Những biện pháp có thể thực hiện là: + Tổ chức các hội nghị sales - marketing để nhân viên kinh doanh có cơ hội đúc rút kinh nghiệm và hình thành phương pháp sales - marketing hiệu quả, [r]
Trang 1Giáo viên hướng dẫn : ThS Phạm Thị Quỳnh Liên
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Như Thuần
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đẩy mạnh dịch vụ giao
nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế InterLOG” là công trình nghiên cứu của riêng em,
không sao chép bất kỳ ai, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiêncứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trongphần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trướcHội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm
2021
Sinh viên
Trần Thị Như Thuần
i
Trang 3Thạc Sĩ Phạm Thị Quỳnh Liên – Giảng viên khoa Kinh tế quốc tế đã tận tìnhhướng dẫn và quan tâm chỉ bảo chúng em trong quá thực hiện khóa luận.
Giám đốc Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics cũngnhư các anh chị nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ và cung cấp sốliệu để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế trong quá trình thực tập, nên bài khóa luậntốt nghiệp này của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận đượcnhững ý kiến góp ý và đánh giá từ các thầy, các cô trong Học viện cũng như cácanh, chị trong công ty để bài khóa luận của em có giá trị cao hơn về cả lý luận vàthực tiễn
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành côngtrong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các anh, chị đang làm việc tại Công ty Cổphần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics luôn mạnh khỏe, đạt được nhiềuthành công tốt đẹp trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm
2021Sinh viên
Trần Thị Như Thuần
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ vi
DANH SÁCH VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3
1.1 Khái quát chung về vận tải đường biển 3
1.1.1 Đặc điểm về vận tải đường biển 3
1.1.2 Vai trò của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế 4
1.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK 5
1.2.1 Khái niệm dịch vụ giao nhập hàng hóa XNK 5
1.2.2 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa XNK 6
1.2.3 Phân loại giao nhận hàng hóa XNK 6
1.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển 7
1.3.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển 7
1.3.2 Nguyên tắc của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển 7
1.3.3 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển 8
1.3.4 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển 9
1.3.5 Tầm quan trọng của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển 9
1.3.6 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển 10
1.4 Dịch vụ giao nhận hàng hóa nguyên container bằng đường biển 11
1.4.1 Khái niệm 11
1.4.2 Trách nhiệm của các bên liên quan trong dịch vụ giao nhận hàng nguyên container bằng đường biển 12
1.4.3 Ưu nhược điểm của dịch vụ giao nhận hàng nguyên container bằng đường biển 13
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng của dịch vụ giao nhận hàng nguyên container bằng đường biển 15
1.4.5 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển 17
Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY INTERLOG GIAI ĐOẠN 2017-2020 19
iii
Trang 52.1 Giới thiệu về công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế InterLOG 19
2.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty 19
2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động của InterLOG 19 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty InterLOG 21
2.1.4 Môi trường kinh doanh và phạm vi hoạt động của công ty InterLOG 23 2.1.5 Hoạt động kinh doanh chung của công ty InterLOG 24
2.2 Dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty InterLOG giai đoạn 2017-2020 27
2.2.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty InterLOG 27
2.2.2 Quy mô dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty InterLOG 37
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty InterLOG 43
2.3.1 Nhân tố bên trong công ty 43
2.3.2 Yếu tố bên ngoài công ty 48
2.4 Đánh giá hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty InterLOG 50
2.4.1 Ưu điểm 50
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 50
Chương 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY INTERLOG GIAI ĐOẠN 2021 – 2026 54
3.1 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty InterLOG 54
3.1.1 Cơ hội 54
3.1.2 Thách thức 55
3.2 Định hướng phát triển của công ty InterLOG giai đoạn 2021-2026 56
3.2.1 Định hướng phát triển của công ty InterLOG 56
3.2.2 Mục tiêu 57
3.3 Một số giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty InterLOG 58
3.3.1 Hiện đại hóa cơ sở vật chất trang thiết bị của công ty 58
3.3.2 Củng cố nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của công ty 58
Trang 63.3.3 Hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của tính thời vụ, tạo thế chủ động trong
kinh doanh 59
3.3.4 Mở rộng thị trường của công ty 59
3.3.5 Thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm khách hàng mới 60
3.3.6 Tạo uy tín trong kinh doanh, giữ tín nhiệm đối với khách hàng 61
3.3.7 Duy trì mối quan hệ thân thiết với các khách hàng 62
3.4 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý 62
3.4.1 Đối với Nhà nước 62
3.4.2 Đối với Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
v
Trang 7DANH SÁCH BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của Công ty InterLOG giai đoạn 24
năm 2017 – 2020
Bảng 2.2 Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển của 26
công ty InterLOG giai đoạn 2017 – 2020
Bảng 2.3 Nội dung kiểm tra các thông tin trong bộ chứng từ 32
hàng nhập khẩu
Bảng 2.4 Tình hình doanh thu hoạt động giao nhận hàng FCL 37
bằng đường biển tại InterLOG giai đoạn 2017 – 2020
Bảng 2.5 Cơ cấu thị trường giao nhận hàng nhập khẩu FCL theo 40
doanh thu của InterLOG giai đoạn 2017-2020
Bảng 2.6 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu FCL của công ty 42
InterLOG giai đoạn 2017 – 2020
Bảng 2.7 Tình hình nhân sự tại công ty InterLOG giai đoạn 44
2017 – 2020
Bảng 2.8 Cơ cấu lao động theo tiêu chí của công ty InterLOG 45
năm 2020
Sơ đồ 1.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL 17
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty InterLOG 21
Sơ đồ 2.2 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường 28
biển của công ty InterLOGTình hình doanh thu hoạt động giao nhận hàng FCLBiểu đồ 2.1 bằng đường biển tại công ty InterLOG giai đoạn 2017 38
- 2020
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị trường giao nhận hàng nhập khẩu FCL của 41
InterLOG giai đoạn 2017-2020Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lao động theo tiêu chí của công ty InterLOG 45
Trang 8vi
Trang 9DANH SÁCH VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TẮT
B/L Bill of lading Vận đơn đường biển
C/O Certificate of origin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa
D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
DOCS Documentation Staff Nhân viên chứng từ
EIR Equipment Interchange Receipt Phiếu giao nhận container
FCL Full container load Hàng nguyên container
LCC Local charge Phí địa phương trả tại cảng
LCL Less Container Load Hàng lẻ
OPS Operations Bộ phận hiện trường
THC Terminal handling charge Phụ phí xếp dỡ tại cảng
VLA Vietnam Logistics Business Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ
Association Logistics Việt Nam
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn ra ngàycàng nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu, ở cấp độ khu vực và thế giới, xuhướng đó đã dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau trong thương mại và kinh tế giữa cácquốc gia Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quátrình hội nhập, thúc đẩy gia tăng năng suất lao động và thu nhập quốc dân Nhờ đó,tạo nền tảng chung hỗ trợ cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất nhập khẩu, đẩy mạnhhoạt động thương mại hàng hóa quốc tế Trong đó, nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩyxuất khẩu, tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để hàngxuất khẩu Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài Ngược lại xuất khẩu tạo nguồnvốn cho nhập khẩu, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Việt Nam có ưu thế trong giao thương với thế giới bởi phần lớn lãnh thổ đượctiếp giáp với biển Đông, đường bờ biển trải dài 3.260 km từ Bắc vào Nam, vì đaphần các tỉnh tại Việt Nam đều giáp biển nên có rất nhiều cảng biển được xây dựngvới quy mô lớn và trở thành nơi cập bến của nhiều tàu lớn trên thế giới Số lượng vàgiá trị hàng hóa được giao nhận qua các cảng biển chiếm đa số trong tổng giá trịhàng hóa giao nhận của Việt Nam Trong đó, hàng hóa giao nhận được chia làm hailoại là hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL) Hàng FCL có những đặcđiểm cũng như ưu điểm nổi bật đã có đóng góp lớn tới tổng trị giá hàng hóa giaonhận ở Việt Nam
