Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài gòn (Trang 90)

Môi trường vi bao: Bao gồm 2 yếu tố chính như các nguồn lực của Công ty, khách hàng của Công ty (xem Hình 3.2).

Nguồn: Phát triển từ kết quả nghiên cứu

Hình 3.2: Sơ đồ môi trường bán hàng trong vi mô

Môi trường bán hàng trong vi mô

Nguồn lực vật chất Nguồn lực tinh thần Nhà cung cấp Đối thủ cạnh tranh Các nguồn lực của Công ty Khách hàng của Công ty

Các nguồn lực của Công ty: Bao gồm vật chất và tinh thần

Nguồn lực vật chất: Bao gồm cở sở vật chất kỹ thuật, vốn và lao động - Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng hoạt động kinh doanh bằng cách thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, đẩy mạnh hoạt động bán ra và tăng lợi nhuận doanh thu. Công ty áp dụng Tin học vào lĩnh vực quản trị bán hàng, nghiệp vụ kế toán, kết nối mạng Internet, đẩy nhanh tiến trình tìm kiếm, tra cứu thông tin hàng hóa, đối tác, nguồn hàng trên mạng và thực hiện buôn bán qua mạng.

- Về vốn: Với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng nên trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty cũng đã gặp một vài khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn. Công ty đã dùng nhiều biện pháp để huy động, tăng thêm vốn như vay vốn Ngân hàng, vay tiền nhàn rỗi của Cán bộ công nhân viên của Công ty… Hiện, Công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng làm cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh.

- Về lao động: Công ty có đội ngũ lao động khá đông đảo, năm 2012 với trên 220 lao động. Hầu hết lao động đều đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên được ban lãnh đạo cho đi học hỏi kinh nghiệm, đào tạo thêm về chuyên môn nên đã tạo ra động lực phát triển cho Công ty. Đội ngũ lao động này khá trẻ, do đó có nhiều lợi thế trong đào tạo nguồn nhân lực, tạo được sự năng động sáng tạo trong kinh doanh.

Nguồn lực tinh thần: Công tác Đoàn của Công ty luôn được thực hiện tốt. Đoàn Thanh niên có nhiều hoạt động sôi nổi góp phần đẩy mạnh hoạt động thi đua hăng hái lao động sản xuất kinh doanh của Công ty như làm thêm giờ, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, giúp đỡ mọi người khi ốm đau, tổ chức sinh nhật và đi du lịch… Ban lãnh đạo Công ty có các chính sách, chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời tạo động lực cho người lao động phấn đấu tích cực đóng góp công sức cho Công ty.

Khách hàng của Công ty: Bao gồm khách hàng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh, cụ thể:

- Khách hàng của Công ty: Là các cá nhân, Tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đông đảo về số lượng, đa dạng về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng. Do đó, số lượng, chủng loại, cơ cấu mặt hàng mà Công ty kinh doanh rất phong phú và đa dạng. Công ty đã đưa ra được nhiều mặt hàng mới để thoả mãn những nhu cầu đó một cách kịp thời. Thời gian cung cấp hàng hóa của Công ty không bị giới hạn nên khách hàng có thể tự do mua hàng theo sở thích và vào bất cứ thời điểm nào.

- Các nhà cung cấp: Các đối tác-nhà cung cấp của Công ty đều là những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty CP Nước giải khát Chương Dương, Nhà máy Bia, Công ty CP Mía Đường Cần Thơ, Công ty CP Mía Đường Sóc trăng, Công ty Bánh kẹo Hải Hà, Kinh Đô… Trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch tìm và hợp tác với một số đối tác mới do giá cả đầu vào đang tăng rất mạnh. Công ty muốn tìm cho mình nguồn cung cấp hợp lý hơn và đảm bảo khả năng cạnh tranh.

- Các đối thủ cạnh tranh: Xung quanh địa bàn kinh doanh của Công ty có rất nhiều Cửa hàng chuyên doanh như các Cửa hàng thực phẩm và các Siêu thị Co.opmart, Big C, Metro, Fivimart… Các Cửa hàng thường có mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại, chất lượng hàng hóa tốt hơn nên Công ty rất khó cạnh tranh với họ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài gòn (Trang 90)