Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng số 7
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP.
61 Khái niệm và vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thànhsảnphẩm
1.1 Khái niệm và vai trò của chi phí sản xuất6
2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3 Ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
4.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí 11
4.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giáthành sản phẩm
4.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực kinh doanh 14
4.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng của chi phí 14
4.2.1 Căn cứ vào thờI điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thànhsản phẩm
4.2.2 Căn cứ theo phạm vị phát sinh chi phí 16
5 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm165.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm
18
Trang 26.1 Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp20
6.5.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
7 Hệ thống sổ kế toán liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm
Chương II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG SỐ 7- VINACONEX No 7
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty32
1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất- kinh doanh35
1.6 Công tác quản lý tài chính và nhân sự39
2.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm
Trang 32.2 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm46
2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46
2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 56
2.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 61
2.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dangvà tính giá thành sản phẩm
3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tínhgiá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 7.
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán là một công cụ hữu hiệu phục vụ cho quản lý kinh tế, với chức năngcơ bản là cung cấp những thông tin tà chính cho bản thân doanh nghiệp mà còncho cả các bên quan tâm như: nhà đầu tư, Ngân hàng, Nhà nước… Đối với các
Trang 4nhà kinh tế, các nhà quản trị thì kế toán được coi như một nghệ thuật ghi chép,phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất củadoanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như ở nước ta, các doanh nghiệpdù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp,là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải tự hạch toán lấy thu nhập để bù đắp chochi phí và đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Song trên thực tế tỷ lệthất thoát vốn đầu tư cơ bản còn tương đối cao do chưa quản lý tốt các loại chiphí.
Ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng, chi phí sản xuất là yếu tố đầu vào của mọiquá trình sản xuất kinh doanh Do đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm cần phải được coi trọng đúng mức từ đó đảm bảo cho doanhnghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, đảm bảo thực hiện đầy đủnghĩa vụ với ngân sách nhà nước và thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, giá thành sản phẩm xây lắp là mộtchỉ tiêu chất lượng quan trọng trong kinh doanh, đây là một chỉ tiêu quan trọngvì chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ thường rất lớn, qua chỉ tiêu này có thể đánhgiá được trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.Vì vậy, quản lý tốt chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp là mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp xây dựng cơ bản Bên cạnhđó, muốn đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phảitự đánh giá, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm tìm racác mặt mạnh, yếu để có phương hướng, biện pháp nhằm đem lại hiệu quả kinhtế cao nhất Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động sản xuất kinh
Trang 5doanh, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tếthị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay Công tác kế toán nói chung và công táchạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là một công cụhữu hiệu để nhà quản lý thực hiện mục tiêu này.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty CP xâydựng số 7, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng Tài chính- Kếtoán và của giáo viên hướng dẫn em đã lựa chọn và viết luận văn tốt nghiệp với
đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với
việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng số 7”
Bài viết có kết cấu như sau:
Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại công ty cổ phần xây dựng số 7.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 7.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ, quan
tâm nhiệt tình của cô Nguyễn Thanh Quý và các cán bộ trong phòng Tài chính
của Công ty Nhưng do nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn ít, nên bài viết cònnhiều sai sót Vì vậy em rất mong muốn được tiếp thu và chân thành cảm ơnnhững ý kiến đóng góp chỉ bảo để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thứccủa mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Trang 6Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
1.Khái niệm và vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:1.1 Khái niệm và vai trò của chi phí sản xuất:
Trang 71.1.1 Khái niệm:
Sản xuất là quá trình biến đối tượng lao động thành sản phẩm có ích, phùhợp với yêu cầu của con người và phục vụ cho con người, dưới tác dụng của laođộng sống thông qua các vật truyền dẫn là tư liệu lao động Hay nói cách khác,quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp các yếu tố: sức lao đông, tư liệusản xuất và đối tượng sản xuất.
Trên đây là khái niệm cơ bản nhất về sản xuất, thông qua đó có thể thấyrằng, để hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục thì phải bỏ ra một lượng chi phívề lao động và chi phí về tư liệu sản xuất tức là đối tượng lao động và tư liệu lao
động Vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là giá trị về lao động sống và lao độngvật hoá được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp đã bỏ rađể tiến hành công việc sản xuất trong kỳ (tháng, quý, năm) Thực chất của chiphí là sự chuyển dịch vốn, giá trị của các tư liệu sản xuất và sức lao động haygọi chung là yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm (lao vụ,dịch vụ).
Như vậy, bản chất của quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao các yếu tố trênnên các chi phí phát sinh là tất yếu khách quan và không phụ thuộc vào ý chí chủquan của chủ đầu tư và nhà quản lý Nhà quản lý chỉ có thể kiểm soát chi phí saocho nó được sử dụng một cách có hiệu quả và đem lại lợi ích cao nhất, tránh lãngphí.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chi phísản xuất cũng là toàn bộ giá trị các hao phí về tư liệu lao động, đối tượng laođộng, sức lao động được thể hiện bằng tiền mà doanh nghiệp, chủ doanh nghiệpbỏ ra để thực hiện sản xuất Các chi phí này thông qua lao động của con người
Trang 8sẽ chuyển dần giá trị vào các sản phẩm xây lắp và hình thành nên giá thành sảnphẩm xây lắp.