Nhập khẩu hàng hóa FCL ở Việt Nam hiện đang là lĩnh vực vô cùng tiềm năngđóng góp nhiều vào kim ngạch nhập khẩu cũng như ngành giao nhận vận tải nướcnhà Là một trong những doanh nghiệp tham gia vào thị trường logistics, Công ty
Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế InterLOG - công ty hàng đầu chuyên cung cấpcác dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế và nội địa trong đó có hoạt động giao nhậnhàng nhập khẩu FCL đã góp phần tạo doanh thu lợi nhuận nổi bật cho công tynhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế tồn tại cần khắc phục Vì thế, em đã
quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận quốc tế InterLOG” làm nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng nguyên container bằng đườngbiển
1
Trang 11- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng của dịch vụ giao nhận hàng nhậpkhẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty InterLOG giai đoạn 2017-2020
- Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của giai đoạn 2021-2026
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty InterLOG
Phạm vi không gian: Nhập khẩu từ tất cả các thị trường của công ty
InterLOG
Phạm vi thời gian:
+ Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng nhập FCL giai đoạn 2017-2020
+ Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng nhập FCL giai đoạn 2021-2026
Khóa luận tốt nghiệp sử dụng phương pháp quan sát từ quy trình làm việc tạivăn phòng Hà Nội và thực tế tiếp xúc với khách hàng trong quá trình cung cấp dịch
vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tại công ty Đồng thời sử dụngphương pháp phân tích số liệu, dữ liệu báo cáo kinh doanh, báo cáo của các phòngban trong công ty, phân tích chứng từ có liên quan và phương pháp thống kê
6 Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp được xây dựng gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyêncontainer bằng đường biển
Chương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên containerbằng đường biển tại Công ty InterLOG giai đoạn 2017 - 2020
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằngđường biển của công ty InterLOG giai đoạn 2021-2026
Trang 12Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP
KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái quát chung về vận tải đường biển
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Ngay
từ thế kỷ V trước Công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyếnđường giao thông để giao lưu các vùng miền, các quốc gia với nhau trên thế giới.Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đạitrong hệ thống vận tải quốc tế
1.1.1 Đặc điểm về vận tải đường biển
Phương thức của vận tải đường biển được chia làm 2 loại:
- Vận chuyển hàng hóa
- Vận chuyển người (nhưng ở Việt Nam phổ biến nhất là vận chuyển hàng hóa)
Tùy thuộc vào mỗi loại hàng hóa sẽ có những phương thức vận chuyển riêngbiệt, tất cả các loại mặt hàng đông lạnh đều được vận chuyển bằng các loại tàu đượclắp đặt thiết bị máy lạnh và thường di chuyển nhanh nhằm đảm bảo hàng hóa đếnngười nhận nhanh nhất, tránh bị hư hỏng
Với một số loại hàng hóa vận chuyển bằng containaer được các tàu chuyênchở container đảm nhận và thường có kích thước lớn chịu được trọng tải lớn Cònvới những loại hàng chất lỏng, hàng hóa chất sẽ được vận chuyển theo các tàuchuyên dụng
Ưu điểm của vận tải đường biển
Vận tải biển có thể chuyên chở được tất cả các loại hàng hóa khác nhau
Khối lượng vận chuyển lớn Khối lượng vận chuyển bằng đường biển có thểgấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với vận chuyển bằng đường hàng không
Giá thành thấp Vận chuyển bằng đường biển được xem là ưu tiên hàng đầutrong việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước do vận chuyển với một khối lượnglớn nên giá thành cũng được giảm xuống Được xem là có giá thành thấp nhất trongtất cả các cách thức
Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng được hạn chế, an toàn chohàng hóa Do đường lưu thông trên biển là rất rộng nên việc va chạm cũng ít xảy ra.Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới.Việc phải vận chuyển hàng hóa sang khu vực biển của một quốc gia khác phải được
sự chấp nhận của họ Điều này thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các nước nhằm tạođiều kiện để lưu thông hàng hóa dễ dàng, phát triển kinh tế nước nhà
3
Trang 13Nhược điểm của vận tải đường biển
Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Tốc độ tàu còn thấp, việc tăng tốc độ khai thác của tàu còn bị hạn chế
Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền, vì vậy sẽ cần kết hợp với các phương thức vận tải khác
Thời gian vận chuyển chậm, không thích hợp với những loại hàng hóa cần được giao nhanh
Vì vậy, từ những ưu nhược điểm nói trên của vận tải đường biển, có thể rút ra kết luận một cách khái quát về phạm vi áp dụng như sau:
- Vận tải biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa buôn bán quốc tế
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, cự
ly dài nhưng không đòi hỏi về thời gian giao hàng nhanh chóng của công ty vận chuyểnhàng hóa
1.1.2 Vai trò của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
Đối với lĩnh vực buôn bán, giao thương quốc tế, vận tải đường biển có những vai trò sau:
Vận tải đường biển là yếu tố không thể tách rời trong buôn bán quốc tế
Có bốn phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến đó là vận chuyển đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Nhưng trên thực tế, vận tải đườngbiển chiếm tỷ trọng cao nhất trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa bởi khối lượnghàng hóa vận chuyển lớn, đa dạng Chính vì vậy khi nhắc đến buôn bán quốc tếkhông thể thiếu vận tải đường biển
Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
Vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốcgia Đường biển được xem như con đường di chuyển phù hợp với các loại hàng, sảnphẩm trên thị trường nên vận tải đường biển có tầm quan trọng rất lớn trong trao đổi,buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế Vận chuyển hàng hóa đường biển đang là mộttrong những ngành chủ lực của Việt Nam và đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật.Nhiều đơn vị còn tăng cường trang bị lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, có công suấtlớn và động cơ mạnh, có thể chở được các mặt hàng khối lượng lớn & đa dạngchủng loại Dưới đây là những vai trò cụ thể đối với xã hội, kinh tế, chính trị và đốinội-đối ngoại:
Đối với xã hội: Mở ra nhiều cơ hội việc làm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm
việc của nhiều người dân Từ đó, có thể thấy rằng, ngành vận tải biển đã giải quyết
Trang 14được các vấn đề “nhức nhối” của xã hội như đói nghèo, thất nghiệp, góp phần tạo ra
xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong học tập và làm việc
Đối với kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất,
thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với khu vực khác Đây quả thực là nềntảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, từ đó mở ra thị trường lớn cholĩnh vực kinh doanh trong nước Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện hình thành vàphát triển thêm những ngành nghề mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khốmỗi quốc gia nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào phạm vi lãnh hải của nước đó
Đối với chính trị: Vận tải đường biển như là cầu nối chính trị giữa các nước
trên thế giới và là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốcgia
Đối với lĩnh vực đối ngoại – đối nội: Góp phần mở ra con đường giao thương
thuận lợi với các nước trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộngthị trường và mối quan hệ để tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia.Riêng với đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan trọng trong phương thức vậntải hàng hóa của nước ta
1.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK
1.2.1 Khái niệm dịch vụ giao nhập hàng hóa XNK
Theo định nghĩa chuyên ngành của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận(FIATA) thì “Giao nhận vận tải dùng để chỉ các dịch vụ liên quan đến vận chuyển,gom hàng, xếp dỡ, lưu kho, đóng gói hay phân phối hàng hóa và các dịch vụ phụ trợkhác liên quan tới các dịch vụ nêu trên Trong đó bao gồm (nhưng không giới hạn)
ở những vấn đề như hải quan hay tài chính, khai báo, mua bảo hiểm, thu tiền hay các chứng từ liên quan tới hàng hóa’’
Theo Luật Thương Mại Việt Nam “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vithương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chứng vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của ngườivận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là các khách hàng).Mục tiêu của người giao nhận là đáp ứng các nhu cầu do người ủy thác giao vớihiệu quả cao nhất.”
