học có cố vấn (mentor) hoặc một thầy một trò (tutor) và không cần dạy.
Sở thích riêng (Hobby) một số môn thể thao như cờ vua được tổ chức dành để cho HS thử trí tuệ sau giờ học ở trường.
Tổ chức bồi dưỡng HSNK đã được nhiều Quốc gia quan tâm, từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng HSNK tập chung vào các phương thức: Làm giàu; tăng tốc; đồng nhất và cá nhân hóa.
29
1.5.4. Chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng HSG
Tại điều Điều 27 Quy chế trường THPT chuyên có ghi: "1. Chương trình, nội dung giáo dục của trường chuyên
a) Đối với các lớp chuyên:
- Môn chuyên: Do giáo viên bộ môn quyết định. Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, tham khảo nội dung dạy học chuyên sâu …
2. Kế hoạch giáo dục của trường chuyên
a) Các lớp chuyên bố trí kế hoạch giáo dục nhiều hơn 6 buổi và không quá 42 tiết mỗi tuần; ……
3. Hoạt động giáo dục của trường chuyên
Trường chuyên tổ chức các hoạt động giáo dục quy định tại Điều lệ trường trung học …...Chiến lược gia tốc ( Học sinh có thể hoàn thành trước các modul kiến thức để tiếp cận với nội dung chương trình bồi dưỡng HSG nhằm tham gia các kỳ thi Quốc gia và Quốc tế."
1.6. Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên
1.6.1. Quản lý việc phát hiện, tuyển chọn, thành lập đội tuyển
Trường THPT chuyên là nơi tập hợp của các học sinh có tư chất thông minh, giỏi về một hoặc hai môn chuyên, hai lĩnh vực chuyên. Mỗi lớp chuyên không quá 35 học sinh. Vì vậy trách nhiệm của lãnh đạo, của giáo viên chủ nhiệm đội tuyển là: phải tìm các biện pháp phát hiện, tuyển chọn hững học sinh có năng lực học tập môn chuyên nổi trội để thành lập đội tuyển và bồi dưỡng để các em dự thi HSG các cấp. Phát hiện, bồi dưỡng HSG ở bậc THPT là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, có tính chiến lược dài hơi trong suốt quá trình.
1.6.1.1. Tiêu chí để phát hiện
- Kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực một số nước, quốc tế;
- Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp trung học cơ sở; - Kết quả tốt nghiệp trung học cơ sở;
- Kết quả đánh giá các chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ)
30
Các tiêu chí trên được đánh giá bằng điểm số.
1.6.1.2. Kế hoạch, điều kiện tuyển chọn
+ Đối với HS đầu cấp:
Quy chế trường chuyên, số: 06/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 15 tháng 2 năm 2012 có ghi rõ: Tại điều 23, mục 1,khoản a, về kế hoạch TS
"1. Kế hoạch tuyển sinh
a) Trường chuyên thuộc tỉnh: Hàng năm, trong kế hoạch tuyển sinh của các trường THPT …. trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;"
Tại điều 23, mục 4, về điều kiện dự tuyển: "4. Điều kiện dự tuyển
Học sinh được tham gia dự tuyển khi có đủ các điều kiện sau: a) Thuộc địa bàn tuyển sinh;...
c) Xếp loại tốt nghiệp trung học cơ sở từ khá trở lên." Tại điều 23, mục 5, về phương thức TS: "5. Phương thức tuyển sinh
a) Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có hồ sơ dự tuyển hợp lệ và đủ điều kiện dự tuyển theo quy định tại khoản 4, Điều này;
b) Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở vòng 1". Tại điều 28, về việc phát hiện, đào tạo học sinh năng khiếu:
"Điều 28. Phát hiện, đào tạo học sinh năng khiếu
1. Trường chuyên có trách nhiệm hàng năm tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, diễn đàn trong trường hoặc với các cơ sở giáo dục khác để phát hiện học sinh có năng khiếu nổi bật...
3. Khuyến khích các địa phương sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) ….”.
+ Chọn đội dự tuyển và đội tuyển Quốc Gia.
Công tác tuyển chọn đội dự tuyển và đội tuyển Quốc Gia vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của việc thi HSG. Vì vậy: HT cần phải xây dựng tiêu chí chọn cụ thể: Đạo đức, học lực, tính sáng tạo, quy định rõ số lượng HS, thời gian chọn, công tác tổ chức tuyển chọn, có thể giao cho giáo viên chủ nhiệm, tổ nhóm CM....
31
1.6.2. Quản lý việc tuyển chọn giáo viên
Tại điều 17. Tuyển dụng giáo viên trường chuyên có nêu:
“Điều 17. Tuyển dụng giáo viên trường chuyên
1. Trường chuyên tổ chức tuyển dụng giáo viên nếu có đủ các điều kiện theo quy định tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ....
4. Ưu tiên trong tuyển dụng những người có kết quả tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi; có học vị tiến sĩ, thạc sĩ; là giáo viên giỏi ở các trường THPT khác; đã từng là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.”
