1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5

87 497 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu chính mà mọi doanh nghiệpsản xuất kinh doanh đều muốn đạt tới là lợi nhuận, muốn đạt được điều nàythì doanh nghiệp phải luôn tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm,nâng cao uy tín của mình trên thị trường Do đó, từ khi hình thành một ýtưởng kinh doanh, nhà quản lý đã phải giải quyết một loại các bài toán khónhư thăm dò thị trường, dự toán chi phí và tính giá thành cho từng sảnphẩm làm ra một cách tiết kiệm nhất, có hiệu quả nhất Khi sản phẩm đãđược chấp nhận trên thị trường, doanh nghiệp phải tiếp tục đối mặt với tìnhhình biến động về giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công, dịch vụ muangoài bên cạnh sức ép cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường Đối mặtvới những thách thức đó biện pháp có hiệu quả nhất mà các nhà quản lýđặc biệt quan tâm hiện nay là tổ chức công tác kế toán sao cho bộ máy kếtoán hoạt động có hiệu quả tốt nhất

Với các doanh nghiệp xây lắp nói riêng, hạch toán chi phí sản xuấtsản phẩm và tính giá thành được coi là một khâu trung tâm của công tác kếtoán, mở ra hướng đi hết sức đúng đắn cho doanh nghiệp Thực chất, chiphí sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất, do đó tiết kiệm chi phí làbiện pháp để hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo đầu ra của quátrình sản xuất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì vậy tổ chức tốtcông tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản là nhu cầu mà doanhnghiệp đặt lên hàng đầu; nó quyết định sự sống còn của các doanh nghiệpxây lắp trên thị trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên và nhằm nângcao trình độ chuyên môn, gắn kết lý luận với thực tiễn Qua thời giannghiên cứu học tập ở trường và thực tập cuối khoá tại Công ty Cổ phầnXây dựng số 5, được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Hà Đức Trụ, cácthầy cô trong Khoa Tài chính - Kế toán trường Đại học Quản lý & Kinh

Trang 2

doanh Hà nội và các cán bộ Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phầnXây dựng số 5 em đã chọn:

“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5” làm đề tài cho luận văntốt nghiệp của mình

Nội dung của bài luận văn được chia làm ba chương:

Chương I : Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây dựng cơ bản

Chương II : Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5

Chương III : Đánh giá chung và một số ý kiến nhằm tổ chức tốt

công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5

Trang 3

1- Đặc điểm của hoạt động xây lắp

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chứcnăng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tếquốc dân Nó làm tăng sức mạnh về kinh tế, tạo nên cơ sở vật chất cho xãhội Một quốc gia có cơ sở hạ tầng vững chắc thì quốc gia đó mới có điềukiện phát triển Như vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao giờ cũng pháttriển trước một bước so với các ngành khác.

Để có cơ sở hạ tầng vững chắc thì xây lắp là một ngành không thểthiếu được, cho nên một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung vàquĩ tích luỹ nói riêng với vốn đầu tư nước ngoài nằm trong xây dựng cơbản.

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc cóđủ điều kiện đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng.

Sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơnchiếc, thời gian sản xuất lâu dài, sản phẩm mang tính cố định, nơi sản xuấtra sản phẩm đồng thời là nơi sản phẩm hoàn thành đưa vào sử dụng vàphát huy tác dụng.

Mỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, cógiá trị dự toán riêng tại một thời điểm nhất định Đặc biệt sản phẩm xây

Trang 4

dựng mang nhiều ý nghĩa tổng hợp về mọi mặt kinh tế, chính trị, kỹ thuậtvà mỹ thuật.

Chi phí cho sản phẩm xây lắp rất đa dạng phong phú bao gồm nhiềuchủng loại nguyên vật liệu, sử dụng nhiều máy móc thi công và nhiều loạithợ theo

các ngành nghề, chuyên môn khác nhau.

Vì các loại sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản thường có quy môlớn, mất

nhiều thời gian để hoàn thành công trình đưa vào sử dụng Vì vậy để phùhợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán về tài chính thì kế toán cầnphải phân biệt giữa sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.

Sản phẩm trung gian là các công việc xây dựng các giai đoạn, cácđợt xây dựng đã hoàn thành bàn giao Còn sản phẩm cuối cùng là các côngtrình hoàn chỉnh có thể đưa vào sử dụng.

2- Đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán chi phísản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm

Sản phẩm xây lắp là sản phẩm thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theođịa điểm và giai đoạn xây dựng Chính vì vậy, việc quản lý công trình và tổchức sản xuất gặp nhiều khó khăn Điều đó đòi hỏi các nhà xây dựng phảilựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý thật linh hoạt.

Do chu kỳ sản xuất xây dựng các công trình thường kéo dài làm chovốn bị ứ đọng, nên các nhà xây dựng luôn phải chú ý đến nhân tố thời giankhi chọn các phương án Bên cạnh đó, quá trình sản xuất xây dựng phứctạp đòi hỏi các nhà tổ chức xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp caotrong sản xuất, phải phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức xây dựng tổng thầuhay thầu chính và các thầu phụ.

Các công trình tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của thời

Trang 5

hỏi các nhà tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công và áp dụng cơ giớihoá một cách hợp lý.

3- Yêu cầu của công tác quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm

xây lắp

Do đặc điểm của xây dựng và sản phẩm xây dựng rất riêng nên việcquản lý đầu tư xây dựng cơ bản khó khăn phức tạp hơn một số ngành khác.Vì vậy trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng phải đáp ứng được nhữngyêu cầu sau:

 Phải tạo ra những sản phẩm xây lắp được thị trường chấpnhận cả về giá cả, chất lượng, đáp ứng được mục tiêu kinh tế xã hội trongtừng thời kỳ.

 Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất từ các nguồn đầutư trong và ngoài nước.

 Xây dựng phải đúng theo qui hoạch được phê duyệt, thiết kếhợp lý về

thẩm mỹ, xây dựng đúng tiến độ, đạt chất lượng cao.

Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phươngpháp đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng Doanh nghiệp muốn trúng thầumột công trình phải

xây dựng một giá thầu hợp lý cho công trình đó dựa trên cơ sở xác địnhmức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thịtrường và bản thân

doanh nghiệp Giá trúng thầu không vượt quá giá thành dự toán đượcduyệt Mặt khác phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.

4- Nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩmxây lắp

Trang 6

Việc giảm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ýnghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng Vì vậy, việc xác địnhđúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thànhphù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và thoả mãn mọi yêu cầuquản lý đặt ra hết sức cần thiết Cụ thể:

 Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp vớitổ chức sản xuất ở doanh nghiệp, đồng thời xác định đúng đối tượng tínhgiá thành.

 Kiểm tra đối chiếu thường xuyên việc thực hiện các chi phívật tư, nhân công máy thi công và các dự toán chi phí khác Từ đó đưa racác biện pháp ngăn chặn kịp thời.

