1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Diễn trình phát triển của thơ nôm đường luật qua quốc âm thi tập và hồng đức quốc âm thi tập

96 3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 479,5 KB

Nội dung

Vì thế, nghiên cứu diễn trình thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập, một mặt khẳng định những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của thơ Nôm Đường luật thời kỳnày,

Trang 1

trờng đại học vinh

Trần thị vân

Diễn trình phát triển củaThơ nôm

đ-ờng luật qua quốc âm thi tập

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học viết dân tộc thành dòng từ thế kỷ X, và trước tiên vănhọc viết bằng chữ Hán Văn học chữ Hán hầu hết được viết theo các thểloại văn học Trung Quốc Phạm vi đề tài của văn học chữ Hán rất rộng,

từ những vấn đề chung của dân tộc đến những vấn đề riêng của conngười, vừa giàu tinh thần nhân đạo, vừa rất phong phú về chủ nghĩa yêunước Song vì viết bằng chữ Hán nên những tác phẩm văn học này bị hạnchế khi cần phản ánh hiện thực sinh động và cụ thể của đất nước Việt,tâm tình sâu sa thầm kín của con người Việt Hơn nữa, cũng chỉ nhữngngười biết chữ Hán và một số trí thức thích từ chương Hán học mới đọcđược thơ văn chữ Hán… Vì thế, tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán ítđược phổ biến rộng rãi trong nhân dân và tác dụng xã hội của chúngcũng bị bó hẹp Đây là một thực tế bức xúc của nền văn học viết dân tộc,

là một đòi hỏi thiết thực trong xu thế tiến lên của xã hội, của nhu cầugiao lưu văn hóa – văn học và thưởng thức thẩm mỹ Cho nên, sự xuấthiện dòng văn học viết bằng chữ Nôm được xem là một sự kiện văn hóalớn, khẳng định bước phát triển nhảy vọt của quá trình văn học dân tộc,đồng thời thể hiện tinh thần tự lập, tự cường về mặt văn hóa của ngườiViệt Từ đây văn học chữ Nôm song hành cùng văn học chữ Hán, tạo ra

sự đa dạng về diện mạo cho nền văn học dân tộc Cho nên, nghiên cứulịch sử văn học Việt Nam không thể không đặt vấn đề nghiên cứu bộ

phận văn học chữ Nôm, trong đó có dòng thơ Nôm Đường luật.

1.2 Trong các loại hình văn học chữ Nôm, thơ Nôm Đường luật có

vị trí vô cùng quan trọng Vị trí ấy được khẳng định dựa trên quá trìnhphát triển trong suốt bảy thế kỷ (tạm tính từ thế kỷ XIII đến hết thế kỷXIX Tuy nhiên, giai đoạn mở đầu (từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XV)

Trang 3

hiện không còn lưu giữ lại văn bản tác phẩm nào), và liên tục đổi mới cả

về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật qua các thời kỳ; ở sốlượng và chất lượng tác phẩm; ở đội ngũ nhà thơ lớn

Trong tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật, thế kỷ XV

được đánh giá là thế kỷ của thơ Nôm Đường Luật, với sự xuất hiện hai

cột mốc, sừng sững đứng ở vị trí hàng đầu là Quốc âm thi tập và Hồng

Đức quốc âm thi tập Từ đây dòng thơ Nôm Đường Luật chính thức tồn

tại và phát triển với tư cách là một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo

Diễn trình thơ Nôm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức

quốc âm thi tập trong tiến trình chung của dòng thơ ca tiếng Việt tuy đã

được nghiên cứu nhiều nhưng chưa thật đầy đủ và hệ thống, chủ yếu chỉmới dừng lại ở việc nghiên cứu tác giả, tác phẩm cụ thể Vì thế, luận văn

đặt vấn đề nghiên cứu diễn trình thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập là một nội dung vừa mang ý nghĩa khoa

học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu và giảng dạy văn học

trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng.

1.3 Thơ Nôm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc

âm thi tập có nhiều tác phẩm được dạy ở Đại học, Cao đẳng và các cấp

học phổ thông Vì thế, nghiên cứu diễn trình thơ Nôm Đường luật từ

Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập, một mặt khẳng định

những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của thơ Nôm Đường luật thời kỳnày, mặt khác còn giúp người giảng dạy có thêm những cách thức tiếpcận mới khi giảng dạy tác phẩm văn học gắn với thể loại, nhất là các thểloại văn học trung đại, trong đó có thơ Nôm Đường luật

2 Lịch sử vấn đề

Lịch sử vấn đề nghiên cứu diễn trình phát triển thơ Nôm Đường luật

từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập được luận văn triển

khai trên hai khía cạnh:

Trang 4

- Lịch sử nghiên cứu Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập

gắn với các tác phẩm cụ thể

- Lịch sử nghiên cứu diễn trình của thơ Nôm Đường luật từ Quốc

âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.

2.1 Lịch sử nghiên cứu Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập gắn với tác phẩm cụ thể

- Về Quốc âm thi tập

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã được giới nghiên cứu đánh

giá và khẳng định khá đầy đủ trên cả phương diện nội dung và hình thứcnghệ thuật Ở đây chúng tôi dẫn trích một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu

Nhận xét về nội dung trong Quốc âm thi tập, tác giả cuốn Từ

điển văn học Việt Nam viết: “Phần có ý nghĩa hơn trong tâm sự của

Nguyễn Trãi qua thơ Nôm là những thể nghiệm do các va chạm của thế

sự trực tiếp mang lại, được ông biểu hiện trong thơ như những triết lý vềluật đời, về lòng người, và bên cạnh đó là những giao cảm trực tiếp vớithiên nhiên đất nước” [4, 519]

Còn khi khẳng định tính dân tộc trong Quốc âm thi tập, tác giả

Đinh Gia Khánh cho rằng: “Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, tínhdân tộc đã được thể hiện rất rõ ở chỗ phản ánh thiên nhiên của đất nước

ta và cuộc sống của ông cha ta Với thơ Nôm, ông đã phản ánh một cách

cụ thể và sinh động hơn thiên nhiên ấy, cuộc sống ấy” [23; 255]

Tác giả Trần Ngọc Vương cũng có ý kiến tương tự khi đánh giácao “nhà nghệ sĩ” trong con người Ức Trai qua xu hướng dân tộc hóa đề

tài thiên nhiên phong vật trong Quốc âm thi tập: “Khi hình dung thế giới

bằng những khái niệm trừu tượng, thì tình cảm thiên nhiên cũng nguộilạnh đi, nhưng khi cụ thể hóa những cái vô tận kia, thì tự nhiên “hứngđộng”, “Ngâm được câu thần dặng dặng ca” Chính nhờ phát huy hết giác

Trang 5

quan của mình, nhà nghệ sĩ trong Ức Trai đã đạt tới những điểm chót của

sự thành công trong việc miêu tả thiên nhiên” [35; 753]

Tác giả Bùi Văn Nguyên lại khẳng định sự thành công của Quốc

âm thi tập trong việc sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian: “Có thể nói

yếu tố tục ngữ, ca dao khá đậm đà trong nhiều câu, nhiều bài thơ quốc

âm của Ức Trai tiên sinh Chính nhờ Nguyễn Trãi ghi lại một số câu tụcngữ, ca dao trong thơ quốc âm của mình, mà chúng ta có được cái mốclịch sử chắc chắn để tìm hiểu một số dạng về tục ngữ, ca dao với ý nghĩalịch đại của nó [35, 807]

Tác giả Phạm Luận lại khẳng định đóng góp của Nguyễn Trãi

trong nghệ thuật sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, tạo nét khu biệt

với thi pháp Đường luật Hán: “Nguyễn Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi phápĐường luật Nhưng điều đáng chú ý hơn là, từ những tiềm năng quý báucủa thể thơ Trung Quốc này, Nguyễn Trãi đã có “một cố gắng để xâydựng một lối thơ Việt Nam”, ở giai đoạn văn học chữ Nôm mới bắt đầuhình thành và phát triển” [30, 856]

- Về Hồng Đức quốc âm thi tập

Các soạn giả cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập đã đưa ra những

nhận xét khái quát về nội dung tập thơ: “Đây là tập thơ nhiều tác giả, chonên ý thơ và lời thơ cũng muôn màu muôn vẻ Tuy nhiên, hướng sáng tácvẫn tập trung dưới sự chỉ đạo của nhà vua, từ trật tự đến các chủ đềchung: tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu những trí

óc thông minh, yêu những tâm hồn trong sáng, và từ đó toát lên lòng tựhào dân tộc, trong tổ quốc độc lập và thanh bình” [14, 17]

Bàn về nội dung và hình thức nghệ thuật Hồng Đức quốc âm thi

tập các tác giả cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII

có những đánh giá khách quan: “Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện

Trang 6

khuynh hướng sáng tác cung đình, nặng về ‘ngâm hoa vịnh nguyệt”,mượn thơ văn làm trò tiêu khiển cho lớp người đài các phong lưu Vìvậy, tập thơ thường nặng về đẽo gọt hình thức mà nội dung thì nghèonàn” [23, 279 - 280].