Cụ thể với trường THPT Chuyên Thái Bình, như sau:
1.6.2.1. Tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của GV dạy bồi dưỡng HSG
- Đạt chuẩn nghề nghiệp GV THPT ở mức cao, có hứng thú và nhiệt huyết cao, đam mê với công việc
- Có trình độ ngoại ngữ, tin học phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy
- Có kiến thức vững vàng, hiểu sâu về bộ môn của mình, có khả năng tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu, cập nhật kiến thức, có khả năng định hướng, hướng dẫn HS tự học, tập dượt nghiên cứu khoa học
- Nhanh nhạy đón bắt ý tưởng sáng tạo của học sinh, có khả năng đánh giá, phát hiện được học sinh có tư chất, lập được kế hoạch và có giải pháp bồi dưỡng HSG; Có tinh thần chia sẻ, hợp tác với đồng nghiệp, khích lệ được học sinh say mê học tập; Có khả năng biên soạn các chuyên đề HSG.
1.6.2.2. Xây dựng quy trình tuyển chọn và phân công giáo viên dạy bồi dưỡng HSG
- Xây dựng tiêu chí, quy trình tuyển chọn trình các cấp có thẩm quyển, (ưu tiên các học sinh lớp tài năng, học sinh chuyên đã và đang học tập tạo các trường ĐH)
- Tổ chức tuyển chọn.
- Phân công giáo viên dạy ĐT HSG theo các tiêu chí đã xây dựng.
Đó là các quy định, nhưng trên thực tế với việc thi công chức với cách tính điểm số như hiện nay của Thái Bình cũng còn nhiều bất cập.
32
1.6.3. Quản lý chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trước hết, trường THPT chuyên phải mang đầy đủ tính chất của THPT, song trong nhà trường đã tuyển chọn được các học sinh có năng lực vượt trội. Vì vậy HT cần phải:
- Nắm vững nguyên tắc: khung chương trình, mục tiêu, PPGD đặc trưng của các môn học
- Cập nhật tường xuyên những nội dung sửa đổi, cải cách theo chỉ thị, hướng đẫn của các cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức các hội nghị sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo các tổ nhóm sinh hoạt chuyên đề.
- Tổ chức viết chuyên đề, trên cơ sở tự đọc, tự học, tự nghiên cứu đối với giáo viên và học sinh.
- Hội thảo về học sinh giỏi cấp trường, cấp khu vực
- Có kế hoạch mời thỉnh giảng theo từng giai đoạn, nguồn lực trong tỉnh hoặc các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy HSG ở các trường ĐH
1.6.4. Quản lý hoạt động của giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi
Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học bồi dưỡng HSG. QL hoạt động dạy bao gồm:
1.6.4.1. QL việc xây dựng KH bồi dưỡng.
Hướng dẫn, xây dựng KH của chủ thể QL là vô cùng quan trọng, giúp GV xây dựng được kế hoạch, chương trình đúng trọng tâm, bám sát tình hình và yêu cầu đề ra. Việc hướng dẫn phải được thực hiện một cách hợp lý, đúng đắn và nhanh chóng.
HT chỉ đạo duyệt KH, chương trình của tổ CM và GV
Chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu. Thời khóa biểu là sự cụ thể hóa PPCT. Vì vậy cần:
- Đảm bảo thời gian cho GV thực hiện đúng, đủ chương trình
- Phân công trách nhiệm cho PHT, TTCM theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra giám sat, đánh giá thực hiện chương trình dạy học
- Kịp thời xử lý các sự cố ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình.
33
Công tác soạn giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp của GV là khâu quan trọng trong hoạt động dạy của GV. Chủ động ứng phó với các tình huống phát sinh nhất là dạy HSG.
Đối với GV dạy chuyên, đối tượng là các HS có tư chất thông minh, khả năng tiếp thu bài nhanh, tính sáng tạo cao nên trong một giờ các em tiếp thu lượng kiến thức lớn. Vì vậy, việc chuẩn bị bài lên lớp, lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học phù hợp đòi hỏi GV chuyên dành rất nhiều thời gian, công sức, trí tuệ.
GV dạy chuyên hay dạy HSG phải tham khảo rất nhiều tài liệu một cách thường xuyên, để cập nhật, bổ xung và phát triển chuyên đề của mình, cần chủ động đi trước HS một bước, hướng dẫn, cùng tham gia giải bài tập.
Các tài liệu của những năm trước, các đề thi... giao cho HS tự học, tự đọc, GV kiểm tra giám sát nhằm giúp các em có tác phong tự nghiên cứu, phát huy khả năng sáng tạo, tính tư duy độc lập.
Như vậy, QL việc soạn bài của GV cần:
- Xây dựng chuẩn giờ lên lớp. Đưa ra các tiêu chí cụ thể - Phân công PHT phụ trách CM hoặc TTCM ký duyệt. - Kiểm tra đột xuất.
- Quy định chế độ thông tin, báo cáo, sắp xếp, thay thế dạy bù, dạy thay... - Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy của GV.