 Tình giá thành sản phẩm xây lắp chính xác kịp thời theo đúngkhoản mục giá thành.

 Kiểm tra thực hiện hạ giá thành theo từng khoản mục chi phícủa các hạng mục công trình Từ đó đề ra các biện pháp hạ giá thành sảnphẩm một cách liên tục kịp thời.

 Xác định đúng đắn, bàn giao thanh toán kịp thời khối lượngcông tác xây lắp hoàn thành.

 Kiểm tra định kỳ và đánh giá khối lượng thi công dở dangtheo nguyên tắc qui định Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp ở từng công trình, bộ phận thi công và lập báo cáo về chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời.

B - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

1- Chi phí sản xuất

1.1- Khái niệm về chi phí sản xuất

Trang 7

Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất củangành xây lắp là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá đểtạo nên giá trị sử dụng của các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của conngười Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, các chi phí này được biểu hiệndưới dạng giá trị, gọi là chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toànbộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trìnhsản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp.

Tuy nhiên, để hiểu đúng khái niệm trên cần phân biệt giữa chi phí vàchi tiêu Chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sảnvà lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứkhông phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán Ngược lại, chi tiêu là sựgiảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kểnó dùng vào mục đích gì.

Chi phí và chi tiêu là hai hai niệm khác nhau nhưng có quan hệ mậtthiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thìkhông có chi phí.

Trong các doanh nghiệp xây lắp ngoài hoạt động sản xuất chung racòn có các hoạt động sản xuất phụ trợ khác Do đó, chi phí sản xuất trongdoanh nghiệp gồm: Chi phí trong xây lắp và chi phí ngoài xây lắp.

Chi phí trong xây lắp là những chi phí phát sinh trong quá trình xâylắp của doanh nghiệp Chi phí ngoài xây lắp là những chi phí phát sinhngoài lĩnh vực xây

dựng như sản xuất phụ, công tác vận chuyển và các dịch vụ khác Trong đóchi phí trong xây lắp là chủ yếu.

1.2- Phân loại chi phí sản xuất (CPSX)

Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệpxây lắp nói riêng bao gồm nhiều loại có nội dung, tính chất, công dụng vàvị trí khác nhau

Trang 8

nên yêu cầu quản lý từng loại cũng khác nhau

Để đáp ứng yêu cầu của công tác lập dự toán, quản lý, hạch toánkiểm soát chi phí cần thiết phải tiến hành phân loại cụ thể chi phí sản xuấtcủa doanh nghiệp theo các tiêu thức nhất định Có nhiều cách phân chia chiphí sản xuất song phải đảm bảo các yêu cầu: Tạo điều kiện sử dụng thôngtin nhanh nhất cho các công tác quản lý, phục vụ tốt yêu cầu kiểm tra, giámsát chi phí Đáp ứng đầy đủ kịp thời những thông tin cần thiết cho việc tínhtoán hiệu quả, các phương án sản xuất, nhưng lại cho phép tiết kiệm chiphí, hạch toán thuận lợi cho cho sử dụng thông tin hạch toán kế toán.

1.2.1- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất bao gồm các chi phí sản xuất có tínhchất, nội dung kinh tế giống nhau, nên không cần xét đến chi phí đó phátsinh ở địa điểm nào, dùng làm gì Căn cứ vào tiêu thức này thì toàn bộ chiphí bao gồm:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu (CPNVL): Bao gồm toàn bộ chi phí về

các loại nguyên vật liệu chính (như gạch, vôi, đá, cát, sỏi, xi măng, sắtthép ), vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản

Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công phải trả cho người lao động

(lương chính, lương phụ, phụ cấp), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn.

Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Là toàn bộ số tiền trích

khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho sản xuất trong doanh nghiệp (chi phí về điện, nước, điện thoại,thuê máy )

Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong quá

trình sản

Trang 9

xuất chưa phản ánh ở các yếu tố kể trên dùng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh.

1.2.2- Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành

Những chi phí sản xuất có cùng mục đích và công dụng được xếpvào cùng một khoản mục chi phí Theo tiêu thức phân loại này, toàn bộ chiphí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phísau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): Là giá trị các loại

Chi phí sử dụng máy thi công (MTC): Là chi phí cho các máy thi

công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy Chi phí sửdụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sản xuất của đội gồm: Lương

của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theo tỷlệ quy định (19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp thamgia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chiphí vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liênquan đến hoạt động của đội

1.2.3- Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi

phí

Trang 10

Chi phí trực tiếp: Là chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc

sản xuất một loại công trình, hạng mục công trình, một loại hoạt động xâylắp hoặc một địa điểm nhất định và có thể và có thể hạch toán quy nạp chocông trình, hạng mục công trình hoạt động theo địa điểm đó

Chi phí gián tiếp: Là chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều loại

công trình, hạng mục công trình, hoạt động hoặc địa điểm khác nhau Dođó không thể tập hợp, qui nạp trực tiếp nên chi phí này được được tính chocác đối tượng liên quan bằng các phân bổ thích hợp

2- Giá thành sản phẩm xây lắp

2.1- Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoànthành khối lượng xây lắp theo quy định.

Giá thành sản phẩm xây lắp là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phảnánh chất lượng hoạt động sản xuất, quản lý của doanh nghiệp, kết quả củasử dụng các loại

vật tư, tài sản trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹthuật mà doanh nghiệp thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất ra khối lượngsản phẩm nhiều

nhất với chi phí thấp nhất

Bản chất kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp là giá trị của cáchao phí lao động sống, lao động vật hoá và chi phí cần thiết khác kết tinhtrong sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổnghợp phản ánh liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng các loại vậttư, tại sản cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật trong quá trình sản xuấtcủa doanh nghiệp

2.2- Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

Trang 11

2.2.1- Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành sảnphẩm

Giá thành dự toán (Zdt): Là chi phí dự toán để hoàn thành khối

lượng xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình, bao gồm dự toánvề chi phí NVLTT, NCTT, MTC và chi phí SXC Giá thành dự toán đượclập dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành và đơn giá dựtoán xây lắp do Nhà nước quy định Giá thành dự toán được tính theo côngthức sau:

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Thu nhập chịu thuế tínhtrước

Trong điều kiện hiện nay, để thi công xây lắp một công trình thì cácđơn vị xây dựng được tham gia đấu thầu Đơn vị thắng thầu là đơn vị xâydựng giá đấu

thầu công tác xây lắp hợp lý, đảm bảo chất lượng thi công công trình Dovậy, trong giá thành dự toán của từng công trình còn có 2 loại giá thành là:

- Giá thành đấu thầu công tác xây lắp: Giá thành đấu thầu công

tác xây lắp được hình thành từ cơ chế quản lý bằng cách đấu thầu trong xâydựng Đây chức xây lắp căn cứ vào đó mà tính toán giá thành dự thầu côngtác xây lắp của

mình Nếu như thấy giá thành của mình bằng hoặc thấp hơn giá thành dochủ thầu đưa ra thì sẽ tham gia đấu thầu thi công xây lắp công trình.

