Môi trường kinh doanh và phạm vi hoạt động của công ty InterLOG

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế InterLOG (Trang 34 - 39)

Đối tượng khách hàng của Công ty

Khách hàng của Interlog gồm 2 nhóm khách hàng chính, bao gồm: Công ty sản xuất, khu nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp FDI và các công ty logistics.

Khi mới thành lập công ty năm 2005, InterLOG duy trì lượng khách hàng cũ từ sự chia sẻ từ Interlink Group, đối tượng khách hàng chủ yếu là những người có nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất và xuất khẩu cho các công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre nứa. Với đối tượng là những khu công nghiệp, ban lãnh đạo công ty đã phân vùng để bộ phận kinh doanh tiện theo dõi và để phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp bấy giờ.

Sau vài năm thành lập, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Interlog tập trung vào những doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất từ Châu Á, Châu Âu; khu vực nhà máy, xí nghiệp. Có thể kể đến: NIDEC SANKYO VIETNAM, NIDEC TOSOK VIETNAM, NISSEI ELECTRIC VIETNAM CO, KYOWA VIETNAM, OKATSUNE VIETNAM, …

Lý do công ty tập trung vào đối tượng khách hàng Nhật Bản vì khách hàng Nhật có lượng hàng đều đặn hơn và ít khi có sự thay đổi bên cung cấp dịch vụ nếu chất lượng và hiệu quả của công ty vẫn được duy trì. Làm việc cùng đối tác khó tính như Nhật Bản cũng là cơ hội để InterLOG khẳng định được chất lượng và uy tín của mình.

Phạm vi hoạt động và vị thế của công ty trên thị trường

Interlog hoạt động với trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và các văn phòng đại diện nằm tại Hải Phòng và Hà Nội, có thể nói, dịch vụ của công ty được

cách tập trung vào khách hàng sử dụng một hay nhiều dịch vụ của công ty: giao nhận, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, thủ tục hải quan,… cho các tuyến hàng tới khu vực châu Á, châu Âu, châu Mỹ.

Ngoài những lợi thế của mình, để phát triển thành nhà cung cấp dịch vụ 3PLs (Logistics bên thứ 3) uy tín, Interlog cần phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh trong ngành:

+ Đối thủ về dịch vụ cước vận tải như: Focus Shipping, Công ty cổ phần Liên Kết Vàng, Smartlink logistics,…

+ Đối thủ về mảng gom hàng nguyên container: VVMV, Yusen, Nippon,

Kintetsu,…

+ Đối thủ về mảng gom hàng lẻ, công ty Interlog xác định hướng phát triển trở thành công ty dịch vụ logistics chuyên gom hàng lẻ, giá tốt đi các tuyến Châu Á. Các công ty consol về mảng này có thể kể đến: KMG, ASAP, ATA, CPW,

Maxpeed, …

2.1.5. Hoạt động kinh doanh chung của công ty InterLOG

Dựa trên số liệu thực tế từ phòng Kế toán - tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty InterLOG trong giai đoạn 2017– 2020 được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của Công ty InterLOG giai đoạn năm 2017 – 2020

Qua bảng 2.1, có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty đang đạt kết quả tốt, doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên qua các năm. Cụ thể:

Doanh thu năm 2018 đạt 212 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng, gấp 1,23 lần so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 14,40 tỷ đồng, tăng 2,4 tỷ đồng so với 2017, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng 20% .

Năm 2019 là năm doanh thu của công ty đạt cao nhất trong giai đoạn 2017- 2020, đạt 296,80 tỷ đồng, tăng 84,8 tỷ đồng và gấp 14 lần so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 20,94 tỷ đồng, tăng 6,54 tỷ đồng so với năm 2018. Đây cũng là năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về doanh thu với 40%.

