Quy mô dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế InterLOG (Trang 50 - 60)

bằng đường biển của công ty InterLOG

Quy mô hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại công ty InterLOG được thể hiện qua 2 ý chính: Doanh thu hoạt động giao nhận hàng FCL bằng đường biển và cơ cấu thị trường sử dụng dịch vụ giao nhận hàng FCL nhập bằng đường biển.

Doanh thu hoạt động giao nhận hàng FCL bằng đường biển:

Bảng 2.4 Tình hình doanh thu hoạt động giao nhận hàng FCL bằng đường biển tại InterLOG giai đoạn 2017 – 2020

Hàng FCL xuất khẩu bằng đường biển Hàng FCL nhập khẩu bằng đường biển

thu toàn bộ dịch vụ giao nhận vận tải đường biển với tổng doanh thu giao nhận hàng FCL đường biển, ta có thể thấy được hàng hóa FCL đường biển đóng góp 40 – 50% vào tổng doanh thu dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển. Cụ thể:

Năm 2017 doanh thu của hoạt động giao nhận hàng FCL đường biển là 32,9 tỷ đồng, chiếm 45% tổng doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển. Năm 2018 vẫn trên đà tăng trưởng đó, doanh thu hàng FCL đường biển chiếm 47,16% tổng hàng hóa vận chuyển đường biển. Năm 2019 tỷ trọng này tăng lên thành 50,2%. Đến năm 2020, với một năm dịch bệnh với đầy khó khăn đối với ngành Logistics, mặc dù tổng doanh thu có giảm so với năm trước, nhưng nhìn chung hàng FCL đường biển vẫn chiếm 52,7% so với tổng doanh thu hàng hóa vận chuyển đường biển. Đã chứng tỏ được vị thế của vận chuyển hàng hóa FCL bằng đường biển.

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu hàng FCL đều có sự tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng của năm sau đều cao hơn năm trước, duy chỉ năm 2020 có tốc độ tăng trưởng âm do doanh thu năm 2020 giảm đi so với 2019. Nhưng nhìn chung từ năm 2017 đến năm 2020, InterLOG đã có bước nhảy vọt với mức doanh thu trong dịch vụ giao nhận hàng FCL từ 32,9 tỷ đồng lên 71,32 tỷ đồng (tương đương khoảng 298,4%) . Trong đó: Tốc độ tăng trưởng của hàng FCL nhập năm 2018 tăng 51,3% so với năm 2017, chưa dừng lại ở đó, năm 2019 tốc độ tăng trưởng đạt 77,9% tương đương với doanh thu FCL nhập năm 2019 đã tăng gần 1,78 lần so với năm 2018.

Biểu đồ 2.1 Tình hình doanh thu hoạt động giao nhận hàng FCL bằng đường biển tại công ty InterLOG giai đoạn năm 2017 – 2020

Đơn vị: tỷ đồng 90 80 70 60 50 40 30 20 10

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Biểu đồ 2.1 đã thể hiện rõ sự chênh lệch cũng như tốc độ phát triển về cơ cấu doanh thu dịch vụ giao nhận hàng FCL giữa FCL xuất và FCL nhập.

Đối với InterLOG, FCL nhập là một trong những thế mạnh của công ty, được ưu tiên hơn mảng xuất khẩu. Điều này được thể hiện qua doanh thu của FCL nhập luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh thu của FCL xuất. FCL hàng xuất và hàng nhập đều tăng qua các năm từ 2017 đến năm 2020, nhưng hàng FCL nhập đã đem về doanh thu vượt trội so với hàng FCL xuất.

Qua biểu đồ ta thấy: Doanh thu hàng FCL nhập bằng đường biển / Tổng doanh thu của hàng FCL bằng đường biển luôn lớn hơn 50%, cụ thể là: Năm 2017 Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng FCL nhập (17,6 tỷ đồng) chiếm 53,49% so với tổng doanh thu dịch vụ giao nhận hàng FCL bằng đường biển, đóng góp 24,06% vào tổng doanh thu dịch vụ giao nhận vận tải đường biển. Năm 2018, mức doanh thu này đã tăng lên 26,63 tỷ đồng; chiếm 56,60% tổng doanh thu FCL đường biển và 26,07% so với tổng doanh thu dịch vụ vận tải biển (99,75 tỷ đồng). Đến năm 2019, một năm với nhiều thành công đạt được trong lĩnh vực vận tải đường biển đã giúp công ty thu về lượng doanh thu 47,38 tỷ đồng, chiếm gần 60% so với tổng doanh thu FCL đường biển nói riêng và gần 29,6% so với tổng doanh thu của vận tải biển nói chung. Năm 2020 với mức doanh thu 42,16 tỷ đồng của hàng FCL nhập bằng đường biển có phần giảm so với 2019 nhưng vẫn đóng góp 59,11% vào tổng lượng doanh thu của dịch vụ giao nhận hàng FCL bằng đường biển và 31,18% vào tổng doanh thu của vận tải đường biển.