- Giá thành hợp đồng công tác xây lắp: Giá thành hợp đồng là

một loại giá thành dự toán công tác xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kếtgiữa chủ đầu tư và tổ chức xây lắp sau khi đã thoả thuận giao nhận thầu.Đây cũng là giá thành của tổ chức xây lắp thắng thầu trong khi đấu thầu vàđược chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu (giá thành dự thầu côngtác xây lắp của tổ chức xây lắp trúng thầu).

Trang 12

 Giá thành kế hoạch (Zkh): Là giá thành xác định xuất phát từ nhữngđiều

kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các địnhmức, đơn

giá áp dụng trong đơn vị Giá thành kế hoạch công tác xây lắp được xácđịnh theo công thức (tính cho từng công trình, hạng mục công trình):

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thànhdự toán

 Giá thành thực tế xây lắp (Ztt): Giá thành thực tế xây lắp được tínhtoán theo chi phí thực tế của tổ chức xây lắp đã bỏ ra để thực hiện các khốilượng xây lắp mà đơn vị nhận thầu, giá thành thực tế được xác định theo sốliệu của kế toán.

Về nguyên tắc thì mối quan hệ giữa các loại giá thành trên phải đảm

bảo như sau: Zdt > Zkh > Ztt Đây cũng là nguyên tắc khi xây dựng giá

thành và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành của từng doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh

2.2.2- Phân loại theo phạm vi tính toán chi phí trong giá thành

 Giá thành sản xuất: Bao gồm chi phí NVLTT, NCTT và chi phíSXC

 Giá thành toàn bộ: Là giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng(CPBH) và chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN).

2.3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất (CPSX) là hai khái niệmkhác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết Chi phí sản xuất là cơ sở đểtính giá thành sản phẩm, chi phí biểu hiện sự hao mòn còn giá thành biểuhiện kết quả Đây là hai mặt thống nhất của cùng quá trình vì chúng giống

Trang 13

 Chi phí sản xuất thể hiện chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ không tính đến chi phí đó cóliên quan đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa

 Giá thành là chi phí tính cho một, công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắphoàn thành theo quy định Gía thành sản phẩm xây lắp có thể bao gồm cả chi phí sản xuất của khối lượngxây lắp dở dang đầu kỳ và không bao gồm chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳchuyển sang kỳ sau:

Giá thànhsản phẩm

xây lắp

CPSX dởdang

CPSX phátsinh trong kỳ-

CPSX dởdang cuối kỳ

D - TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNHXÂY LẮP

1- Vai trò và yêu cầu của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩmxây lắp

1.1- Vai trò của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩmxây lắp

 Cung cấp thông tin về tình hình chi phí sản xuất, giá thành sảnphẩm giúp nhà quản lý kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và kiểm soát việc sửdụng chi phí nhằm

nâng cao hiệu quả chi phí, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong quản lý. Giúp nhà quản lý nắm được chi phí sản xuất và giá thành thực củatừng hoạt động để đánh giá các định mức chi phí, dự toán chi phí và kếhoạch giá thành

1.2- Yêu cầu của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩmxây lắp

 Xác định các nội dung chi phí sản xuất, phân loại thành các yếutố, khoản mục phù hợp với yêu cầu quản lý

Trang 14

 Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, đối tượng tínhgiá thành

 Xác lập quy trình hạch toán chi phí phù hợp với đối tượng tínhgiá

 Lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp

2- Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối với ngành xây dựng cơ bản đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cóthể là: công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việchoàn thành, bộ phận thi công từ đó xác định phương pháp hạch toán chiphí thích hợp.

Xác định đối tượng tập hợp CPSX phù hợp với yêu cầu quản lý chiphí và yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm xây lắp thườngcăn cứ vào:

 Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp

 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm xâylắp

 Mục đích, công dụng của chi phí đối với quá trình sản xuất Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

2.2- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.1-Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệutrực tiếp

 Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp (CPNVLTT) là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu

Trang 15

liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp chocông trình, hạng mục công trình đó; trường hợp không tính riêng được thìphải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo địnhmức tiêu hao khối lượng:

Chi phí NVLTTphân bổ cho đối

tượng i

Tổng chi phí NVLTTx

Tiêu chuẩn phânbổ

của đối tượng iTổng tiêu chuẩn phân

Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) thường được tính vào từng đốitượng chi phí liên quan Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liênquan đến nhiều đối tượng thì có thể tập hợp chung, chọn tiêu chuẩn phânbổ thích hợp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.

 Tài khoản kế toán sử dụng: TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”:

Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh

trong kỳ

Bên Có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

 Trình tự hạch toán chi phí NC trực tiếp:  < Sơ đồ 2 >

Trang 16

2.2.3- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máythi công

 Nội dung chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thicông là toàn bộ chi phí sử dụng máy để hoàn thành khối lượng xây lắp baogồm: Chi phí về sử dụng vật liệu máy thi công, chi phí nhân công điềukhiển máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn và các chiphí máy thi công khác.

 Tài khoản kế toán sử dụng: TK 623 - “Chi phí sử dụng máy thicông”

Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳBên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí máy thi công

- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công

TK 623 cuối kỳ không có số dư TK 623 được chi tiết thành 6 tiểu khoản:

+ 6231 “Chi phí nhân công” + 6234 “Khấu hao máy thi công”+ 6232 “Chi phí vật liệu” + 6237 “Chi phí dịch vụ mua

ngoài”+ 6233 “Chi phí dụng cụ sản

 Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:

Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức máy thi công riêng và

phân cấp hạch toán cho đội máy mở sổ kế toán riêng  < Sơ đồ 3 >

 Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công

riêng hoặc có đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán

riêng  < Sơ đồ 4 >

 Trường hợp đơn vị đi thuê máy  < Sơ đồ 5 >

2.2.4- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Trang 17

 Nội dung chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sản xuất của đội,công trường xây dựng gồm: Lương của nhân viên quản lý đội, các khoảntríc theo tiền lương theo tỷ lệ quy định của nhân viên quản lý đội và côngnhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung chohoạt động của đội, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí kháctrong kỳ liên quan đến hoạt động của đội.