Tất nhiên không phải bất cứ khoản chi nào trong doanh nghiệp xây dựngcũng được coi là chi phí sản xuất kinh doanh vì chi phí là giá trị của lao độngsống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra vàđể phục vụ cho hoạt động xây dựng nên chỉ có những chi phí có nguồn gốc lànhững hao phí về mặt lao động và tài sản liên quan đến công trình được thựchiện trong kỳ mới được phép ghi nhận là chi phí chứ không phải mọi khoản chicủa doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
Ở đây cần phân biệt rõ chi phí và chi tiêu Chi phí trong doanh nghiệp xâydựng là những khoản chi được nêu rõ ở trên, còn chi tiêu là sự giảm đi của cáccác loại nguyên vật liệu, hàng tồn kho, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, cáckhoản chi này có thể được dùng vào bất cứ mục đích gì, có thể là dùng cho xâydựng nhưng cũng có thể dùng cho quá trình cung ứng (vật tư, hàng hoá) hoặc làchi cho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo) Về mặt thời gian,hai khái niệm này cũng có những điểm khác nhau: ví dụ như, chi mua nguyênvật liệu: thì khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua nguyên vật liệu là khoảnchi tiêu nhưng nếu số nguyên vật liệu ấy trong kỳ không dùng cho sản xuất hoặcdùng cho sản xuất nhưng chưa dùng thì không phải tất cả khoản chi tiêu đó đềulà chi phí trong kỳ Mặt khác, cũng có những khoản chi phí được ghi nhận trongkỳ nhưng không được ghi nhận là chi tiêu vì thực tế nó chưa được chi ra Có sựkhác biệt này là do sự vận động và chuyển dịch giá trị gía trị của mỗi loại tài sảnvào sản phẩm sản xuất và sự phân biệt các kỳ hạch toán sản xuất hay nói cáchkhác là yêu cầu kỹ thuật hạch toán.
Trang 91.1.2 Vai trò của chi phí sản xuất:
Với khái niệm trên có thể thấy rõ vai trò to lớn của chi phí đối với hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực xây lắp thì chi phí sản xuất có vai trò quan trọng vì sảnphẩm của họ là các công trình với đặc điểm là thời gian thi công dài, giá trị lớnnên các chi phí phát sinh trong kỳ thường rất lớn, trong đó chi phí sản xuất cóchiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp và là phần quantrọng cấu thành nên giá thành của các công trình Thật vậy:
- Để xây dựng các công trình, trước hết phải có các yếu tố cần thiết cho quátrình sản xuất là sức lao động, máy thi công và công cụ, dụng cụ, nguyên vậtliệu Đây là những chi phí cần thiết mà không có chúng thì không thể tiến hànhsản xuất được Đặc biệt ngày nay trong nền sản xuất lớn, hiện đại, máy móc càngcó vai trò quan trọng hơn, nó giúp cho hoạt động sản xuất được diễn ra nhanhchóng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, thậm chí máymóc còn thay thế con người làm những công việc khó khăn, nguy hiểm.Tuy vậy,lao động của con người lại có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất vì con người làchủ thể, không có con người thì không thể sản xuất được, không có người để tạora máy móc.
- Chi phí là bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, khi doanh nghiệp xâylắp hoàn thành, bàn giao công trình, hạng mục công trình cho chủ đầu tư thì phầngiá trị tương ứng mà doanh nghiệp sẽ nhận được là doanh thu Doanh thu baogồm giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp Như vậy, chi phí có ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
Trang 10- Đối với kế toán, chi phí là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm, lợi nhuậnkinh doanh và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Đối với các nhà quản lý, các chi phí phát sinh trong kỳ là cơ sở để xem xéttình hình sản xuất và đưa ra các biện pháp, kế hoạch chiến lược nhằm thu đượclợi nhuận tối đa.
1.2 Khái niệm và vai trò của giá thành:
1.2.1 Khái niệm:
Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp là gía trị các hao phí vềlao động và tư liệu sản xuất được biểu hiện bằng tiền có liên quan đến côngtrình, hạng mục công trình, khối lượng công việc đã hoàn thành theo tiến độ thicông.
Giá thành sản phẩm bao gồm tất cả những khoản chi phí phát sinh trong kỳ vàchi phí từ kỳ trước chuyển sang, ngoài ra còn có các chi phí trích trước có liênquan đến khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ.
Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp hoặc giántiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là tất cả các chi phíphát sinh trong kỳ của doanh nghiệp như: chi phí quản lý, chi phí tài chính…
Tổng giá thành sản phẩm hoàn
Chi phí sản xuất dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
(đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm
chi phí
Chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ
Trang 11Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giá thành sản phẩm khác chi phí sản xuất ởchỗ, có những khoản đã được tính là chi phí trong kỳ nhưng chưa phải là gíathành sản phẩm vì phần công trình, hạng mục công trình đó chưa hoàn thành.Đối với những phần hạng mục công trình hoàn thành ngay trong một kỳ, khôngcó sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm hoàn thành trùng nhau.
1.2.2 Vai trò của giá thành:
Giá thành là phần quan trọng trong doanh thu của sản phẩm sản xuất Đượccấu tạo nên từ chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ, gía thành có ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được Tuỳ theo những tiêu thức khác nhau, tacó thể phân loại giá thành, mỗi loại có vai trò riêng và quan trọng đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá thành sản phẩm thực tế phát sinh là căn cứ để xây dựng nên giá bánhàng hoá
- Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp ở mỗi kỳ kế toán thường khônggiống nhau, có điểu đó là do sự biến động giá cả trên thị trường hoặc cácchính sách tài chính của công ty, giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ làcăn cứ để ban quản lý xác định được hiệu quả và hiệu năng sản xuất củadoanh nghiệp trong kỳ.
- Đặc biệt, giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng có vai trò quantrọng, đây là loại giá thành được xác định trước khi bước vào tiến hànhcông việc sản xuất kinh doanh trong kỳ Vì vậy, đây là căn cứ để đề ra kếhoạch sản xuất của doanh nghiệp, so sánh với giá thành thực tế phát sinh,
Trang 12đây là căn cứ để đánh giá hiệu quả sản xuất và đề ra mục tiêu hoạt độngcho kỳ sản xuất sắp tới.
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơbản, xác định giá thành sản phẩm sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng Vìcông trình có giá trị rất lớn nên giá thành dự toán là cần thiết, đây là cơ sởđể doanh nghiệp tiến hành giao khoán công việc trong kỳ cho các đội sảnxuất, kiểm soát chi phí phát sinh và bảo đảm chất lượng công trình
2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp phải được theo dõi và ghi nhậnkịp thời chính xác vì chi phí sản xuất là thành phần tạo nên doanh thu củadoanh nghiệp, là căn cứ quan trọng đối với nhiều người quan tâm như:nhà quản lý, nhà đầu tư, các cơ quan thuế…
- Đối với từng nghiệp vụ phát sinh chi phí đều phải có chứng từ hợp lý,hợp lệ làm căn cứ ghi sổ kế toán
- Các nghiệp vụ phát sinh chi phí trong kỳ thường rất nhiều và phức tạp,phải quản lý chi phí phát sinh chặt chẽ, tránh lãng phí, đảm bảo chi phísản xuất trong kỳ được sử dụng có hiệu quả Từ đó cung cấp thông tin chocác nhà quản lý một cách nhanh chóng, chính xác.
- Giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp phải được quảnlý rõ ràng dựa trên cơ sở là chi phí thực tế phát sinh.
- Sản phẩm xây lắp là những công trình có giá trị lớn và cần phải đảm bảoan toàn chất lượng lại mang tính đơn chiếc và có kết cấu phức tạp, thờigian tiến hành sản xuất lầu … vì vậy, đối với mỗi công trình cần tiến hành
Trang 13lập dự toán trong đó có dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Trong quá trình xây lắp cần tiến hành so sánh chi phí thực tế phát sinh vớIdự toán, lấy dự toán làm thước đo.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại một chỗ vị vậy làm cho công tác quản lý sửdụng hạch toán tài sản, nguyên vật liệu rất phức tạp Cần phải tổ chức tốtcông tác quản lý và bảo quản tài sản tránh thất thoát trong sản xuất
3 Ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Ý nghĩa của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải tổchức hạch toán khoa học để cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý, giúpquản lý nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề xuất kiến nghịnhằm cải thiện tình hình Cụ thể:
- Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính xác là phản ánhtrung thực tình hình tài chính của công ty, là cơ sở để xác định lợi nhuậncủa doanh nghiệp.
- Ghi nhận chi phí sản xuất đầy đủ từ đó tính chính xác ra giá thành sảnphẩm tạo điều kiện cho nhà quản lý nắm rõ được tình hình sản xuất, từ đótìm ra biện pháp nâng cao lợi nhuận, đảm bảo đứng vững trên thươngtrường Thông qua thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những nhà quản lý doanh nghiệp cóthể nắm được chi phí và giá thành trực tiếp của từng hoạt động, từng côngtrình, hạng mục công trình cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích đánh gía tình hình thựchiện các định mức chi phí và dự đoán chi phí, tình hình sử dung tài sản,
Trang 14vật tư, lao động, tiền vốn, và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sảnphẩm để có quyết định hợp lý.
- Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và giá thành sản phẩm là cơ sở đểkế toán lập báo cáo tài chính, phản ánh một cách trung thực chi phí phátsinh là điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm.
Nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:- Phải căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất
sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm thích hợp.
