- Nền kinh tế hàng hoá ởcác thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trú cở các thành thị Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần
3.3.1. Nguyên nhân và điều kiện tiến hành những cuộc phát kiến địa lí
Nguyên nhân thứ nhất: Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, các mặt hàng xa xỉ và cả thị trường của phương Đông ngày càng tăng thúc đẩy lòng tham của quí tộc và thương nhân châu Âu đã thôi thúc giới quí tộc châu Âu tham gia vào những cuộc viễn chinh đầy mạo hiểm. Đối với người châu Âu – phương Đông nhất là Ấn Độ trong trí tưởng tượng của họ là một xứ sở không chỉ giàu hương liệu, gia vị, tơ lụa mà còn là một vùng đất giàu không thể tưởng tượng được về vàng. Phương Đông đã được tô vẽ thành một thế giới thần tiên có trong “nghìn lẻ một đêm” và cuốn sách “Những chuyện kì lạ” của Máccô Pôlô. Thêm vào đó, chính người châu Âu từng chứng kiến cảnh huy hoàng của kinh thành Bidantium trong phong trào Thập tự chinh nên càng khao khát có được phương Đông.
Nguyên nhân thứ hai: Trong giai đoạn này Tây Âu đang rất cần vàng để phát triển nền kinh tế của nó. Tư bản đã bắt đầu hình thức tiền tệ dưới cái vỏ bằng vàng. Cơn khát vàng đã phản ánh những mâu thuẫn và yêu cầu phát triển hơn nữa của kinh tế hàng hóa tiền tệ ở châu Âu, nó thôi thúc các nhà mạo hiểm Tây Âu lao vào những cuộc hành trình đường biển nguy hiểm nhất sang phương Đông để tìm kiếm vàng.
Nguyên nhân thứ ba: Từ cuối thế kỉ XV, các con đường buôn bán với phương Đông đều bị bế tắc, hoạt động buôn bán bị ngừng trệ.
Con đường buôn bán qua Địa Trung Hải sau cuộc thập tự chinh mặc dù nằm trong tay người Ý nhưng thực tế bị người Arập kiểm soát, lũng đoạn hàng hóa Ấn Độ sang châu Âu.
Con đường xuyên qua đại lục châu Á đến Trung Quốc do bị dân mục Ápganixtan thay nhau chiếm giữ.
Con đường buôn bán qua Hắc Hải và Vịnh Ba Tư bị người Tuốc Ôttôman chiếm giữ hoàn toàn sau khi họ chiếm được kinh thành Côngxtantinốp năm 1453. Họ đã cướp đoạt hàng hóa của thương nhân một cách vô lí, khiến cho con đường buôn bán này của châu Âu với phương Đông trở nên tuyệt vọng.
Đây chính là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy người châu Âu tìm kiếm con đường sang phương Đông.
* Điều kiện tiến hành các cuộc phát kiến địa lý đó là sự phát triển của những thành tựu về khoa học và kĩ thuật.
Về khoa học: Các nhà thám hiểm châu Âu thời kì này đã có những hiểu biết đúng đắn hơn về trái đất (từ cuối thế kỉ XIII đã cho rằng trái đất hình cầu). Đến thế kỉ XIV các thủy thủ Ý đã lập được những địa đồ tương đối chính xác nhưng chỉ là địa đồ Địa Trung Hải. Nhưng một nhà thiên văn là Tôxcanenli đã dự đoán đi về phía Tây có thể sang châu Á và lập nên một bản đồ thế giới mà Ấn Độ ở phía bên kia Đại Tây Dương.
Kĩ thuật hàng hải, đóng tàu thuyền đã có những tiến bộ lớn: la bàn và thuyền Caraven – tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử đã xuất hiện. Đây là loại thuyền có 3 hay 4 cột buồm, có thành cao, có lắp bánh lái. Cấu trúc của nó chắc và nhẹ, có tốc độ khoảng 10km/h là tốc độ cao thời bấy giờ. Với thuyền Caraven mới có thể vượt được đại dương.
Thế kỉ XV, sự phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế Tây Âu đã tạo điều kiện vật chất quan trọng cho việc thực hiện những cuộc thám hiểm.