Theo Nghị định số 140/2007/NĐ-CP (2007), Thương nhân kinh doanh dịch vụgiao nhận được định nghĩa là: Thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ giao nhậncho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thựchiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó
5
Trang 15Vậy thực chất, giao nhận là một quá trình thương mại, theo đó người làm dịch
vụ giao nhận sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhậnhàng Trong đó, người giao nhận sẽ thực hiện các thủ tục giấy tờ liên quan như: kýhợp đồng vận chuyển với chủ hàng, ký hợp đồng đối ứng với người vận tải, gomhàng, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, lưu bãi,… theo sự ủy thác của chủhàng
1.2.2 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa XNK
Chủ thể của dịch vụ giao nhận vận tải gồm hai bên là Nhà cung cấp dịch vụ
và khách hàng Trong đó:
Nhà cung cấp dịch vụ phải là thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụlogistics theo quy định của pháp luật
Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu
sử dụng dịch vụ giao nhận Khách hàng cũng có thể là người vận chuyển hay thậmchí là người làm dịch vụ khác
Mang những đặc điểm chung của ngành dịch vụ: là hàng hóa vô hình, không
có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào cảmnhận của người được phục vụ chính là khách hàng, không tạo ra sản phẩm vật chất
và chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian mà không tác động vềmặt kỹ thuật làm thay đổi đối tượng đó
Mang tính thụ động: Phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của
người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế chính phủ, tính thời vụ,…
Hiệu quả công việc phụ thuộc vào người làm dịch vụ: người làm dịch vụ giao
nhận ngoài việc làm thủ tục, môi giới, lưu cước còn tiến hành một chuỗi các dịch vụkhác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp,… vì thế công việc có đạt hiệu quả cao haykhông còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ người làm dịch vụ
1.2.3 Phân loại giao nhận hàng hóa XNK
Căn cứ vào phương thức vận tải
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển: là hoạt động vận tải có liên quanđến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển để phục vụ việc vậnchuyển hàng hóa trên những tuyến đường biển
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường bộ: là phương thức vận chuyển hànghóa bằng phương tiện di chuyển trên bộ như xe bồn, xe fooc, xe container, rơ moóc,
… Vận chuyển bằng đường bộ là hình thức vận tải thông dụng nhất trong các loạihình vận tải và là lựa chọn hàng đầu trong vận chuyển nội địa
Trang 16Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường hàng không: là phương thức vậnchuyển hàng hóa bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (Cargo Aircraft) hoặc chởtrong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane).
Giao nhận đa phương thức: là giao nhận vận tải hàng hóa bằng nhiều phươngthức vận tải do một người vận tải (hay người khai thác – operator) tổ chức cho toàn
bộ quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thông qua 1 hoặc nhiều điểm transit đếnđiểm/cảng đích
Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng hóa đihoặc đến
Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài việc gửi hàng đi và đến còn bao gồm xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi,…
Giao nhận riêng: là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức
mà không sử dụng dịch vụ giao nhận của các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận.Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận được thực hiện bởi các tổchức chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của đối tác, khách hàng
1.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
1.3.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là tập hợp nhữngnghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyểnhàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng giữa hai quốc gia khác nhau thông quađường biển Thường sử dụng phương tiện vận tải là tàu biển, hàng hóa chuyên chở
sẽ được đóng vào các container tùy theo tính chất của từng mặt hàng
1.3.2 Nguyên tắc của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
Những nguyên tắc giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu tại các cảng biển ViệtNam như sau:
Việc giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu tại các cảng biển là do cảng tiếnhành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể docác chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vậntải (tàu) Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kếttoán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanhtoán các chi phí có liên quan
7
Trang 17Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận vớicảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
Khi được uỷ thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàngbằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó
Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trìnhnhững chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cáchliên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ
1.3.3 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển là việc phục vụ cho quá trìnhchuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu Làmột bộ phận của giao nhận hàng hóa quốc tế cho nên giao nhận vận tải hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan bênngoài như là sự chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu của người gửi hàng, phương tiện vậntải quốc tế của người chuyên chở, pháp luật thương mại đặc biệt là luật hàng hải, hảiquan của các nước, điều kiện tự nhiên Cho nên trong quá trình giao nhận hàng hóabằng đường biển không thể hoàn toàn chủ động được
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển có tính thời vụ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường xuất nhập khẩu.
Tính thời vụ là một thuộc tính của dịch vụ giao nhận do nó phục vụ cho quátrình xuất nhập khẩu Chỉ khi nào hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ thìdịch vụ giao nhận hàng hoá XNK mới có điều kiện phát triển mà hoạt động xuấtnhập khẩu lại mang nặng tính thời vụ có thời điểm diễn ra mạnh song có thời điểmhoạt động ít
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm, nghiệp vụ của người kinh doanh giao nhận.
Tiến hành kinh doanh dịch vụ giao nhận thì phải có các phương tiện chuyênchở, các đội tàu, phương tiện quản lý liên lạc, phương tiện lưu giữ hàng hoá để tiếnhành kinh doanh các dịch vụ liên quan như: Gom hàng, vận chuyển, bốc xếp, nhậnhàng, Yêu cầu của các dịch vụ đó còn đòi hỏi người kinh doanh dịch vụ giao nhậnphải có trình độ, bản lĩnh kinh doanh và kinh nghiệm
Trang 181.3.4 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
Giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển ngày càng có vai trò quan trọngtrong hoạt động thương mại quốc tế, cụ thể:
Thứ nhất, tạo điều kiện cho hàng hoá được lưu thông từ nơi này tới nơi khác
một cách thuận tiện nhanh chóng và an toàn
Thứ hai, giao nhận hàng hoá XNK có tác dụng tiết kiệm, giảm chi phí trong
quá trình lưu thông phân phối (chủ yếu là phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn, chi phí nàycấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường) Dịch vụ giao nhận càng hoàn thiện vàhiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trìnhlưu thông Do đó, giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóatrên thị trường giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnhtranh trong các doanh nghiệp
Thứ ba, dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK góp phần mở rộng thị trường trong
buôn bán quốc tế Các nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sảnphẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ giao nhận hàng hoá XNK Dịch vụnày có tác dụng như cầu nối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đếncác thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra Nên doanh nghiệp
có thể khai thác và mở rộng thị trường nhanh và mạnh hơn
Thứ tư, hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý, giảm thiểu chi phí
trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, giúp giatăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận
Thứ năm, giao nhận hàng hoá XNK mang lại lợi ích cho toàn nền kinh tế thể
hiện ở việc đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển nền kinh tế xãhội Tỷ trọng hoạt động giao nhận hàng hóa XNK đóng góp vào GDP tăng dần quacác năm, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế
1.3.5 Tầm quan trọng của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
Doanh nghiệp giao nhận cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa ngày càngmang lại lợi ích lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và với nềnkinh tế nói chung
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Dịch vụ giao nhận giúp hoạt động giao
nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm màkhông cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận hàng Bêncạnh đó hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tậptrung vào hoạt động kinh doanh của họ góp phần giảm giá hàng hóa xuất nhập khẩu
9
Trang 19Ngoài ra, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí khôngcần thiết như: Chi phí xây dựng kho cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho cảng,bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân công.
Đối với nền kinh tế: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng góp
tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội Tỉ trọng hoạt độnggiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm, bổsung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế Ngoài ra giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu là ngành nghề dịch vụ thương mại gắn liền và liên quan mật thiết và tác độngtới hoạt động ngoại thương và vận tải đối ngoại Đây là một loại hình dịch vụthương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại một nguồn lợi tương đốichắc chắn và ổn định nếu biết khéo léo tổ chức và điều hành trên cơ sở tận dụng hệthống cơ sở hạ tầng hiện có
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống hiện nay thì hoạt động giao nhận càng cóvai trò quan trọng Điều này dựa trên đặc điểm nổi bật của thương mại quốc tế làngười mua và người bán ở những nước khác nhau Sau khi hợp đồng mua bán được
ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng tức là hàng được vận chuyển từ ngườibán sang người mua Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục và kếtthúc tức hàng hóa tới tay người mua, cần thực hiện một loạt các công việc khácnhau liên quan tới chuyên chở như: đưa hàng ra cảng, xếp hàng lên tàu, chuyển tảihàng ở dọc đường… tất cả những công việc đó là nghiệp vụ của người giao nhận.Như vậy, nghiệp vụ giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và pháttriển của thương mại quốc tế
1.3.6 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
Vận chuyển hàng hóa nguyên container (FCL – Full Container Load), được ápdụng khi lượng hàng xuất đi lớn, có tính chất giống nhau, chiếm trọn một container.Người gửi hàng sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng nếu khối lượng hànglớn đủ để chứa đầy một hay nhiều container
Vận chuyển hàng lẻ (LCL – Less than Container Load), áp dụng khi người gửihàng có kiện hàng nhỏ muốn đóng chung vào container cùng những loại hàng khác
để tiết kiệm chi phí Người gom hàng (Consolidator) sẽ có trách nhiệm đứng ra tập hợp những lô hàng lẻ từ các chủ hàng, tiến hành phân loại, sắp xếp và đóng hàng vào container, niêm phong theo quy định, làm thủ tục hải quan và đưa container lên tàu, dỡ container xuống bãi và giao hàng cho người nhận
Vận chuyển kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL): đây là sự kết hợp của 2 phương thức FCL và LCL Khi giao hàng bằng phương thức kết hợp này thì trách nhiệm củachủ hàng và người chuyên chở cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp
Trang 20+ FCL/LCL là phương thức nguyên container, giao lẻ.