- Tổ chức hạch toán và phẩn bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đốitượng bằng phương pháp thích hợp đã chọn, nhằm cung cấp kịp thờichính xác các số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếutố chi phí theo quy định, xác định đúng đắn chi phí của từng sản phẩmhoàn thành và dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành củatừng công trình, hạng mục công trình đúng khoản mục chi phí và đảm bảonguyên tắc tính đúng kỳ kế toán.
- Phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh theotừng đối tượng tập hợp chi phí từ đó tính một cách chính xác giá thànhsản phẩm.
- Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành nhằmtăng cường hiệu quả quản lý và hiệu năng sản xuất, không ngừng tốI thiểuhoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trang 154 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
4.1 Phân loại chi phí sản xuất:
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại chi phí sản xuất, với mỗi cách phân loại chiphí khác nhau, có nhưng công dụng đối với công tác quản lý khác nhau
4.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí:
Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng tồn tại 3 yếu tố đầu vào củaquá trình sản xuất là chi phí về đối tượng lao động, chi phí về tư liệu lao động vàchi phí sức lao động Tuy nhiên trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp cácyếu tố có mặt trong các nghiệp vụ kinh tế rất đa dạng, để đáp ứng yêu cầu quảnlý chi phí trong doanh nghiệp có hiệu quả và thực hiện tốt công tác phân tích chiphí, các yếu tố có cùng nội dung kinh tế được xắp xếp chung vào một yếu tốkhông phân biệt chi phí sản xuất được phát sinh ở đâu hay dùng vào mục đích gìtrong sản xuất, cũng có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể củachúng Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đối với doanh nghiệp xây lắp được chiathành các yếu tố sau:
- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Là những chi phí về nguyên vật liệu,không phân biệt là chi phí trực tiếp hay chi phí gián tiếp, chi phí nguyênvật liệu chính hay phụ như: xi măng, sắt thép, cát, đá sỏi…
- Yếu tố chi phí nhiên liệu động lực sử dung vào quá trình sản xuất kinhdoanh trong kỳ, các yếu tố chi phí này phải loại bỏ phần dùng không hếtnhập lại kho và phần phế liệu thu hồi
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: là những chi phívề tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương mà doanhnghiệp phải trả cho người lao động
Trang 16- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: đây làkhoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải trích cho người lao độngtheo quy định của Nhà nước dựa trên cơ sở là tổng số lương chính và phụcáp lương trả cho người lao động
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ giá trị khấu haoTSCĐ mà doanh nghiệp phảI trích cho tất cả tàI sản cố định sử dụng chosản xuất kinh doanh của doạnh nghiệp, không phân biệt tàI sản đó đượcdùng cho hoạt động sản xuất hay quản lý.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là giá trị của các dịch vụ mua ngoài sửdụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như tiềnđiện, tiền nước, tiền tư vấn, sửa chữa lớn, thuê ngoài…
- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí dụng cho hoạt động sản xuấtkinh doanh ngoài các yếu tố chi phí đã nêu trên.
Việc phân loại chi phí theo yếu tố có ý nghĩa lớn trong quản lý Nó cho biếtcơ cấu chi phí theo nội dung kinh tế để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dựtoán chi phí sản xuất Nó là cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạchcung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu sử dụng vốn lưuđộng định mức Đối với công tác kế toán nó là cơ sở thiết lập các báo cáo tàichính, giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giúp sử dụng tàikhoản cấp 2 khi phân loại chi phí mang nội dung tổng hợp, ngoài ra nó còn là cơsở để tính thu nhập quốc dân (C+V+m) đánh giá khái quát tình hình tăng NSLĐ.
4.1.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Theo quy định hiện nay, có thể phân loại chi phí theo khoản mục sản phẩmtrong giá thành sản phẩm, cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và
Trang 17mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực xây dựng cơ bản cũng như doanh nghiệp sản xuất khác, giá thành sản phẩmbao gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệuchính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc tạonên thực thể của công trình (khoản mục này không bao gồm chi phí nhiênliệu cho máy thi công)
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụcấp lương của công nhân trực tiếp xây lắp công trình, công nhân vậnchuyển bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng thi công (tính cả lao độngtrong biên chế và ngoài biên chế) NgoàI ra còn bao gồm các khoản tríchtheo lương của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn cho người lao động thuộc biên chế của doanh nghiệp Nhưng khôngbao gồm các khoản phụ cấp và tiền lương có tính chất lương của côngnhân điều khiển máy thi công, công nhân vận chuyển vật liệu ngoài phạmvi công trường và các khoản trích theo luơng của công nhân trực tiếp sảnxuất, công nhân điều khiển máy thi công.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí có liên quan tới việc sửdụng máy thi công sản phẩm xây lắp, bao gồm chi phí nhiên liệu động lựccho máy thi công, tiền khấu hao máy, tiền lương công nhân điều khiểnmáy thi công
Do hoạt động của máy thi công trong xây dựng cơ bản mà chi phí sử dụngmáy thi công chia làm hai loại:
Trang 18+ Chi phí tạm thời: Là những chi phí liên quan đến việc lắp ráp, chạy thử,vận chuyển máy phục vụ sử dụng máy thi công trong từng thời kỳ (phân bổ theotiêu thức thời gian sử dụng)
+ Chi phí thường xuyên: Là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sửdụng máy thi công bao gồm tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiềnlương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu động lực,.vật liệu dùng cho máy, chiphí sửa chữa thường xuyên và các chi phí khác.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí trực tiếp phục vụ chosản xuất đội, công trình xây dựng nhưng không thể tính cho từng đốitượng cụ thể Chi phí này gồm: Tiền lương và các khoản tính theo lươngcủa bộ phận quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý đội, chi phícông cụ, dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đếnhoạt động của đội
- Chi phí bán hàng: gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụsản phẩm, hàng hoá, lao vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí phát sinh liên quan đếnquản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp nhà quản lý xác định được cơ cấu chi phí nằm tronggiá thành sản phẩm từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chiphí tới giá thành sản phẩm xây dựng và đưa ra dự toán về giá thành sản phẩm.Chính vì vậy phương pháp phân loại chi phí này được sử dụng phổ biến trongdoanh nghiệp kinh doanh xây lắp.