 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 627 - “Chi phí sản xuấtchung”

Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình, từng đội thicông, bộ phận xây lắp…TK 627 không có số dư cuối kỳ TK 627 chi tiếtthành 6 tiểu khoản:

+ 6271 “Chi phí nhân viên phânxưởng”

+ 6274 “Chi phí khấu haoTSCĐ”

+ 6272 “Chi phí vật liệu” + 6277 “Chi phí dịch vụ muangoài”

+ 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” + 6278 “Chi phí bằng tiềnkhác”

Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

Bên Có: Kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí sản xuất chung

 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung:  < Sơ đồ 6 >

2.2.5- Tổng hợp chi phí sản xuất

 Nội dung: Tổng hợp chi phí sản xuất là công tác quan trọng phục vụcho việc tính giá thành sản phẩm Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất phảiđược tiến hành theo từng đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí nhấtđịnh Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, kế toán mở Sổ chitiết chi phí sản xuất cho từng đối tượng

Trong kỳ, chi phí sản xuất liên quan đến đối tượng nào thì phân bổtrực tiếp

Trang 18

cho đối tượng đó, còn chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng thìphải tập hợp và chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ.

 Tài khoản kế toán sử dụng: TK 154 - “Chi phí SXKD dở dang”

Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phátsinh trong kỳ

Bên Có: - Giá thành xây lắp hoàn thành bàn giao, nhập kho chờ

tiêu thụ

- Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửachữa được, các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

Số dư bên Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thànhbàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.

TK 154 mở cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp và theo từng nơi phát sinh chi phí Tài khoản này được chitiết thành 4 tiểu khoản:

+ TK 1541 Xây lắp + TK 1543 Dịch vụ

+ TK 1542 Sản phẩm khác + TK 1544 Chi phí bảo hànhxây lắp

 Trình tự hạch toán:  < Sơ đồ 7 >

2.3- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là các côngtrình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xâylắp dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhậnthanh toán.

Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định chi phí sảnxuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên tắcnhất định

Trang 19

Việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của khối lượng sảnphẩm xây dựng rất khó do sản phẩm xây dựng có đặc điểm là kết cấu phứctạp Vì vậy khi đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán cần kết hợp chặt chẽvới bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoànthành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác.Trên cơ sở kếtquả kiểm kê sản phẩm đã được tổng hợp được kế toán tiến hành đánh giásản phẩm dở dang

 Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toànbộ, sản phẩm dở dang sẽ là toàn bộ khối lượng xây lắp thực hiện từ khikhởi công Khi đó, giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúckhởi công công trình đến cuối kỳ hạch toán.

 Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuậthợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định giá dự toán) thì sản phẩm dở danglà những khối lượng công việc chưa hoàn thành tại điểm dừng kỹ thuật Giátrị sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí thực tế, trên cơ sở phân bổchi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn công việchoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng.

Giá trịcủa khối

lượngXL DDcuối kỳ

Chi phí KD DD đầu kỳ+

SX-Chi phí SX-KDphát sinh trong

Giá trị củakhối lượng

XL DDCuối kỳTheo dự

toánGiá trị KL XL

hoàn thànhtheo dự toán

Giá trị khốilượng XL DDcuối kỳ theo dự

3- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

3.1- Đối tượng tính giá thành

Trang 20

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của công táctính giá thành, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tính chính xác giáthành sản phẩm.

Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây lắp là sản phẩm mang tính đơnchiếc, mỗi sản phẩm có yêu cầu dự toán riêng và yêu cầu quản lý theo dựtoán Do đó, đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục côngtrình đã hoàn thành, các khối lượng xây lắp có dự toán riêng đã hoàn thành.Nếu tổ chức thêm phân xưởng sản xuất phụ thì đối tượng tính giá thành làmột đơn vị sản phẩm.

3.2- Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành côngviệc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Để xác định kỳ tínhgiá thành cho thích hợp, kế toán căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất vàchu kỳ sản xuất thích

hợp Căn cứ vào đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là những sản phẩmmang tính đơn chiếc, cố định tại nơi sản xuất, thời gian sử dụng lâu dài,mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng… do đó, kỳ tính giá thành trong xâydựng cơ bản thường là:

+ Khi hoàn thành kết thúc toàn bộ công trình.+ Khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng.

+ Khi một bộ phận công trình hoàn thành được nghiệm thubàn giao.

+ Khi từng phần công việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹthuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng giao thầu.

3.3- Phương pháp tính giá thành

Trang 21

Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đểtính toán tổng giá và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụhoàn thành theo yếu tố hoặc theo khoản mục giá thành trong kỳ tính giáthành đã được xác định.

Các phương pháp tính giá thành được sử dụng tuỳ theo đặc điểm tậphợp chi phí, quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành đãxây dựng, hiện nay

các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thànhsau:

3.3.1- Phương pháp tình giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp thuộc loại hìnhgiản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳtính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo; trong trường hợp công trình, hạngmục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành cànphải tính giá thành thực tế:

Giá trị sảnphẩm

dở dang đầukỳ

Chi phí sảnxuất phát sinh

trong kỳ

-Giá trị sảnphẩm dở dangcuối kỳ

3.3.2- Phương pháp tình giá thành tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng thích hợp với công việc xây dựng cáccông trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp có thể chia ra cho các đội xâylắp khác nhau; đối

tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất, còn đối tượngtính giá thành là sản

phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng Công thức tính như sau:

Trang 22

Z = Dđk + C1 + C2 + C3 + … + Cn - Dck

Trong đó:

- Z : Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp

- C1, C2, C3, … Cn : CPSX ở từng đội, công trình, hạng mụccông trình

- Dđk, Dck : Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuốikỳ

3.3.3- Phương pháp tình giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp nhận thầu xây lắptheo đơn đặt hàng Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng;kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo Khi đơn đặt hàng hoànthành thì đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành Theo phươngpháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theotừng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành

công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất đơn đặt hàng tập hợpđược chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.

Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp xây lắp có thể ápdụng các phương pháp trên hoặc kết hợp chúng với nhau.

4- Sổ sách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp

4.1.Một số vấn đề về tổ chức sổ hạch toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Để phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình và kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý tài sản và sử dụng vốn nhằmcung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính, các doanh

Trang 23

nghiệp xây lắp bắt buộc phải mở đầy đủ các sổ, ghi chép, quản lý, bảo quảnvà lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán.

Doanh nghiệp xây lắp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuấtkinh doanh

trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật đểlựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp và nhất thiết phải tuân thủ mọinguyên tắc cơ bản của sổ kế toán đó Các doanh nghiệp co thể áp dụng 1trong 4 hình thức sổ kế toán sau: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từghi sổ, Nhật ký Chứng từ.

4.2 Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệpvụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thờigian và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số hiệu trên sổNhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh Hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thốngcác bảng phân bổ, sổ chi tiết tài khoản, hệ thống sổ tổng hợp như Nhật kýchung và sổ Cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 và thẻ tínhgiá thành sản phẩm.