+ LCL/FCL là phương thức gửi lẻ, giao nguyên container
1.4 Dịch vụ giao nhận hàng hóa nguyên container bằng đường biển
Trong ngành giao nhận vận tải, dịch vụ giao nhận hàng FCL bằng đường biểnđang rất phát triển và vô vùng tiềm năng
1.4.1 Khái niệm
Hàng FCL là gửi hàng nguyên container – Full Container Load Người gửihàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container.Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một containerhoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng
Hàng FCL được phân biệt với hàng LCL ( Less than Container Load, hayđược gọi là hàng lẻ) là hàng xếp không đủ một container, tức khi chủ hàng không
đủ hàng để đóng nguyên vào một container mà cần ghép chung với một số lô củachủ hàng khác
Tiêu chuẩn container theo ISO 668:1995 cần thỏa mãn những đặc điểm sau:
- Có tính bền vững, chắc chắn tương đương, phù hợp để tái sử dụng
- Chúng được thiết kế để có thể vận chuyển bằng 1 hay nhiều phương thức vận tải khác nhau mà không cần dỡ ra, đóng lại
- Có thiết bị giúp việc xếp dỡ thuận tiện hơn, đặc biệt khi chuyển từ hình thức vận tải này sang hình thức vận tải khác
- Thiết kế sao cho việc đóng hàng và rút hàng khỏi container được dễ dàng
- Thể tích bên trong >= 1 m3 (35,3 ft khối)
Container khô (General purpose container): Container này thường dùng để chởhàng khô (viết tắt là 20’DC, 40’DC, 40HC) Loại container này được sử dụng nhiềunhất trong vận tải biển
Container hàng rời (Bulk container): Loại container này cho phép xếp các loạihàng rời, khô như: Xi măng, ngũ cốc, quặng…bằng cách rót từ phía trên xuống quamiệng xếp hàng (loading hatch), dỡ hàng dưới đáy hoặc phía bên cạnh (dischargehatch) Container hàng rời có hình dáng gần giống container bách hóa, trừ việc nó
có miệng xếp hàng, cửa dỡ hàng
Container hoán cải (Named cargo containers): Container hoán cải được thiết
kế đặc thù để chở nước giải khát, ô tô, xe máy… Container chở nước được hoán cải
11
Trang 21từ container khô 40 feet bằng cách cắt bỏ 2 vách thép, thay vào đó là bạt đóng mở
di động Loại này còn có hệ thống tăng cứng nóc, để giảm thời gian đóng hàng,xuống hàng Container chở hàng rời, máy móc mà vượt quá kích thước lòngcontainer sẽ được mở bửng 2 bên vách giúp xuống hàng nhanh hơn, mở nóc đểnhập hàng từ phía trên
Container lạnh (Reefer container) Container lạnh được thiết kế như một kholạnh để vận chuyển hàng hóa cần khống chế nhiệt độ, độ ẩm phù hợp Containerlạnh gồm 2 loại: Container lạnh nhôm và container lạnh sắt Do nhiệt độ bên trongcontainer khắc nghiệt nên lớp trong được làm bằng inox
Container mở nóc (Container Open Top) Container mở nóc thuận tiện choviệc đóng hàng, rút hàng ra qua nóc Sau khi đóng hàng, nóc sẽ được phủ bạt đểtránh mưa gió Loại container này chuyên chở móc thiết bị
Container mặt phẳng (Flat rack container) Loại này có thiết kế không vách,không mái, chỉ có sàn là mặt phẳng vững chắc, chuyên vận chuyển hàng nặng nhưmáy móc, sắt thép…Container này có loại vách hai đầu để cố định, gập xuống, hoặctháo rời Hiện nay loại romooc sàn chức năng cũng gần giống loại container này.Container bồn (Tank container) Container bồn gồm một khung chuẩn ISO 20feet, 40 feet gắn một bồn chứa để chở hàng lỏng … Hàng sẽ được rót vào quamiệng bồn phía trên mái và rút ra qua van xả
1.4.2 Trách nhiệm của các bên liên quan trong dịch vụ giao nhận
hàng nguyên container bằng đường biển
Có ba đối tượng chủ thể liên quan trực tiếp đến vận chuyển lô hàng FCL baogồm: Người gửi hàng (Shipper), Người nhận hàng (consignee), Người vận chuyển(carrier)
Người gửi hàng là một chủ thể đầu tiên liên quan trực tiếp đến việc lô hàng được vận chuyển đi đến đích đến, do đó sẽ chịu các trách nhiệm sau:
+ Người gửi hàng có trách nhiệm lấy container tại cảng, di chuyển container
về kho của mình để tiến hành đóng hàng Thông thường việc này các chủ hàng sẽ thuêcác dịch vụ trung gian trucking
+ Thực hiện đóng hàng hóa vào container Trong quá trình đóng hàng, chủhàng phải đảm bảo và cam kết hàng hóa không bị xê dịch trong khi vận chuyển hay bị đổvỡ,… Đóng hàng vào container có thể do chủ hàng lựa chọn đóng tại bãi, cảng hay đóng
ở khi riêng của chủ hàng
Trang 22+ Người gửi hàng trong quá trình đóng hàng hóa, cần tính toán và linh hoạttrong việc đưa ra ký hiệu, đánh dấu về hàng hóa Điều này để đảm bảo cho người nhậnhàng có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt hàng hóa.
+ Người gửi hàng phải trực tiếp làm các thủ tục hải quan cần thiết Đồng thời thanh toán các chi phí hải quan theo quy định
+ Người gửi hàng thực hiện seal (niêm chì) cho container của mình
+ Tiến hành chuẩn bị và gửi vận đơn B/L chi tiết cho các hãng tàu hay công ty vận chuyển (FWD)
+ Có trách nhiệm chịu các khoản chi phí như phí THC, phí bốc dỡ, phí DEM, DET nếu phát sinh
Trách nhiệm đối với người vận chuyển
+ Người vận chuyển thực hiện việc khai báo Manifest và phát hành vận đơncho người gửi hàng (chủ hàng) Trước khi gửi B/L, cần chú ý gửi bản Draft Bill để ngườigửi hàng check thông tin, nếu có sai sót còn sửa đổi
+ Người vận chuyển có trách nhiệm bốc và sắp xếp container lên tàu cẩn thận,
an toàn, đảm bảo mọi thứ đều ổn định trước khi tàu xuất phát
+ Có trách nhiệm làm D/O và giao D/O cho người nhận hàng có bill hợp lệ Việc này sẽ thực hiện ở bãi container cảng đích
Trách nhiệm đối với người nhận hàng
+ Người nhận hàng phải đảm bảo việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu, chứng từliên quan đến lô hàng đầy đủ, hợp lệ và chính xác Sau đó, tiến hành thực hiện làm thủtục hải quan để có thể nhận được lô hàng
+ Người nhận hàng có trách nhiệm nhận container, kiểm tra hàng và dỡcontainer về kho bãi của mình Sau khi nhận hàng, người nhận hàng cần đảm bảo việc trảcontainer rỗng về lại cho hãng tàu
+ Người nhận hàng có trách nhiệm hoàn tất các loại chi phí cược container cũng như phí D/O hay phí LCC
1.4.3 Ưu nhược điểm của dịch vụ giao nhận hàng nguyên container
bằng đường biển
Giúp giảm thiểu chi phí cho khách hàng
Hình thức vận chuyển hàng FCL rất phù hợp cho những khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, cần phải sử dụng nguyên xe So với việc
13
Trang 23vận chuyển riêng lẻ, gộp hàng với những đơn hàng của người gửi khác thì vận tảicontainer thường sẽ có chi phí thấp hơn khi thuê nguyên container để vận chuyển.Ngoài ra sử dụng nguyên container còn giúp người gửi giảm được một số cácchi phí phụ như chi phí bảo hiểm hàng hóa vì container là thiết bị chứa hàng hóa có
độ an toàn cao Và tất nhiên vì độ an toàn cao nên người gửi còn có thể giảm đượcchi phí đóng gói bao bì sản phẩm
Hàng hóa được đảm bảo an toàn cao trong quá trình vận chuyển, dễ quản lý, kiểm soát hàng hóa, tránh tình trạng thất lạc
Các thùng container được thiết kế với chất liệu thép chắc chắn vì thế cho khảnăng bảo vệ hàng hóa bên trong rất cao Container có 4 góc kín và chỉ để một cửa ravào, khi vận chuyển các container sẽ được công ty vận tải niêm phong để bảo vệhàng hóa tránh bị nhiễm bẩn, mất cắp, hư hỏng do tác động của môi trường bênngoài
Đồng thời, dịch vụ vận tải FCL còn là hình thức dành cho các khách hàng vậntải hàng hóa riêng cá nhân, không sử dụng chung phương tiện với người gửi khác
Vì vậy container hàng của người gửi được độc lập trong quá trình vận chuyển xuyênsuốt so với vận chuyển hàng LCL Mỗi container đều được vận chuyển bằngphương tiện vận tải container chuyên biệt là các xe đầu kéo container, các xe nàyvận chuyển tối đa được 2 container loại nhỏ hoặc một container loại lớn trong tuyếnvận tải
