Quy trình và phương pháp khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình tỉnh thái bình (Trang 100)

quản lý đề xuất

3.4.1. Mục đích

Mặc dù vẫn biết rằng việc tham khảo các ý kiến của các nhà QL, GV chỉ có tính tham khảo tương đối, độ chính xác không cao. Nhưng trong điều kiện hiện nay chúng tôi chỉ có thể tiến hành cách này nhằm kiểm định về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất ở trên nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐDH nói chung, hoạt động bồi dưỡng HSG nói riêng, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm, thăm dò qua phiếu xin ý kiến dành cho cán bộ QL Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, lãnh đạo, TTCM và GV của trường THPT chuyên Thái Bình.

02 HT, PHT (Đã nghỉ chế độ); 02 chuyên viên phòng phổ thông (trong đó trưởng

phòng đã từng công tác tại chuyên TB); 03 phó HT, 19 người gồm các thành viên

trong thành phần giao ban như: TTCM, nhóm trưởng, ĐTN, Công đoàn, hành chính; 40 GV của trường THPT chuyên Thái Bình đã và đang dạy bồi dưỡng HSG.

Sau khi sàng lọc các phiếu, chúng tôi chọn ra 55 phiếu để xử lý kết quả. (loại 1

số phiếu chưa đầy đủ của GV)

3.4.3. Quy trình và phương pháp khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp của các biện pháp

Quy ước 4 mức độ đánh giá tính cần thiết, của các biện pháp theo thang điểm sau:

+ Rất cần: : 4 điểm

+ Cần : 3 điểm

+ Ít cần : 2 điểm

+ Không cần : 1 điểm

Quy ước 3 mức độ tính khả thi của các biện pháp theo thang điểm sau:

+ Khả thi : 3 điểm

+ Ít khả thi : 2 điểm + Không khả thi : 1 điểm

99

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi R ất cần C ần Ít cần Khôn g c ần ĐT B Th ứ b ậc Kh ả t h i Ít kh ả t h i K . k h ả thi ĐT B Th ứ b ậc 1 BP 1 45 10 0 0 3.82 1 Rất cần 35 12 8 2.49 2 Khả thi 2 BP 2 38 12 5 0 3.6 3 Rất cần 21 25 9 2.22 3 Khả thi 3 BP 3 39 12 4 0 3.64 2 Rất cần 45 10 0 2.82 1 Khả thi 4 BP 4 37 13 5 0 3.58 4 Rất cần 19 16 20 1.98 5 Ít khả thi 5 BP 5 29 16 10 0 3.35 5 Rất cần 12 15 28 1.71 6 Ít khả thi 6 BP 6 26 17 12 3.25 6 Rất cần 22 25 8 2.25 4 Khả thi

Về tính cần thiết của các biện pháp

Qua bảng 3.1 ta thấy 100% đội ngũ cán bộ QL và GV đều thống nhất ở mức độ cao đánh giá sự cần thiết của 6 biện pháp được đề xuất để nâng caọ hiệu quả QL HĐDH chuyên và bồi dưỡng HSG trong trường THPT. Cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Phát hiện, tuyển chọn, thành lập đội dự tuyển và đội tuyển Quốc Gia.

100

Các đối tượng được hỏi đều cho rằng hoạt động bồi dưỡng HSG của trường chỉ thành công nếu phát hiện, tuyển chọn chính xác những HS có năng lực học tập tốt, có tư chất thông minh để lập thành đội tuyển để tồ chức bồi dưỡng bài bản, biện pháp này có tính rất cần thiết, với điểm trung bình là 3,82 xếp thứ nhất. Điều này đã được các Giáo sư, nhà giáo có tâm huyết với sự nghiệp HSG đã khẳng định trong các kỳ hội thào HSG Quốc Gia mà trước đây thường tổ chức vào các dịp hè, dành cho các trường THPT chuyên, dưới tổ sự chức chỉ đạo của BGD và thực tế năm học 2013-2014 phương thức TS vào lớp 10 trường THPT chuyên, BGD đã để vấn đề mở cho các trường chuyên và sở giáo dục đào tạo các tỉnh.

