6 Quản lý sử dụng thiết bị và đồ dùng
dạy học
3.38 6 rất cần 3.12 1 Khá
7 Chọn giáo viên lãnh đội tuyển 3.17 7 cần 2.91 4 Khá 8 Phân công giáo viên dạy 3.05 8 cần 3.08 2 Khá 9 Tuyển chọn đội tuyển Quốc Gia 2.98 9 cần 2.73 9 Khá 10 Quản lý thực hiện giờ lên lớp và nề
nếp dạy học của giáo viên
2.91 10 cần 2.76 7 Khá
11 Tổ chức thực hiện chương trình 2.87 11 cần 2.74 8 Khá 12 Quản lý việc soạn bài 2.79 12 cần 2.56 12 Khá Bình luận, qua bảng 2.25 ta thấy, trong 12 nội dung đưa ra hầu hết GV đánh giá là cần và rất cần; đánh giá xếp loại của giáo viên đối với việc thực hiện của HT đều đạt mức khá. Điều này cho thấy GV cũng chưa đánh giá cao các biện pháp QL của HT. Nguyên nhân, có lẽ các biện pháp QL còn dựa vào kinh nghiệm, chưa có tính khoa học. Một số công tác như tham mưu về CSVC; cơ chế chính sách; công tác xã hội hóa chưa được phát huy; việc KTĐG chưa tạo ra động lực giúp cho GV và HS thực hiện nghiêm túc chức năng của mình.
70
2.4.1. Những ưu điểm trong công tác QL hoạt động bồi dưỡng HSG
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của THPT chuyên Thái Bình được HT cũng như cán bộ QL đều nhận thức đúng đắn đó là: QL nhà trường xét cho cùng là QL HĐDH và đều khẳng định, chất lượng giáo dục toàn diện là then chốt, song nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Vì vậy, HT đã:
+ Xây dựng một hệ thống các biện pháp QL nhằm chỉ đạo các HDDH trong nhà trường và đã thành công ở một số nội dung; một số nhóm biện pháp QL
+ Luôn luôn cập nhật các thông tin chỉ đạo của cấp trên nhằm xây dựng KH; bổ xung KH, đề ra các biện pháp QL HDDH, QL hoạt động bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả cao nhất.
Kết quả là những năm gần đây, thành tích HSG của trường THPT chuyên Thái Bình có những bước tiến rõ rệt
2.4.2. Những tồn tại trong công tác QL hoạt động bồi dưỡng HSG
- Việc xác định mục tiêu chưa sát thực, chưa phù hợp, dẫn đến việc tập chung nhiều cho mục tiêu thi HSG, thi vào ĐH; chưa thật chú trọng đến giáo dục năng khiếu theo lĩnh vực, giáo dục toàn diện. Đầu tư quá nhiều thời gian cho một môn học đã ảnh hưởng đến việc học tập của một số môn học khác.
- Chương trình, tài liệu cho môn chuyên chưa hệ thống và thiếu.
- Đất đai, CSVC còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác HSG.
- Mặc dù đã có cơ chế chính sách đối với GV và HS chuyên, song chưa đủ mạnh, đặc biệt đối với các tỉnh nghèo như Thái Bình.
- Phối hợp giữa GV và CMHS trong việc quản lý công tác bồi dưỡng HSG chưa được thường xuyên.
- GV mới chỉ quan tâm tới kết quả học tập cụ thể của HS mà chưa quan tâm tới điều kiện, cách học, quá trình tự học của HS. Khả năng tự học của phần nhiều HS còn yếu, các em vẫn ỷ lại trông chờ vào việc hướng dẫn của thầy cô, việc quản lý HS tự học trên lớp chủ yếu vẫn mang tính chât hành chính, chưa đi sâu quản lý về chất lượng.
71 - Đội ngũ giáo viên còn mỏng.
- Công tác đổi mới KTĐG còn hạn chế; chưa khuyến khích được GV và HS; đôi lúc chưa công bằng, thiếu khách quan; công tác kiểm tra còn nặng về hình thức, chưa được cải tiến, chưa thường xuyên...
