Biện pháp 2: Thu hút, tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên dạy chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình tỉnh thái bình (Trang 78)

3.2.2.1.Mục tiêu

Thu hút, tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ GV dạy chuyên và chủ nhiệm đội tuyển HSG đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng nhiệm vụ phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng HS giỏi tạo nguồn cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của trường và của Tỉnh.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành a. Thu hút giáo viên dạy chuyên.

Có rất nhiều tranh luận về chế độ lương nhà giáo và luôn được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, nhưng có điểm chung là lâu nay lương nhà giáo thực thế chưa đủ sống, chưa đủ để nhà giáo lấy đó là động lực dạy học, động lực vào nghề sư phạm.

HT cần xây dựng cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên dạy chuyên của tỉnh nhà. Trình với các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt cần có chế độ đặc cách đối với các sinh viên lớp tài năng, từng là học sinh chuyên đã tốt nghiệp ĐH.

b. Tuyển chọn đội ngũ GV dạy chuyên và lãnh đội tuyển HSG

Mỗi năm HT tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ CBQL, GV và nhân viên để có KH tuyển dụng, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực làm việc.

+ Tiêu chuẩn chọn GV về dạy ở trường chuyên. Đối với sinh viên mới ra trường.

- Có bằng tốt nghiệp đoạt lại giỏi. Ưu tiên SV là cựu HS của trường đã đạt giải quốc gia; Có phẩmchất đạo đức tốt; Có sức khỏe tốt.

Với quy trình như sau:

77 - Soạn 1 chuyên đề dạy chuyên.

- Dạy 1 - 2 tiết tại lớp chuyên; Dạy 1 - 2 chuyên đề cho lớp chuyên.

Hội đồng khoa học nhà trường thẩm định, cho điểm. Nếu hội đồng khoa học của nhà trường nhất trí. Trình các cấp có thẩm quyền ra quyết định. Vấn đề này, những năm trước thường được tiến hành như trên. Song, những năm gần đây các sinh viên này phải trải qua kỳ thi công chức của tỉnh (theo các tiêu chí cụ thể) như vậy việc bỏ sót các sinh viên tài năng là có thể xảy ra và đã xảy ra, vì phụ thuộc vào các tiêu chí đưa ra trong kỳ thi công chức.

Đối với GV giỏi của các trường

- Đã có kinh nghiệm bồi dưỡng HSG và có nhiều giải HSG cấp tỉnh hoặc có được mời tham gia dạy HSG ở trường THPT chuyên; Phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trách nhiệm với công việc có uy tín đối đồng nghiệp, HS và PH; Có sức khỏe tốt.

Đối với những GV này xin về trường thì GV đó phải:

- Soạn chuyên đề dạy chuyên; Dạy 1- 2 tiết chuyên; Dạy 1 chuyên đề bồi dưỡng HSG. Sau khi Hội đồng khoa học xác nhận GV đó đủ năng lực dạy HSG thì mới đề nghị Sở lập quy trình ra quyết định tuyển dụng.

+ Phân công GV chủ nhiệm đội tuyển HSG dựa trên tiêu chí sau:

- Năng lực và sở trường: Xét về năng lực, mỗi GV trước hết phải thể hiện năng lực của chính mình, nếu GV nào không có năng lực giảng dạy thì nên kiên quyết chuyển sang việc khác. Xét về sở trường: năng lực đã đạt ở trình độ cao, kỹ năng tính thông và gần đạt tới mức kỹ xảo, nếu giao đúng việc thì kết quả sẽ đạt tốt. - Thâm niên nghề nghiệp: Đối với nghề dạv học thì thâm niên có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thâm niên nghề nghiệp thông báo cho người QL biết vốn liếng nghề nghiệp mà người GV đã tích lũy được. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với những người thực sự yêu nghề và tận tụy với nghề.

- Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân: Đây là nội dung cuối cùng mà HT cần lưu ý. Tuy tiêu chí này không lấn át các tiêu chí trước, nhưng HT cần xem xét từng trường hợp cụ thể để giải quyết hợp lý sao bản thân người GV cảm nhận được sự quan tâm sẽ cố gắng nhiều hơn đổi với công việc chung. Tất nhiên không được quên việc thuyết phục, giải thích, động viên họ cùng chia sẻ khó

78

khăn với mọi người trong hoàn cảnh chung của nhà trường.