Biện pháp 2: Thu hút, tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên dạy chuyên

Tuyển chọn đúng những GV có đủ phẩm chất, năng lực để lãnh đội tuyển HSG, bồi dưỡng cho họ cả về tư tưởng và chuyên môn để họ đảm đương được trọng trách nặng nề của hoạt động đào tạo nhân tài. Biện pháp này được các nhà QL và giáo viên dạy đội tuyển đều cho rằng rất cần thiết, với điểm trung bình là 3,60.

Rõ ràng, hai biện pháp trên theo chủ quan của người viết thì đây là hai biện pháp đặc biệt quan trọng, nó nói lên tầm quan trọng của "người học" và " người dạy". Đó cũng là giá trị cốt lõi của một nhà trường.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức thực hiện

Xây dựng chương trình bồi dưỡng và tổ chức tốt việc thực hiện KH bồi dưỡng HSG có điểm trung bình 3,64 xếp thứ 2. Có chương trình phù hợp và có sự tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tốt thì chắc chắn có điều kiện để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG.

Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác HSG

Đầu tư CSVC, trang thiết bị, huy động các nguồn lực tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng HSG có điểm trung bình 3,58 xếp thứ 4. Như vậy các đối tượng cho rằng tăng cường đầu tư CSVC, huy động nguồn lực tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng HSG rất cần thiết, hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học nói chung và HSG nói riêng.

101

Công tác XHH giáo dục, hầu hết các cán bộ QL, giáo viên đều cho rằng là rất cần thiết. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được xếp vị trí thứ 5; cũng rất phù hợp biện pháp này chỉ là rất cần song không có tính quyết định cho hoạt động bồi dưỡng HSG.

Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của GV là có điểm trung bình là 3,25 thấp nhất, xếp thứ 6, như vậy các khách thể nhận thức chưa cao về tầm quan trọng, tính cần thiết của công tác kiểm tra trong QL chuyên môn.

Các biện pháp đều được đánh giá tính khả thi cao, cụ thể:

+ Biện pháp 1: Thành lập đội tuyển HSG sớm để chủ động bồi dưỡng có điểm trung bình là 2,49 xếp thứ 2. Đây là một biện pháp có tính khả thi cao vì Sở GD&ĐT đã cùng với trường tổ chức liên kết với các trường chất lượng cao của tỉnh để phát hiện sớm những HS có tư chất, năng lực để bồi dưỡng theo một chương trình dài hơi, khoa học hơn. Mặt khác, năm 2013-2014 Bộ giáo dục đào tạo bổ xung phương thức, hình thức TS vào trường chuyên với các nội dung mở, giao một số quyền cho Sở giáo dục.

+ Biện pháp 2: Tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ GV đạy HSG là biện pháp khả thi, với điểm trung bình 2,22, xếp thứ 3. Có lẽ đây là biện pháp nằm trong tầm tay của nhà trường. Tuy nhiên, theo chủ quan của người viết: Công tác tuyển chọn GV là những SV tài năng đã tốt nghiệp, đặc biệt là các SV đã từng đoạt giải Quốc Gia...chưa thu hút được; còn lệ thuộc nhiều vào các tiêu chí tuyển chọn của cấp Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ. Nếu các tiêu chí là khoa học, công bằng thì thật tốt, song chúng ta chưa xây dựng được một bộ tiêu chí khoa học.

+ Biện pháp 3. Xây đựng chương trình bồi dưỡng và tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG có điểm trung bình 2,82. Đây là biện pháp có tính khả thi cao nhất, xếp vị thứ 1. Có lẽ thuộc quyền QL của HT, ít phụ thuộc các yếu tố bên ngoài.