Sơ đồ trình tự ghi sổ Nhật ký chung  < Sơ đồ 8 >

Trang 24

1- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 thuộc Tổng công ty Xuất NhậpKhẩu Xây dựng Việt nam (VINACONEX) - Bộ Xây Dựng là một doanhnghiệp xây dựng được thành lập theo quyết định số 1500/BXD năm 1973của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trên cơ sở sát nhập Công ty Kiến trúc NinhBình, Công ty Kiến trúc Nam Hà và Xí nghiệp Sản xuất Vật liệu số 6

Chức năng và nhiệm vụ của Công ty là xây dựng tất cả các côngtrình công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi… Là một doanh nghiệpcổ phần Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiệnchế độ hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của VINACONEX, đượcsử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của nhà nước, hoạt động sản xuấtkinh doanh theo số vốn huy động được.

Trong 33 năm qua Công ty luôn luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụnhà nước giao và trưởng thành đứng vững trong nền kinh tế thị trường.Công ty luôn giữ một nền tài chính lành mạnh và vững chắc mặc dù bêncạnh đó gặp rất nhiều khó khăn Các công trình tiêu biểu mà Công ty đãxây dựng như: Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy Dệt Nam Định, Lăng Chủ tịchHồ Chí Minh, Thuỷ điện Hoà Bình…

Trang 25

Nhờ những thành qủa đạt được mà Công ty đã nhận được rất nhiềucác phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng III, Huân chươngkháng chiến hạng III Bộ Xây Dựng tặng cờ đơn vị thi đua xuát sắc thời kỳ1990 -2000, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị xuất sắc liêntục trong 5 năm (1996 - 2000) Đến năm 1995 do chủ trương của Nhànước, Bộ Xây Dựng đã sắp xếp lại tổ chức, thu hẹp đầu mối quản lý của Bộthành lập các tổng công ty lớn và tham gia đấu thầu quốc tế, vì vậy Công tyđược thành lập lại và trực thuộc VINACONEX chođến

năm 2000 đứng trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, được sự chophép của Bộ Xây Dựng và VINACONEX, Công ty đã tiến hành cổ phầnhoá và chính thức mang tên Công ty Cổ phần Xây dựng số 5(VINACONEX 5).

Hiện nay Công ty đã thực sự trưởng thành và vững mạnh là mộttrong những công ty lớn trong Tổng công ty, có một đội ngũ cán bộ cótrình độ nghiệp vụ cao, năng lực quản lý tốt, dầy dạn kinh nghiệm và sốlượng công nhân lành ghề chiếm tỷ trọng lớn, bên cạnh đó còn có một khốilượng vốn kinh doanh đảm bảo tốt cho hoạt động của Công ty Tinh hìnhtài chính hiện nay của Công ty với số vốn điều lệ lên tới 7,2 tỷ đồng (pháthành 72000 cổ phần, mệnh giá 100.000 đ/ cổ phần)

Các chỉ tiêu kinh tế Công ty đã đạt được 2003 - 2005 (Đơn vịtính:VNĐ)

Năm 2003Năm 2004Năm 2005

Tổng doanh thu 144.731.344.780

9 199.399.400.124Thu nhập bình quân 856.502950.1341.126.985Nộp ngân sách1.349.487.9581.625.182.9461.934.705.820Lợi nhuận trước thuế3.500.223.2533.825.455.4514.056.124.362

Trang 26

Chỉ tiêuNăm thực hiện

Giá trị tài sản cố định23.100.308.322 38.343.562.21342.256.898.542

2- Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của Công ty, là đạidiện chủ sở hữu có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấnđề liên quan đến quyền lợi của Công ty HĐQT bầu ra chủ tịch HĐQTtrong số các thành viên HĐQT

- Ban kiểm soát HĐQT: Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó cómột thành viên Hội đồng quản trị là Chủ tịch, 4 thành viên khác do HĐQTquyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật; trong đó một thànhviên là chuyên viên kế toán hai thành viên do đại hội đại biểu công nhânviên chức Công ty giới thiệu và một thành viên do Tổng công ty giới thiệu.

- Giám đốc điều hành: Là người điều hành hoạt động hàng ngày củaCông ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về thực hiện quyền và nghĩa vụđược giao.

- Các phó giám đốc: Có trách nhiệm giúp giám đốc về mặt kỹ thuật,quản lý và thay mặt Giám đốc xử lý các công việc trong thẩm quyền tráchnhiệm khi được uỷ quyền hoặc giám đốc vắng mặt, tự chịu trách nhiệmtrước Giám đốc và trước pháp luật trong quyền hạn của mình.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Đơn vị chức năng tập hợp các dữ liệuhoạt động kinh tế tài chính báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của Côngty cho Giám đốc và các cơ quan chức năng, chủ trì kiểm kê và theo dõi tàisản theo quy định, tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh tế Giảiquyết các nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất trên cơ sở thựchiện nghiêm túc chế độ tài chính của Nhà nước.

Trang 27

- Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Nhiệm vụ chức năng của phòng là giúpGiám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi tiêu,mua sắm, sửa chữa, xây dựng giá thành sản phẩm và đơn giá tiền lương,xây dựng các định mức

về lao động và các loại định mức khác phù hợp với các điều kiện của Côngty

- Phòng vật tư thiết bị: Có chức năng giúp Giám đốc Công ty quản lývà sử dụng xe, máy, thiết bị trong toàn Công ty đảm bảo có hiệu quả caonhất.

- Phòng Tổ chức Hành chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Giámđốc và triển khai thực hiện các quyết định của Giám đốc về lĩnh vực tổchức cán bộ, đào tạo quản lý nhân sự Nơi tiếp nhận các chủ trương, chínhsách, nghị quyết của Công ty và các cơ quan cấp trên, công tác văn thư vàquản trị văn phòng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy  < sơ đồ 9 >

3- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình xây lắp

3.1- Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần Xây dựng số 5 là một doanh nghiệp tạo ra tài sản cốđịnh

với những sản phẩm là công trình, hạng mục công trình… có quy mô và kếtcấu lớn, thời gian thi công dài, sản phẩm mang tính đơn chiếc Sản phẩmtiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trướcnên tính hàng hoá của sản phẩm không thể hiện rõ.

Công ty với 21 đội sản xuất, đứng đầu là các đội là đội trưởng, trongđó có:

 Một đội mộc & trang trí nội thất, có nhiệm vụ chuyên cung cấpcác sản phẩm về gỗ cho các công trình xây dựng trong toàn công ty và

Trang 28

hoàn thiện khâu cuối cùng của một công trình (sơn tường, kẻ vẽ, lát gạchtrang trí…).

 Một đội điện nước chuyên làm nhiệm vụ thiết kế và hoàn thiện hệthống điện nước cho các công trình mà các đội xây dựng trong Công ty đãtrúng thầu.

 Còn lại 19 đội chuyên xây dựng tất cả các công trình xây dựng,đây là bộ phận hoạt động sản xuất chính của Công ty.

