3.2.6.1. Mục tiêu
Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Cũng qua đó giúp HT nắm được việc thực hiện chương trình, KH, tiến độ giảng dạy của GV, đánh giá được tinh thần thái độ làm việc, chất lượng công tác chuyên môn để kịp thời khen thưởng, khích lệ, hay uốn nắn những sai lệch, từ đó thúc
93
đẩy quá trình dạy học, bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả cao.
3.2.6.2.Nội dung và cách thức tiến hành
Về quan điểm đánh giá:
- Đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh; - Đánh giá là quá trình học tập;
- Đánh giá về kết quả học tập, giáo dục.
Các công việc đã làm: Xây dựng KH kiểm tra công tác giảng dạy cho từng kỳ và cả năm học. Thành lập ban kiểm tra: Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, GV nòng cốt, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên của ban kiểm tra.
Trong KH kiểm tra, HT phải xây dựng chuẩn đánh giá bằng mẫu biểu và thông báo nôi dung, yêu cầu kiểm tra để GV nắm được và chủ động thực hiện.
Nội dung kiểm tra bao gồm cơ bản như sau:
- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn: Dự giờ dạy trên lớp của GV để đánh giá xếp loại theo 10 tiêu chuẩn mà Bộ GD & ĐT ban hành.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra việc thực hiện chương
trình KH giảng dạy bộ môn, chất lượng bài soạn của GV thể hiện rõ nét đổi mới PPDH, kiểm tra hồ sơ chuyên môn (ít nhất 2 lần/học kỳ). KH sử dụng đồ dùng dạy học và thực hiện các tiết thực hành, việc chấm bài, trả bài và vào điểm kiểm tra của HS theo quy định, việc ghi sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ điểm chính của lớp.( đặc biệt là các lời nhận xét của GV)
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp chuyên môn theo quy định: Nền nếp ra vào lớp; thực hiện phân phối chương trình; nền nếp sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; bồi dưỡng HSG, dự giờ thăm lớp; đăng ký thao giảng; làm đồ dùng dạy học; viết SKKN.
- GV cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh
giá và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáo viên
phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học".
Biện pháp QL của HT:
94
cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;
+ Tổ chức cho GV học tập nắm vững qui định về kiểm tra, thi, ghi điếm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực của HS;
+ Tổ chức kiểm tra, thi đúng qui chế;
+ Qui định GV chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung cho toàn lớp và lời phê riêng cho từng bài kiểm tra. khi trả bài cần yêu cầu HS tự sửa lỗi trong bài kiểm tra;
Việc kiểm tra phải gắn với công tác thi đua nên khi kiểm tra phải ghi biên bản tổng hợp; phải có đánh giá xếp loại và được thông báo kết quả trước hội đồng, phải có động viên, khen thưởng những người thực hiện tốt và nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm những việc chưa thực hiện tốt.
Đối với giáo viên:
Thực tế tại trường THPT chuyên việc triển khai ứng dụng đổi mới kiểm tra đánh giá gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì thứ nhất là tính ì của giáo viên, từ trước đến nay vì họ thường kiểm tra đánh giá dựa trên những kinh nghiệm, mà ít khi để ý đến cơ sở khoa học, tính quy chuẩn của việc thiết đề thi hay đề kiểm tra. Các đề thi/kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiến thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, ít chú ý đến việc đánh giá năng lực người học. Giáo viên chọn kiểu câu hỏi, cách thức ra đề thi đánh giá học sinh chủ yếu do bắt trước những đề mẫu, theo “sách”… mà ít khi để ý đến mục tiêu đo lường, đánh giá, ít khi suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc ra đề thi hay đề kiểm tra là nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng gì, đặc biệt là kiểm tra năng lực gì trong đó, họ không định hình rõ ràng. Chính vậy họ sưu tầm một số đề họ thấy “hay” trong sách GK hay sách tham khảo, trên cơ sở đó bắt chước cách làm.
