Các hình thức, công nghệ bán hàng và dịch vụ khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài gòn (Trang 53)

Về hình thức bán hàng

Như đã trình bày ở phần trên trong ba hình thái bán buôn, bán lẻ, bán xuất khẩu, Công ty đã tiếp cận hai hình thái bán buôn và bán lẻ. Nhưng hiện tại công nghệ bán buôn được áp dụng chủ yếu, doanh thu bán buôn chiếm khoảng 60% tổng doanh thu bán hàng, còn lại là doanh thu bán lẻ. Trong bán lẻ vẫn sử dụng phương thức truyền

thống cổ điển, đề cao vai trò người bán (tuy có tăng cường trình độ văn minh phục vụ, hoạt động giao tiếp với khách hàng). Trong những năm kinh doanh bao cấp, Công ty chủ yếu thực hiện bán lẻ và có bản chất là một Công ty bán lẻ thực phẩm. Chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường và dưới tác động của quy luật nhất thể hóa ngành hàng kinh doanh, Công ty đã tích hợp hàng loạt các hình thái bán hàng để tăng doanh thu (xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tình hình doanh thu của Công ty năm 2011-2012

ĐVT: Triệu đồng Doanh thu TH 2011 KH 2012 TH 2012 So sánh % TH 2012/ TH 2011 So sánh % TH 2012/ KH 2012 Tổng doanh thu 2.681.860 2.700.000 2.733.111 101.9 % 101.2 % DT bán hàng 2.647.755 2.665.000 2.689.861 101.6% 100.9% DT tài chính, thu nhập khác 34.105 35.000 43.250 126.8% 123.6%

Nguồn: Công ty Infoodco

Qua Bảng 2.1, cho thấy tổng doanh thu (DT) của Công ty năm 2012 tăng 1.9% so với năm 2011 và tăng 1.2% so với kế hoạch năm, mức tăng trưởng thấp nguyên nhân do sản lượng Đường bán ra không đạt kế hoạch. Công ty chủ yếu sử dụng vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, để tăng thêm nguồn lực, Công ty đã chuyển sang các lĩnh vực như tiếp nhận Xí nghiệp Giấy Thanh Bình từ Công ty Bách hóa Điện máy chuyển qua từ năm 2003. Đây là những định hướng chiến lược phát triển cho phép Công ty chủ động hơn trong huy động nguồn lực và tăng cường khả năng xâm nhập thị trường theo tập tính và thói quen tiêu dùng của nhân dân TP.HCM.

Tuy nhiên, trong tổ chức hình thái bán hàng vẫn nặng về bán lẻ, các hình thái bán buôn phát luồng và phân nhánh luồng hàng, bán xuất khẩu đã có quan tâm và thực tế có tăng qua một số năm gần đây nhưng tỷ trọng còn thấp, mạng lưới và phạm vi ảnh hưởng còn hẹp và chưa đáp ứng cao vai trò nòng cốt Công ty Thương mại Nhà nước trên thị trường TP.HCM trong thời gian qua.

Về công nghệ bán hàng

Cơ cấu hoạt động thuộc Công ty cổ phần thực phẩm công nghệ Sài Gòn là cấp Công ty chỉ quản lý ở tầm hệ thống toàn cục, còn các Cửa hàng, doanh nghiệp trực thuộc phải tự hoạch định thu chi, tự chủ, tự kinh doanh độc lập (dựa trên kế hoạch sơ bộ của Công ty giao xuống), cuối năm Công ty sẽ tổng hợp kết quả báo cáo của từng Cửa hàng, doanh nghiệp. Nên mỗi doanh nghiệp thực hiện một quy trình bán hàng đơn lẻ, nhưng chỉ tập trung nguồn lực vào công nghệ hậu cần bán hàng để thực hiện phối thức bán còn các công nghệ khác (công nghệ thông tin thị trường, công nghệ S.T.P của giải pháp bán hàng, công nghệ triển khai phối thức bán hỗn hợp) thực hiện trên cơ sở định hướng chỉ đạo từ trên Công ty.

Công nghệ bán lẻ, do có được những lợi thế truyền thống của Công ty Thương mại Nhà nước về vị trí địa kinh doanh, thời gian qua Công ty đã có những phát triển và tạo lập một bộ mặt mới đáng khích lệ về quy hoạch nội thất, trang trí trình bày và thiết bị công nghệ bán hàng. Một số công nghệ bán hàng tiến bộ như trưng bày ngỏ, tự chọn, tự phục vụ, Siêu thị, các dịch vụ bổ sung đã được phát triển. Đây là nét nổi bật trong đổi mới phương pháp bán lẻ thực phẩm của Công ty đáp ứng với xu thế phát triển hiện đại của bán lẻ hàng hoá.

Tuy nhiên, tỷ trọng của công nghệ bán hàng kiểu Siêu thị của Công ty vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với nhu cầu khách hàng, so với số lượng Siêu thị của các thành phần kinh tế khác (tư nhân, liên doanh) và năng suất, hiệu quả chưa cao, chưa khai thác hết lợi thế của công nghệ bán hàng.

Về bán buôn nội địa, Công ty chủ yếu triển khai bán buôn phân nhánh luồng hàng trên thị trường địa bàn kế cận. Chưa có định hướng mở rộng hơn phạm vi thị trường sang các tỉnh và vùng lân cận, thuận tiện giao thông. Về công nghệ chủ yếu bán qua chào hàng cá nhân và tìm khách hàng, qua các đại lý truyền thống. Các công nghệ bán buôn tiến bộ như chào hàng và đơn đặt hàng, qua sàn giao dịch, qua hội chợ Thương mại, qua hội nghị khách hàng chưa được chú trọng tổ chức có hệ thống và bài bản.

Về công nghệ bán xuất khẩu, đây là hình thái mới được phát triển ở Công ty trong 3 năm gần đây. Công ty chủ yếu thực hiện công nghệ xuất khẩu gián tiếp qua một nhà trung gian quản lý xuất khẩu (đối tác có thể trong hoặc ngoài nước). Công ty đã có dự án xuất khẩu trực tiếp một số mặt hàng thực phẩm chế biến theo thời vụ sang thị trường Nga và Đông Âu và sắp tới có thể xuất khẩu vào một số nước EU. Nhìn chung, do quy mô xuất khẩu còn nhỏ, mang tính thương vụ nên công nghệ xuất khẩu chưa hình thành rõ nét và hệ thống.

Về dịch vụ khách hàng

Trong những năm vừa qua, Công ty đã có những chuyển biến thực sự trong Triết lý khách hàng và tổ chức quản lý dịch vụ khách hàng với vai trò của doanh nghiệp kinh doanh, Công ty đã đặc biệt quan tâm tới dịch vụ trước bán (đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, bao gói lẻ định lượng, hệ thống kiểm tra chất lượng toàn diện... ), dịch vụ trong bán (vệ sinh quy hoạch gian Thương mại, thông tin tư vấn khách hàng về hàng hoá, dịch vụ, giao dịch...) và sau bán (xử lý khiếu nại khách hàng với hàng hoá được mua từ Công ty... ). Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ được tổ chức vẫn còn thiếu tính hệ thống, lỗ hổng dịch vụ của Công ty vẫn còn tồn tại, chất lượng dịch vụ chưa đồng đều, thái độ, kỹ năng phục vụ của nhân viên bán hàng chưa cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài gòn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)