Các đội trưởng trực tiếp phụ trách thi công, chịu toàn bộ trách nhiệmtrong hoạt động của mình, tự lên phương án hoạt động, tự chịu trách nhiệmvề tài chính, luật pháp Công ty trực tiếp thu 9 % phí quản lý đối với mỗicông trình, phần còn lại (91 %) dự toán là do các đội tự quản lý và sử dụngmột cách hợp lý.

hàng đánh giá cao < Sơ đồ 11 >

4- Các chỉ tiêu kinh tế đã đạt và chiến lược kinh doanh của Công ty

4.1- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm gầnđây

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ khi thànhlập cho đến nay không những đảm bảo khả năng tồn tại của Công ty trênthị trường mà còn liên tục phát triển; năng lực sản xuất kinh doanh đượcnâng cao rõ rệt cả về cơ chế điều hành đến lực lượng sản xuất, hiệu quả vàsức cạnh tranh liên tục tăng lên.

Trang 29

 Củng cố xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo toàn Công ty có nềnsản xuất kinh doanh hiện đại.

 Giao kế hoạch 2006 - 2007 cho các tổ đội, phát động thi đua phấnđấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh ngay từ những tháng đầu,quý đầu.

 Xây dựng và phát huy nền tài chính trong sạch vững mạnh, cungcấp đầy đủ cơ sở vật chất cho các hợp đồng đã, đang và sẽ ký kết trong thờigian tới.

 Tiếp tục chú trọng và phát triển công tác đào tạo, đặc biệt là độingũ cán bộ quản lý phòng ban cơ quan Công ty, cán bộ quản lý các tổ đội

 Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và có tay nghềcao, sẵn sàng cho các công trình khi Công ty điều động

 Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tácđiều hành và quản lý Công ty

 Cơ giới hoá có trọng điểm các công việc đòi hỏi độ chính xác caovà khối lượng lớn bảo đảm an toàn lao động cho cán bộ công nhân trực tiếpsản xuất

5- Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty

5.1- Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán Công ty có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ các nghiệp vụkinh tế phát sinh và tổng hợp báo cáo Với việc áp dụng hình thức kế toántập trung đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, đối với công tác kế toán, tổnghợp số liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện cho việc áp dụng phương tiệnkỹ thuật tính toán hiện đại.

Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty < Sơ đồ 12 > gồm các cán bộ

nhân viên biên chế với trình độ 100% là đại học và cao đẳng đảm nhận cáccông việc sau:

Trang 30

 Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung, trực tiếp chỉđạo các hoạt động của phòng cũng như thực hiện chức năng kiểm soát củaCông ty Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về toàn bộ công táckế toán của Công ty

 Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến cáckhoản chi phí do các phần hành kế toán khác chuyển đến, kế toán tổng hợpvào sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản, tập hợp chi phíphát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và lập bảng cân đối kế toángửi lên cấp trên có thẩm quyền.

 Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình nhập xuất,tăng giảm vật tư, nguyên vật liệu cũng như tài sản cố định ( nguyên giá, giátrị còn lại và giá trị hao mòn), thực hiện tính toán thanh lý và sửa chữa tàisản cố định.

 Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Theo dõi các khoản thu chivà sử dụng vốn bằng tiền tại công ty, theo dõi các khoản vay, ký quỹ kýcược, các khoản

bảo lãnh đồng thời thanh toán các khoản nợ đến hạn trả.

 Kế toán thuế: Thực hiện kê khai, theo dõi các khoản thuế hàngtháng

trình cục thuế, tổ chức hạch toán, theo dõi các khoản phải nộp ngân sách. Kế toán lương, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn: Theo dõisố ngày lao động và số thành phẩm của các cán bộ công nhân viên để làmcâưn cứ tính lương cho từng người, tính toán số tiền bảo hiểm xã hội vàkinh phí công đoàn phải nộp theo quy định của Nhà nước.

 Kế toán theo dõi các công trình: Kiểm tra, tập hợp các chi phí củacác công trình đưa lên để ghi sổ và tính giá thành

 Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi, tình hình tăng

Trang 31

5.3- Tổ chức và phân tích báo cáo kế toán

Việc lập và phân tích báo cáo kế toán của Công ty được thực hiệnmột cách tổng quát, phản ánh đầy đủ tình hình tài sản, các nguồn hìnhthành tài sản, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một sốtình hình khác liên quan đến các hoạt động kinh tế của Công ty Hệ thốngbáo cáo tài chính của Công ty:

 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN)

 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số B02 - DN) Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN)

B- THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT (CPSX) VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (GTSP) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂYDỰNG SỐ 5

Trang 32

1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm

1.1- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng và của các sảnphẩm xây lắp là có qui trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng lâu dài,sản phẩm là đơn chiếc và có qui mô lớn, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ cho nên để đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý, công tác kế toánđối tượng tập hợp chi phí sản xuất được Công ty xác định là từng côngtrình, hạng mục công trình.

1.2- Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm

Ở Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 đối tượng tính giá thành là khốilượng công việc có tính dự toán riêng đã hoàn thành của từng công trình,hạng mục công trình Nghĩa là khối lượng công việc đó có sự xác nhận củachủ đầu tư trong biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp.

2- Nội dung kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

Trong năm 2005 Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 đã nhận đượcnhiều công trình lớn, nhưng trong giới hạn bài luận văn này em xin trìnhbày quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của côngtrình chung cư 25 tầng khu đô (VIMECO) qua các ví dụ Trích dẫn số liệutháng 12/ 2005 của công trình này.

2.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)

Chi phí NVLTT là một chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giáthành sản phẩm, chiếm khoảng 65-70% tổng chi phí Do đó việc hạch toándúng và đủ chi phí này rất quan trọng trong việc xác định tiêu hao vật chấttrong sản xuất thi công và tính chính xác của giá thành xây dựng Sơ đồ

trình tự hạch toán  < Sơ đồ 13 >

Chi phí NVLTT bao gồm: nguyên vật liệu chính (sắt thép, gạch, ximăng…), nguyên vật liệu phụ (sơn, dây thép, đinh vít…), nhiên liệu.

Trang 33

 TK kế toán sử dụng TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực

Tại Công ty kế toán lựa chọn giá thực tế để theo dõi tình hình luân

chuyển vật liệu, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thườngxuyên và hạch

toán giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp Giá đích danh.

Ví dụ: Hoá đơn GTGT ngày 06/12/2005 (Phụ lục 01) mua nguyên

vật liệu nhập kho, giá chưa thuế GTGT là: 13.033.000, thuế suất thuế

GTGT = 10% Kế toán lập phiếu nhập kho số 12 ngày 06/12/2005 (Phụlục 02a) và hạch toán:

Nợ TK 152 : 13.033.000 Nợ TK 133 : 1.303.300

Có TK 331 : 14.336.000

Sau khi nhập kho, tiến hành xuất kho ngay (theo giá đích danh), giao

trực tiếp tới chân công trình Kế toán lập phiếu xuất kho (Phụ lục 02b) và

hạch toán:

Nợ TK 621 : 13.033.000 Có TK 152 : 13.033.000

Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên bảng kê phiếu xuất vật tư kế toán

lập bảng tổng hợp xuất vật tư (Phụ lục 02c).