1.6.4.3. QL việc đổi mới phương pháp giảng dạy
Đổi mới PPDH phải được tiến hành đồng bộ với các hình thức tổ chức dạy học, gắn liền với việc đổi mới KTĐG. Hiệu trưởng, cần:
- Xây dựng KH, tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực, ứng dụng CNTT và dạy học...
- Phát huy vai trò của tổ CM trong việc đổi mới PPDH - Đưa việc đổi mới PPDH và KTĐG vào tiêu chí thi đua
- Tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
34
Tổ CM có vai trò quan trọng đặc biệt trong nhà trường, nơi quyết định đến chất lượng đào tạo. Phát huy vai trò của tổ CM, cần:
- Biên chế hợp lý tổ, nhóm theo tình hình thực tế của nhà trường
- Bổ nhiệm TTCM là những giáo viên có năng lực CM, có phẩm chất trong lĩnh vực QL.
- Chỉ đạo xây dựng KH, nội dung sinh hoạt CM - Quy định chế độ sinh hoạt định kỳ
- Chỉ đạo tổ CM tổ chức thực hiện công tác HSG - Chỉ đạo tổ CM bồi dưỡng nghiệp vụ
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của TTCM - Theo dõi, giám sát, phê bình, động viên.
1.6.4.5. QL hoạt động bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đội ngũ giáo viên
Nghị quyết TW2, khóa VIII khẳng định: " Giáo viên là nhân tố quyết định
chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh"
Chỉ thị số 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và QLGD nêu rõ: "Trước những yêu cầu mới của sự phát
triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, đội ngũ GV và CBQL giáo dục có những hạn chế, bất cập...Chất lượng CN, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển KT-XH"
Đề án phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 chỉ rõ: "Tăng
cường công tác bồi dưỡng cho cán bộ QL; bồi dưỡng cho GV về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG, nâng cao năng lực phát triển chương trình, tài liệu CM, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục"
Với trường THPT chuyên, cần xây dựng đội ngũ GV dạy chuyên có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có phẩm chất chính trị tốt, tâm huyết với công tác HSG nhằm đáp ứng việc phát hiện, bồi dưỡng HSG tạo nguồn cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Vì thế, HT cần:
- Lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, dài hạn về CM nghiệp vụ cũng như về chính trị tư tưởng
35 - Kiểm tra đánh giá
1.6.4.6. QL Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Theo thông tư 58/2011/TT-BGD ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại HS. Những quy định cụ thể đối với việc đánh giá HS chuyên có khác với việc đánh gia HS THPT như sau
- Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần quy định tại khoản 1, khoản 2, điều 8 (cho THPT) thì HT trường chuyên còn có thể quy định một số bài kiểm tra đối với môn chuyên.
- Tiêu chuẩn xếp loại:
+ Loại giỏi phải có thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên + Loại khá phải có thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 6,5 trở lên + Loại TB phải có thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 5,0 trở lên Như vậy, HT cần:
- Phổ biến các quy định, quy chế...
- Lập kế hoạch kiểm tra: số lần; thời gian... - Tổ chức kiểm tra.
- Quy định chấm, trả bài, lưu trữ các bài kiểm tra. - Xử lý các trường hợp vi phạm.
1.6.5. Quản lý việc học của học sinh đội tuyển
Học sinh là chủ thể của nhà trường; là đối tượng của quá trình dạy học, giáo dục; là chủ thể của quá trình nhận thức. Do vậy, QL hoạt động học tập của HS là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả QL trong quá trình dạy học của HT. Vì vậy QL hoạt động học của HS gồm:
- Động cơ, thái độ học tập - Phương pháp học tập trên lớp
- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Mặt khác cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ phong phú, dẫn các em vào các tình huống thực tế, tạo thói quen và năng lực giải quyết vấn đề.
Học sinh chuyên phải có trách nhiệm trong học tập, rèn luyện của mình, làm thế nào đó để các em thấy được rằng nhu cầu học tập, rèn luyện trở thành nhu cầu tự thân của các em.
36
Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết của HS thì họ mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của HS trong học tập. HS vừa là khách thể vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học. Vì vậy, khâu QL hoạt động học của HS là khâu quan trọng góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của nhà trường.
1.6.5.1. QL nề nếp học tập trên lớp của học sinh
QL nề nếp học tập của học sinh, HT cần phân công cho PHT phụ trách, kết hợp với Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo vụ và các giáo viên bộ môn; theo dõi chặt chẽ nề nếp ra vào lớp, tinh thần thái độ học tập...có kiểm tra, đánh giá xếp loại, thông báo tới lớp và gia đình.
1.6.5.2. QL việc tự học của học sinh
Việc này vô cùng quan trọng đối với học sinh nói chung, đặc biệt với HS chuyên nói riêng.
- Giáo viên giao bài tập, hoặc các chuyên đề cho từng cá nhân, từng nhóm, các nhóm thảo luận, xây dựng chuyên đề
- Gửi bài làm tới giáo viên; chỉnh sửa hướng dẫn, học sinh tự báo cáo chuyên đề của mình. Các chuyên cần được nhận xét cụ thể. Các chuyên đề có chất lượng cần được lưu lại thư viện nhà trường.