4.1.3 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Trang 19Theo cách phân loại này chi phí xây lắp được phân thành các loại chi phí sau:- Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những chi phí dùng cho
hoạt động SXKD chính và phụ phát sinh trong quá trình thi công và bàngiao công trình cùng các khoản chi quản lý.
- Chi phí hoạt động tài chính: Là các chi phí vốn và các tài sản đem lại lợinhuận cho doanh nghiệp như chi phí cho thuê tài sản góp vốn liên doanhnhưng không tính vào giá trị vốn góp.
- Chi phí khác: Là những khoản chi phí phát sinh không thường xuyên tạidoanh nghiệp và ngoài dự kiến của doanh nghiệp như chi phí bồi thườnghợp đồng, chi phí thanh lý tàI sản cố định…
Cách phân loại này giúp các nhà quản lý biết được cơ cấu chi phí theo cáchoạt động của doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả của các hoạt động Ngoài ra nócòn giúp kế toán sử dụng các TK kế toán phù hợp và hạch toán chi phí theo từnghoạt động.
4.1.4 Phân loại theo chức năng của chi phí
Cách phân loại này dựa vào chức năng của chi phí tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh như thế nào.
- Chi phí tham gia vào quá trình sản xuất: Chi phí NVL trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung (Các chi phínày tính vào chi phí sản xuất)
- Chi phí tham gia vào chức năng bán hàng: Chi phí bán hàng (không làmtăng giá trị sử dụng nhưng làm tăng giá trị hàng hoá)
Trang 20- Chi phí tham gia vào chức năng quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp:lương nhân viên quản lý, chi phí cho các công cụ dụng cụ dùng cho văn phòng.
Cách phân loại này giúp ta biết chức năng của chi phí tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh, xác định chi phí vào giá thành hoặc trừ vào kết quảcủa doanh nghiệp.
Trên đây là một số cách phân loại chi phí chủ yếu trong kế toán tài chínhcủa doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp xây lắp thì cách phân loại chi phítheo nội dung của chi phí và phân theo khoản mục tính giá thành được áp dụngnhiều nhất.
4.2 Phân loại giá thành sản phẩm :
4.2.1 Căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:
Thông thường, trong các doanh nghiệp xây lắp, có các loại giá thành sau:- Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây
lắp công trình Loại giá thành này được xác định dựa trên định mức vàkhung giá quy định áp dụng cho từng vùng, lãnh thổ.
- Giá thành kế hoạch; là giá thành xác định căn cứ vào những điều kiện cụthể của mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mứcđơn giá áp dụng cho mỗi đơn vị Giá thành kế hoạch bao gồm giá thànhdự toán và mức hạ giá thành dự toán.
- Giá thành thực tế: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp chi rađể xây dựng công trình, hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà đơnvị đã ký kết với chủ đầu tư Giá thành thực tế được xác định theo số liệutrên sổ kế toán.
4.2.2 Căn cứ theo phạm vi phát sinh chi phí:
Trang 21- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh trongquá trình sản xuất sản phẩm theo từng công xưởng sản xuất, bộ phận sảnxuất, đội sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp Loại giá thành này baogồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công.
- Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đếnquá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Do vậy loại giá thành này bao gồmcác khoản: giá thành sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quảnlý doanh nghiệp Do vậy, giá thành tiêu thụ còn được gọi là giá thành toànbộ.
5 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành
sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp:
5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Trong bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng vậy, điều kiện quan trọng đểhoạt động và tồn tại trên thị trường cạnh tranh là xác định chính xác các loại chiphí phát sinh trong kỳ, điều này cũng có nghĩa là phải hạch toán chi phí và tínhgiá thành sản phẩm một cách xác, kịp thời, đồng thời theo dõi sự biến động củachi phí trong kỳ Nhưng để làm được điều đó công việc đầu tiên mà nhà quản lýphải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.Thực chất của việc xác định đối tượng hạch toán chi phí là xác định giới hạn tậphợp chi phí, điều này cũng có nghĩa là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi tậphợp chi phí Có thể dựa vào một số tiêu thức sau để xác định đối tượng hạch toánchi phí và tính giá thành sản phẩm.
