Quá trình hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động của InterLOG

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế InterLOG (Trang 30 - 34)

Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế InterLOG được thành lập năm 2005, trước kia là một phần của hệ thống Interlink group (thành lập năm 2002). Trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, nhu cầu vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa và logistics nội địa ngày càng gia tăng, InterLOG nhanh chóng đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa và thủ tục hải quan. InterLOG được thành lập với 100% vốn của người Việt.

Đến năm 2017, với 30% cổ phần công ty thuộc về doanh nghiệp Nhật Bản Daiichi Kamotsu, InterLOG xây dựng và phấn đấu trở thành công ty cung cấp dịch vụ logistics theo tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu chuỗi cung ứng hoàn hảo tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Công ty theo đuổi sứ mệnh tạo ra chuỗi giá trị tối ưu nhất cho khách hàng, cộng đồng và doanh nghiệp.

Lịch sử hình thành công ty InterLOG

2005: Thành lập Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế InterLOG

2006: Nhận được chứng nhận thương hiệu mạnh do Bộ công thương và thời báo Việt Nam tổ chức.

2007: Trở thành đại lý chính thức của Pacific Concord INTL.

2008: Trở thành một trong các đơn vị Đại lý hải quan đầu tiên của Việt Nam 2011: Tham gia tổ chức WCA, trở thành đại lý chính thức của AWS.

2012: Thành lập văn phòng Hà Nội.

2013: Khai trương dịch vụ Hanoi Hub (ICD Tiên Sơn).

2014: Ứng dụng VNACCS (Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System - Hệ thống thông quan hàng hóa tự động), thành lập Depot Nhơn Trạch. 2016: Thành lập văn phòng tại Hải Phòng.

2017: Trở thành đối tác chiến lược với Công ty Cổ phần Daiichi Kamotsu – Nhật Bản (có hơn 75 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics).

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

InterLOG chú trọng phát triển các dịch vụ cốt lõi như giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu; Vận chuyển N.V.O.C.C và LTL (Hàng lẻ vận chuyển đường bộ); đại lý hải quan…

- Dịch vụ vận tải: Vận tải nội địa, Đại lý vận tải đường biển và hàng không.

- Dịch vụ Door to Door.

- Dịch vụ giao nhận: Giao hàng lẻ nội địa chuyên tuyến Bắc Nam; Dịch vụ thủ tục hàng hóa XNK: làm giấy phép XK, C/O, Insurance, Fumi, Phyto, thủ tục thông quan hàng hóa, …

- Đại lý Hải quan: Khai thuê hải quan; Thông quan và tư vấn thủ tục Hải quan.

- Dịch vụ kho bãi: Lưu kho; Đóng gói; Vận chuyển.

- Dịch vụ gom hàng lẻ: Thu gom hàng lẻ xuất nhập khẩu và nội địa.

Cơ sở vật chất

Mục tiêu của InterLOG là luôn cố gắng đem lại cho khách hàng những dịch vụ có giá trị thực sự, tạo lập bằng sự thông hiểu thị trường nội địa kết hợp với sự tinh

thông về nghiệp vụ quốc tế và bằng chứng rõ nhất đó là sự đầu tư vào kho bãi, đội xe pick up hàng, đội xe container, sự đầu tư về công nghệ thông tin và đào tạo nhân viên, các trang thiết bị.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, InterLOG đang thuê 3 kho tại Cát Lái, Transimex và Tân Vạn. Ngoài ra, công ty còn đóng kho tại Hải Phòng và Bắc Ninh. Từ năm 2013, Công ty đã khai trương dịch vụ Hanoi Hub (ICD Tiên Sơn), năm 2015, InterLOG đã thực hiện dự án hợp tác cùng TBS Logistics (TBS Group) thuê lại kho của TBS để tạo thành Hub.

Hệ thống trang thiết bị tại kho bãi: Với sức chứa rộng, những thiết bị như xe nâng, xe tải, tractor trailer, romooc, xe 7 chỗ, v.v… được cung cấp đầy đủ và đổi mới thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu hàng lớn.