Cuốn Hoàng Đế Lê Thánh Tông – nhà chính trị tài năng – nhà

văn hóa lỗi lạc – nhà thơ lớn đã tập hợp một số công trình nghiên cứu về

thơ văn Lê Thánh Tông, trong đó có những ý kiến liên quan trực tiếp tới

Hồng Đức quốc âm thi tập Trong bài viết: Về một giai đoạn khai sáng thơ Nôm Đường luật, tác giả Đặng Thanh Lê đánh giá cao cảm hứng vịnh

đề địa danh lịch sử của Lê Thánh Tông trong tập thơ: “Lê Thánh Tông đã

là một con người không phải đi tìm hình của nước mà đi hoạ hình của đấtnước Những bức tranh về Nam quốc, Nam thiên là một hình tượng đầutiên có giá trị gây ấn tượng về non sông Tổ quốc mà nhà thơ đã đem đếncho người đọc” [33, 486]

Tác giả Trần Quang Dũng lại khẳng định xu hướng dân tộc hóa

thể loại của Hồng Đức quốc âm thi tập: “Tất nhiên cũng không nên phiến

diện cho rằng các nhà thơ Hồng Đức khi họa lại thơ vua không để lại

những dấu ấn nghệ thuật độc đáo Vì thế, thơ xướng họa trong Hồng Đức

quốc âm thi tập không chỉ là những cuộc “đùa gió cợt trăng”, tán tụng

mỹ đức của “minh quân lương tướng” và thuyết giáo đạo lí Nho gia Tìmhiểu nội dung của một số cụm thơ xướng họa trong tập thơ thấy xuất hiệnkhá rõ xu hướng dân tộc hóa thể loại, thể hiện một cái nhìn tinh tế qua trítưởng tượng dồi dào” [12, 103 - 109]

Về nghệ thuật tập thơ, tác giả Bùi Duy Tân đánh giá cao bút pháp

trào lộng của Hồng Đức quốc âm thi tập: “Nét bút trào lộng ở đây

thường hóm hỉnh, trang nhã, trẻ trung, chừng mực, phù hợp với cuộc

Trang 7

sống thanh bình, an lạc, với tinh thần lạc quan của thế hệ “dấn thânyêu đời” [43, 330 - 331].

Như vậy, vấn đề nghiên cứu Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc

âm thi tập ở phương diện tác phẩm cụ thể đã có nhiều ý kiến, nhận xét

về cả hai tập thơ trên phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật thể

hiện Tuy còn có những ý kiến chưa thống nhất (nhất là ở Quốc âm thi

tập trên phương diện nội dung), nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đã

khẳng định được những thành tựu to lớn của Nguyễn Trãi, Lê ThánhTông và các văn nhân thời Hồng Đức trong xu hướng dân tộc hóa thể loạicủa Đường luật Nôm, tạo ra nét khu biệt với Đường luật Hán trong nghệthuật phản ánh về thiên nhiên, đất nước và con người…

2.2 Lịch sử nghiên cứu diễn trình của thơ Nôm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.

So với vấn đề nghiên cứu tác gia, tác phẩm cụ thể, lịch sử nghiên

cứu diễn trình thơ Nôm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức

quốc âm thi tập có số lượng công trình và bài viết nghiên cứu ít hơn.

Đây cũng chính là lý do để luận văn chọn vấn đề này làm đối tượngnghiên cứu

Có thể kể đến hai công trình tiêu biểu đã đặt vấn đề nghiên cứu diễn

trình thơ Nôm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm

thi tập: Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998 và Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam, Nxb

Đ¹i häc s ph¹m Hà Nội, 2005

Nghiên cứu diễn trình phát triển của thơ Nôm Đường Luật từ Quốc

âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập, xét trên phương diện nội

dung, tác giả Lã Nhâm Thìn viết: “Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn tiếp

Trang 8

tục nội dung dân tộc đã có từ Quốc âm thi tập, nhưng xu hướng xã hội

hóa trong nội dung phản ánh đã thể hiện khá rõ nét Tất nhiên vì đây làtập thơ của nhiều tác giả nên phạm vi phản ánh những vấn đề xã hộiđược mở rộng hơn” [45, 41]

Về phương diện hình thức, tác giả khẳng định: “Hồng Đức quốc âm

thi tập vẫn tiếp tục xu hướng phá cách của Quốc âm thi tập, đôi khi còn

mạnh mẽ hơn Tỷ lệ câu thơ 6 chữ không kém mấy Quốc âm thi tập Cũng là điều lưu ý khi tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập có nhiều người

là hội viên hội Tao đàn - những người rất sành thi luật - nhưng khi sángtác thơ Nôm vẫn có xu hướng phá cách thơ luật” [45, 41]

Cũng trong xu hướng dân tộc hóa hình thức thể loại của Hồng Đức

quốc âm thi tập, đặt trong tương quan với Quốc âm thi tập, tác giả Lã

Nhâm Thìn khẳng định thành tựu của các tác gia Hồng Đức trong nghệthuật sử dụng từ lấp láy: “Chúng ta đều biết trong hệ thống từ vựng tiếngViệt, từ láy là từ thể hiện rất rõ đặc tính dân tộc của ngôn ngữ Việc sửdụng nhiều từ láy làm cho “chất dân tộc” của sáng tác văn học được tăngcường Thành tựu này đã có ở Nguyễn Trãi, các tác gia Hồng Đức tiếp tụctruyền thống đó và phát huy mạnh mẽ hơn Tác phẩm này chiếm vị trí “quánquân” về việc sử dụng từ láy Tuy nhiên, đóng góp của Hồng Đức quốc âm thitập không chỉ dừng lại ở chỗ sử dụng nhiều, sử dụng thành công từ láy Nỗlực mới của các tác giả chính là ở chỗ đã sáng tạo nên rất nhiều từ láy, phongphú và đa dạng đến mức ngạc nhiên Chính sự sáng tạo này góp phần làm chothơ Hồng Đức quốc âm thi tập đôi khi mộc mạc, chất phác, ngộ nghĩnh nhưngđậm đà phong vị dân tộc” [45, 42]

Nhận xét về phương diện nội dung giữa Quốc âm thi tập và Hồng

Đức quốc âm thi tập, tác giả Trần Quang Dũng viết: “Xét trên phương

diện nội dung, dễ thấy cảm hứng đề vịnh của Nguyễn Trãi và các tác gia

Trang 9

Hồng Đức chủ yếu là khác nhau Cụ thể hơn, nếu Hồng Đức quốc âm thi

tập là dòng cảm xúc mang không khí lạc quan, hào sảng, ngợi ca chế độ

phong kiến thời thịnh trị thì Quốc âm thi tập là tập thơ trữ tình đặc tả nỗi

lòng nhiều tâm sự, uẩn ức, dằn vặt, đau buồn, cô đơn của Nguyễn Trãi về

thế sự, thời cuộc và thế thái nhân tình; nếu Hồng Đức quốc âm thi tập

chủ yếu là tiếng nói cộng đồng Tao đàn mang tính chất quan phương, thù

phụng thì Quốc âm thi tập là tiếng thơ của con người - cá nhân Nguyễn

Trãi với những hi vọng và thất vọng trước sự lựa chọn day dứt giữa các

tư tưởng, con đường “lập thân”, “dưỡng thân” và “bảo thân” Tuy nhiên,nói như vậy cũng không có nghĩa phủ định chức năng mở hướng của

Quốc âm thi tập cho sự phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật các giai

đoạn tiếp theo, mà gần hơn cả là Hồng Đức quốc âm thi tập” [14, 205].