Giúp linh động về thời gian vận chuyển
Với những hình thức giao nhận hàng LCL, đơn vị vận tải thường cần thời giangom đủ lượng hàng cho một tuyến vận chuyển Do đó, đôi khi thời gian giao hàngcho người nhận sẽ không tương ứng với thời gian người gửi muốn vận chuyển, dẫnđến chậm trễ so với kế hoạch hàng hóa của khách hàng Vì thế hàng FCL giúp tiếtkiệm thời gian hơn do không mất thêm thời gian khai thác tại kho CFS như hàngLCL
Dịch vụ vận tải nguyên container là hình thức vận chuyển độc lập, vì thế saukhi thuê nguyên xe container để đóng hàng và vận chuyển, khách hàng có thể quyếtđịnh thời điểm bắt đầu vận chuyển theo thỏa thuận với đơn vị vận tải Ngoài ra,người gửi còn được giao hàng ở bất kì nơi đâu trong khu vực mà xe container có thể
di chuyển tới với xe chỉ dành riêng cho một khách hàng Thời gian chuyển phát khi
sử dụng vận tải container cũng rất nhanh chóng, rút ngắn thời gian lưu thông củahàng hóa
Trang 24 Nhược điểm
Phải gửi hàng số lượng lớn, dẫn đến khả năng tồn kho hàng: gửi hàng nguyêncontainer sẽ gặp phải vấn đề đó chính là lượng hàng quá lớn dẫn đến người mua sẽcần phải có một lượng cầu lớn tiêu thụ hàng hóa đó, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, không tiêu thụ kịp
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng của dịch vụ giao nhận hàng nguyên
container bằng đường biển
Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế: Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh tế có khả năng quyết định sứcmua của một thị trường, xu hướng tiêu dùng, quy mô hay tốc độ đầu tư,… Về bảnchất, môi trường kinh tế nói lên mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển củanền kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động Chính vì vậy, những biến động trongmôi trường kinh tế có thể dẫn đến cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên ở mỗi quốc gia là khác nhau, như vị
trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tính mùa vụ, khí hậu, địa hình,… Những đặc điểm
về tự nhiên có khả năng ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh hay quá trình vậnchuyển hàng hóa, vì thế các nhân tố thuộc môi trường tự nhiên có thể là cơ hội hoặcthách thức đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải.Điều kiện thời tiết xấu (bão, sóng thần, lũ quét,…) sẽ gây ra rất nhiều rắc rối choquá trình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp, ví dụ đối với vận tải hàng hóa bằngđường biển, thời tiết không tốt có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàng của doanhnghiệp hay điều kiện bảo quản hàng hóa…; thiên tai cũng có thể cản trở quá trìnhvận chuyển hàng trên biển, gây hư hại cho tàu, người và hàng hóa…
Môi trường khoa học công nghệ: Sự bùng nổ của khoa học công nghệ làm cho
vòng đời của các sản phẩm công nghệ bị rút ngắn lại Việc công nghệ liên tục đổimới cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới có tính năng, chất lượng vượt trộinhưng đồng thời cũng có thể khiến cho những sản phẩm truyền thống trở nên giảmgiá trị chỉ sau một đêm Chính vì vậy, những nhân tố về khoa học công nghệ cũngphần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải liên tục đổi mới và cải tiến quy trình cũng như nhạy bén nắm bắtthị trường để không rơi vào trạng thái bị động trong thời đại công nghệ phát triểnnhư hiện nay
Môi trường chính trị - pháp luật: Môi trường chính trị của một quốc gia thể hiện qua
thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, các chính sách và đường lối phát triển Đây lànền tảng để tạo nên một môi trường kinh doanh đặc trưng của mỗi quốc gia 15
Trang 25Một quốc gia có môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật hoàn thiện và phùhợp sẽ là cơ hội cho bất kì doanh nghiệp nào đang kinh doanh tại thị trường quốcgia đó và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lượckinh doanh của mỗi doanh nghiệp Thêm vào đó, việc thúc đẩy quan hệ ngoại giaovới các nước bạn và tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế đã mở ra conđường thuận lợi không chỉ cho các doanh nghiệp XNK mà còn các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Hầu hết các mặt hàng XNK đangngày một giảm phải chịu rào cản từ các hàng rào thuế quan và mậu dịch hơn Tuynhiên các doanh nghiệp khi làm dịch vụ cũng cần lưu ý khi hệ thống pháp luật củanước sở tại ngày càng chặt chẽ hơn, buộc hàng hóa nhập phải đáp ứng tiêu chuẩn thìmới được thông quan nhằm tránh vướng phải những sai sót không đáng có Chính vìvậy, có thể nói môi trường chính trị và hệ thống pháp luật vừa đem lại nhiều cơ hộinhưng cũng vừa đem lại thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giaonhận quốc tế.
Môi trường vi mô
ty, là người đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty Thị trường của công
ty là tập hợp các nhóm khách hàng khác nhau, mỗi khách hàng sẽ có những điểmđặc trưng riêng phản ánh qua quá trình sử dụng dịch vụ của họ, những đặc điểm nàychính là các gợi ý quan trọng cho quá trình đưa ra chiến lược kinh doanh địnhhướng khách hàng của công ty
Bên cạnh đó, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng rất đa dạng và có phần caocấp hơn bởi thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển, chính vì vậy khôngchỉ dịch vụ giao nhận hàng nhập mà tất cả các dịch vụ khác cần phải thường xuyêncải tiến nhằm theo kịp được thị hiếu của người tiêu dùng Những công ty thànhcông đều là các công ty biết tạo ra xu hướng tiêu dùng và kinh doanh đúng loại hìnhdịch vụ đánh trúng tâm lý khách hàng, xác định đúng khách hàng mục tiêu và cảitiến quy trình sao cho đáp ứng khách hàng một cách tối ưu nhất
Đối thủ cạnh tranh trong ngành logistics
Trang 26Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), hiện
Việt Nam có khoảng trên 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả
doanh nghiệp có vốn nước ngoài Trong đó, các công ty điều phối logistics nước
ngoài chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động nhưng lại chiếm 80% thị phần Còn
lại hơn 1300 doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị
phần Các công ty trong nước phần lớn chỉ hoạt động trong một phân khúc nhỏ của
ngành như dịch vụ giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom
hàng lẻ… Các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maersk,
NYK, những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh
nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ
thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông
tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng
cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước Vì thế đối với lĩnh vực giao nhận nói chung
hay vận chuyển hàng nguyên container nói riêng mỗi đối thủ đều có những điểm
mạnh nổi bật làm nên thương hiệu cũng như uy tín trong ngành giao nhận vận tải
1.4.5 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container
bằng đường biển
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu FCL gồm các bước như sau:
Sơ đồ 1.1 : Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển
EIR khách hàng
Trang 27Bước 1: Nghiên cứu thị trường: tìm hiểu nghiên cứu thị trường logistics đặc biệt là
về thị trường giao nhận hàng nhập FCL
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng: tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc đăng tải,quảng cáo hình ảnh của công ty lên báo chí, internet, nhân viên kinh doanh chủđộng liên hệ với khách hàng đang có nhu cầu gấp để tư vấn cũng như hỗ trợ chokhách hàng trong việc giao nhận hàng hóa