Đến cuối kỳ toàn bộ chi phí NVLTT được tập hợp trên TK 621, kếtoán tổng hợp và kết chuyển để tính giá thành công trình VIMECO theođịnh khoản:

Nợ TK 154 : 370.542.875 Có TK 621 : 370.542.875

Kế toán tập hợp tất cả các số liệu và hạch toán trên phần mềm máy

tính, máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ Nhật ký chung (Phụ lục 03),sổ Cái TK 621 (Phụ lục 04) và sổ Chi tiết TK 621 (Phụ lục 05)

Trang 34

2.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)

Trong giá thành xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệtương đối lớn, khoảng 10-12% tổng chi phí là trong điều kiện thi công bằngmáy còn hạn chế Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí NCTT có ý nghĩaquan trọng trong việc tính lương và trả lương chính xác cho người lao độngvà nó góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp.

Hình thức trả lương cho lao động trực tiếp mà Công ty áp dụng làgiao khoán từng khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc.

 TK kế toán sử dụng TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”Lao động trong các tổ đội đối với mỗi công trình được chia làm 2hình thức:

Đối với lao động thuê ngoài

Công ty không tiến hành trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ytế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) mà tính toán hợp lý vào đơn giánhân công trả trực tiếp cho người lao động Đơn giá này do phòng kỹ thuậtlập dựa trên cơ sở đơn giá qui định của Nhà nước cùng với điều kiện thicông từng công trình cụ thể.

Sau khi lập hợp đồng thuê nhân công (Phụ lục 06) sẽ làm hợp đồng

giao khoán khối lượng công việc thuê ngoài Cuối tháng khi khối lượngcông việc hoàn thành, đội sẽ lập biên bản nghiệm thu khối lượng công việchoàn thành

Ví dụ: Căn cứ vào bảng thanh toán khối lượng thuê nhân công trựctiếp bên ngoài cho công trình VMECO tháng 12/2005 (Phụ lục 06) với

tổng số thù lao lao động phải trả là: 59.783.000, kế toán hạch toán:Nợ TK 622 : 59.783.000

Có TK 334 (3342) : 59.783.000Đối với lao động trong danh sách

Trang 35

Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng qui địnhhiện hành Kế toán căn cứ vào hợp đồng giao khoán từng phần việc, khốilượng thực tế công tác xây lắp hoàn thành, thời gian hoàn thành bàn giao,chất lượng kỹ thuật công việc và đơn giá ban hành tính số tiền cần phảithanh toán cho tổ lao động này

Kế toán phải căn cứ vào bảng chấm công để tiến hành chia lương chotừng thành viên trong tổ (Phụ lục 07)

Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công đối với công nhân viên trong

danh sách của đội phục vụ trực tiếp cho công trình VMECO tháng 12/2005

(Phụ lục 07) với tổng số lương phải trả là: 39.650.000, kế toán hạch toán:

Nợ TK 622 : 39.650.000

Có TK 334 (3341) : 39.650.000

Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ lương (Phụ lục 08), kế toán ghivào sổ chi tiết (Phụ lục 09), sổ Cái TK 622 (Phụ lục 10) và ghi sổ Nhật kýchung.

Cuối kỳ kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất của công trìnhVIMECO (TK 3341 và TK 3342) là: 39.650.000 + 59.783.000 =99.433.000 (đ), kế toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 154 : 99.433.000 Có TK 622 : 99.433.000

2.3- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Hiện nay, máy thi công tại Công ty là thuê ngoài để hoạt động (docác công trình Công ty nhận thầu thường ở rất nhiều nơi cách xa nhau).

Chứng từ trước tiên lấy làm cơ sở xác định chi phí thuê máy là hợpđồng thuê máy, trong hợp đồng thuê máy nêu rõ nội dung khối lượng côngviệc, đơn giá thuê.

 TK kế toán sử dụng TK 623 “ chi phí sử dụng máy thi công”

Trang 36

Cuối kỳ căn cứ vào các chứng từ là hợp đồng thuê ca máy hoạt động

kế toán ghi vào sổ chi tiết (Phụ lục 12) chi phí cho từng công trình, sổ CáiTK 623 và ghi sổ Nhật ký chung (Phụ lục 13).

Ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng thuê ca máy hoạt động cho công trìnhVIMECO Ngày 01/12/2005 với Công ty Cơ giới và Xây lắp 45 (Phụ lục11) giá chưa thuế GTGT là: 12.750.000, thanh toán bằng tiền mặt, kế toán

hạch toán như sau:

Nợ TK 623 (6237): 12.750.000Nợ TK 133 : 1.275.000

Có TK 111 : 14.025.000

Cuối kỳ toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công (đối với Công ty là chiphí thuê ca máy hoạt động) được kết chuyển sang TK 154 theo từng đốitượng:

Nợ TK 154 (công trình VIMECO): 12.750.000 Có TK 623 : 12.750.000

2.4- Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đên quá trình quảnlý ở các tổ, đội bao gồm lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theolương, tiền ăn ca , khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chiphí khác bằng tiền.

 TK kế toán sử dụng TK 627 “ chi phí sản xuất chung” và chi tiếtthành:

 TK 6271- Chi phí nhân viên quản lý đội

Chi phí này bao gồm các khoản lương chính, phụ, làm thêm, phụ cấplao động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích KPCĐ,BHXH,

BHYT tính theo quy định hiện hành trên tổng số tiền lương phải trả toàn bộ

Trang 37

6% trừ vào lương công nhân viên, 19% tính vào giá thành của sản phẩmxây lắp).