Về xu hướng dân tộc hóa thể loại ở phương diện nội dung của Hồng

Đức quốc âm thi tập trong sự tiếp nối với Quốc âm thi tập, tác giả Trần

Quang Dũng viết: “Lê Thánh Tông và các nhà thơ Tao đàn đã đề caonhững yếu tố tích cực của tư tưởng Nho giáo trong sự kết hợp hài hòavới những giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc… nhất là đề caotruyền thống yêu thương, đoàn kết, coi trọng tình nghĩa của con ngườiViệt Nam… Vì vậy, trong cảm hứng vịnh đề của Nguyễn Trãi, Lê ThánhTông và các tác gia Hồng Đức, trong nhiêu trường hợp đã tìm về chungmạch với tục ngữ, ca dao nên đã có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡngtâm hồn, xây dựng nhân cách con người Việt Nam” [11, 206 - 207]

Về thành tựu đồng hóa lớp từ Hán Việt của Quốc âm thi tập và

Hồng Đức quốc âm thi tập, tác giả Trần Quang Dũng viết: “Sử dụng chất

liệu ngôn ngữ Hán là quy luật tồn tại của Đường luật Nôm, nhất là ở giaiđoạn đầu phát triển Có điều, tiếp nhận ngôn ngữ Hán học với NguyễnTrãi là để từng bước đồng hóa, phát triển, để tiến lên thành ngôn ngữ dân

Trang 10

tộc Với cách nhìn ấy, hệ thống ngôn ngữ trong Quốc âm thi tập và

Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ minh chứng cho bước phá triển

mới trong lịch sử ngôn ngữ dân tộc mà còn thấy được bản lĩnh nghệthuật của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức”[11, 209]

Như vậy, các công trình nghiên cứu về diễn trình thơ Nôm Đường

Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập đã chỉ ra được

những thành tựu, đóng góp về nội dung và hình thức của thơ Nôm thế kỷ

XV, đặc biệt là chức năng khai mở nguồn cảm hứng dân tộc trong Quốc

âm thi tập và sự kế thừa cũng như bước phát triển mới của Hồng Đức

quốc âm thi tập Đây sẽ là những cơ sở và tiền đề mà luận văn sẽ tiếp thu

trong quá trình làm rõ hơn diện mạo, đặc điểm của diễn trình về thơ

Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Diễn trình thơ Nôm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức

quốc âm thi tập

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Những tiền đề làm xuất hiện thơ Nôm Đường Luật thế kỷ XV

- Đặc điểm về nội dung của diễn trình thơ Nôm Đường luật từ Quốc

âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập

- Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của diễn trình thơ Nôm Đường

Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập

4 Mục đích nghiên cứu

Trang 11

Làm sáng rõ hơn những thành tựu, đóng góp của thơ Nôm ĐườngLuật thế kỷ XV trong tiến trình chung của thơ Nôm Đường luật thờitrung đại.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại

Được sử dụng để thống kê, phân loại các bài (nhóm) bài thơ theo

từng hệ thống đề tài, chủ đề trong Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc

âm thi tập

- Phương pháp đối chiếu, so sánh

Được sử dụng để đối chiếu, so sánh hệ thống chủ đề cũng như các

phương diện hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm Quốc âm thi tập và

Hồng Đức quốc âm thi tập

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Được sử dụng để tìm hiểu diễn trình thơ Nôm Đường Luật từ Quốc

âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập trong mối quan hệ với lịch sử

xã hội, văn hóa - văn học thế kỷ XV

- Phương pháp phân tích, đánh giá

Được sử dụng khi đánh giá, thẩm bình các đề tài, chủ đề; các bàithơ, chùm thơ cụ thể, làm sáng rõ những luận điểm trong từng mục củaluận văn

6 Đóng góp của luận văn

Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về thơ Nôm Đường

Luật nói chung, Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng,

luận văn sẽ phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về những, thànhtựu, đóng góp mang tính mở hướng của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông vàcác văn nhân thời Hồng Đức vào sự phát triển của dòng thơ Nôm ĐườngLuật thời trung đại

Trang 12

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận,vµ tµi liÖu tham kh¶o, néidung chÝnh cña luận văn được cấu trúc theo 3 chương:

Chương 1 Những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học làm

xuất hiện dòng thơ Nôm Đường Luật thế kỷ XV

Chương 2 Những thành tựu về nội dung của thơ Nôm Đường luật

từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập

Chương 3 Những thành tựu về hình thức nghệ thuật của thơ Nôm

Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.

Trang 13

sự ra đời của Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập để tạo nên

“thời đại thơ Nôm” thế kỷ XV, khai mở dòng thơ ca tiếng Việt cũngkhông nằm ngoài quy luật phổ quát ấy

1.1 TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI

1.1.1 Công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến thời Hậu Lê

Cuối thế kỷ XIV, nhà nước phong kiến Việt Nam lâm vào cuộckhủng hoảng với sự phá vỡ của chế độ điền trang và nô tì Hồ Quý Lyđịnh tiến hành công cuộc cải cách thì quân Minh tràn tới cướp nước ta(1407), đổi An Nam thành Giao Chỉ, đặt bộ máy thống trị toàn quanlại với một hệ thống pháp luật rất hà khắc và dã man Với mục đíchthủ tiêu nền độc lập và nền văn hoá Đại Việt, ngoài việc thiết lập một

bộ máy hành chính, tài chính, với hơn tám trăm cơ quan để vơ vét bóclột nhân dân, chúng còn đập phá các văn bia, đốt sạch cả những sách,tài liệu do người Việt viết, hoặc thu nhặt những sách hay đem vềTrung Quốc… vì thế, nhiệm vụ trọng đại của dân tộc ta lúc này là phảitiến hành công cuộc giải phóng dân tộc và gìn giữ bản sắc văn hoá củamình Trước mối thù không đội trời chung đó, phong trào đấu tranh

Trang 14

của nhân dân ta bùng nổ khắp nơi ngay từ khi quân Minh đặt chân lênđất nước ta, nhưng tất cả đều rơi vào thất bại Đặc biệt, với sự xuấthiện của người anh hùng Lê Lợi (1418) biết dựa vào thời cơ và nhândân, đã tập hợp được quần chúng và nhân tài, biết dùng chiến lược,chiến thuật nên đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi nước ta.

Cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi vừa đánh dấu sự trưởngthành của sức mạnh dân tộc - một dân tộc có kỷ cương, có nền vănhiến lâu đời vững chắc - vừa chứng minh hùng hồn sự thất bại hoàntoàn của chính sách đồng hóa phản động của nhà Minh

Ngay sau khi hòa bình lập lại Lê Thái Tổ đã lo xây dựng mộtnhà nước Phong Kiến trung ương tập quyền, trên một cơ sở xã hộikhác hẳn thời Trần Sự nghiệp đó tiếp tục được củng cố về mọi mặtqua các đời Thái Tông, Nhân Tông Đến nửa sau thế kỷ XV (tính từnăm 1460, năm Lê Thánh Tông lên ngôi) nhà nước phong kiến Hậu Lêđạt đến cực thịnh, là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấygiờ Cơ sở lịch sử - xã hội này sẽ là những tiền đề quan trọng cho sựphục hưng văn hoá, văn học thế kỷ XV

1.1.2 Tư tưởng Nho giáo với việc tổ chức và phát triển xã hội

Từ cuối triều Trần sang triều Lê, kinh tế điền trang bị phá vỡnhưng kinh tế hàng hóa chưa phát triển đến mức độ tạo lập ra một cơ

sở kinh tế xã hội mới Trong điều kiện kinh tế - xã hội như vậy thì chế

độ phong kiến tập quyền chuyển từ chế độ quân chủ quý tộc sang chế

độ quân chủ quan liêu theo mô hình Nho giáo là điều tất nhiên, và cầnđược đánh giá là một bước phát triển Đây chính là điều lý giải vì saonhà Hậu Lê đã chủ động tiếp nhận hệ tư tưởng Nho giáo, xem Nho

Trang 15

giáo là quốc sách để tổ chức và phát triển xã hội Nhưng cần phảithấy, tư tưởng Nho giáo thời Hậu Lê đã có độ “khúc xạ” (tức là sự vậndụng Tống Nho trên tinh thần dân tộc và sáng tạo) để phù hợp vớihoàn cảnh thực tế của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Ngay như tầng lớp

kẻ sĩ thời Hậu Lê cũng không giống với kẻ sĩ của các triều đại phongkiến trước đó Kẻ sĩ thời này (bao gồm những người làm quan, khônglàm quan, và cả những người hưu trí) phần lớn đều xuất thân từ nôngthôn, sinh hoạt trong nông thôn Đây chính là môi trường văn hóa tácđộng trực tiếp đến sáng tác của họ Điều này thấy khá rõ trong cảmhứng vịnh đề của vua tôi thời Hậu Lê, từ Nguyễn Trãi cho đến LêThánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức Vì thế, Nho giáo thờinày đã phát huy được mặt tích cực của nó trong việc bình ổn xã hội,biến thành những hành động an dân có hiệu quả: “Việc nhân nghĩa cốt

ở yên dân” (Nguyễn Trãi) Lòng tự hào về nước anh hùng và giàu đẹp;

sự quan tâm đến cuộc sống nhân dân là một biểu hiện của chủ nghĩayêu nước có bao hàm nội dung “thân dân” trong tư tưởng trị bình củanhà nước phong kiến thời Hậu Lê sau ngày kháng Minh thắng lợi:

“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn - Dường ấy ta đà phỉ sởnguyền” (QÂTT) Vì thế, giai cấp phong kiến thời Hậu Lê, đặc biệt làthời đại Lê Thánh Tông đã đóng vai trò tích cực trong lịch sử dân tộc

Và cái hiện thực của thời thịnh trị ấy đã soi bóng vào văn chương, lànguồn đề tài vô tận cho cảm hứng sáng tạo thi ca, và cũng là tiền đề

quan trọng cho sự xuất hiện Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm

thi tập: “Nhà nam, nhà bắc đều no mặt - Lừng lẫy cùng ca khúc thái

bình” (HĐQÂTT - Vịnh ngữ canh thi),…

Trang 16

1.2 TIỀN ĐỀ VĂN HÓA – VĂN HỌC

1.2.1 Công cuộc phục hưng văn hóa, sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo thúc đẩy sự phát triển của của văn học thế kỷ XV, đặc biệt là văn học chữ Nôm