Bước 3: Nhận yêu cầu từ khách hàng: nhân viên kinh doanh tiếp nhận những nhucầu nhập khẩu hàng hóa từ khách hàng Sau đó xem xét, báo giá cho khách và thỏathuận ký kết hợp đồng giao nhận
Bước 4: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ: bộ phận chứng từ kiểm tra chứng từ mộtcách cẩn thận
Bước 5: Lấy lệnh giao hàng: trước ngày nhận hàng khoảng 1 hoặc 2 ngày sẽ nhậnđược giấy báo của hãng tàu/
Bước 6: Làm thủ tục hải quan
Hàng hóa nhập khẩu miễn kiểm (luồng xanh) - Mở tờ khai
Bước 9: Giao hàng cho khách: bộ phận giao nhận cho xe tới chở hàng giao chokhách
Bước 10: Quyết toán chi phí giao nhận và tập hợp chứng từ
Trang 28Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP
KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY INTERLOG GIAI ĐOẠN 2017-2020
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế InterLOG
2.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty
Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬP TIẾP VẬN QUỐC TẾ
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: INTERNATIONAL LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: InterLOG
Mã số thuế: 0303957341
Đại diện pháp luật: Nguyễn Duy Minh
Ngày cấp giấy phép: 22/08/2005 Ngày hoạt động: 15/09/2005
Điện thoại: +84.8.3943 5898 Fax: 02839435898
Trụ sở chính: Tầng 5, tòa nhà cảng Sài Gòn, số 3 đường Nguyễn Tất Thành,phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hệ thống chi nhánh của INTERLOG:
Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà NO1 – T2, khu đoàn Ngoại Giao, Phương Đông Tảo, QuậnBắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Hải phòng: Số 03, đường Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động của InterLOG
Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế InterLOG được thành lập năm
2005, trước kia là một phần của hệ thống Interlink group (thành lập năm 2002).Trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, nhu cầu vận chuyển xuất nhậpkhẩu hàng hóa và logistics nội địa ngày càng gia tăng, InterLOG nhanh chóng đápứng được đầy đủ yêu cầu của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hànghóa và thủ tục hải quan InterLOG được thành lập với 100% vốn của người Việt
19
Trang 29Đến năm 2017, với 30% cổ phần công ty thuộc về doanh nghiệp Nhật BảnDaiichi Kamotsu, InterLOG xây dựng và phấn đấu trở thành công ty cung cấp dịch
vụ logistics theo tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu chuỗi cung ứng hoàn hảo tại Việt Nam
và khu vực Đông Nam Á Công ty theo đuổi sứ mệnh tạo ra chuỗi giá trị tối ưu nhấtcho khách hàng, cộng đồng và doanh nghiệp
2005: Thành lập Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế InterLOG
2006: Nhận được chứng nhận thương hiệu mạnh do Bộ công thương và thời báo Việt Nam tổ chức
2007: Trở thành đại lý chính thức của Pacific Concord INTL
2008: Trở thành một trong các đơn vị Đại lý hải quan đầu tiên của Việt Nam
2011: Tham gia tổ chức WCA, trở thành đại lý chính thức của AWS
2012: Thành lập văn phòng Hà Nội
2013: Khai trương dịch vụ Hanoi Hub (ICD Tiên Sơn)
2014: Ứng dụng VNACCS (Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System - Hệ thống thông quan hàng hóa tự động), thành lập Depot Nhơn Trạch.2016: Thành lập văn phòng tại Hải Phòng
2017: Trở thành đối tác chiến lược với Công ty Cổ phần Daiichi Kamotsu – Nhật Bản (có hơn 75 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics)
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
InterLOG chú trọng phát triển các dịch vụ cốt lõi như giao nhận vận chuyểnhàng hóa xuất nhập khẩu; Vận chuyển N.V.O.C.C và LTL (Hàng lẻ vận chuyểnđường bộ); đại lý hải quan…
- Dịch vụ vận tải: Vận tải nội địa, Đại lý vận tải đường biển và hàng không
- Dịch vụ Door to Door
- Dịch vụ giao nhận: Giao hàng lẻ nội địa chuyên tuyến Bắc Nam; Dịch vụ thủtục hàng hóa XNK: làm giấy phép XK, C/O, Insurance, Fumi, Phyto, thủ tục thông quanhàng hóa, …
- Đại lý Hải quan: Khai thuê hải quan; Thông quan và tư vấn thủ tục Hải quan
- Dịch vụ kho bãi: Lưu kho; Đóng gói; Vận chuyển
- Dịch vụ gom hàng lẻ: Thu gom hàng lẻ xuất nhập khẩu và nội địa
Cơ sở vật chất
Mục tiêu của InterLOG là luôn cố gắng đem lại cho khách hàng những dịch vụ
có giá trị thực sự, tạo lập bằng sự thông hiểu thị trường nội địa kết hợp với sự tinh
Trang 30thông về nghiệp vụ quốc tế và bằng chứng rõ nhất đó là sự đầu tư vào kho bãi, đội
xe pick up hàng, đội xe container, sự đầu tư về công nghệ thông tin và đào tạo nhânviên, các trang thiết bị
Tại thành phố Hồ Chí Minh, InterLOG đang thuê 3 kho tại Cát Lái, Transimex
và Tân Vạn Ngoài ra, công ty còn đóng kho tại Hải Phòng và Bắc Ninh Từ năm
2013, Công ty đã khai trương dịch vụ Hanoi Hub (ICD Tiên Sơn), năm 2015,InterLOG đã thực hiện dự án hợp tác cùng TBS Logistics (TBS Group) thuê lại khocủa TBS để tạo thành Hub
Hệ thống trang thiết bị tại kho bãi: Với sức chứa rộng, những thiết bị như xenâng, xe tải, tractor trailer, romooc, xe 7 chỗ, v.v… được cung cấp đầy đủ và đổimới thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu hàng lớn
Đến năm 2020, công ty đã sở hữu hơn 20 xe container và mục tiêu cho đếnnăm 2025 là liên minh 50 xe container nữa Để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong côngviệc cũng như sự liên kết giữa các bộ phận thì thiết bị văn phòng của công ty cũngđược cung cấp đầy đủ: máy tính, điện thoại, máy photo, máy scan, máy in hóa đơn,
…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty InterLOG
Lãnh đạo trong Công ty có vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và pháttriển của công ty Với bộ máy quản lý dưới đây, hoạt động của công ty đã được hìnhthành theo một cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự nhất định có sự kếtnối chặt chẽ với nhau
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty InterLOG
Hội đồngquản trị
Giám đốc và
Phó GiámĐốc
Ban kiểm soát
Trang 31 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Công ty, giám sát hoạt động kinh
doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của công ty
Ban kiểm soát: Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm soát báo cáo của
Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổsách kế toán, báo cáo tài chính
Giám đốc (GĐ) và các Phó giám đốc (PGĐ): Giám đốc quản lý điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty Phó giám đốc hỗ trợ côngviệc cho giám đốc (gồm 2 PGĐ người Việt Nam, 1 PGĐ người Nhật Bản) và trựctiếp quản lý một số bộ phận, phòng ban
Phòng kinh doanh: Được giám sát bởi 1 PGĐ người Việt và 1 PGĐ khối
khách hàng Nhật Bản Bộ phận kinh doanh tìm kiếm, khai thác, tiếp cận khách hàngmục tiêu Duy trì mối quan hệ với các đại lý trong và ngoài nước, tìm kiếm lịch,thời gian vận chuyển hàng hóa nhập khẩu Ngoài ra, phòng kinh doanh kết hợp vớicác bộ phận khác để hỗ trợ khách hàng về quá trình vận chuyển hàng hóa vào ViệtNam
Phòng vận tải: Bao gồm ban consol, phát triển đại lý và ban vận tải.
+ Ban consol có nhiệm vụ tìm hiểu về giá cả thị trường, làm việc với cácForwarder khác để trao đổi hàng hóa khi đóng container Consol, book cước theo yêu cầu của
bộ phận Sales và thực hiện đề nghị cước vận chuyển với các hãng tàu…
+ Bộ phận Phát triển đại lý: Tìm và tạo mối quan hệ với đại lý nước ngoài.Thương lượng, đàm phán với các đại lý các điều kiện về giá cả, thời gian vậnchuyển, chất lượng dịch vụ… Hỗ trợ phòng kinh doanh duy trì và tìm khách hàngmới
+ Bộ phận vận tải chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa theo yêu cầu
Phòng Hải quan: Bao gồm bộ phận chứng từ và bộ phận hiện trường.