- Sự liên kết giữa nhà trường với các trường ĐH thiếu chặt chẽ, khiến nhiều HS chuyên theo học các ngành trên ĐH ít liên quan đến năng khiếu của các em ở phổ thông.
- Trong công tác QL HDDH nói chung và HSG nói riêng, ta thấy tính kinh nghiệm nổi trội hơn tính khoa học.
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Cán bộ QL chưa được đào tạo bài bản dẫn đến QL theo tính kinh nghiệm nhiều hơn là tính khoa học.
- Tham mưu cho các cấp lãnh đạo hiệu quả
- Chưa phát huy được nội lực nhà trường để các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội, các bậc phụ huynh, cựu HS hiểu đầy đủ và chia sẻ với nhà trường.
- Trong công tác thi đua khen thưởng còn cả nể, chưa kiên quyết kiến nhiều GV, HS không thực hiện nghiêm túc chức năng và nhiệm vụ.
2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Cơ chế chính sách, đãi ngộ chưa thúc đẩy công tác HSG. Nhiều tổ chức XH chưa nhận thức đúng đắn về HSG. Không huy động được các nguồn lực XH cùng tham gia công tác HSG
- Đội ngũ GV dạy chuyên còn thiếu.
- CSVC trang thiết bị chưa được đầu tư thỏa đáng (THPT chuyên Thái Bình là trường duy nhất đang sử dụng khu vật tư nông nghiệp cũ làm trường học); Giáo trình cho chuyên chưa có; sách tham khảo thiếu.
72
Kết luận chương 2
Trong chương 2, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT Chuyên Thái Bình, với các nội dung : cơ cấu tổ chức của trường; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất. Song tác giả nghiên cứu sâu vào hai nôi dung chính đó là : Thực trạng đội ngũ HSG trường chuyên và công tác bồi dưỡng HSG; tiếp đó là thực trạng của công tác QL hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường; để làm việc này tác giả đã thống kê 26 bảng kết quả, nhằm đánh giá khách quan thực trạng, phân tích cụ thể, khoa học, so sánh, khái quát để có cái nhìn chính xác; chỉ ra các điểm mạnh, yếu, những nguyên nhân chủ quan, khách quan, từ đó rút ra nhũng biện pháp cần thiết cho việc QL hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường.
73 CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 3.1. Căn cứ đề xuất các biện pháp
3.1.1. Mục tiêu phát triển của tỉnh Thái Bình và của nhà trường
Mục tiêu phát triển toàn diện sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ GV đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; Nâng cấp hệ thống các trường; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.[ Trích Quyết nghị của Tỉnh.]
Xây dựng và phát triển trường THPT chuyên Thái Bình thành một cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng trở thành những tài năng trẻ có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có phẩm chất đạo đức tốt và ý thức tự học; có nền tảng kiến thức vững vàng; giỏi các môn học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khoẻ tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo các em trở thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Trường THPT chuyên Thái Bình là trường chuẩn quốc gia điển hình của các trường chuẩn quốc gia ở Thái Bình. [Trích đề án xây dựng và phát triển trường THPT chuyên Thái Bình 2011-2020.]
3.1.2. Thực trạng của hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường
- Thực trạng đội ngũ chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng nên cần có sự đầu tư xây dựng đội ngũ để đáp ứng yêu cầu.
- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu cho công tác HSG.
- Kết quả bồi dưỡng HSG chưa ổn định và chưa đồng đều ở các bộ môn. - Hình thức thi luôn luôn thay đổi.
- QL hoạt động bồi dưỡng HSG mới chỉ thiên về kinh nghiệm, chưa có sự áp dụng lý luận của khoa học quản lý.
74
3.1.3. Căn cứ vào nguyên tắc có tính phương pháp luận
Để xây dựng được các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng HSG, đảm bảo được những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, chúng ta dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
3.1.3.1. Tính kế thừa
Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hoàn toàn khi chúng ta không quan tâm đến cái hiện có, mà cần nghiên cứu xem cái nào tốt cần giữ gìn và phát huy, cái nào chưa phù hợp cần thay thế, sửa chữa nhưng " ít bị xáo trộn nhất"
Nguyên tắc tính kế thừa, thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi cái gì bất cập. Mặt khác, các biện pháp phải phát huy tiềm năng vốn có của nhà trường; phát huy được ý thức tự giác, năng lực tiềm ẩn của đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.
3.1.3.2. Tính phù hợp
Mỗi biện pháp đưa ra chúng ta đều phải tính đến yếu tố có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện có hay không. Một biện pháp dù có hay đến mấy nhưng không phù hợp với hoàn cảnh thì mãi mãi cũng chỉ tồn tại dưới dạng lý thuyết mà thôi
Vì vậy, tính phù hợp ở đây nghĩa là biện pháp đưa ra phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương và xu thế phát triển của xã hội.
3.1.3.3. Tính hiệu quả
Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai phải đạt được kết quả như mong đợi với "chi phí" thì " ít nhất" nhưng đem lại " lợi ích" thì "nhiều nhất". Biện pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.
3.1.3.4. Tính thực tiễn
" Như phân tích ở trên, một biện pháp đi vào cuộc sống thì phải có tính phù hợp, chính sự phù hợp đã đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên, khi phân tích ở khía cạnh này có thể thấy rất phù hợp, song xét trên tổng thể thì lại gặp rất nhiều khó khăn khác. Ví dụ, công tác phát triển đội ngũ GV phụ thuộc vào rất nhiều
75
yếu tố: chủ quan, khách quan; không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực sư phạm mà còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách, tiêu chí tuyển chọn của tỉnh....hoặc công tác CSVC phục vụ HSG phụ thuộc rất nhiều về nguồn kinh phí được cấp hàng năm....
Như đã phân tích ở phần đánh giá thực trạng, có những biện pháp hầu hết GV cho rằng hiệu quả, cần thiết song học chỉ đánh giá mức độ thực hiện của HT chỉ ở mức TB; do có nhiều nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân khách quan, đó là không có sự đồng thuận của địa phương, của xã hội thì khó có thể thực hiện được
3.2. Các biện pháp cụ thể
3.2.1. Biện pháp 1: Phát hiện, tuyển chọn, thành lập đội dự tuyển và đội tuyển Quốc Gia Quốc Gia
3.2.1.1.Mục tiêu: Phát hiện sớm và đúng những học sinh có năng khiếu để thành
lập đội dự tuyển và đội tuyển dự thi cấp quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG.
3.2.1.2. Cách thức tiến hành
+ Từ các trường trung học cơ sở trong tỉnh: cần đổi mới công tác TS; cụ thể, đổi mới phương thức, hình thức, cách thức TS vào THPT chuyên, kết hợp thi TS với việc phát hiện HS năng khiếu, xác định chỉ số thông minh (IQ), tính sáng tạo (CQ), cảm nhận (EQ), đam mê (PQ), đạo đức (MQ) và trí tuệ xã hội (SI) là một công nghệ đánh giá năng lực trí tuệ hiện đại, có thể dùng để tham khảo, đồng thời phải coi trọng kết quả, thành tích hoạt động thực tiễn.
+ Lớp 10: Thành lập đội dự tuyển ( Tham gia thi C10).
+ Lớp 11: Thành lập đội dự tuyển (Tham gia thi C10), yêu cầu học nhanh; bồi dưỡng sâu các chuyên đề.
+ Lớp 12: Thành lập đội tuyển Quốc gia, theo mô hình (4+2;5+3;6+4) Trong quá trình giảng dạy, giáo viên môn Hóa dựa trên những đánh giá của chính mình, tham khảo ý kiến đánh giá của giáo viên các môn Toán, Vật lý để giới thiệu cho Trường và tự mình bồi dưỡng, kèm cặp trong cả năm học.