- HT khi phân công GV dạy chuyên cũng nên cân nhắc tới nguyện vọng của HS vì khi HS cảm thấy yên tâm với GV dạy sẽ vui vẻ, việc học tập chắc chắn sẽ đạt kết quả mong đợi. Tất nhiên, việc này cũng rất khó nếu lực lượng GV dạy đội tuyển mỏng.

Để nâng cao lựa chọn và phân công đúng được GV có năng lực lãnh đội tuyển HSG, HT cần tăng cường dự giờ thăm lớp bằng nhiều hình thức: Dự giờ theo KH, dự giờ đột xuất hoặc có thể kiểm tra các khâu của quá trình chuẩn bị lên lớp nhằm đánh giá thực chất trình độ tay nghề của GV. Qua dự giờ người QL phải đánh giá được 3 yêu cầu về chất lượng:

Một là khâu chuẩn bị của GV.

Hai là năng lực sư phạm thể hiện qua việc tổ chức giờ dạy, lựa chọn

phương pháp giảng dạy phù hợp phát huy được tính tích cực của HS và đạt được mục tiêu tiết dạy.

Ba là đánh giá được kỹ năng GV lập KH bài dạy...

c. Xây dựng KH về tổ chức bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực của GV dạy chuyên và bồi dưỡng HSG.

+ Nâng cao nhận thức của GV hoạt động bồi dưỡng HSG

Đây là việc cần phải làm đầu tiên để tạo nên nhận thức đúng đắn trong

mỗi GV và cán bộ QL. Mác cho rằng: “Một khi nhận thức được thấm nhuần thì

bản thân nó trở thành mội sức mạnh vật chất”. Mọi việc thành công hay thất bại

đều có liên quan nhận thức bởi vì nhận thức là cơ sở cho hành động, nó soi sáng dẫn đường để chúng ta đi đến đúng mục đích.

Vì vậy biện pháp này là tác động làm thay đổi nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV và cán bộ QL giúp HT, cán bộ QL cấp dưới và các GV nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng, tính cần thiết hoạt động bồi dưỡng nhân tài trong công cuộc đổi mới giáo dục.

+ Về nhận thức, cần bồi dưỡng cho GV:

- Hiểu được tình hình chung về giáo dục trên thế giới, phương thức bồi dưỡng HSG của các nước có nền giáo dục phát triển; quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG, những văn bản pháp quy

79

về trường chuyên, về tổ chức các kì thi HSG trong nước và quốc tế.

- Vai trò, nhiệm vụ của trường THPT chuyên, vị trí của từng môn chuyên, mục tiêu bồi dưỡng HSG của từng bộ môn;

- Đại cương về tâm sinh lý của HSG: Các dấu hiệu, những biểu hiện mang tính đặc trưng của HS có năng khiếu đặc biệt về từng lĩnh vực;

- Lý luận dạy học hiện đại, phương pháp dạy môn chuyên, đặc thù trong việc dạy chuyên và bồi dưỡng HSG;

- Kinh nghiệm, cách tổ chức để có thể phát hiện HSG, phương pháp tổ chức bồi dưỡng HSG, tổ chức HS tự học và tập dượt nghiên cứu khoa học.

+ Về chuyên môn cần bồi dưỡng cho GV:

- Kiến thức bộ môn;

- Phương pháp nghiên cứu dạy bộ môn; phương pháp tự nghiên cứu.

- Chương trình tối thiểu cho mỗi môn chuyên, nội dung từng chuyên đề bồi dưỡng HSG của mỗi môn chuyên;

- Kỹ năng lắp đặt, khai thác, sử dụng các PTDH và các thiết bị thí nghiệm hiện đại;

- Ngoại ngữ, tin học làm công cụ đọc, dịch tài liệu, có thể giao lưu trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp trong và ngoài nước.

+ Cách thức bồi dưỡng

Thứ nhất: Xây dựng hệ thống các văn bản điều hành

- Xây dựng chuẩn nghề nghiệp đối với GV chuyên, dựa trên chuẩn GV THPT và yêu cầu thực tế trường chuyên.

- Quy định trách nhiệm của GV chuyên, đặc biệt là trách nhiệm tham gia dạy môn chuyên và bồi dưỡng HSG; tham gia nghiên cứu soạn chuyên đề và tài liệu giảng dạy, tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn HS tự học, tập duyệt nghiên cứu khoa học;

- Xây dựng chế độ khuyến khích thi đua, khen thưởng đối với GV chuyên và bồi dưỡng HSG.

Thứ hai. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng

+ Cử GV và tạo điều kiện thuận lợi cho GV đi học dài hạn (Tiến sỹ, Thạc sỹ) hoặc đi học ngắn hạn (các lớp bồi dưỡng hè...);

80 +Tổ chức Hội thảo, giao lưu theo chuyên đề;

+ Bồi dưỡng tại chỗ: Mở các lớp bồi dưỡng Tin học, Ngoại ngữ dành cho GV, tổ chức cho GV hỗ trợ lẫn nhau đọc, dịch tài liệu, khai thác tài liệu từ Internet. Định hướng nội dung bồi dưỡng GV chuyên phù hợp với từng giai đoạn. Tăng cường việc bồi dưỡng cho CBQL về kiến thức, kỹ năng QL; bồi dưỡng cho GV về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG, nâng cao năng lực phát triển chương trình, tài liệu môn chuyên, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục;

+ Bồi dưỡng GV thông qua phân công giảng dạy;

+ Mời chuyên gia, giáo sư về tập huấn cho đội tuyển và GV học tập;

+ Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh, tin học cho CBQL, GV; đưa đi bồi dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài các GV giảng dạy tiếng Anh trong các trường chuyên;

+ Xây dựng các diễn đàn trên internet để GV và HS trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường chuyên với các cơ sở giáo dục trong, ngoài nước có đào tạo, bồi dưỡng HSNK.

Để thực hiện định hướng trên của đề án, có nhiều việc phải làm, trong đó tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và trang bị cho GV một số nội dung chuyên đề vừa thiết thực phục vụ ngay cho việc dạy học ở trường THPT

chuyên; vừa nâng cao tiềm lực của GV các trường chuyên (Dạy một sổ chuyên

đề chuyên sâu; đổi mới PPDH, KTĐG trong trường THPT chuyên; đổi mới công tác đánh giá HSG).

Thứ ba: Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập KH dự giờ để đánh giá trình độ sư phạm

của GV. Qua dự giờ để đánh giá GV về năng lực tổ chức QL điều khiển một số giờ dạy, khả năng sử dụng các PPGD, kỹ năng trình bày, kỹ năng giúp HS phát triển tư duy... để từ đó đóng góp ý kiến giúp GV trưởng thành, đi lên từ tổ chuyên môn qua hoạt động này.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng tự học, tự bồi dưỡng của GV:

Hoạt động tự học rất có ý nghĩa đối với người GV, những phẩm chất và năng lực của người GV ở mức nào tuỳ thuộc phần lớn vào khả năng tự học của

họ. "Tự học" đồng nghĩa với "tự bồi dưỡng" - Đây là một cách gọi thường thấy

81 chuyên.

- Xây dựng động cơ và động lực tự học: Để thúc đẩy người GV nỗ lực vươn tới

hoạt động tự học tự bồi dưỡng, HT cần có những tác động đa dạng và phong phú, khơi dậy những tình cảm và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, danh dự cá nhân, danh dự tập thể: tạo lập, giữ gìn, phát huy nét đẹp truyền thống của nhà trường; đánh giá thưởng phạt công bằng, chính xác, kịp thời, cần coi trọng việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ trong quản lí giữa HT và GV, giữa GV với GV. Ngoài ra, không nên xem nhẹ những khuyến khích vật chất nhằm động viên kịp thời những nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân và tập thể nhóm. Cụ thể là đã lên lương sớm cho …. GV có thành tích …..

Thứ năm: Tổ chức viết SKKN, chuyên đề.

Trước hết cần làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tìm kiếm các SKKN nâng cao chất lượng dạy và học. Lãnh đạo nhà trường cần có KH, có biện pháp để đẩy mạnh phong trào thi đua viết SKKN. Thành lập hội đồng khoa học của nhà trường với các thành viên có khả năng đánh giá khách quan giá trị các SKKN, thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra theo dõi tiến độ viết SKKN của các GV; có chế độ động viên khen thưởng những SKKN có giá trị cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình tỉnh thái bình (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)