+ Biện pháp 4. Đầu tư CSVC, trang thiết bị, huy động các nguồn lực tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng HSG xếp thứ 5, với điểm trung bình là 1,98. Đây cũng là biện pháp ít khả thi vì thực tế, tỉnh Thái Bình là một tỉnh nghèo,

102

người dân chủ yếu làm nông nghiệp, bình quân đầu người thấp. + Biện pháp 5: Công tác xã hội hóa

Biện pháp này hầu hết số người được hỏi cho rằng ít khả thi, điểm trung bình là 1,71, xếp cuối cùng. Vì Thái Bình là tỉnh nông nghiệp; rất ít mạnh thường quân; mặt khác nhà trường chưa tác động mạnh mẽ đến các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội để họ thấy được vai trò, tầm quan trọng của công tác HSG. Một điều rất mâu thuẫn mà chưa giải quyết được đó là : công tác HSG của nhà trường có những bước tiến bộ; công tác giáo dục toàn tiện tốt; đặc biệt kết quả thi ĐH là một trong những trường có thứ hạng cao (Thường xuyên Top 10) song hầu như không có tổ chức; cá nhân nào cùng chia sẻ với nhà trường.

+ Biện pháp 6. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG. xếp thứ 4, với điểm trung bình 2,25. Như vậy, công tác KTĐG chưa được hiệu quả, đôi lúc còn mang tính thủ tục, chưa thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.

Bảng 3.2. Tương quan giữa tính cần thiết và tỉnh khả thi của các biện pháp

đề xuất TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi 2 (XiYi) Thứ bậc Xi Thứ bậc Yi 1 BP 1 1 2 1 2 BP 2 3 3 0 3 BP 3 2 1 1 4 BP 4 4 5 1 5 BP 5 5 6 1 6 BP 6 6 4 4 Tổng 8

Theo công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: 2 2 2 6 ( ) 6(1 0 1 1 1 4) 1 1 0, 77 ( 1) 6(6 1) i i X Y R N N              

103

giá trị R dù lớn cũng không đủ ý nghĩa; nếu N>30 thì việc xếp hạng thực sự khó khăn).

R là hệ số tương quan; cụ thể như sau: R<0 : Tương quan nghịch

R>0 : Tương quan thuận

Nếu 0, 7R<1 : Tương quan chặt

Nếu 0, 5R<0,7 : Tương quan

Nếu 0, 3R<5 : Tương quan không chặt

Như vậy, giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi có hệ số tương quan R=0,77 là tương quan chặt với nhau; nghĩa là các đánh giá của cán bộ QL, GV về mức độ thực hiện các biện pháp và mức độ khả thi của các biện pháp mà người viết đưa ra vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi. Tóm lại, các biện pháp đề xuất trên đều xuất phát từ thực tế, đồng thời qua điều tra khảo sát các cán bộ QL; GV là những người đã và đang từng dạy HSG nên độ tin cậy và chính xác cao. Do đó các biện pháp trên nếu được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc chắc chắn mang lại hiệu quả như mong đợi.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1 và kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng ở chương 2, trong chương 3 tác giả đã :

- Xác định nguyên tắc, mục tiêu, định hướng để đề xuất các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng HSG cửa HT trường THPT chuyên Thái Bình, tỉnh Thái Bình. - Đề xuất 6 biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng trường THPT chuyên Thái Bình. Các biện pháp này tập trung giải quyết những tồn tại và những vấn đề nảy sinh từ thực tế công tác QL hoạt động bồi dưỡng HSG, nâng cao chất lượng dạy chuyên và bồi dưỡng HSG của trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân tài của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp 1: Thành lập đội tuyển HSG.

Biện pháp 2: Tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ GV dạy HSG

Biện pháp 3: Xây dựng chương trình bồi dưỡng và tổ chức tốt việc thực hiện KH bồi dưỡng HSG

104 hoạt động bồi dưỡng HSG

Biện pháp 5: Xã hội hóa trong công tác HSG.

Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG

- Trưng cầu ý kiến cùa độì ngũ cán bộ QL từ cấp Sở đến cấp trường, tổ chuyên môn và GV về tính cấp thiết, tính khả thi và hiệu quả bước đầu của các biện pháp được đề xuất. Kết quả thu được cho thấy các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng HSG của HT trường THPT chuyên đề xuất ở trên là cần thiết, có thể triển khai và thu được hiệu quả tốt trong thực tiễn giáo dục ở địa phương. Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được các HT sử dụng phối hợp với nhau, khai thác những mặt mạnh của từng biện pháp, phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh và thời điểm cụ thể của trường. Bằng chứng thành tích HSG quốc gia, đặc biệt HSG quốc tế những gần đây đã minh chứng điều đó. Năm học 2013-2014 thành tích HSG của THPT Chuyên Thái Bình có bước vượt bậc: 60/74 học sinh đạt giải Quốc Gia, trong đó có 3 giải nhất: 02 toán; 01 văn, đặc biệt có 01 huy chương vàng toán Quốc tế tại Nam Phi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1 - Hoạt động dạy học cho học sinh THPT chuyên và bồi dưỡng HSG là hoạt động trọng tâm của trường chuyên. Căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường về nguồn lực, trình độ học sinh hằng năm, văn hóa địa phương, HT lên kế hoạch QL dự trên các biện pháp QL HDDH đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nhất là chất lượng bồi dưỡng HSG.

2 - Luận văn đã nghiên cứu có hệ thống lý luận về HĐDH, QL, QL giáo dục, QL dạy học, QL dạy hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên, các nội dung QL HĐDH, bồi dưỡng HSG và yêu cầu của công tác QL HĐDH, bồi dưỡng HSG và nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy chuyên, bồi dưỡng HSG cũng như thực trạng QL HĐDH, bồi dưỡng HSG của trường THPT chuyên Thái Bình. Trên cơ sở đó, thấy rõ việc bồi dưỡng HSG của tất cả các môn học trong trường vẫn mang nặng tư tưởng học để thi chứ chưa chuyển sang được mô hình bồi dưỡng năng khiếu để phát triển nghề nghiệp sau này.

105

3 - Đề xuất 6 biện pháp nhằm QL tốt hơn hoạt động bồi dưỡng HSG. Các biện pháp trên đã được tham vấn, đánh giá từ HT, các Phó HT, các tổ trưởng CM, nhóm trưởng bộ môn và GV ở trường THPT chuyên Thái Bình. Các nhóm biện pháp 1, 2, 3 là có tính quyết định đến việc tăng thêm sự say mê học tập của HS chứ không chỉ cho đi thi, nhóm biện pháp 4, 5, 6 có tính hỗ trợ. Các biện pháp trên đều có tác động tích cực, bổ trợ nhau để nâng cao hiệu quả của công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG trong trường chuyên. Các biện pháp được đề xuất này có thể áp dụng không những ở trường THPT chuyên Thái Bình tỉnh Thái Bình mà còn có thể áp dụng đối với các trường THPT chuyên khác nữa. 2. Khuyến nghị

2.1. Đối với bộ Giáo dục & Đào tạo

- Cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ QL, bồi dưỡng CM cho đội ngũ cán bộ, GV dạy chuyên, bồi dưỡng HSG Quốc gia, Quốc tế.

- Công khai đề, đáp án, bài chuẩn bị các kì thi HSG Quốc tế, quốc gia, thi chọn đội tuyển HSG quốc tế lên mạng để GV và HS có tư liệu học tập.

- Tổ chức bồi dưỡng cho HS được gọi dự thi chọn đội tuyển Olimpic quốc tế một tháng trước khi thi để tạo sự công bằng cho tất cả HS dự thi.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thái Bình

- Cần có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ QL giỏi.

- Cần có chính sách ưu đãi thích hợp, động viên khuyến khích GV và cán bộ QL học tập nâng cao trình độ. Những GV có HS dự thi HSG khu vực và quốc tế thì cấp kinh phí cho GV đó tham dự với tư cách là quan sát viên.

- Có những biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để huy động toàn dân tham gia và hỗ trợ cho giáo dục.

- Tạo điều kiện cho cán bộ nguồn được tập huấn nghiệp vụ QL trước khi được bổ nhiệm làm QL trường THPT chuyên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình tỉnh thái bình (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)