+ Bộ phận hiện trường là bộ phận thực hiện, hỗ trợ, giám sát mọi hoạt động vềnghiệp vụ được diễn ra thực tế bao gồm thực hiện thủ tục hải quan, mở container, cượccontainer, thủ tục lưu kho, lưu bãi tại cảng Ngoài ra, phòng hiện trường sẽ sắp xếp, báocáo tình hình container hàng hóa, hỗ trợ phòng kinh doanh đảm bảo về thời gian và chấtlượng dịch vụ
+ Bộ phận chứng từ là bộ phận cung cấp, nơi lưu trữ các dữ liệu, thông tinchứng từ của khách hàng Phòng sẽ phối hợp với phòng kế toán khi phát sinh các nghiệp
vụ cần thiết
Trang 32Phòng kế toán tài chính: là bộ phận có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo
kỳ, là bộ phận thu chi các chi phí liên quan về cước, chứng từ, chi phí đóng hànghóa, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thuế, công nợ trong và ngoài nước.Ngoài ra, phòng kế toán phải xây dựng kế hoạch tài chính theo các giai đoạn ngắn,trung và dài hạn Phòng kế toán sẽ quản lý, cân đối phù hợp với chế độ và nhu cầu
hoạt động kinh doanh của công ty, giúp công ty sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm quản lý kho, hàng hóa lưu kho, hỗ trợ nhân
viên vận tải, nhân viên hiện trường trong quá trình giao hàng
Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm các công tác liên quan đến nhân sự: quản lý,
tuyển dụng, lưu trữ hồ sơ, lên kế hoạch và thực hiện các chương trình xây dựng vănhóa công ty
2.1.4 Môi trường kinh doanh và phạm vi hoạt động của công ty InterLOG
Đối tượng khách hàng của Công ty
Khách hàng của Interlog gồm 2 nhóm khách hàng chính, bao gồm: Công tysản xuất, khu nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp FDI và các công ty logistics.Khi mới thành lập công ty năm 2005, InterLOG duy trì lượng khách hàng cũ
từ sự chia sẻ từ Interlink Group, đối tượng khách hàng chủ yếu là những người cónhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất và xuất khẩu cho các công ty sản xuất
đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre nứa Với đối tượng là những khu công nghiệp, banlãnh đạo công ty đã phân vùng để bộ phận kinh doanh tiện theo dõi và để phù hợpvới nguồn lực của doanh nghiệp bấy giờ
Sau vài năm thành lập, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Interlog tập trungvào những doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu sảnxuất từ Châu Á, Châu Âu; khu vực nhà máy, xí nghiệp Có thể kể đến: NIDECSANKYO VIETNAM, NIDEC TOSOK VIETNAM, NISSEI ELECTRICVIETNAM CO, KYOWA VIETNAM, OKATSUNE VIETNAM, …
Lý do công ty tập trung vào đối tượng khách hàng Nhật Bản vì khách hàngNhật có lượng hàng đều đặn hơn và ít khi có sự thay đổi bên cung cấp dịch vụ nếuchất lượng và hiệu quả của công ty vẫn được duy trì Làm việc cùng đối tác khó tínhnhư Nhật Bản cũng là cơ hội để InterLOG khẳng định được chất lượng và uy tín củamình
Phạm vi hoạt động và vị thế của công ty trên thị trường
Interlog hoạt động với trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và các vănphòng đại diện nằm tại Hải Phòng và Hà Nội, có thể nói, dịch vụ của công ty đượccung cấp cho các doanh nghiệp từ Nam ra Bắc Interlog tiếp cận thị tường bằng
23
Trang 33cách tập trung vào khách hàng sử dụng một hay nhiều dịch vụ của công ty: giaonhận, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, thủ tục hải quan,… cho các tuyến hàng tới khuvực châu Á, châu Âu, châu Mỹ.
Ngoài những lợi thế của mình, để phát triển thành nhà cung cấp dịch vụ 3PLs(Logistics bên thứ 3) uy tín, Interlog cần phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh trongngành:
+ Đối thủ về dịch vụ cước vận tải như: Focus Shipping, Công ty cổ phần Liên Kết Vàng, Smartlink logistics,…
+ Đối thủ về mảng gom hàng nguyên container: VVMV, Yusen, Nippon,
Kintetsu,…
+ Đối thủ về mảng gom hàng lẻ, công ty Interlog xác định hướng phát triển trởthành công ty dịch vụ logistics chuyên gom hàng lẻ, giá tốt đi các tuyến Châu Á Cáccông ty consol về mảng này có thể kể đến: KMG, ASAP, ATA, CPW,
Maxpeed, …
2.1.5 Hoạt động kinh doanh chung của công ty InterLOG
Dựa trên số liệu thực tế từ phòng Kế toán - tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty InterLOG trong giai đoạn 2017– 2020 được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của Công ty InterLOG giai đoạn năm
2017 – 2020
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020Tổng doanh thu (tỷ đồng) 172 212 296,80 265,60Chi phí (tỷ đồng) 157 194 270,63 240,20Lợi nhuận trước thuế
(tỷ đồng)Thuế TNDN (tỷ đồng) 3,0 3,60 5,23 5,40Lợi nhuận sau thuế
12,00 14,40 20,94 19,90(tỷ đồng)
Lợi nhuận/Doanh thu (%) 6,98% 6,79% 7,06% 7,5%Chi phí/ Doanh thu (%) 91,28% 91,51% 91,18% 90,44%
Nguồn: Phòng kế toán - tài chính
Trang 34Qua bảng 2.1, có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty đang đạt kết quảtốt, doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên qua các năm Cụ thể:
Doanh thu năm 2018 đạt 212 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng, gấp 1,23 lần so vớinăm 2017 Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 14,40 tỷ đồng, tăng 2,4 tỷ đồng so với
2017, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng 20%
Năm 2019 là năm doanh thu của công ty đạt cao nhất trong giai đoạn
2017-2020, đạt 296,80 tỷ đồng, tăng 84,8 tỷ đồng và gấp 14 lần so với năm 2018 Lợinhuận sau thuế năm 2019 đạt 20,94 tỷ đồng, tăng 6,54 tỷ đồng so với năm 2018.Đây cũng là năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về doanh thu với 40%
Do dịch bệnh Covid-19 năm 2020, thị trường toàn cầu chịu những ảnh hưởngtiêu cực, đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của dịch vụ vận tải logistics,công ty InterLOG cũng không ngoại lệ, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới các doanhnghiệp sản xuất và quá trình vận chuyển hàng hóa, khiến nhu cầu vận chuyển củakhách hàng giảm sút, các đối thủ thì vẫn tiếp tục cạnh tranh quyết liệt, làm giảmnguồn thu đáng kể của công ty Doanh thu năm 2020 đạt 265,60 tỷ đồng, giảm 31,2
tỷ đồng so với năm 2019 Lợi nhuận thực tế năm 2020 chỉ đạt 19,9 tỷ đồng, giảm1,04 tỷ đồng Mặc dù doanh thu, lợi nhuận giảm so với năm 2019, nhưng InterLOGcũng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường ngành logistic sau mùadịch vẫn có được nguồn thu và lợi nhuận mang về cho công ty Tốc độ tăng trưởngbình quân qua các năm của doanh thu giai đoạn 2017-2020 đạt 17,58% và tốc độtăng trưởng bình quân qua các năm của lợi nhuận sau thuế giai đoạn này là 20,15%.Với InterLOG, việc chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới là hainhiệm vụ song song và ưu tiên hàng đầu Để có được những khách hàng trung thànhnhư vậy, trước hết là nhờ chất lượng dịch vụ tốt, hiệu quả, đáp ứng được những yêucầu của khách hàng Đồng thời, việc duy trì hình ảnh, tạo mối quan hệ qua việctham gia tổ chức kinh tế, Hội liên hiệp ngành cũng chính là chiến lược của công tymuốn hướng đến
Công ty InterLOG mặc dù hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưnggiao nhận vận tải hàng hóa là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, góp phần lớnvào tổng doanh thu hàng năm, đưa hoạt động kinh doanh phát triển của công ty cónhiều bước tiến qua các năm và đạt được những thành tựu nhất định
Nguồn doanh thu chủ yếu của công ty InterLOG đến từ hoạt động giao nhậnvận chuyển được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:
25
Trang 35Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển của công ty
InterLOG giai đoạn 2017 – 2020
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Đường biển 73,15 57,49 99,75 60,76 160,08 63,29 135,2 59,81
Đường hàng
41,30 32,46 48,67 29,64 75,33 29,78 70,6 31,23không
Đường bộ 12,80 10,06 15,76 9,60 17,51 6,92 20,24 8,95Tổng 127,25 100 164,18 100 252,92 100 226,04 100
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
Qua bảng 2.2 có thể thấy: Nhìn chung doanh thu từ hoạt động giao nhận vậnchuyển của công ty tăng dần qua các năm từ năm 2017 (127,25 tỷ đồng) đến năm
2019 (252,92 tỷ đồng), năm 2020 là 226,04 tỷ đồng
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển luôn chiếm một tỉ trọng lớntrong tổng doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển Chiếm khoảng 55 - 65%tổng doanh thu từ dịch vụ này Đây cũng là điều dễ nhận thấy ở hầu hết các công tygiao nhận hàng hóa quốc tế, bởi vì vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có sứcchứa hàng hóa rất lớn và có thể di chuyển nhiều chuyến trong cùng một thời gian.Mặt khác tàu biển có thể chở được rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, vả lại giáthành và chi phí thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác như đườnghàng không, đường bộ…
Qua các năm từ 2017 đến năm 2020, doanh thu vận chuyển hàng hóa bằngđường biển của InterLOG liên tục tăng
Năm 2017, doanh thu đường biển chiếm 57,49% tổng doanh thu từ hoạt độngvận chuyển, chiếm 42,53% so với tổng doanh thu của cả công ty
Năm 2018 trong khi hoạt động giao nhận vận chuyển bằng đường bộ chỉchiếm 9,6% hay đường hàng không chiếm 29,64% thì đường biển có một mức tỷ lệ
Trang 3660,76% nói lên được sự đóng góp của mình vào tổng doanh thu của hoạt động giaonhận vận chuyển cũng như tổng doanh thu của cả công ty (47,05%).
