1.3.2.1. Đặc trưng của học sinh giỏi
Là học sinh có năng khiếu, tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập về một môn học hoặc nhiều môn học, hoặc một lĩnh vực riêng biệt nào đó. HSG có phương pháp tự học hiệu quả, có thể tự nghiên cứu và sáng tạo.
1.3.2.2 .Khái niệm bồi dưỡng học sinh giỏi
Theo Từ điển Giáo dục học 2001, bồi dưỡng được định nghĩa như
sau:“Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích
nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể”.
Bồi dưỡng HSG là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình, đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu trong môi trường có tính ngoại lực); mà cốt lõi là giúp cho người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy, cách tự đánh giá,
26
tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để tự học, tự bồi dưỡng.
1.3.2.3. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG ở trường THPT
Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG được thể hiện qua báo cáo
chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng VI: “Nhân tài không phải là sản
phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ…"
Việc bồi dưỡng HSG có tác động tích cực đến quá trình dạy và học, tạo động lực, làm nòng cốt trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; kích thích ý chí vươn lên đỉnh cao thành tích trong học tập, rèn luyện, góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, hướng tới mục tiêu giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Ngoài ra, việc bồi dưỡng HSG còn góp phần đào tạo đội ngũ GV vừa tâm huyết với nghề vừa có trình độ chuyên môn tốt; góp phần quan trọng nâng cao uy tín, trí tuệ, về truyền thống thông minh, hiếu học của dân tộc; hình thành củng cố hệ thống đào tạo của trường chuyên trong cả nước.