Trang 22- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất của doanhnghiệp là sản xuất giản đơn hay sản xuất phức tạp Đối với sản xuất giảnđơn thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toànbộ quá trình sản xuất có thể là nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều thứsản phẩm tương tự nhau) Còn đối tượng hạch toán giá thành sản phẩm làsản phẩm hoàn thành cuối cùng sản xuất ra.
- Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc, sản xuất nhỏ hay sản xuất hàngloạt với khối lượng lớn.
- Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: dựa trên cơ sởtrình độ tổ chức quản lý, trình độ và yêu cầu của nhà quản lý để xác địnhđối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Với trìnhđộ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm chi tiết theo từng góc độ khác nhau, còn với trình độ thấp,mức độ chi tiết có thể giản bớt, các đối tượng có thể bị hạn chế và thu hẹplại.
Ngoài ra còn có thể căn cứ vào các đặc điểm sau để xác định đối tượng hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác:
- Đặc điểm của chi phí (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểmthương phẩm )
- Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộcủa doanh nghiệp.
- Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thànhMặt khác, đặc điểm của các doanh nghiệp xây lắp là:
Trang 23- Sản phẩm các doanh nghiệp này làm ra đều có quy mô lớn, kết cấu phứctạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá đã ký kết tronghợp đồng với chủ đầu tư.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như:nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công…phải di chuyển theo địa đIểmthi công
- Quá trình thi công xây dựng công trình thường kéo dài: thời gian thi côngphụ thuộc vào khối lượng xây dựng, tính phức tạp của công trình, ngoàira còn có các điều kiện ngoại cảnh:nắng, mưa, bão…Nên quá trình thicông công trình được chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đượcchia thành nhiều công việc khác nhau.
- Với các đặc điểm trên, công tác quản lý, giám sát cũng đòi hỏi phải đượctổ chức chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiếtkế, hoàn thành đúng thời gian theo hợp đồng đã ký.
Vì vậy, trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất thường là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc củahạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình…
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các hạng mục công trình đã hoànthành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành…
Với hai khái niệm trên ta thấy đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất có những đặc điểm khác nhau.
Trang 24Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổchi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theocông trìn Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán lậpcác bảng biểu chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từngcông trình, hạng mục công trình, công việc đã hoàn thành.
Tuy nhiên giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Về bản chất chúng đều là những phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí Sốliệu về chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ là cơ sở để căn cứ để tính giáthành.
Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành có thể được biểu hiện trong các trường hợp sau:
- Tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhiều đối tượngtính giá thành có liên quan.
- Tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chỉ có một đốitượng tính giá thành.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tương ứngphù hợp nhau
Cũng do chính các đặc điểm của công ty xây lắp mà đối tượng tính giá thànhthường trùng hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: Côngtrình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
5.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trang 25Giống như các doanh nghiệp sản xuất khác, trong các doanh nghiệp xây lắp,phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thốngphương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạmvi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí Thực chất của việc hạch toán chi phísản xuất trong công tác kế toán hàng ngày là mở sổ, thẻ chi tiết để theo dõi cácchi phí phát sinh theo đối tượng đã xác định.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp, hệ thống phươngpháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tính chất thuầntuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành Có các phươngpháp tính giá thành sản phẩm sau:
- Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): phương pháp này đượcáp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn, số lượng sản phẩm ít,sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
- Phương pháp cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trìnhsản xuất sản phẩm được thực hiện thông qua nhiều giai đoạn, nhiều bộphận sản xuất khác nhau Giá thành sản phẩm được xác định bằng cáchcộng các chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chiphí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm- Phương pháp hệ số: áp dụng đối với doanh nghiệp mà trong sản xuất tiêu
thụ một lượng nguyên liệu và sức lao động và cùng sản xuất được nhiềusản phẩm.
- Phương pháp tỷ lệ:
- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Trang 26- Phương pháp liên hợp
Cụ thể với các doanh nghiệp xây lắp, do đối tượng tập hợp chi phí là từngcông trình và hạng mục công trình, phương pháp tập hợp chi phí được sử dụng là
phương pháp tập hợp chi phí theo công trình và từng hạng mục công trình Các
chi phí liên quan trực tiếp đến khối lượng công việc nào thì tập hợp trực tiếp chokhối lượng đó Đối với các loại chi phí gián tiếp như chi phí sản xuất chung (chiphí nhân viên giám sát công trình) thì sẽ tiến hành phân bổ chi phí đó theo tiêuthức nhất định cho từng công trình và hạng mục công trình sau đó tập hợp tươngtự như các loại chi phí trực tiếp khác.
