Tình hình kinh tế, chính trị, xã hộ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 36)

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Kinh tế lãnh địa là nền kinh tế tự cấp tự túc - kinh tế tự nhiên. Đó là một nền kinh tế trong đó sản xuất thủ công gắn chặt với sản xuất nông nghiệp, người nông nô vừa là một người thợ thủ công vừa là một nông dân. Họ vừa phải cấy trồng để lấy lương thực cho mình và nộp cho lãnh chúa, vừa phải tự dệt vải để mặc, tự rèn lấy công cụ lao động, tự xây nhà để

ở,.... Tất cả mọi sản phẩm đều do nông nô sản xuất ở trong lãnh địa và cung cấp cho chính lãnh địa ấy. Giữa các lãnh địa không có sự trao đổi mua bán, trừ một số thứ như muối hay thuốc nhuộm.

Mỗi một lãnh địa bao gồm một phần lãnh thổ nhất định, lớn nhỏ khác nhau, tuỳ theo tước mà quý tộc đó được nhận. Trong lãnh địa, khu đẹp nhất, thường là khu cao là khu ở của lãnh chúa, gồm có lâu đài là nơi ở của lãnh chúa, có nhà thờ, các kho tàng, cối xay,....

Ngoài việc cày cấy trên lãnh địa, nông nô còn phải đắp đường, đào cống, xây thành luỹ lâu đài, nộp vải cho lãnh chúa. Hình thức bóc lột này được gọi là hình thức bóc lột siêu kinh tế đối với nông nô.

3.1.2.3. Tình hình chính trị, xã hội

* Chính trị : Chế độ phong kiến phân quyền

Bồi thần của bồi thần của ta không phải là bồi thần của ta. * Xã hội: Hai giai cấp chủ yếu là lãnh chúa và nông nô

- Đời sống nông nô

Đến giữa thế kỉ IX, quá trình phong kiến hoá đã hoàn thành: ruộng đất đã tập trung trong tay các quý tộc lớn bé theo hệ thống đẳng cấp. Những người nông nô hoàn toàn mất tự do về thân phận, kinh tế, sống nhờ vào sự lao động cực nhọc của bản thân và gia đình trên phần đất của lãnh chúa.

Nông nô ngoài nộp tô còn phải làm rất nhiều công việc phục vụ lãnh chúa: dệt vải, đắp đường, xây dựng, ngày lễ tết phải phục dịch cho lãnh chúa, mùa đông phải vào rừng đào băng rồi ủ lại cho lãnh chúa, gia đình nào có con gái lớn đi lấy chồng, đêm đầu tiên phải đến ở với lãnh chúa,....

Họ là những người dốt nát, ngu muội, tăm tối và vô học bởi cuộc sống cơ cực, lầm than, tối tăm, bệnh tật, đói rét và 100% mù chữ. Vì thế, sau này khi giai cấp tư sản ra đời đã coi giai đoạn đầu của chế độ phong kiến là "đêm trường trung cổ".

Như vậy, trong thời kì sơ kì Tây Âu trung đại, chỉ có sự thay đổi về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, chủ yếu là dựa vào sự thay đổi của lệ nông thành nông nô. Kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp chiếm địa vị thống trị, không có buôn bán, không có giáo dục,.... Vì thế, nhiều học giả tư sản cho đây là một bước lùi của nhân loại.

- Đời sống các lãnh chúa

Các lãnh chúa chủ lãnh địa là một đẳng cấp ăn bám, ngu dốt, mù chữ, không có giáo dục, không có văn hoá,... vì thế chúng không nghĩ đến việc cải tiến công cụ lao động, chăm lo sản xuất, mà công việc hàng ngày của các lãnh chúa là đánh nhau.

Ngoài việc đánh nhau, các lãnh chúa phong kiến còn tiêu khiển bằng những trò như săn bắn, đấu kiếm,...

Như vậy, lãnh chúa phong kiến là một đẳng cấp vô công rồi nghề, ít học, ít chữ và lười suy nghĩ, chỉ ham đánh nhau và ăn chơi.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w