Ví dụ: Trả lương tháng 12/2005 cho ông Lê Dũng với hệ số bậc

lương: 4,0; hệ số phụ cấp: 0,5; thưởng: 195000 Kế toán tính lương cho ôngQuý như sau:

Lương cơ bản = 350.000 x 4,0 = 1.400.000, Phụ cấp = 350.000 x 0,5 =175.000

 Lương thực tế = 1.400.000 + 175.000 + 195.000 = 1.770.000 BHXH, BHYT phải nộp = 1.400.000 x 6% = 84.000

Tương tự như vậy kế toán tính lương cho tất cả nhân viên quản lý đội( công trình VIMECO): lương cơ bản = 5.500.000, lương thực tế =8.350.000

Nợ TK 6271 : 8.350.000Có TK 334 : 8.350.000

Trích BHXH (15%), BHYT (2%), KPCĐ (2%) theo tỷ lệ quy định.Tổng lương cơ bản của toàn đội là: 5.500.000 + 39.650.000 = 45.150.000;

lương thực tế của cả đội là: 8.350.000 + 39.650.000 = 48.000.000 (lươngcơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất = lương thực tế) Sau đó kế toán

hạch toán:

Trích BHXH : 45.150.000 x 15% = 6.772.500 Trích BHYT : 45.150.000 x 2% = 903.000

Trích KPCĐ : 48.000.000 x 2% = 960.000

Cộng : 8.578.500

Nợ TK 6271 : 8.578.500

Có TK 338 (3382, 3383, 3384): 8.578.500 TK 6272, 6273- Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ

Chi phí này bao gồm chi phí vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luânchuyển, công cụ dụng cụ lao động nhỏ…

Trang 38

Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết TK 6272 (Phụ lục16) xuất vật liệu cho

việc làm lán trại tạm thời, kế toán tiến hành định khoản:Nợ TK 6272 : 5.022.880

Có TK 152 : 5.022.880

Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết TK 6273 (Phụ lục18) xuất công cụ

dụng cụ cho sản xuất, kế toán tiến hành định khoản:Nợ TK 6273 : 13.400.000

Có TK 142 : 13.400.000 TK 6274- Chi phí kháu hao tài sản cố định

Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động chung củatừng đội Công ty tính khấu hao TSCĐ cho từng tháng căn cứ vào bảngđăng ký mức trích khấu hao TSCĐ, hàng tháng kế toán sẽ ghi sổ theo dõikhấu hao TSCĐ mức trích của những TSCĐ mà mình đang quản lý.Phương pháp tính khấu hao Công ty sử dụng là khấu hao tuyến tính:

Ví dụ: Trong tháng 12/2005, công trình Vimeco có sử dụng một xeôtô trộn bê tông trị giá 450.000.000đ, ước tính thời gian khấu hao hết tàisản cố định này là 10 năm Như vậy tiền khấu hao xe ôtô trong tháng 12 là:

010 x 12

Kế toán định khoản và nhập số liệu vào máyNợ TK627.4 : 3.750.000

Có TK 214 : 3.750.000

Mức khấu hao tháng=

Nguyên giá TSCĐThời gian sử dụng x

12

Trang 39

Tất cả các số liệu được phản ánh trên sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết

TK 6274 (Phụ lục20) và sổ Cái TK 6274 (Phụ lục21)

 TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm những chi phí thuê ngoài tiền điện,nước phục vụ thi công Tất cả các chi phí này đều được kế toán phản ánh

vào Sổ chi tiết TK 6277 (Phụ lục22), Nhật ký chung và sổ Cái TK 6277(Phụ lục23).

Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT số 17 ngày 05/12 Công ty trả tiền dịch

vụ điện thoại tháng 12/2005, tổng tiền: 1.725.790, thuế suất thuế GTGT:10%

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK6277 : 1.568.900Nợ TK 133 : 1.56.890

Ví dụ: Định kỳ Công ty trả tiền khám sức khỏe cho cán bộ theo

phiếu chi tiền mặt số 57 ngày 15/12/2005 Số tiền : 225.000.Kế toán ghi định khoản:

Nợ TK 6278 : 225.000 Có TK 111 : 225.000

Các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh vào sổ Nhật ký chung và sổ

Chi tiết TK 6278 (Phụ lục 24) và sổ Cái TK6278 (Phụ lục 25).

Trang 40

Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết các TK 6271, TK6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277 và TK 6278 Kế toán tiến hành tổng

hợp vào sổ chi tiết TK 627 (Phụ lục 26) để tập hợp chi phí sản xuất và tính

giá thành công trình Kế toán hạch toán:

Nợ TK 154 : 65.323.380 Có TK 6271 : 16.928.500 Có TK 6272 : 5.022.880 Có TK 6273 : 13.400.000 Có TK 6274 : 3.750.000 Có TK 6277 : 25.873.000 Có TK 6278 : 349.000

2.5- Tổng hợp chi phí sản xuất

Cuối kỳ, sau khi các chi phí phát sinh từng công trình, hạng mụccông trình đã được tập hợp vào các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 Kếtoán kết chuyển sang TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chotừng công trình, hạng mục công trình Đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung,

sổ cái và sổ chi tiết TK 154 (Phụ lục 27)

Ví dụ: Đối với công trình 25 tầng VIMECO tháng 12/2005, sau khi

đã tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan, kế toán tiến hành kết chuyểnsang TK 154:

Nợ TK 154 : 548.049.255 Có TK 621 : 370.542.875

Có TK 622 : 99.433.000 Có TK 623 : 12.750.000 Có TK 627 : 65.323.380

Ngày đăng: 16/11/2012, 10:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tớnh giỏ thành cho đơn đặt hàn gA như sau: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Bảng t ớnh giỏ thành cho đơn đặt hàn gA như sau: (Trang 50)
Bảng tính giá thành cho đơn đặt hàng A như sau: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Bảng t ính giá thành cho đơn đặt hàng A như sau: (Trang 50)
Bảng tổng hợp chi tiếtSổ nhật ký đặc biệt - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Bảng t ổng hợp chi tiếtSổ nhật ký đặc biệt (Trang 56)
Bảng tổng hợp chi tiếtSổ nhật ký đặc biệt - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Bảng t ổng hợp chi tiếtSổ nhật ký đặc biệt (Trang 56)
Bảng cõn đối số phỏt sinh - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Bảng c õn đối số phỏt sinh (Trang 57)
Bảng cân đối số phát sinh - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 57)
Bảng kờ xuất - nhập  - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Bảng k ờ xuất - nhập (Trang 59)
Bảng kê  xuất - nhập - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Bảng k ê xuất - nhập (Trang 59)
Hình thức thanh toán:      Tiền mặt                  Mã số : 2 8 0 0 2 3 3 9 8 4 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
Hình th ức thanh toán: Tiền mặt Mã số : 2 8 0 0 2 3 3 9 8 4 (Trang 60)
ụ lục 02c: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
l ục 02c: (Trang 64)
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƯ THÁNG 12/2005 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
12 2005 (Trang 64)
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƯ THÁNG 12/2005 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
12 2005 (Trang 64)
BẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG THUấ NGOÀI - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
BẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG THUấ NGOÀI (Trang 66)
PHÁT SINH TRONG KỲ SỐ DƯ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
PHÁT SINH TRONG KỲ SỐ DƯ (Trang 66)
BẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG THUÊ NGOÀI - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
BẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG THUÊ NGOÀI (Trang 66)
BẢNG CHẤM CễNG - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
BẢNG CHẤM CễNG (Trang 67)
BẢNG CHẤM CÔNG - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 67)
BẢNG PHÂN BỔ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
BẢNG PHÂN BỔ (Trang 68)
BẢNG PHÂN BỔ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
BẢNG PHÂN BỔ (Trang 68)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (Trang 80)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
hi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Trang 80)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w