Do đối tượng tính giá thành của công ty là công trình, hạng mục công trìnhhoàn thành mà trong kỳ kế toán, nên phương pháp tính giá thành được sử dụng
thường là phương pháp trực tiếp (giản đơn), và phương pháp tổng cộng chi phí.
Các xí nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
a Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biếntrong các xí nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chất đơnchiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành.Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giáthành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính toán đơn giản, thực hiện dễ dàng.
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trựctiếp cho một công trình hoặc hạng mục công trình, từ khi khởi công đến khi hoànthành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.
Trang 27Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ màcó khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:
Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
Chi phí sảnxuất dở dang
đầu kì
Chi phí sảnxuất phát sinh
trong kì
-Chi phí sảnxuất dở dang
cuối kỳ
Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhaunhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội công trình sản xuất đảmnhiệm và không có điều kiện quản lý, theo dõi riêng việc sử dụng các loại chi phíkhác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã tập hợp trêntoàn bộ công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình.
Khi đó: giá thành thực tế của từng hạng mục công trình = Gdti x H trong đó: - H : tỉ lệ phân bổ giá thành thực tế.
- C : tổng chi phí thực tế của cả công trường.
- Gdt : tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình.- Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình thứ i.
b Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp xí nghiệp nhận thầu xây lắptheo đơn đặt hàng Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành làtừng đơn đặt hàng.
Trang 28Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh đượctập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sảnxuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
c Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp tính giá thành định mức trên cơ sở xác định mức và đơn giátại thời điểm tính giá thành.
- Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quátrình thực hiện thi công côngtrình.
- Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây rachênh lệch đó.
Theo phương pháp này, giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được xâydựng theo công thức sau:
Giá thành thựctế của sản phẩm
xây lắp
Giá thành địnhmức của sảnphẩm xây lắp
Chênh lệchdo thay đổiđịnh mức
Chênh lệchdo thoát lyđịnh mức
6 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Theo quy định hiện hành trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp chỉ hạch toánhàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
6.1 Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiế p
6.1.1 Khái niệm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các hao phí về nguyên,
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp cho việcxây dựng công trình.
Trang 29
6.1.2 Phương pháp hạch toán
Các doanh nghiệp xây lắp khi hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sửdụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" Tài khoản này dùng để phảnánh những chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, dùng trực tiếp cho sảnxuất sản phẩm xây lắp hay lắp đặt các công trình, thực hiện dịch vụ lao vụ trongkỳ sản xuất kinh doanh Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải tính theogiá thực tế khi xuất dùng Nó không bao gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu sử dụngcho máy thi công và vật liệu sử dụng cho quản lý đội công trình Chi phí nguyênvật liệu trực tiếp còn bao gồm cả các chi phí cốp pha, dàn giáo, công cụ dụng cụđược sử dụng nhiều lần.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng sử dụng trực tiếp cácnguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, chếtạo, thực hiện dịch vụ khi xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Để có thể tính toán tập hợp chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kếtoán cần chú ý kiểm tra xác định số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưasử dụng hết và giá trị của phế liệu thu hồi (nếu có) để loại ra khỏi chi phí vềnguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.
Chi phí thực tế Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL trực tiếp = xuất đưa vào - còn lại cuối kỳ - phế liệu
trong kỳ sử dụng theo sử dụng thu hồi
Trang 30Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho đểtính giá thành thực tế vật liệu xuất dùng và căn cứ vào các đối tượng tập hợp chiphí sản xuất đã xác định để tập hợp.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho xây dựng
công trình
Bên Có:
- Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sửdụng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán như sau:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133-Thuế giá trị gia tăng (VAT) được khấu trừ (nếu có) Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 111, 112, 331
Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết:Nợ TK 152 - chi tiết vật liệu
Có TK 621- chi tiết theo đối tượng
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng công trình,hạng mục công trình:
Nợ TK 154- chi tiết theo đối tượng
Trang 31Có TK 621- chi tiết theo đối tượng
Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp:
6.2 Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp
6.2.1 Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phảI trả
cho công nhân trực tiếp xây dựng công trình, bao gồm: tiền lương chính, tiềnlương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương Ngoài ra, chi phí này cònbao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinhphí công đoàn do doanh nghiệp đóng góp và được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ theo tỷ lệ đã quy định.
6.2.2 Phương pháp hạch toán:
Trang 32Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, người ta sử dụng TK 622 "Chi phí
nhân công trực tiếp" Tài khoản này phản ánh toàn bộ chi phí lao động trực
tiếp tham gia xây lắp, sản xuất Tài khoản này có kết cấu như sau:
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định:
Nợ TK622- chi tiết theo công trình
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tàI khoản tính giá thànhtheo từng công trình, hạng mục công trình:
Nợ TK 154- chi tiết theo công trình
Có TK 622 - chi tiết theo công trình
Sơ đồ 2 : Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Trang 33TK 151,152,111,112,331… TK 622 TK 154
Tiền lương và các khoản phụ cấp
lương trả cho CN trực tiếp Kết chuyển CP NC TT
TK338
Các khoản trích theo lương
6.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công:
6.3.1 Khái niệm: chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp
phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng côngviệc xây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp, gồm có các khoảnsau đây:
Chi phí nhân công (TK 6231): lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trảcho công nhân trực tiếp điều khiển xe máy thi công.
