Thái Bình
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát động cơ khiến HS chọn THPT chuyên TB
TT Nội dung Đồng ý (3) %đồng ý
1 Do có cơ hội đỗ đại học cao 115 100.00
2 Do nhà trường có đội ngũ GV giỏi 107 93.04 3 Do nhà trường có môi trường học tập tốt 102 88.70
4 Do cha mẹ chọn 49 42.61
5 Do động viên của các anh chị khóa trước 59 51.30
Qua bảng 2.5 ta thấy, lý do học sinh trong tỉnh chọn trường THPT Chuyên Thái Bình là do: có cơ hội đỗ đại học cao chiếm 100% phiếu đồng ý, tiếp theo đó là do nhà trường có đội ngũ GV giỏi, chiếm 93% và 88,70% số phiếu đồng ý với tiêu chí, nhà trường có môi trường học tập tốt. Thực tế, nhà trường đã xây dựng
46
được hình ảnh tốt với các bậc phụ huynh, kết quả thi ĐH hàng năm đều xếp thứ hạng cao trong toàn quốc, có nhiều năm xếp top 10, thấp nhất là top 20.
Qua bảng trên, ta thấy chỉ có 42,61% phiếu đồng ý là do cha mẹ chọn, điều đó chứng tỏ các em tìm hiểu rất kỹ về thành tích, đội ngũ GV và môi trường học tập của nhà trường. Đây cũng là tín hiệu tốt, song cũng là thách thức: Nếu việc thi ĐH thay đổi theo hướng mới, chúng ta cần chủ động trong công tác dạy và học nhằm giữ vững thương hiệu của nhà trường.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát động cơ phấn đấu vào đội tuyển cấp tỉnh
TT Nội dung Đồng ý %đồng ý
1 Do say mê 60 52.17
2 Do dễ đạt giải 15 13.04
3 Do thời gian ôn luyện ít và sát với đề thi ĐH 25 21.74
Qua bảng 2.6 ta thấy, hiện nay học sinh không thiết tha với việc phấn đấu vào đội tuyển cấp tỉnh, chỉ có 52,17% cho rằng đó là niềm say mê. Nguyên nhân, cuộc thi cấp tỉnh các em ít được động viên khuyến khích : Như chế độ học bổng, cộng điểm...mặt khác, như đã nêu ở trên mục đích cuối cùng của các em là vào đại học, các em cho rằng cần học đều 3 môn thi, không cần chú trọng vào một môn nào đó.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng HS không vào đội tuyển Quốc Gia.
TT Nội dung Đồng ý %đồng ý
1 Do học lệch sợ trượt đại học 101 87.83
2 Do mất nhiều công sức, khó đạt giải 81 70.43 3 Do khi đạt giải lại ít trường xét tuyển vào thẳng 73 63.48 4 Không yên tâm về giáo viên lãnh đội 6 5.22 5 Tốn nhiều kinh phí và học bổng thấp 47 40.87
6 Do bố mẹ không đồng ý 24 20.87
Qua bảng 2.7 ta thấy, yếu tố học lệch sợ trượt đại học, chiếm 87,83%, do mất nhiều công sức khó đạt giải, chiếm 70,43%. Tuy nhiên, hầu hết các học sinh rất yên tâm về GV lãnh đội đội tuyển. Còn 40,87% cho rằng, vào đội tuyển và học bổng thấp. Nguyên nhân, có giai đoạn học sinh có giải Quốc gia không được
47
xét vào thẳng đồng thời có giai đoạn xét giải cũng còn bất cập đó là có môn xét 70% đến 80% học sinh thi đạt giải, có môn chỉ 7%-8% đạt giải, mặt khác thời lượng học đội tuyển quá nhiều và tốn nhiều kinh phí, trong khi đó Thái Bình lại là tỉnh nghèo. Giải pháp: cần có cơ chế chính sách xuyên suốt về chế độ đãi ngộ đối với học sinh đạt giải Quốc Gia, kết cấu hợp lý về chương trình tạo điều kiện cho các học sinh trong đội tuyển yên tâm đối với các môn thi ĐH.
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát các hình thức hỗ trợ, khuyến khích HS đội tuyển.
TT Nội dung Đồng ý %đồng ý
1 Tiền học bổng 103 89.57
2 Giáo viên động viên khuyến khích 96 83.48 3 Tập thể lớp khuyến khích... 79 68.70 4 Gia đình động viên khuyến khích 88 76.52
Qua bảng 2.8 ta thấy, về hình thức hỗ trợ bằng học bổng, chiếm 89,57%, thầy cô động viên, chiếm 83,48%. Như vậy, nhằm động viên khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào đội tuyển, HT cần xây dựng cơ chế, tham mưu với các cấp có thẩm quyền để tăng học bổng cho học sinh, vấn đề này nhà trường cũng đã làm song mức học bổng còn thấp. Mặt khác, quán triệt một cách triệt để tới giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như GV dạy đội tuyển luôn luôn động viên khích lệ các em, để các em thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình khi được tham gia đội tuyển.
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát các chế độ khen thưởng nào là phù hợp.
TT Nội dung Đồng ý %đồng ý
1 Tiển thưởng 107 93.04
2 Bằng khen/ giấy khen 101 87.83
3 Tuyên dương trước toàn trường 83 72.17
Qua bảng 2.9 ta thấy, chế độ khen thưởng bằng tiền, đến 93,04% học sinh cho rằng phù hợp, tiếp theo hình thức khen thưởng bằng bằng khen và giấy khen. Rõ ràng cần huy động các nguồn lực như: Hội phụ huynh, các nhà tài trợ để nâng mức thường đối với học sinh có thành tích.
48
TT Nội dung Đồng ý %đồng ý
1 Về kế hoạch và thời lượng ôn tập 71 61.74
2 Về cơ sở vật chất 28 24.35
3 Về giáo viên giảng dạy 83 72.17
Qua bảng 2.10 ta thấy, có tới 72,17% số học sinh được khảo sát rất hành lòng và yên tâm về đội ngũ thầy cô trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, chỉ có 24,35% học sinh hài lòng về cơ sở vật chất của nhà trường. Đúng như vậy, cơ sở vật chất của trường THPT chuyên Thái Bình quá tồi tàn, thực tế chỉ có 19 phòng học đủ tiêu chuẩn, còn lại nhà cấp 4 không đạt chuẩn vì khuôn viên nhà trường trước đây là nhà của khu vật tư nông nghiệp cũ chưa được quy hoạch cho trường học, thiết bị thí nghiệm, thực hành, máy vi tính được cấp theo dự án nên quá tồi, mặt khác công tác duy tu, bảo dưỡng còn kém chưa có người chuyên trách.