Văn hóa Hi Lạp Rôma

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 31)

Văn hóa Hi Lạp – Roma phát triển hết sức rực rỡ, đa dạng, toàn diện và phong phú.

Hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hi Lạp, lại luôn luôn có mặt, hiện diện trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hi Lạp.

- Ngay trong thời cổ đại thần thoại Hi Lạp đã hóa thân thành thần thoại La Mã. Duypiter (La Mã) để chi Dớt (Hi Lạp).

Venuyx (La Mã) để chi Aphrôđitô Minervơ (La Mã) để chi Atêna Marx (La Mã) để chi Arex

- Trong nền văn hóa nhân loại, từ những bức vẽ, bức tượng của các nghệ sĩ thời cổ đại, thời Phục Hưng, thế kỉ XVII, XVIII, XIX và cả thế kỉ XX của chúng ta nữa cho đến 1 vở kịch, 1 cuốn truyện,... đều khai thác đề tài, cốt truyện nhân vật, sự việc trong thần thoại Hi Lạp. Trong văn chương, trên báo chí những thành ngữ, điển tích từ thần thoại Hi Lạp được sử dụng phổ biến như một thứ tín hiệu quen thuộc. Nào “con ngựa thành Troa”, “quả táo bất hòa”, “thói Nurxix”...

Trước người Hi Lạp cổ đại, ở Ai Cập và Lưỡng Hà mới chỉ có văn hóa dân gian. Đó là những bài thơ, truyện huyền thoại được truyền miệng từ người này qua người khác rồi sau mới ghi lại.

- Ở Hi Lạp, sau các anh hùng ca nổi tiếng của Hôme là Iliat và Ôđixê, đã xuất hiện những nhà văn hóa có tên tuổi mà tác phẩm của họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo. Các nhà văn đó chủ yếu là những nhà biên kịch và các tác phẩm của họ là những kịch bản, bởi vì thời ấy kịch (có kèm theo hát) là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất.

Người Roma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật Hi Lạp. Tuy nhiên, dựa trên một nền kinh tế phát triển cao, ở thời hưng thịnh của Roma cũng đã xuất hiện những nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng như Lucrexơ, Vuôghin,...

* Lịch và chữ viết

- Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái đất và hệ Mặt trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt trời chuyển động quanh Trái đất. Tuy nhiên, họ đã biết nếu tính mỗi vòng như thế là 360 ngày thì không chính xác. Về sau, người Roma đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 ngày, nên họ định 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Song, như thế so với thực tế vẫn bị chậm 1 ít. Dù sao phép tính lịch của người Roma cổ đại đã rất gần với những hiểu biết ngày nay.

- Người Ai Cập, Lưỡng Hà và một số cư dân khác đã có chữ viết cổ. Nhưng chữ của họ có quá nhiều hình, nét, quá nhiều ký hiệu. Khả năng phổ biến rất bị hạn chế. Cuộc sống “bôn ba” trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo một thứ chữ viết gồm các ký hiệu đơn giản nhưng phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.

Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và người Roma đã ra đời từ đó. Hệ chữ cái Roma, tức là hệ A, B, C ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.

- Họ cũng có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”.

Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho loài người.

* Sự ra đời của khoa học

- Những hiểu biết về khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn năm trước, từ thời cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Roma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.

- Với người Hi Lạp, toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại với đời từ thời ấy đến nay, đã để lại những định lý, định đề có giá trị khái quát hóa cao.

+ Định lý nổi tiếng về hình học của Talet, những cống hiến của trường phái Pitago và tính chất của các con số nguyên và định lý về các cạnh của hình tam giác vuông cuùg với tiền đề về đường thẳng song song của Ơcơlit,... nhiều thế kỉ về sau vẫn là những thành phần căn bản của toán học.

+ Đến cuối thời Hi Lạp, xuất hiện nhà toán học và vật lý học cổ đại nổi tiếng là Ac-si- met, với công thức tính diện tích và thể tích của hình trụ và hình cầu, nguyên lý về vật nổi và hàng loạt phát minh cơ học của ông (đòn bẩy, ròng rọc, guồng nước, bánh xe có răng,...).

+ Sử học cũng vượt qua giới hạn của sự ghi chép tản mạn, thuần túy biên niên của thời trước. Các sử gia cổ đại Hi Lạp và Roma đã biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử 1 nước hay 1 cuộc chiến tranh. Chẳng hạn, Hêrôđôt viết lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư, Tu-xi-đit viết Lịch sử Roma, Phong tục người Giecmanh,...

+ Nhà Địa lý học Xtra-bôn của Hi Lạp cổ đại đã đi và khảo sát rất nhiều vùng quanh Địa Trung Hải. Ông đã để lại nhiều tài liệu ghi chép và khảo cứu về địa lý rất có giá trị.

* Nghệ thuật

Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài. Tuy nhiên, ngày nay người ta vẫn chưa biết hết các công trình này vì một số tượng bị thất lạc, bị chìm xuống biển bởi những lý do nào đó. Nhưng những gì còn lại cũng đã đủ làm cho người đời sau ngỡ ngàng và khâm phục.

+ Đó là những tượng nhỏ, tượng bán thân vốn được dựng ở các quảng trường. Lại có những tượng thần lớn dựng ở đền, nhưng tượng nữ thần Atêna đội mũ chiến binh, hoặc những tượng nhiều người biết đến qua phiên bản như Lực sĩ ném đá, Thần vệ nữ Milô,...

+ Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Hầu hết các công trình này đều là đền thờ. Đền là một nền nhà rộng để làm lễ, phía trong là bệ thờ, xung quanh có tường và có cửa vào.

Bài tập thảo luận - Xêmina

1. So sánh sự giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây.

2. Trình bày những thành tựu văn hóa, văn minh các quốc gia phương Đông cổ đại. 3. Trình bày những thành tựu văn học Hy Lạp, Rôma cổ đại.

4. Phân tích sự tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w