Dịch vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu FCL của InterLOG đã có những đóng góp to lớn đến tổng doanh thu của vận tải đường biển cũng như tổng doanh thu của công ty nói chung. Nhất là vào năm 2019, FCL nhập tạo lên sự vượt trội, thu về mức doanh thu cũng như lợi nhuận lớn cho công ty. Mặc dù năm 2020 đầy khó khăn bởi những nguyên nhân khách quan nhưng khi so sánh doanh thu FCL nhập so với tổng doanh thu giao nhận vận tải đường biển thì đã có sự đóng góp nhiều hơn.

Cơ cấu thị trường sử dụng dịch vụ giao nhận hàng FCL nhập bằng đường biển

Công ty InterLOG là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic được rất nhiều đối tác tin dùng, nhất là vận tải hàng hóa các tuyến đi khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Á,… đặc biệt ở khu vực Đông Á đều là các tuyến vô cùng cạnh tranh của InterLOG.

Thị trường giao nhận hàng nhập của InterLOG cũng vì thế mà tập trung chủ yếu vào thị trường tiềm năng nhất của công ty là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,

Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường giao nhận hàng FCL nhập bằng đường biển theo doanh thu của InterLOG giai đoạn 2017 – 2020

Năm Thị trường Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Châu Mỹ Châu Âu Thị trường khác Tổng

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Từ bảng 2.5 có thể thấy: Trước khi hợp tác cùng phát triển với Công ty Cổ phần Daiichi Kamotsu – Nhật Bản (có hơn 75 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics) thì Nhận Bản vẫn là một thị trường khó khăn chưa được khai thác nhiều ở InterLOG, nhưng sau năm 2017 khi hợp tác với Daiichi Kamotsu thì InterLOG đã có doanh thu nổi bật từ thị trường tiềm năng này, tốc độ tăng trưởng phát triển nhanh chóng ổn định hơn qua các năm. Doanh thu từ Nhật Bản đều tăng qua các năm, năm 2017 doanh thu từ thị trường Nhật chỉ đạt 2,2 tỷ đồng, sau 4 năm con số đã lên tới 5,67 tỷ đồng cho thấy việc hợp tác với Daiichi Kamotsu là vô cùng đúng đắn.

Trung Quốc là một trong những nước có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam rất lớn, có rất nhiều công ty sản xuất của Trung quốc có trụ sở tại Việt Nam, do đó nhu cầu vận chuyển hàng hóa là rất lớn bởi cần có nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy doanh thu của dịch vụ giao nhận hàng nhập FCL từ Trung Quốc tăng mạnh qua các năm, đỉnh điểm là năm 2019 với 6,3 tỷ đồng,

Mặc dù thị trường Hàn Quốc không mạnh như Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng so với mặt bằng chung ở khu vực Đông Á thì Hàn Quốc cũng là quốc gia vô cùng tiềm năng.

Ngoài ra còn có thị trường Châu Âu và Châu Mỹ cũng góp phần không nhỏ cho doanh thu của InterLOG. Đây là hai thị trường mục tiêu của InterLOG trong tương lai với mong muốn có thể khai thác triệt để hai thị trường này.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường giao nhận hàng FCL nhập bằng đường biển của InterLOG giai đoạn 2017 - 2020

Thị trường khác Châu Âu Châu Mỹ 12,44 9,32 10,75 9,61 10,27 Hàn Quốc 0,431,32 3,03 0

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Qua biểu đồ trên ta thấy được thị trường sử dụng dịch vụ vận tải đường biển cho hàng FCL nhập chủ yếu là thị trường Châu Á, với 3 quốc gia tiềm năng là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, bởi đây là 3 quốc gia có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam rất cao. Các công ty này được xây dựng tại Việt Nam, vì thế lượng hàng nhập khẩu như các nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất cho các nhà máy trong khu công nghiệp vô cùng lớn.

Ở Đông Á, thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng nhất, hàng năm công ty đảm nhận việc vận tải hàng nhập khẩu từ thị trường này với lượng hàng hóa lớn (với tỷ lệ nhập 16,03% so với tổng doanh thu nhập FCL từ các nước khác năm 2020). Những hàng hóa từ thị trường này chủ yếu là máy móc thiết bị, phụ tùng, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô,… Tiếp đến là thị trường Trung Quốc đây cũng là thị trường mang đến nhiều lợi nhuận cho công ty không chỉ riêng gì dịch vụ vận tải đường biển mà đường bộ hay hàng không cũng rất mạnh, các mặt hàng nhập khẩu nguyên container từ quốc gia này thường là các mặt hàng vải may mặc, các phụ tùng xe,... Đối với thị trường Hàn Quốc, mặc dù tỷ lệ doanh thu không cao bằng Trung Quốc và Nhật bản nhưng InterLOG có rất nhiều đối tác là các công ty Hàn

tin tưởng và sử dụng dịch vụ nên đây cũng là một thị trường đầy tiềm năng trong khu vực châu Á.