Năm 2019 hoạt động giao nhận vận chuyển bằng đường biển thu về mứcdoanh thu khủng, cao nhất so với cả giai đoạn là 160,08 tỷ đồng, chiếm 63,29% chothấy dịch vụ này của công ty InterLOG ngày càng phát triển, gặt hái được nhiềuthành công
Năm 2020 với 59,81% doanh thu đường biển so với tổng doanh thu hoạt độnggiao nhận, giảm 3,48% so với năm 2019 do đại dịch Covid – 19 khiến nhiều quốcgia thực hiện phong tỏa càng biển giãn cách xã hội để phòng chống dịch, hàng hóatrở nên khan hiếm, do đó ảnh hưởng lớn đến vận tải đường biển cũng như dịch vụgiao nhận hàng hóa bằng đường biển của công ty
Giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được InterLOG khai tháctriệt để các dịch vụ liên quan bởi đây là thế mạnh tạo nên chất riêng của InterLOG
so với các đối thủ cạnh tranh khác
2.2 Dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty InterLOG giai đoạn 2017-2020
2.2.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển tại công ty InterLOG
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì vận chuyển đường biển là con đườngchủ yếu và đem lại lợi nhuận nhiều nhất Vận chuyển hàng hóa nguyên containergiúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận tải, đảm bảo tính thuận tiện, theo đó hàng hóakhông cần phải dỡ ra và xếp lại vào công vụ mang hàng (container) khi chuyển tiếpgiữa các hình thức vận tải
Để có hình dung rõ ràng về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyêncontainer bằng đường biển, chúng ta có thể theo dõi sơ đồ 2.1 dưới đây
27
Trang 37Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển
của công ty InterLOG
• Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
• Báo giá cho khách hàng
• Thanh lý hải quan
• Giao hàng cho công ty khách hàng
• Thực hiện thanh toán và quyết toán
Nguồn: Phòng kinh doanh
Trang 38Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một bước rất quan trọng, bước này quyết định rấtnhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty và thuộc trách nhiệm thực hiện củaphòng Kinh doanh Nghiên cứu thị trường giúp công ty nghiên cứu giá cước có thểlinh động áp dụng các loại giá cước, hoặc thu thêm phụ phí, giảm cước cho từngloại đối tượng khách hàng Ở InterLOG giá cước vận chuyển container thường đượcđịnh sẵn với các kiểu cước giá theo từng tuyến đường, từng mặt hàng, tính giá cướctheo chi phí bỏ ra đồng thời so sánh với giá của đối thủ cạnh tranh và mục tiêu kinhdoanh của mình
Vừa nghiên cứu thói quen tiêu dùng của khách hàng, công ty còn phải nghiêncứu đối thủ để có thể nắm bắt được xu hướng từ đó đưa ra các chiến lược đúng đắn
về giá cả, số lượng, chính sách tốt Việc có những chiến lược phù hợp giúp chocông ty có nhiều ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh điều này rất quan trọng vì
nó ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, doanh thu của công ty Ở phòng kinh doanh sẽ tìmhiểu các đối thủ trong nước để đưa ra các ý tưởng cho ban lãnh đạo để đưa ra cácchiến lược và chính sách tối ưu sau đó truyền thông, quảng cáo để quảng bá dịchcũng như gia tăng độ uy tín của công ty với khách hàng
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng
Nhờ có sự bùng nổ của công nghệ thông tin nên công ty tìm kiếm khách hàngchủ yếu sử dụng internet, bên cạnh đó cũng có sử dụng các nguồn thông tin kháchhàng khác như trên các tạp chí chuyên ngành vận tải,… Phòng kinh doanh củaInterLOG sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm như google tìm list công ty xuất nhập khẩuhoặc các hiệp hội xuất nhập khẩu hàng hóa (như Hiệp hội dệt may, hiệp hội thủysản, hiệp hội lương thực,…) trong đó sẽ có danh sách các công ty thành viên đểInterLOG chào dịch vụ
Khi nắm rõ được điểm mạnh, các tuyến mạnh của công ty (Nhật Bản, TrungQuốc, Hàn Quốc, Mỹ,…), phòng kinh doanh sẽ tìm kiếm các khách hàng mục tiêu
có nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua các tuyến này
Phòng kinh doanh sau khi khảo sát thị trường và tìm hiểu các công ty tiềmnăng (các công ty sản xuất hoặc công ty xuất nhập khẩu hàng hóa) sẽ lập danh sáchbao gồm: Tên công ty, địa chỉ, mặt hàng sản xuất, quốc tịch, số điện thoại, ngườiphụ trách phòng xuất nhập khẩu / phòng mua hàng, email, tình hình xuất nhập khẩuhàng hóa, thị trường, đối thủ cạnh tranh, ghi chú của các Sales
Dựa vào các thông tin đã có, nhân viên sales sẽ tiến hành giới thiệu các dịch
vụ công ty cung cấp thông qua thư điện tử, gọi điện thoại, mạng xã hội, hẹn gặp mặttrao đổi trực tiếp,…
29
Trang 39Bước 3: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
Sau khi nhận được phản hồi từ phía khách hàng, nếu khách hàng có nhu cầumuốn sử dụng dịch vụ giao nhận hàng nguyên container tại công ty, nhân viên kinhdoanh sẽ hẹn gặp mặt để trao đổi trực tiếp với khách hàng nhằm mục đích hiểu rõđược khách hàng, nắm được nhu cầu khách hàng đang cần, sau đó phải khai thácđược các thông tin chi tiết cần thiết về lô hàng để có thể lập bảng báo giá gửi chokhách hàng tham khảo
Các thông tin cần được khai thác là:
- Tên hàng hóa, tính chất hàng hóa
- Có các nhu cầu về dịch vụ khác (trucking)
Bước 4: Báo giá dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng FCL
Phụ thuộc vào giá tàu và lịch tàu chạy đã được cập nhật trước từ các hãng tàu,nhân viên kinh doanh sau khi xem xét yêu cầu của khách hàng sẽ bắt đầu cung cấpcho khách hàng bảng báo giá cước vận chuyển đường biển (container 20’/container40’) và phụ phí hàng nhập LCC (Local charge) bao gồm THC, EBS (Phụ phí xăngdầu), D/O, CIC, Handling, Bill, CFS, AFR (phí khai báo hải quan chuẩn đối vớiNhật Bản), AMS (phí bắt buộc đối với hải quan Mỹ), AFS (đối với Trung Quốc).LCC cho hàng FCL nhập tại cảng Hải Phòng:
Phí THC: 120$/container 20’ và 180$/container 40’
Phí D/O: 40$
Phí CIC: 120$/container 20’ và 240$/container 40’
Phí Cleaning: 10$/container 20’ và 15$/container 40’
Phí LSS: Tùy từng hãng tàu
Sau đó khách hàng sẽ tham khảo bảng báo giá và phản hồi lại cho nhân viênkinh doanh qua mail hoặc trao đổi qua gọi điện thoại về mức giá mà bên InterLOGcung cấp có cạnh tranh so với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải khác hay không