Đến năm 2020, công ty đã sở hữu hơn 20 xe container và mục tiêu cho đến năm 2025 là liên minh 50 xe container nữa. Để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công việc cũng như sự liên kết giữa các bộ phận thì thiết bị văn phòng của công ty cũng được cung cấp đầy đủ: máy tính, điện thoại, máy photo, máy scan, máy in hóa đơn, ….

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty InterLOG

Lãnh đạo trong Công ty có vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Với bộ máy quản lý dưới đây, hoạt động của công ty đã được hình thành theo một cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự nhất định có sự kết nối chặt chẽ với nhau.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty InterLOG

Hội đồng quản trị Giám đốc và

Phó Giám Đốc

Ban kiểm soát

Phòng vận

tải/consol kinh doanhPhòng toán tài chínhPhòng kế Phòng nhân sự

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Công ty, giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của công ty.

Ban kiểm soát: Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm soát báo cáo của Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.

Giám đốc (GĐ) và các Phó giám đốc (PGĐ): Giám đốc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. Phó giám đốc hỗ trợ công việc cho giám đốc (gồm 2 PGĐ người Việt Nam, 1 PGĐ người Nhật Bản) và trực tiếp quản lý một số bộ phận, phòng ban.

Phòng kinh doanh: Được giám sát bởi 1 PGĐ người Việt và 1 PGĐ khối khách hàng Nhật Bản. Bộ phận kinh doanh tìm kiếm, khai thác, tiếp cận khách hàng mục tiêu. Duy trì mối quan hệ với các đại lý trong và ngoài nước, tìm kiếm lịch, thời gian vận chuyển hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, phòng kinh doanh kết hợp với các bộ phận khác để hỗ trợ khách hàng về quá trình vận chuyển hàng hóa vào Việt Nam.

Phòng vận tải: Bao gồm ban consol, phát triển đại lý và ban vận tải.

+ Ban consol có nhiệm vụ tìm hiểu về giá cả thị trường, làm việc với các Forwarder khác để trao đổi hàng hóa khi đóng container Consol, book cước theo yêu cầu của bộ phận Sales và thực hiện đề nghị cước vận chuyển với các hãng tàu…

+ Bộ phận Phát triển đại lý: Tìm và tạo mối quan hệ với đại lý nước ngoài.

Thương lượng, đàm phán với các đại lý các điều kiện về giá cả, thời gian vận chuyển, chất lượng dịch vụ… Hỗ trợ phòng kinh doanh duy trì và tìm khách hàng mới.

+ Bộ phận vận tải chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa theo yêu cầu.

Phòng Hải quan: Bao gồm bộ phận chứng từ và bộ phận hiện trường.

+ Bộ phận hiện trường là bộ phận thực hiện, hỗ trợ, giám sát mọi hoạt động về nghiệp vụ được diễn ra thực tế bao gồm thực hiện thủ tục hải quan, mở container, cược container, thủ tục lưu kho, lưu bãi tại cảng. Ngoài ra, phòng hiện trường sẽ sắp xếp, báo cáo tình hình container hàng hóa, hỗ trợ phòng kinh doanh đảm bảo về thời gian và chất lượng dịch vụ.

+ Bộ phận chứng từ là bộ phận cung cấp, nơi lưu trữ các dữ liệu, thông tin chứng từ của khách hàng. Phòng sẽ phối hợp với phòng kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ cần thiết.

Phòng kế toán tài chính: là bộ phận có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo kỳ, là bộ phận thu chi các chi phí liên quan về cước, chứng từ, chi phí đóng hàng hóa, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thuế, công nợ trong và ngoài nước. Ngoài ra, phòng kế toán phải xây dựng kế hoạch tài chính theo các giai đoạn ngắn, trung và dài hạn. Phòng kế toán sẽ quản lý, cân đối phù hợp với chế độ và nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty, giúp công ty sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm quản lý kho, hàng hóa lưu kho, hỗ trợ nhân viên vận tải, nhân viên hiện trường trong quá trình giao hàng.

Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm các công tác liên quan đến nhân sự: quản lý, tuyển dụng, lưu trữ hồ sơ, lên kế hoạch và thực hiện các chương trình xây dựng văn hóa công ty.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế InterLOG (Trang 30 - 34)