Công cuộc phục hưng văn hóa thế kỷ XV xuất phát từ hoàn cảnhlịch sử - xã hội những năm đầu thế kỷ Từ cuối đời Trần, nhà Hồ thaythế một khoảng thời gian ngắn (1400 - 1407) Hồ Quý Ly đã tiến hànhcải cách văn hóa với những mặt tiến bộ nhất định, chế độ thi cử đượcchấn chỉnh theo hướng tích cực, coi trọng chữ Nôm, làm thơ Nôm,dịch Nôm Nhưng liền ngay sau đó, nước Đại Việt rơi vào họa thốngtrị của nhà Minh Với mục đích thủ tiêu nền độc lập và nền văn hóaĐại Việt, chúng đã thiết lập một bộ máy hành chính, tài chính, với hơn

tám trăm cơ quan để vơ vét bóc lột nhân dân như trong Bình Ngô Đại

cáo Nguyễn Trãi phải thốt lên rằng: “ Nặng nề những nỗi phu phen

-tan tác cả nghề canh cửi”; Ngoài ra chúng còn đập phá các văn bia, đốtsạch cả những sách, tài liệu do người Việt viết, hoặc thu nhặt nhữngsách hay đem về Trung Quốc… Như vậy, chính sách của nhà Minh đốivới Đại Việt là nhằm hủy diệt nền văn hóa của dân tộc ta, nhằm đồnghóa người Việt thành người Hán Sự cưỡng bức về chính trị, quân sựcùng với sự cưỡng bức về văn hóa dẫn đến sự giao thoa văn hóa cưỡngbức Vì thế, nhiệm vụ trọng đại của dân tộc ta lúc này là phải tiếnhành công cuộc giải phóng dân tộc và gìn giữ bản sắc văn hóa củamình Cho nên, sau khi giành độc lập dân tộc, nhà Hậu Lê không chỉquan tâm đến việc củng cố và ổn định bộ máy thống trị quan liêu tậpquyền mà còn tiến hành công cuộc phục hưng văn hoá

Trang 17

Công cuộc phục hưng văn hoá thời Hậu Lê được tiến hành đồng

bộ qua cách ứng xử với văn hoá vật chất, chú ý nâng cao văn hoá - tổ

chức đời sống xã hội và phát triển mạnh văn hoá giáo dục Tinh thần

này được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể, thiết thực, như chú

ý mở mang trường học, mở rộng quy mô đào tạo nho sĩ, ngoài mụcđích để chọn nhân tài bổ sung vào bộ máy quan liêu còn nhằm tạo ramột tầng lớp trí thức nho học đông đảo trong xã hội Bằng chứng là,ngay từ năm Bính ngọ (1427) khi giặc chưa tan, Lê Lợi đã mở kỳ thi ởhành doanh Bồ Đề để lấy Nho sĩ trúng tuyển bổ dụng làm An phủ sứ

và Viên ngoại lang Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, triều đình đãlập ra Quốc tử giám ở kinh đô và các trường học ở các lộ Quốc tửgiám trước hết dành cho con em quan liêu, và cũng nhận con em cáctầng lớp khác từ các trường ở các lộ đã qua được kỳ thi sát hạch Đếnđời Lê Thánh Tông, nhà vua mở rộng Quốc Tử Giám (nhà Thái Học),

lập Văn miếu, Bí thư khố, hạ Dụ khuyến học, lại cấp bổng cho giám

sinh Quốc Tử Giám, chia thành nhiều loại để khuyến khích việc học.Năm 1467, Lê Thánh Tông đặt ra chức Bác sĩ dạy Ngũ kinh, mỗi chứcchuyên nghiên cứu một kinh (Dịch, Thi, Thư, Lễ, Xuân, Thu) để dạy ở

Quốc Tử Giám, và cho in sách Ngũ kinh làm tài liệu học tập.

Việc thi cử dần dần cũng được tổ chức theo nền nếp nhất định.Năm 1429, có khoa Minh kinh ở thành Đông Quan (Thăng Long), năm

1431 lại mở khoa Hoành từ ở Bồ Đề Từ năm 1434 trở đi định lệ cứ banăm mở một khoa thi Hương, và năm tiếp sau khoa thi Hương lại mởkhoa thi Hội để lấy tiến sĩ Từ năm 1439 trở đi lại có lệ xướng danh,treo bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, ăn yến, và vinh quy bái tổ để khích lệ

Trang 18

cử tử, và từ năm 1442 trở đi lại có lệ khắc bia Tiến sĩ Sang đời LêThánh Tông, việc thi cử càng có quy mô lớn Số người đi học ngàycàng nhiều, số học trò đi thi ngày càng đông Chẳng hạn như khoaNhâm Ngọ (1462), chỉ ở một trấn Sơn Nam mà cũng đã có khoảng mộttrăm người trúng tuyển kỳ thi Hương, trong số non một nghìn ngườilọt vào Tam trường Triều Lê Thánh Tông có thể nói là thời kỳ thịnhnhất của việc học và việc thi cử trong toàn bộ lịch sử khoa cử ở nước

ta xưa kia Cụ thể là trong 38 năm làm vua (1460 - 1497) Lê ThánhTông đã tổ chức 12 kỳ thi, tuyển được 501 tiến sĩ trong đó có 9 trạngnguyên, tức là non 1/15 tổng số tiến sĩ và 1/3 tổng số trạng nguyên củatoàn bộ lịch sử khoa cử thời phong kiến

Trọng Nho học cũng có nghĩa là trọng sự học, trọng hiền tài

Trong Văn bia Tiến sĩ năm Nhâm Tuất còn ghi lại những ý tứ cao siêu

coi như phương châm đào tạo nhân tài xây dựng đất nước thời LêThánh Tông: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnhthì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồixuống thấp Vì vậy các đấng Thánh đế Minh vương chẳng ai khônglấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làmviệc đầu tiên Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên

quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”[46, 35] Do quan tâm

đến phát triển văn hoá giáo dục như vậy, nên thời ấy đã đào tạo đượcnhiều nhân tài cho đất nước, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đưađất nước đến phồn vinh, thịnh trị mà đến sau này danh nhân Lê QuýĐôn đã nhận xét: “Khoảng giữa niên hiệu Hồng Đức, mở rộng khoa

cử, tuyển nhiều nhân tài, sĩ tử tập lối văn bóng bẩy, đẽo gọt từng câu,

Trang 19

mong sao được đỗ để ra làm quan Nay muốn tìm thấy những ngườikhí tiết, khẳng khái trong thời này xem ra có phần thưa thớt Nhưngcon đường bổng lộc đã mở ra thì phương pháp thi cử cũng nghiêmngặt, người điềm tĩnh được bước lên, người cầu may bị sàng sẩy, chonên người tại chức ít thói cầu cạnh mà trong nước biết quý danh nghĩa.

Đấy là một thời kì thay đổi”[13, 90] Chúng ta cũng không ngạc nhiên

khi thấy Phan Huy Chú còn khẳng định hơn: “Khoa cử các đời thịnhnhất là đời Hồng Đức Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người côngbằng, đời sau càng không thể theo kịp Vì bấy giờ cách ra đề thi vu hồilàm đại thể, không trợ bằng những câu hiểm sách lạ, chọn người cốtlấy học rộng thực tµi, không hạn định ở khuôn khổ mực thước Chonên kẻ sĩ bấy giờ học được rộng mà không cần phải tìm tòi tỉ mỉ Tàiđược đem ra ứng dụng mà không bỏ rơi Trong nước không bỏ sótnhân tài, triÒu đình không dùng người kém Bởi thế điển chương đượcđầy đủ, chính trị ngày càng càng hưng thịnh” [9, 164] Cho nên, nhữngtriều đại được sử sách coi là thịnh trị như thời Hậu Lê, mà đỉnh cao làđời Lê Thánh Tông không chỉ được ca tụng vì đất nước hưng thịnh,nhân dân an cư mà còn vì có văn vật phát đạt, để lại cho ngày naynhiều thư tịch, nhiều tác phẩm văn học Đó là mặt tích cực của Nhogiáo đối với sự phát triển văn hoá - văn học Vì những lẽ trên mà vănhọc thế kỷ XV đã kế tục xuất sắc những thành tựu văn học của thời đại

Lí - Trần, là điều kiện quan trọng để phát triển một nền văn hoá, vănhọc rực rỡ, khơi nguồn cho sự ra đời và phát triển dòng thơ NômĐường Luật với hai đỉnh cao sừng sững đứng ở vị trí hàng đầu là

Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập.

Trang 20

Tuy nhiên, xét trên lĩnh vực văn học, Nho giáo xác định văn họcnghệ thuật là phơng diện văn hoá chính tâm, chế dục, là công cụ chínhtrị động viên, tổ chức xã hội nhằm biến thành hiện thực hài hoà củatrời, sự trật tự của đất Vì lẽ đó, Nho giáo chỉ chấp nhận thứ văn họcchí thiện hoàn toàn đạo đức Cho nên ở nhà Nho tâm hết sức quantrọng Họ thờng đặt tâm trớc cảnh, mợn cảnh để bộc lộ gửi gắm tâm

sự Đều là vịnh cảnh, vịnh vật nhng tâm sự mới là nội dung chính Nóicách khác, ở một góc độ nào đó, Nho giáo làm cho văn học nghệ thuật

xa rời cuộc sống thực, ức chế tình cảm thực, thiếu khát vọng, thiếusinh khí chiến đấu mà trở thành nhạt nhẽo bằng phẳng Hớng mãi vào

Đạo, vào các bậc thánh vơng xa, văn học ngày càng khô cằn, ít sángtạo và có sự phát triển vợt bậc Đó là những ảnh hởng tiêu cực của Nhogiáo Những ảnh hởng ấy thể hiện khá rõ trong văn chơng nửa sau thế

kỷ XV

Quan niệm cái Đẹp, cái Hay của Nho giáo cũng chi phối ngòi bútcủa nhà văn Văn chơng là để giáo huấn, có quan hệ đến thế đạo, nhântâm, có tác dụng di dỡng tính tình nên phải có nội dung đạo lý Khôngnhững về nội dung không đợc nói tới cái vô đạo, thiếu trang nhã mà vềhình thức biểu đạt cũng phải thấm nhuần tinh thần khoan thứ, nhânnghĩa Nói cách khác, bị quan niệm chính đạo ràng buộc, văn họcnhiều khi không tránh khỏi nghèo nàn, thờng làm theo những khuônmẫu, điển phạm, tạo ra coi hình thức chỉ là cái khéo, vẻ đẹp của cái vỏbên ngoài nên mọi sự tìm tòi về hình thức chỉ còn là sự gọt giũa, dẫn

đến sự hoa mĩ, cầu kì Đây cũng chính là tiền đề tạo ra thứ văn ch ơng

cử tử mà nghệ thuật chỉ là kĩ xảo

Trang 21

1.2.2 Sự ra đời của chữ Nôm và thơ Nôm Đường luật trước thế kỷ XV

Để có dòng văn học viết tiếng Việt (chữ Nôm) tồn tại và pháttriển không thể không nói đến tiền đề văn hoá quan trọng: đó là sựxuất hiện chữ Nôm – văn tự riêng của người Việt Nam thời trung đại

Sự xuất hiện chữ Nôm là cái mốc văn hóa lớn trong lịch sử văn minhcủa nhà nước Phong kiến Đại Việt: “Đối với một dân tộc, trên conđường tiến lên của lịch sử nói chung, của nền văn hóa nói riêng, baogiờ sự xuất hiện của văn tự cũng được coi như một cái mốc có tầmquan trọng đáng kể và có tác dụng khá quyết định Đặc biệt, nếu đó lànền văn tự chuyên dùng để ghi tiếng nói dân tộc thì lại càng có ýnghĩa” [6, 11]

Là văn tự ghi tiếng nói dân tộc nên ngay sau khi ra đời, chữ Nôm

đã phục vụ cho nhu cầu ghi chép, sáng tác văn học và nghiễm nhiên nótrở thành chữ viết của dân tộc, được mọi tầng lớp xã hội chấp nhận vàgóp phần xây đắp Nhưng chữ Nôm xuất hiện vào khoảng thời giannào? Tác phẩm Nôm đầu tiên và tác giả của nó là ai? Đây đang còn lànhững vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm Theo Nguyễn Văn Sang

trong Đại Nam quốc ngữ, chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỷ II).

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, việc ra đời và hình thành chữNôm như một thứ văn tự độc lập chỉ có thể thực hiện được khi nhànước Đại Việt giành được độc lập (tức từ thế kỷ thứ X trở đi)

Chữ Nôm được sử dụng trong sáng tác văn chương từ bao giờ?

Tác giả Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu cho rằng:

“Ta phải nhận rằng Hàn luật không do ông (Nguyễn Thuyên) sáng tác

Trang 22

ra; đó chỉ là Đường luật… mà ông đã ứng vào dụng vào việc làm thơphú quốc âm thôi Tuy vậy, công ông không phải nhỏ, vì có ông biếttheo Đường luật làm thơ phú Nôm thì về sau mới có người bắt chước

mà nền văn Nôm ở nước ta mới thành lập từ đấy” [17, 107] Như vậy,theo Dương Quảng Hàm, Hàn Thuyên là vị tổ của lối thơ phú quốc

âm, nhưng những tác phẩm phôi thai đó không còn, nên chưa biếtđược giá trị của nó Tác giả Đào Duy Anh lại viết: “Theo lời sử chép,chúng ta có thể tin rằng nước ta dùng quốc âm làm văn chương là bắtđầu từ thời Trần Nhưng văn chương ấy ở đâu? Thơ phú NguyễnThuyên và Nguyễn Sĩ Cố hiện nay không thấy còn lại bài nào”, và điđến kết luận: “Từ trước đến nay nói đến văn chương chữ Nôm xưa

nhất còn truyền người ta đều phải kể đến Quốc âm thi tập của Nguyễn

Trãi ở đầu thơ Lê, chứ văn chương chữ Nôm thời Trần thì chỉ là bằngvào sử chép mà nhắc đến vang bóng thế thôi” [1, 16-17]

Tác giả Bùi Văn Nguyên cũng có ý kiến tương tự: “Theo sử, từNguyễn Thuyên đời Trần Nhân Tông, chữ Nôm được áp dụng để làmthơ phú quốc âm Nguyễn Thuyên là người đầu tiên cổ vũ việc làm thơNôm Đường luật, cho nên người thời bấy giờ gọi là thơ Hàn luật Từsau Nguyễn Thuyên thì thời Nguyễn Sĩ Cố, Chu An, trần Ngạc, HồQuý Ly…đều có làm thơ Quốc âm, nhưng hiện nay không còn truyềnlại bài nào cả” [29, 54]

Như vậy, khởi nguồn dòng văn học viết bằng chữ Nôm, tuy cứliệu lịch sử nhắc đến có từ thời Trần nhưng văn bản tác phẩm hiệnkhông còn nên chưa thể dựng lại được diện mạo của nó Chỉ có thểkhẳng định được rằng: dòng văn học tiếng Việt thực sự được khơi mở

Trang 23

và phát triển trong nền văn học dân tộc là từ đầu thế kỷ XV với Quốc

âm thi tập của Nguyễn Trãi Và chính sự xuất hiện của Quốc âm thi tập cũng là một trong những tiền đề văn học quan trọng cho sự ra đời

của Hồng Đức quốc âm thi tập ở nửa sau thế kỷ XV.

1.2.3 Vai trò của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các nhân văn thời Hồng Đức đối với sự phát triển dòng thơ Nôm Đường luật nửa sau thế kỷ XV

Đầu thế kỷ XV, với sự xuất hiện của Quốc âm thi tập, dòng văn

học viết tiếng Việt đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền vănhọc chữ viết dân tộc Nguyễn Trãi chính là người có công đầu tiên

trong “một cố gắng” để xây dựng một lối thơ Việt Nam” Với Quốc

âm thi tập, lịch sử văn học Việt Nam trên thực tế đã có thêm một thể

thơ mới: thơ Nôm Đường luật, trên cơ sở tiếp thu, vận dụng một thể

thơ có sẵn trong văn học Trung Quốc

Tiếp nối xuất sắc để khẳng định sự tồn tại của thơ Nôm Đường

Luật bên cạnh thơ Đường luật Hán, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê

Thánh Tông và Hội Tao Đàn ra đời nhằm tiếp tục khơi nguồn và phát

triển những gì mà Quốc âm thi tập đã làm được Có được thành tựu đó

không thể không nói đến một sự kiện văn hoá trong đời sống văn họcnửa sau thế kỷ XV: đó là sự ra đời của Hội Tao Đàn và vai trò của LêThánh Tông trong cương vị người tổ chức và chỉ đạo sáng tác văn học

Về hoàn cảnh ra đời của Hội Tao đàn, sử chép: Vào năm GiápDần (1494), nhân hai năm liền thời tiết thuận hoà, mùa màng bội thu,nhà vua tự xưng là Tao đàn Đô nguyên suý, ban cho Thân Nhân Trung

và Đỗ Nhuận danh hiệu Tao đàn phó nguyên suý, tập hợp 27 văn thần

Trang 24

cùng nhà vua thành 28 hội viên, gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú”, làm

ra tập Quỳnh uyển cửu ca Trong bài tựa Quỳnh uyển cửu ca, nhà vua

có nói về việc này như sau: “Ta… mới đem viết chín chương cận luật

rõ ràng trên giấy hoa tiên vàng, bảo những ông học sĩ họ Thân, họ Đỗ,

họ Ngô, họ Lưu…những nhà văn học họ Nguyễn, họ Dương, họ Chu,

họ Phạm, cả thảy 28 người, ứng với nhị thập bát tú trên trời, cùngnhau chúc họa, được độ vài trăm bài Những bài đó đã hết sức thôixao, văn kêu vần nhã, thơ làm xong đệ dẫn tiến lãm, lòng ta vui vẻ.Bấy giờ cho người chữ tốt viết, cho thợ khéo tay khắc in Họ vắt kiệttâm tư, đem hết tài năng ra làm, không quá mười ngày sách xong đemtiến lãm Văn chương khúc chiết mà khoáng dật, theo lối đời xưa, thânmật yêu chuộng những người tài giỏi, để nối theo lời canh ca cảnh cáocủa đời Đường, đời Ngu, vượt xa hẳn lối văn nguyệt lộ phong vân củanhà Ngụy, nhà Tấn, há chỉ làm rạng rỡ cho người trước, phấn chấnngười sau, bắt chước người xưa gây dựng cho đời nay mà thôi đâu.Mùa thu năm thứ 25, niên hiệu Hồng Đức, Hoàng đế làm bài tựa này”[42, 270-271]

Như vậy, việc thành lập Hội Tao đàn một mặt đánh dấu bướcphát triển cao của phong trào sáng tác cung đình, có tác dụng thúc đẩyphong trào sáng tác văn chương phát triển hơn Mặt khác, còn nói lênđược ý thức tự hào của giai cấp thống trị ở giai đoạn cực thịnh của nó

và thể hiện được ý thức tự hào dân tộc về nền văn hiến của nước ta

Có điều, vì phần nhiều phải “phụng hoạ”, “phụng bình” theo lệnh, ýcủa Lê Thánh Tông nên tính sáng tạo của các hội viên Tao đàn có

Trang 25

phần bị hạn chế Điều này được thể hiện khỏ rừ trong Hồng Đức quốc

õm thi tập

Để cú Hội Tao đàn thỳc đẩy sỏng tỏc văn chương phỏt triển và tạo

được một phong trào sỏng tỏc văn học Nụm rầm rộ như nửa sau thế kỷ

XV, cũn phải kể đến vai trũ mang tớnh quyết định của Hoàng Đế - thi

sĩ Lờ Thỏnh Tụng với tư cỏch Tao đàn Đụ nguyờn suý

Cuộc đời sỏng tỏc của Lờ Thỏnh Tụng khỏ dài Cú thể núi, từ khitrưởng thành cho đến khi qua đời, ụng luụn luụn giữ vị trớ quan trọngtrờn văn đàn Từ khi cũn học ở nhà Kinh Diờn, ụng hay xướng hoạ với

Lờ Hoàng Dục, khi làm vua, lại cũng tiếp tục ngõm vịnh với nhiềungười khỏc như Thõn Nhõn Trung, Đỗ Nhuận, Lờ Niệm… Thỏnh Tụng

lấy hiệu là Thiờn Nam động chủ, thường say mờ dạo xem phong cảnh

đất nước, kiếm đề tài làm thơ và hễ đi đõu, kể cả lỳc đi đỏnh giặc , cũngcho văn thần đi theo để cựng nhau ngõm vịnh… Tất nhiờn, với tư cỏch

là người cầm đầu bộ mỏy nhà nước nờn sỏng tỏc của ụng thường thiờn

về những vấn đề thực tiễn cú liờn quan đến yờu cầu củng cố chế độphong kiến Nhưng mặt khỏc, trong nhiều trường hợp, cảm hứng ngõmvịnh của ụng đó hũa cựng với cuộc sống cực nhọc, khoẻ khoắn bỡnh dịcủa người lao động; về với nỳi sụng, cõy cỏ, chim muụng của đấtnước; hoặc suy ngẫm trước truyền thống hào hựng của dõn tộc, và vỡ

thế giàu giỏ trị hiện thực, chõn thực: “So với Quốc õm thi tập của Nguyờn Trói, con người trong Hồng Đức quốc õm thi tập đa dạng hơn,

mạnh mẽ hơn và cũng thực tiễn hơn Vượt lờn trờn Tam cương - Ngũthường mang tớnh luõn lớ, ỏp đặt, đạo cương thường của Lờ ThỏnhTụng cụ thể hơn và thiết thực hơn, hợp lớ và dõn chủ hơn” [34, 216]

Trang 26

Đến cuối đời mình, Lê Thánh Tông còn hăng hái tổ chức HộiTao đàn và đảm đương trách nhiệm đứng đầu tổ chức đó, Lê ThánhTông không chỉ lãnh đạo tổ chức sáng tác, mà còn trực tiếp sáng tác

và lựa chọn đề tài, quy định nội dung cho từng tác phẩm của Hội

Trong bài tựa tập Quỳnh uyển cửu ca, tập thơ mở đầu của Hội Tao

đàn, nhà vua đã trình bày quan điểm nghệ thuật có tính chất chínhthống, qua việc kể lại động cơ và mục đích sáng tác của mình: “Tanhân lúc muôn việc được rỗi, nửa ngày được nhàn, thường xem cácsách, vui thích lục nghệ, mọi sự huyên náo lắng xuống, một ngọn đènsáng thơm tho, thị dục ít, tinh thần trong sạch, ở yên, hứng cao, mớiphấn khởi nghĩ đến khuôn phép lớn của thánh đế minh vương, lòngcẩn thận của trung thần lương bật Gọi chàng “giấy”, họ “bút”, thượngkhách “mực”, trọng thần “nghiên đá”, bảo đi bảo lại rằng: “Chân tình

ta phát triển ra, có anh khí dào dạt, thành cách ngôn hay, các ngươi cóthể ghi chép giúp ta được không [23, 312]

Quan điểm đó thực chất là mệnh đề “văn dĩ tải đạo” của Nho giađược hiểu theo góc độ người đứng đầu nhà nước phong kiến Đạo ởđây là đạo trị nước (khuôn phép lớn của thánh đế minh vương) và đạothờ vua (lòng cẩn thận của trung thần lương bật) Văn học có nhiệm vụ

“tải” cái đạo đó, tức là phải phục vụ phong kiến Quan niệm nghệthuật này đã chi phối mọi sáng tác của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn

cả trong văn chương chữ Hán và chữ Nôm Tất nhiên, cũng cần thấy,

Lê Thánh Tông đã xây dựng một quan niệm “hành đạo” phù hợp vớinhu cầu lợi ích thực tiễn của đất nước, của người dân trong một điềukiện lịch sử - xã hội nhất định Đúng hơn, cái “đạo” ấy là sự kết hợp

Trang 27

hài hoà giữa yếu tố tích cực của Nho giáo với truyền thống tốt đẹp củadân tộc, của nhân dân: “năm phúc hây hây dưới thứ dân”… chẳng thế

mà ông vua tự cày ruộng tịch điền này không chỉ tự xem xét vai tròHoàng Đế của mình mà còn hiểu biết khá chân thực về “ngư tiều canhmục” nơi thôn dã Dù nói đến một người tuần điếm, một nông phu,một kẻ tu hành, hay một người hành khất… bao giờ các thi sĩ HồngĐức cũng “mĩ hoá” thành cái đẹp giản dị, cao sang với tình cảm trântrọng, chân thành Hiểu được cái “đạo” Nho gia một cách linh hoạtnhư vậy trong quan điểm nghệ thuật của Lê Thánh Tông sẽ giúp chúng

ta có cái nhìn, cách đánh giá chân xác hơn về văn chương của Lê

Thánh Tông và hội Tao đàn nói chung, của Hồng Đức quốc âm thi tập

nói riêng

Tóm lại, trở lên là những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hoá - văn

học đưa đến sự ra đời của Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi

tập, tạo ra một “thời đại thơ Nôm” ở thế kỷ XV Hiểu được những tiền

đề làm xuất hiện một trào lưu văn học, một hiện tượng văn học… sẽgiúp ta có được một cái nhìn, cách đánh giá đầy đủ, khoa học và kháchquan hơn, tránh được lối áp đặt, giáo điều khi khảo sát, nghiên cứu tácphẩm văn chương, nhất là văn chương cổ

Trang 28

Chương 2

NHỮNG THÀNH TỰU VỀ NỘI DUNG CỦA DIỄN TRÌNH

THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT TỪ QUỐC ÂM THI TẬP

ĐẾN HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

2.1 Khái niệm về đề tài, chủ đề

Nghiên cứu thành tựu và đóng góp về phương diện nội dung của

diễn trình thơ Nôm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc

âm thi tập, luận văn nghiên cứu thông qua hệ thống đề tài, chủ đề của

các tác phẩm Bởi, chủ đề là yếu tố cơ bản của nội dung tác phẩm và

“bao giờ cũng được hình thành và biểu hiện trên cơ sở đề tài”

- Về khái niệm đề tài

“Phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sử chất liệu đời sống của tác phẩm(chủ yếu là tác phẩm tự sự và kịch), đồng thời với việc xác lập chủ đề tácphẩm Đối với phần lớn sáng tác thơ trữ tình, khái niệm đề tài gần nhưđồng nhất với khái niệm chủ đề Ở các hệ thuật ngữ Châu Âu, khái niệm

“théma” bao gồm cả hai nét nghĩa đề tài và chủ đề” [4, 125]

- Về khái niệm chủ đề

+ “Vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm vănhọc nghệ thuật, theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định” [31, 174] + Hoặc: “Vấn đề (triết lý, xã hội, đạo đức, và các loại hình tư tưởngkhác) được đặt ra trong tác phẩm Chủ đề bao giờ cũng được hình thành

và biểu hiện trên cơ sở đề tài Tác phẩm văn học có thể gồm một hoặcnhiều chủ đề Những thuộc tính chung hoặc gần gũi về chủ đề và đề tài

là căn cứ để tập hợp tác phẩn theo nhóm thể tài” [4, 46]

Trang 29

Theo cách hiểu trên, giữa đề tài và chủ đề trong thơ trữ tình có nhiềuđiểm tương đồng, tuy không đồng nhất Đúng hơn, nếu khái niệm đề tàigiúp chúng ta xác định: Tác phẩm viết về ai? Thì khái niệm chủ đề lạigiúp chúng ta xác định: Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Nếu đề tài làphương diện khách quan của nội dung tác phẩm, thì chủ đề là mộtphương diện chủ quan của nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm.Tuy vậy, trong quá trình khảo sát, thông kê, chúng tôi không tách riênghai khái niệm này mà đồng thời kết hợp cả hai để nghiên cứu nội dung

của Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập.

2.2 Thống kê, phân loại hệ thống đề tài, chủ đề trong Quốc âm

thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập

Căn cứ vào khái niệm đề tài, chủ đề và tên môn loại trong các tập thơ: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn (trong Quốc âm

thi tập) và Thiên địa môn, Phong cảnh môn, Nhân đạo môn, Phẩm vật môn và Nhàn ngâm chư phẩm (trong Hồng Đức quốc âm thi tập), luận

văn phân loại hệ thống đề tài, chủ đề trong Quốc âm thi tập và Hồng

Đức quốc âm thi tập thành 4 các tiểu loại sau đây:

- Hệ thống đề tài, chủ đề thiên nhiên, phong vật

- Hệ thống đề tài, chủ đề về “ái ưu”, “trung hiếu” và phẩm chất kẻ sĩquân tử

- Hệ thống đề tài, chủ đề vịnh sử

- Hệ thống đề tài, chủ đề về cuộc sống, xã hội và con người

Tất nhiên, sự phân loại trên chỉ có tính chất tương đối Bởi ngườinghiên cứu, tuỳ theo từng góc độ, đối tượng và nội dung nghiên cứukhác nhau sẽ có những cách phân loại khác nhau

Trang 30

2.3 Giá trị biểu đạt nội dung của hệ thống đề tài, chủ đề trong

Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập

2.3.1 Hệ thống đề tài, chủ đề thiên nhiên

Khảo sát, thống kê hai tập thơ Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc

âm thi tập, ta có số liệu bài thơ về thiên nhiên như sau: trong Quốc âm thi tập có 118 bài / 254 bài của tập thơ, chiếm 46,4%; trong Hồng Đức quốc âm thi tập có 181 / 328 bài của tập thơ, chiếm 55% tổng số bài thơ.

Như vậy, qua số liệu thống kê cho thấy: đề tài, chủ đề thiên nhiênchiếm một vị trí quan trọng trong cảm hứng vịnh đề của Nguyễn Trãi, LêThánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức Đây cũng là một hiệntượng hoàn toàn phù hợp với quan niệm nghệ thuật, với đặc điểm của thơtrung đại và thơ Đường luật Bởi trong quan niệm thời trung đại “conngười tự ý thức mình là một yếu tố trong mô hình vũ trụ: thiên - địa -nhân Thiên nhiên, vũ trụ với các biểu hiện biến đổi của hoa, cỏ, trời,mây, mưa, nắng, chim muông, côn trùng, cá nước Bốn mùa Xuân - hạ -thu - đông luôn luôn là tấm gương để con người soi thấy sự sống củachính mình Đến lượt mình, các biểu hiện muôn vẻ của vũ trụ lại trởthành chất liệu để con người biểu đạt tình cảm và suy nghĩ” [39, 14]

Đặc điểm nổi bật của thơ thiên nhiên, phong vật trong Quốc âm thi

tập và Hồng Đức quốc âm thi tập được diễn ra theo hai xu hướng trái

chiều: vừa mang tính khuôn sáo ước lệ của văn chương nhà nho, của thơ trung đại, vừa đậm đà tính dân tộc theo tư tưởng và quan niệm thẩm mỹ

của nhân dân, của dân tộc

Về xu hướng thứ nhất, như chúng ta đã biết: tính ước lệ, khuôn sáo

là một đặc điểm mang tính đặc thù của thơ ca thời trung đại, của thơ

Đường luật và văn chương nhà nho Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc

âm thi tập xuất hiện ở thời kỳ đầu của dòng thơ Nôm Đường Luật cho

Trang 31

nên cũng chịu sự tác động, chi phối bởi những đặc điểm đặc thù ấy Cho

nên, thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập cũng không thiếu vắng những hình ảnh khuôn sáo, cũng sơn thuỷ hữu

tình, phong hoa tuyết nguyệt; cũng mai lan cúc trúc, ngư tiều canh mục… mà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng thẩm mỹ của các thế hệ

thi nhân, và đã tạo nên biết bao bài thơ nổi tiếng trong thơ Đường, thơTống, trong thơ chữ Hán Việt Nam Nếu các nhà thơ Đường, Tống rấtgiỏi tạo những bức tranh lụa hay những bức tranh thuỷ mạc và rất cókinh nghiệm trong việc sử dụng những đường nét nhẹ nhàng, thanhthoát, những màu sắc hài hoà, êm dịu thì trong thơ Đường luật Nôm củaNguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức cũng đãxuất hiện những bức tranh thiên nhiên với một vẻ đẹp kỳ thú, không thuakém gì những bức tranh của Đường thi

Chẳng hạn:

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh, nguyệt bạc khách lên lầu.

(QÂTT - Bảo kính cảnh giới - Bài 26)

Hương cách gác Vân thu lạnh lạnh Thuyền về bãi tuyết nguyệt chênh chênh.

(QÂTT - Tự thuật - Bài 31)

Trang 32

Xu hướng hướng tới “đồng tâm” với thiên nhiên trong thơ Đườngluật Hán, với văn chương nhà nho ở đề tài, chủ đề thiên nhiên trong

Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập được thể hiện ở các bài

thơ, chùm thơ vịnh đề tài sơn thủy Từ xưa, thủy tổ đạo Nho là Khổng

Tử đã phát hiện ra ý thức thẩm mĩ lấy vẻ đẹp sơn thuỷ làm niềm vui cho

con người: “Trí giả nhạo sơn, nhân giả nhạo thuỷ” (Kẻ trí vui với núi,

người nhân vui với nước) Kế thừa nó, Mạnh Tử phát triển thêm thành:

“Quan thuỷ hữu thuật, tất quan kỳ lân, nhật nguyệt hữu vinh, dung quangtất yếu chiếu yên lưu thuỷ chi vật dã, bất thành chương bất đại” (Ngắmsông nước có thật, ắt phải xem sóng; mặt trăng mặt trời có ánh sáng thìánh sáng ắt phải chiếu soi Tính chất của sóng nước không đầy thì khôngchảy Chỉ người quân tử để đạo, không thành chương không đạt) Nhưvậy, trí giả nhân quân tử không chỉ lấy sơn thuỷ làm niềm vui mà cònphải biết cách thưởng ngoạn, quan sát để tu dưỡng, nâng cao phẩm chất

và tầm nhìn của mình Là những nhà thơ giàu rung cảm, yêu thiên nhiênđất nước, Nguyễn Trãi cũng như Lê Thánh Tông và các văn nhân thờiHồng Đức cũng đã tìm đến với thiên nhiên theo một lẽ tự nhiên, vàmượn đề tài sơn thủy để “sánh đức” với phẩm chất, tài năng của chínhmình Chẳng hạn:

Múa vai bóng rợp dân muôn họ, Giương cánh nâng phò nước chín trùng.

Lóng lánh kiền khôn thế giới, Xênh xang xuân hạ thu đông.