Chi phí vật liệu (TK6232): nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho xe máy (TK 6233).
Chi phí khấu hao máy thi công (TK 6234).
Trang 34Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho xe máy thi công (TK6237) Chi phí bằng tiền khác cho xe máy thi công (TK6238).
6.3.2 Phương pháp hạch toán:
Để hạch toán chi phí máy thi công sử dụng TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi
công" Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi côngđối với doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thicông hỗn hợp Không hạch toán vào TK623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên lương phải trả công nhân sử dụng máy thicông Tài khoản này có kết cấu như sau:
Nếu có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho
đội máy có tổ chức kế toán riêng:
Tập hợp chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công: Nợ TK 621, 622, 627
Có TK152, 334, 331, 214
Tổng hợp chi phí sử dụng máy trên TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanhdở dang và tính giá thành ca máy, phân bổ cho các đối tượng xây lắp:
Trang 35Nợ TK154- Chi tiết sử dụng máy Có TK621, 622, 627
Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ xe máy lẫnnhau giữa các bộ phận, căn cứ vào giá thành ca xe máy, ghi:
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 154_Chi tiết sử dụng máy
Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ:
Nợ TK 623_ Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133_ VAT được khấu trừ
Có TK 511, 512 Có TK 3331-VAT phải nộp
Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng, hoặc có tổ chức đội máy thicông riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công:
Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công:
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK133_ VAT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 142, 214, 331, 334, 338 Sau đó phân bổ, kết chuyển vào từng công trình:
Nợ TK154_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 623_ Chi phí sử dụng máy thi công
Trang 36Nếu thuê ca máy thi công:
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133-VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331
6.4 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung:
6.4.1 Khái niệm: chi phí sản xuất chung là chi phí chi ra để phục vụ hoạt
động sản xuất tại các công trường, các đội, và các bộ phận sản xuất kinh doanhtrong doanh nghiệp, gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trêntiền lương của nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung chohoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội
.TK 6273- chi phí dụng cụ sản xuất.
.TK 6274- chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài .TK 6278- chi phí bằng tiền khác.
Trang 37Tài khoản này có kết cấu như sau:
-Phương pháp hạch toán:
Tập hợp chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627_ Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133_VAT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 142, 214, 331, 334, 338 Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154- Chi tiết theo công trình
Có TK 627_ Chi phí sản xuất chung phát sinh
Tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung trongcác doanh nghiệp xây lắp là theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuấtthực tế, theo số chi phí nguyên vật liệu chính…
6.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Trang 386.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất:
Các chi phí sản xuất sau khi đã được tập hợp trong kỳ sản xuất, cuối kỳ sẽ đượctập hợp vào bên Nợ TK 154 “chi phí sản xuất- kinh doanh dở dang”, tài khoảnnày trong các doanh nghiệp xây lắp được mở chi tiết theo từng công trình, hạngmục công trình…Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Tổng giá thành sản xuất thực tế của công trình, hạng mục công trình hoànthành trong kỳ
Dư Nợ: Chi phí thực tế của công trình, hạng mục công trình dở dang cuối kỳ.Phương pháp hạch toán: Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho công trình, hạng mụccông trình
Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621, 622, 623, 627
Nếu có thiệt hại trong sản xuất xây lắp ghi giảm chi phí:Nợ TK138- Phải thu khác (1388)
Nợ TK 334- Phải trả công nhân viênNợ TK811- Chi phí khác
Nợ TK 131- Phải thu khách hàng (số thiệt hại phải thu của chủ đầu tư) Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trang 39Nếu nhập kho nguyên vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng: Nợ TK 152- nguyên vật liệu (theo giá gốc)
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nếu có phế liệu nhập kho ghi:
Nợ TK 152-Nguyên vật liệu (theo giá có thể thu hồi) Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Quy trình hạch toán của phần hành này được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
TK 152, 153 TK621 TK 154 TK 152, 138
Chi phí NVL trực tiếp Kết chuyển, phân bổ Nhập kho phế liệu
chi phí NVL trực tiếp thu hồi,các khoản bồi thường phải thu TK 111
112, 334 TK 622
CP nhân công Kết chuyển phân bổ trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp
TK 632
TK 623 Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn
Chi phí máy thi Kết chuyển phân bổ thành bàn giao
Trang 40
công chi phí MTC
TK 627
Chi phí sản
xuất chung Kết chuyển,phân bổ
chi phí SX chung
TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 111,112,331
TK 133 Chi phí dịch vụ mua
ngoài bằng tiền khác
Thuế GTGT
6.5.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được, kế toán tiếnhành đánh giá sản phẩm làm dở theo một trong các phương pháp thường được ápdụng sau: