độ sở hữu ruộng đất một lần nữa thay đổi, chế độ Bênêfice dần mất đi tính chất ban đầu của nó và thay vào đó là chế độ Phêôđum - được hình thành vào đầu vương triều Cáclôvanhgiêng.

* Quá trình nông nô hóa những người nô lệ, lệ nông và người nông dân tự do Giéc-man

Nô lệ, lệ nông là người Rôma và nông dân tự do là người Giécman, họ sống chung trong các công xã nông thôn Mark và Anler. Sau đó, do quá trình đế quốc Frăng dưới thời con và cháu của Clôvít đã bành trướng ra 4 phía, mở rộng biên giới của đế quốc. Trong quá trình chiến tranh, nông dân nhận ruộng phải đi lính.

Không đủ sức để tự bảo vệ mình, họ phải tìm đến những nhà giàu có, có thế lực để vay nợ, nhờ che trở, bảo hộ hoặc bán ruộng đất của mình đi. Ruộng đất là tư liệu sản xuất cuối cùng của người nông dân cũng bị tước mất, đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng tự canh tác độc lập. Do vậy, để duy trì cuộc sống, tiếp tục sản xuất họ phải đến những gia đình có thế lực, hỏi mua lại những ruộng đã bán để cày cấy và chịu nộp tô dưới nhiều hình thức, chịu sự bảo hộ. Lúc này người nông dân đã mất quyền tự do về kinh tế và chịu sự phụ thuộc về thân phận. Những người như thế gọi là nông nô.

Như vậy, hai nội dung của quá trình phong kiến hoá dưới thời Saclơmane đã được hoàn thành. Chế độ phong kiến Tây Âu, có hai bộ phận quý tộc là tăng lữ và vũ sĩ, có hai bộ phận lãnh địa phong kiến là lãnh địa của lãnh chúa và lãnh địa của giáo hội. Quý tộc vũ sĩ thì dùng thanh kiếm của mình để đem lại quyền lợi cho Giáo hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w