Vì vậy GV cần được tập huấn về thiết kế đề thi như thế nào cho khoa học, xây dựng bảng trọng số, viết item thế nào… . Tập trung bồi dưỡng GV các các phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới. Hướng dẫn cách thức ra đề thi, kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực trường THPT Chuyên Thái Bình đã và đang triển khai ở các môn học đặc biệt là môn xã hội. Khuyến khích GV áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng
95
kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ học sinh, bằng trình bày miệng, thảo luận/ tranh luận thông qua tương tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…
Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá, học sinh được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho học sinh tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức, kỹ năng… mà quan trọng hơn thay đổi cả thái độ, niềm tin). GV phải hình thành ở học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tự mình tổ chức các hoạt động học của mình dưới sụ hướng dẫn của GV điều này vô cùng quan trọng đối với HS chuyên. GV phải chọn lựa kỹ thuật và phương pháp giảng dạy ở trên lớp để kích thích học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. GV tôn trọng sự khác biệt, khuyến khích học sinh phải nỗ lực khám phá tri thức theo cách riêng của mình, kinh nghiệm riêng của mình, bởi mỗi học sinh học theo những phong cách khác nhau. Có em học thụ động, có em chủ động, những em thông minh hơn ở lĩnh vực ngôn ngữ, có em thông minh hơn ở linh vực tính toán suy luận logic… Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức hướng dẫn để học sinh thể hiện bộc lộc, làm sao để mỗi học sinh nói ra những suy nghĩ (trân trọng mọi suy nghĩ dù đúng hay sai), tạo mọi cơ hội để HS nêu câu hỏi/thắc mắc, tranh luận với GV… ( Mô hình dạy học tích cực và giải quyết vấn đề) và được trải nghiệm các tình huống thực tiễn để thực hành những điều mình học. HS nhận ra những điểm mình còn đang thiếu, những sai sót thông qua phản hồi, đánh giá. Và đặc biệt nữa là học sinh phải tương tác với nhau để được thể hiện mình, nuôi dưỡng hứng thú, sự tự tin. Thông qua tương tác (đưa câu hỏi, thảo luận nhóm…) từ đó GV mới phát hiện được đâu là lỗi/ thiếu sót trong quá trình tư duy, lập luận, biết được trong đầu HS đang nghĩ gì. Đấy chính là cách dạy học dựa trên tiếp cận quá trình và dựa trên tiếp cận quá trình thì sẽ hỗ trợ quá trình hình thành năng lực học của học sinh. Và năng lực học ấy sẽ theo học sinh suốt đời, người ta gọi là năng lực học suốt đời.
Đánh là một khoa học, đánh giá đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng, kiến thức, làm chủ được quá trình đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, nhiều
96
phương pháp, nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá. Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì phản ánh khách quan tốt hơn. Và trong quá trình đánh giá như vậy, bản thân người giáo viên sẽ nâng cao được năng lực dạy học nói chung, năng lực đánh giá học sinh nói riêng.
Rõ ràng nếu đổi mới phương pháp KTĐG thì hỗ trợ việc xây dựng chương trình chuyên theo cách tiếp cận hình thành năng lực, thì người ta không quá xem trọng các tri thức nữa mà xem trọng phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học. BDHSG GV cần phải làm sao mọi HS trong ĐT đều được kích hoạt, khám phá, trải nghiệm… Điều quan trọng nhất trong quá trình dạy học chính là các phương pháp và các kỹ thuật/nghệ thuật giảng dạy, phương pháp đánh giá của người thầy giáo, làm sao tích cực hóa được học sinh, không phải là giúp các em học thuộc mà là tư duy (suy nghĩ, nghĩ về cách suy nghĩ, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo…giải quyết vấn đề).
Tóm lại, các biện pháp QL hoạt động dạy chuyên và bồi dưỡng HSG ở trường THPT được đưa ra trong đề tài là kết quả nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tế của trường THPT chuyên Thái Bình và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG cấp quốc gia, quốc tế đối với trường THPT chuyên Thái Bình. Bởi vậy, những biện pháp được đưa ra có tính thực tế cao chủ yếu là nhằm phát huy nội lực của nhà trường và vai trò lãnh đạo của người HT. Chúng có ý nghĩa đóng góp, bổ sung cho tác nghiên cứu khoa học QL giáo dục, đồng thời có giá trị ứng dụng đối với trường THPT chuyên nói chung và trường THPT chuyên Thái Bình nói riêng.