Buổi đầu thời đại văn minh

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 70)

- Nền kinh tế hàng hoá ởcác thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trú cở các thành thị Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần

5.2.1. Buổi đầu thời đại văn minh

Lào là một trong ba nước của bán đảo Đông Dương. Lào là nước duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển. Dòng sông Mê Công là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, là yếu tố của sự thống nhất Lào về mặt địa lý. Rừng núi chiếm hơn 60% diện tích, có nhiều loại gỗ quý hiếm.

Cũng như nhiều nước Đông Nam Á, con người đã sinh sống từ lâu trên đất Lào. Chủ nhân của nền văn hóa trên đất Lào là người Khạ, sau này gọi là người Lào Thâng. Từ thế kỷ X, những người Thái di cư đến đất Lào được gọi là người Lào Lùn. Một bộ phận gọi là người Lào Xủng di cư đến Lào muộn hơn, sống chủ yếu trên các rẻo cao. Các tộc người nà đã sống hòa hợp với nhau, thể hiện qua câu truyện cổ tích “quả bầu nậm”.

Lịch sử Lào trước thế kỷ XV còn tương đối mờ nhạt. Tuy nhiên căn cứ vào những tài liệu dân tộc học và qua tư liệu lịch sử các nước xung quanh đã phát hiện có con người sinh sống trên lãnh thổ Lào ngày nay từ thời đồ đá mới. Bước vào thời đại kim khí, người ta tìm thấy ở Luông Pha Bang khá nhiều đồ đá và một số công cụ đồng thau.

Từ thế kỷ X đến XIII, người Lào Lùn đã đến thượng Lào và chung sống với người Lào Khạ.

Về tổ chức sơ khai của Lào, từ các thị tộc, bộ lạc bước sang xã hội phân chia thành giai cấp, là các Mường Cổ. Đây là một đặc trưng của tổ chức nhà nước sơ khai của Lào. Cư dân trong Mường chủ yếu trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công. Quan hệ kinh tế, xã hội dần càng phát triển.

Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của Lào là Khúm Bo Lom đã lên ngôi và thực hiện cha truyền con nối. Có 15 vua kế tiếp nhau trị vì đất nước trong 500 năm, trong đó vua Phía Khăm Phòng là người có công dựng nên vương quốc Lạn Xạng – tiền thân của nước Lào ngày nay.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w