Đối với khối 10 và 11 khi thành lập đội dự tuyển, giáo viên chủ nhiệm đề xuất, nhà trường tổ chức thi tuyển chọn.
76
Đối với đội tuyển đi thi Quốc Gia: Đây là kỳ thi do Sở Giáo dục và đào tạo chỉ đạo, đó là kỳ thi của Tỉnh, song giao toàn bộ khâu tổ chức, ra đề, lên điểm, tổng hợp. Hiệu trưởng báo cáo kết quả tới phòng khảo thí trình giám đốc ra quyết định.
3.2.2. Biện pháp 2: Thu hút, tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên dạy chuyên 3.2.2.1.Mục tiêu 3.2.2.1.Mục tiêu
Thu hút, tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ GV dạy chuyên và chủ nhiệm đội tuyển HSG đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng nhiệm vụ phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng HS giỏi tạo nguồn cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của trường và của Tỉnh.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành a. Thu hút giáo viên dạy chuyên.
Có rất nhiều tranh luận về chế độ lương nhà giáo và luôn được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, nhưng có điểm chung là lâu nay lương nhà giáo thực thế chưa đủ sống, chưa đủ để nhà giáo lấy đó là động lực dạy học, động lực vào nghề sư phạm.
HT cần xây dựng cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên dạy chuyên của tỉnh nhà. Trình với các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt cần có chế độ đặc cách đối với các sinh viên lớp tài năng, từng là học sinh chuyên đã tốt nghiệp ĐH.
b. Tuyển chọn đội ngũ GV dạy chuyên và lãnh đội tuyển HSG
Mỗi năm HT tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ CBQL, GV và nhân viên để có KH tuyển dụng, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực làm việc.
+ Tiêu chuẩn chọn GV về dạy ở trường chuyên. Đối với sinh viên mới ra trường.
- Có bằng tốt nghiệp đoạt lại giỏi. Ưu tiên SV là cựu HS của trường đã đạt giải quốc gia; Có phẩmchất đạo đức tốt; Có sức khỏe tốt.
Với quy trình như sau:
77 - Soạn 1 chuyên đề dạy chuyên.
- Dạy 1 - 2 tiết tại lớp chuyên; Dạy 1 - 2 chuyên đề cho lớp chuyên.
Hội đồng khoa học nhà trường thẩm định, cho điểm. Nếu hội đồng khoa học của nhà trường nhất trí. Trình các cấp có thẩm quyền ra quyết định. Vấn đề này, những năm trước thường được tiến hành như trên. Song, những năm gần đây các sinh viên này phải trải qua kỳ thi công chức của tỉnh (theo các tiêu chí cụ thể) như vậy việc bỏ sót các sinh viên tài năng là có thể xảy ra và đã xảy ra, vì phụ thuộc vào các tiêu chí đưa ra trong kỳ thi công chức.
Đối với GV giỏi của các trường
- Đã có kinh nghiệm bồi dưỡng HSG và có nhiều giải HSG cấp tỉnh hoặc có được mời tham gia dạy HSG ở trường THPT chuyên; Phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trách nhiệm với công việc có uy tín đối đồng nghiệp, HS và PH; Có sức khỏe tốt.
Đối với những GV này xin về trường thì GV đó phải:
- Soạn chuyên đề dạy chuyên; Dạy 1- 2 tiết chuyên; Dạy 1 chuyên đề bồi dưỡng HSG. Sau khi Hội đồng khoa học xác nhận GV đó đủ năng lực dạy HSG thì mới đề nghị Sở lập quy trình ra quyết định tuyển dụng.
+ Phân công GV chủ nhiệm đội tuyển HSG dựa trên tiêu chí sau:
- Năng lực và sở trường: Xét về năng lực, mỗi GV trước hết phải thể hiện năng lực của chính mình, nếu GV nào không có năng lực giảng dạy thì nên kiên quyết