Do dịch bệnh Covid-19 năm 2020, thị trường toàn cầu chịu những ảnh hưởng tiêu cực, đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của dịch vụ vận tải logistics, công ty InterLOG cũng không ngoại lệ, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất và quá trình vận chuyển hàng hóa, khiến nhu cầu vận chuyển của khách hàng giảm sút, các đối thủ thì vẫn tiếp tục cạnh tranh quyết liệt, làm giảm nguồn thu đáng kể của công ty. Doanh thu năm 2020 đạt 265,60 tỷ đồng, giảm 31,2 tỷ đồng so với năm 2019. Lợi nhuận thực tế năm 2020 chỉ đạt 19,9 tỷ đồng, giảm 1,04 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu, lợi nhuận giảm so với năm 2019, nhưng InterLOG cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường ngành logistic sau mùa dịch vẫn có được nguồn thu và lợi nhuận mang về cho công ty. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm của doanh thu giai đoạn 2017-2020 đạt 17,58% và tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm của lợi nhuận sau thuế giai đoạn này là 20,15%.

Với InterLOG, việc chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới là hai nhiệm vụ song song và ưu tiên hàng đầu. Để có được những khách hàng trung thành như vậy, trước hết là nhờ chất lượng dịch vụ tốt, hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, việc duy trì hình ảnh, tạo mối quan hệ qua việc tham gia tổ chức kinh tế, Hội liên hiệp ngành cũng chính là chiến lược của công ty muốn hướng đến.

Công ty InterLOG mặc dù hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng giao nhận vận tải hàng hóa là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, góp phần lớn vào tổng doanh thu hàng năm, đưa hoạt động kinh doanh phát triển của công ty có nhiều bước tiến qua các năm và đạt được những thành tựu nhất định.

Nguồn doanh thu chủ yếu của công ty InterLOG đến từ hoạt động giao nhận vận chuyển được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển của công ty Năm Hình thức Đường biển Đường hàng không Đường bộ Tổng

Qua bảng 2.2 có thể thấy: Nhìn chung doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển của công ty tăng dần qua các năm từ năm 2017 (127,25 tỷ đồng) đến năm 2019 (252,92 tỷ đồng), năm 2020 là 226,04 tỷ đồng.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển. Chiếm khoảng 55 - 65% tổng doanh thu từ dịch vụ này. Đây cũng là điều dễ nhận thấy ở hầu hết các công ty giao nhận hàng hóa quốc tế, bởi vì vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có sức chứa hàng hóa rất lớn và có thể di chuyển nhiều chuyến trong cùng một thời gian. Mặt khác tàu biển có thể chở được rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, vả lại giá thành và chi phí thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác như đường hàng không, đường bộ…

Qua các năm từ 2017 đến năm 2020, doanh thu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của InterLOG liên tục tăng.

Năm 2017, doanh thu đường biển chiếm 57,49% tổng doanh thu từ hoạt động vận chuyển, chiếm 42,53% so với tổng doanh thu của cả công ty.

Năm 2018 trong khi hoạt động giao nhận vận chuyển bằng đường bộ chỉ chiếm 9,6% hay đường hàng không chiếm 29,64% thì đường biển có một mức tỷ lệ

60,76% nói lên được sự đóng góp của mình vào tổng doanh thu của hoạt động giao nhận vận chuyển cũng như tổng doanh thu của cả công ty (47,05%).

Năm 2019 hoạt động giao nhận vận chuyển bằng đường biển thu về mức doanh thu khủng, cao nhất so với cả giai đoạn là 160,08 tỷ đồng, chiếm 63,29% cho thấy dịch vụ này của công ty InterLOG ngày càng phát triển, gặt hái được nhiều thành công.

Năm 2020 với 59,81% doanh thu đường biển so với tổng doanh thu hoạt động giao nhận, giảm 3,48% so với năm 2019 do đại dịch Covid – 19 khiến nhiều quốc gia thực hiện phong tỏa càng biển giãn cách xã hội để phòng chống dịch, hàng hóa trở nên khan hiếm, do đó ảnh hưởng lớn đến vận tải đường biển cũng như dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của công ty.

Giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được InterLOG khai thác triệt để các dịch vụ liên quan bởi đây là thế mạnh tạo nên chất riêng của InterLOG so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế InterLOG (Trang 34 - 39)