Châu Mỹ là thị trường quan trọng đứng thứ hai chỉ sau châu Á và đóng góp nhiều hơn châu Âu vào hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty. Với mức doanh thu tăng dần qua các năm, đỉnh điểm năm 2019 với doanh thu đạt 10,75 tỷ đã chứng tỏ hoạt động nhập khẩu hàng FCL của công ty đem lại hiệu quả cao.

Ngoài ra InterLOG còn nhập khẩu hàng từ các thị trường khác trên khắp thế giới như Singapore, Philipine,…

Các thị trường lớn như châu Âu và châu Mỹ cũng là hai thị trường mà InterLOG đang hướng tới để khai thác và có kế hoạch phát triển các tuyến Âu, Mỹ nhiều hơn nữa.

Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển

Ở công ty InterLOG, trong dịch vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu nguyên container thường xuyên nhập về các mặt hàng như các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp cũng như các mặt hàng phục vụ hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu dịch vụ giao nhận của các mặt hàng nhập khẩu FCL của công ty InterLOG giai đoạn 2017 – 2020

Mặt hàng Linh kiện điện tử

Máy móc thiết bị Đồ gia dụng Vải các loại Sắt thép Mặt hàng khác Tổng

Từ bảng 2.6 ta thấy cơ cấu mặt hàng FCL của InterLOG thường nhập khẩu gồm có hàng vải các loại, đồ gia dụng, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, sắt

thép… Nhìn chung doanh thu của dịch vụ nhập khẩu các mặt hàng này đều có xu hướng tăng dần qua các năm.

Tại Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất có nguồn vốn FDI chuyên nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử để lắp ráp chế tạo, nhất là nhập từ Nhật Bản. Đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ lệ về phần trăm lớn nhất so với các mặt hàng khác. Trung bình doanh thu từ dịch vụ vận chuyển mặt hàng linh kiện điện tử chiếm 20% so với tổng doanh thu các mặt hàng nhập nguyên container, năm 2020 doanh thu đạt 11,56 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình các năm giai đoạn 2017-2020 của mặt hàng linh kiện điện tử là 51,27%.

Đối với mặt hàng máy móc thiết bị, InterLOG thường nhập từ các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức,… Đây là mặt hàng nhập FCL phổ biến đứng thứ 2 sau hàng linh kiện điện tử, năm 2017 doanh thu vận chuyển mặt hàng này chỉ có 2,04 tỷ đồng nhưng đến năm 2020 là 9,11 tỷ đồng cho thấy đây cũng là mặt hàng nhập tiềm năng của công ty. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình qua các năm của mặt hàng này là 67,78%, cao nhất trong tất cả các mặt hàng cho thấy đây là mặt hàng tiềm năng và ngày càng nhập khẩu nhiều tại Việt Nam.

Đồ gia dụng là mặt hàng nhập khẩu rất nhiều của thị trường Việt Nam. Doanh thu thu về từ dịch vụ giao nhận mặt hàng này tăng nhanh chóng từ 2,2 tỷ đồng (năm 2017) đến 7,14 tỷ đồng (năm 2020) .

Đa số mặt hàng vải của Việt Nam được nhập khẩu nhiều từ thị trường Trung Quốc, đây là mặt hàng nhập nguyên container được nhập khẩu thường xuyên ở InterLOG, năm 2017 đạt 2,81 tỷ đồng doanh thu chiếm 16% tổng mặt hàng nhập FCL. Qua các năm con số này đã tăng lên 6,6 tỷ đồng năm 2019 và 5,05 tỷ đồng năm 2020.

Doanh thu đến từ việc vận chuyển mặt hàng sắt thép của InterLOG cũng có những đóng góp nhất định đến tổng doanh thu dịch vụ giao nhận các mặt hàng nhập FCL lần lượt là 1,4 tỷ đồng năm 2017; 2,34 tỷ đồng năm 2018; 6,56 tỷ đồng năm 2019 và 5,01 tỷ đồng năm 2020.

Ngoài ra còn cũng có các mặt hàng khác như nguyên liệu đồ chơi trẻ em, nông sản,… góp phần tạo nên doanh thu của dịch vụ giao nhận hàng vận chuyển nguyên

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế InterLOG (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w