- Nền kinh tế hàng hoá ởcác thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trú cở các thành thị Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần
5.3.1. Vương quốc Camphuchia sơ kì
Đất nước Camphuchia như một lòng chảu khổng lồ, do vùng Tôn – lê Sáp và khu vực Biển Hồ tạo nên, cao nguyên và rừng bao quanh như là vành của miệng chảo.
Đồng bằng Camphuchia không rộng, rộng nhất là đồng bằng Bátđombong ở phía Tây. Mê Công và Tôn – lê Sáp là hai con sông lớn nhất và quan trọng nhất cùng với Biển Hồ làm cho sông nước là nét nổi bật về mặt địa lý của Camphuchia.
Nông nghiệp trồng lúa là ngành sản xuất chủ yếu của Camphuchia, ở Camphuchia có tới 200 loại lúa khác nhau. Cây lương thực thứ hai sau lúa là ngô. Một đặc sản có giá trị kinh tế cao của Camphuchia là cây thốt nốt. Camphuchia cũng có nguồn tài nguyên quý.
Thời tiền sử, trên đất Camphuchia đã có một bộ phận cư dân cổ Đông Nam Á sinh sống. Tiếp đó, trong quá trình xuất hiện nhà nước, người Khơme hình thành.
Trong các thế kỷ đầu công nguyên, ở miền Nam Đông Nam Á, một quốc gia sơ kỳ được hình thành. Sau khi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam, người Khơme đã phát triển, chinh phục lại vương quốc Phù Nam và thành lập quốc gia Bơhavavacman. Các tài liệu còn gọi quốc gia sơ kỳ của người Khơme này là Chân Lạp. Người Chân Lạp tiếp tục mở rộng địa bàn xuống phía nam và đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Champa.
Đời sống của người dân Chân Lạp phát triển. Nhiều đền thời Ấn Độ giáo được xây dựng và thể hiện được những nét đặc trưng của nghệ thuật Khơme. Phật giáo cũng đã du nhập vào Chân Lạp nhưng Ấn Độ giáo vẫn chiếm ưu thế hoàn toàn. Văn học chữ Phạm cũng có những tiến bộ rõ rệt.
Năm 680, vua Giayavacman I quan đời, vợ ông là hoàng hậu Giayđêvi lên nắm quyền. Đến năm 713, Puskarăcsa đã truất quyền của Nữ hoàng, tự lên làm vua và chuyển kinh đô ra gần sông Mê Công, đặt tên nước là Sambhupura. Bộ phận quốc gia cũ Bhavapura cũng lập nước cũ trên sông Seemun. Đây chính là tình trạng phân liệt hai nước Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp.
Giữa lúc đó, nước Kalinga (vùng Giava – Inddoonêsia ngày nay) tấn công nhiều nước lục địa Đông Nam Á. Năm 714, Kalinga tấn công Camphuchia và kiểm soát, cại trị lãnh thổ phía nam của người Khơme cho đến năm 802.