(HĐQÂTT - Nam Công Sơn - Bài 31)

Xu hướng theo lối “sánh đức” với thiên nhiên trong Quốc âm thi

tập và Hồng Đức quốc âm thi tập còn được thể hiện khá rõ ở tiểu loại đề

tài, chủ đề tùng cúc trúc mai Nếu cây tùng tượng trưng cho người quân

Trang 33

tử dù hoàn cảnh thay đổi nhưng vẫn không thay lòng, biến tiết: “Thu đến

cây nào chẳng lạ lùng - Một mình lạt thủa ba đông” (QÂTT - Tùng) thì

hoa cúc lại tượng trưng cho kẻ sĩ ẩn dật, yêu cảnh nhàn và khí tiết thanhtrong sạch, thanh cao: “Hương ắt chỉn nhiều, vàng chỉn có - Tuyết đàchăng nhiễm, bạc chăng phai - Ba đường Tưởng Hủ hồn thêm nhặt -

Mấy phút Uyên Minh hứng chẳng dài” (HĐQÂTT - Hoa cúc) Hình

tượng cây mai, cây trúc cũng tượng trưng cho cốt cách, tinh thần của kẻ

sĩ quân tử theo quan niệm của Nho giáo: “Tinh thần sáng, thuở trăng tĩnh

- Cốt cách đông khi gió thôi - Tiết cứng trượng phu thông ấy bạn - Nết

quân tử trúc là đôi” (HĐQÂTT - Cây mai),…

Hệ thống đề tài, chủ đề thiên nhiên theo xu hướng “đồng tâm” vớithiên nhiên của thơ Đường luật Hán, của văn chương nhà nho trong

Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập còn được thể hiện qua các

bài thơ, nhóm bài thơ ở các môn loại như: Thời lệnh môn, Hoa mộc môn (trong Quốc âm thi tập), Thiên địa môn, Phong cảnh môn (trong Hồng

Đức quốc âm thi tập) Chẳng hạn, như vịnh năm canh, vịnh bốn mùa, vịnh mười hai tháng… theo cái lẽ tuần hoàn cả vũ trụ - lẽ tuần hoàn của

triết lý phương Đông trong “Kinh Dịch”; vịnh phong hoa tuyết nguyệt,

thi tửu cầm kỳ… là để bộc lộ cái thú thưởng ngoạn của bậc chí nhân

quân tử và nhằm ngụ cho mỹ đức của cá nhân mình

Nhìn chung, ở các tiểu loại đề tài, chủ đề thiên nhiên loại này mang

tính quy phạm của thơ Đường luật, bị định hướng bởi những biểu tượngnghệ thuật ước lệ, có sẵn Cho nên tuy cũng có những câu đẹp, lời haynhưng phần nhiều mang tính chất tiêu khiển, ít có giá trị nghệ thuật thực

sự Đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế khả năng chiếm lĩnh hiệnthực của các tập thơ, và tạo ra sự lặp lại đề tài, chủ đề ở hàng loạt các bài

thơ, chùm thơ trong Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập.

Trang 34

Về xu hướng thứ hai, có thể khẳng định rằng: thành tựu và đóng góp

nổi bật nhất của hệ thống đề tài, chủ đề thiên nhiên trong Quốc âm thi

tập và Hồng Đức quốc âm thi tập là ở các bài thơ, chùm thơ thiên nhiên

mang phong vị dân tộc đậm đà, thể hiện một trí tưởng tượng dồi và mộtcái nhìn tinh tế của người cầm bút, tạo nét khu biệt với hình ảnh thiênnhiên, phong vật trong Đường luật Hán

Cụ thể hơn, chúng ta bắt gặp trong Quốc âm thi tập và Hồng Đức

quốc âm thi tập một “bách khoa toàn thư” về cây cỏ, muông thú, sản

vật… của thiên nhiên, phong vật Việt Nam hết sức dân tộc và dân dã

Những cảnh vật nhỏ bé, bình dị, như: bè rau muống, lảnh mùng tơi, cây

núc nắc, cây niềng niễng, cây mía, cây chuối, cây đa già, cây chuối tiêu, cây rau cải, cây cau, hoa râm bụt, hoa mộc, hoa nhài, nắng chiều, mây sớm… đã được tái hiện trong cảm xúc của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

và các nhân sĩ thời Hồng Đức không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn làđối tượng thẩm mỹ, mang vẻ đẹp bình dị của cuộc sống và ấm áp hơi thởcủa con người Nhân vật trữ tình ở đây đã trở thành chủ thể cảm thụ,chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên từ góc độ con người hòa mình với xứ sởquê hương, Chẳng hạn:

Ao cạn vớt bèo cấy muống, Trì thanh phát cỏ ươm sen

(QÂTT - Thuật hứng - Bài 69)

Hoặc:

Nhà ta có cải vãi nơi nương, Đất phúc sinh thành của lạ thường.

(HĐQÂTT - Rau cải)

Nói cách khác, chính trên cơ sở một đời hoà mình trong nhịp sống,điệu sống của nhân dân, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các văn nhân

Trang 35

thời Hồng Đức đã phần nào phát hiện được mối quan hệ giàu giá trị nhânvăn thường chỉ thấy xuất hiện trong tục ngữ ca dao: mối quan hệ giữathiên nhiên và đời sống lao động sản xuất của con người:

Một ngày một cuốc thú nhà quê, Áng cúc lan xen vãi đậu kê.

(QÂTT - Thuật hứng - Bài 25)

Nảy nảy khoai, chỉn giống lành, Vun trồng đã cậy có xanh xanh.

(HĐQÂTT - Khoai)

Rõ ràng là, làm nên vẻ đẹp riêng và thực sự hấp dẫn của thơ NômĐường Luật thế kỷ XV là mảng đề tài, chủ đề viết về thiên nhiên bình dị.Trong văn học trung đại Việt Nam ít có thể loại văn học nhập ngoại nàolại miêu tả thiên nhiên bình dị đa dạng, phong phú, đẹp và hấp dẫn nhưtrong Đường luật Nôm Chính điều này đã khẳng định xu hướng dân tộchóa thể loại của thơ Nôm Đường Luật nói chung và thơ Nôm Đường luậtthế kỷ XV nói riêng ở phương diện nội dung phản ánh Vì thế có thểđồng tình với nhận xét của tác giả Bùi Duy Tân: “Quan niệm của vănchương nhà Nho làm văn chương là phải bác học, phải cao quý, làm văn

là chỉ được nói đến cái thiên kinh địa nghĩa, thế đạo người tâm, hiềnnhân quân tử, làm văn không được nói đến cái nhỏ mọn, tầm thườngkhông trang nhã Nhưng việc sáng tác với các đề tài dân dã, tầm thườngtrong văn học Nôm thời này, dẫu để biểu trưng cho cái cao quý, thiêngliêng vẫn là dấu hiệu của sự gia tăng yếu tố dân dã bình dị trong cảmhứng sáng tạo nghệ thuật” [40, 330]

Nói đến xu hướng “ly tâm” của thơ Nôm Đường luật thế kỷ XVtrong tương quan so sánh với Đường luật Hán ở hệ thống đề tài, chủ đề

Trang 36

thiên nhiên để tạo ra bản sắc dân tộc còn phải nói đến bước phát triểnmới trong nhận thức và phản ánh của Lê Thánh Tông và các nhân vănthời Hồng Đức khi đã dịch chuyển cảm xúc từ thơ vịnh thiên nhiên thànhthơ vịnh sử, làm thơ vịnh thiên nhiên nhưng thông qua thiên nhiên đểvịnh sử Vì thế, dù là ngôi đền, cửa biển hay ngọn núi, dòng sông…trong cảm hứng của các nhà thơ đều là những nhân vật sống, có tâm hồn,

(HĐQÂTT – Song Ngư sơn)

Hay như trong bài thơ vịnh núi Thần Phù, nhà thơ lại đứng từ đỉnhcao mà phóng tầm mắt bao quát cả một vùng non nước:

Phân cõi Nam Châu đất Ái Châu, Bút vương khôn mạc cảnh Thần Phù.

Muối pha bãi bạc sông sâu hoáy, Chàm nhuộm cây xanh núi tuyết mù.

Khói quán, mây ngàn tuôn ngùn ngụt, Chợ quê, sóng bể đúc ù ù…

(HĐQÂTT - Thần Phù sơn)

Đất nước hiện ra với tất cả vẻ đẹp của một kỳ quan hùng vĩ chanhoà màu sắc và âm thanh Bài thơ đã thể hiện một sức sống mãnh liệtđang trào dâng, sức sống của dân tộc đã từng chiến thắng quân thù vàđang xây dựng cuộc sống của mình Bài thơ đã vươn lên đến cái tầm củathời đại chứ không bó hẹp trong sự thưởng thức phong cảnh thuần tuý.Lòng yêu cảnh vật, yêu thiên nhiên và lòng yêu đất nước, lòng tự hào

Trang 37

dân tộc thường có sự hoà lẫn với nhau như vậy Đặc biệt, đối với nhữngcảnh vật có gắn với sự kiện lịch sử, với chiến tích vẻ vang của cha ông,thì lòng tự hào dân tộc hầu như bao hàm trong từng ý, từng câu của bài

thơ Bài Bạch Đằng giang là một ví dụ:

Rửa không thảy thảy thằng Ngô dại, Giũ mọi lâng lâng khách Việt hầu.

Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạnh đó, Nào hồn Ô Mã lạc loài đâu?

( HĐQÂTT - Bạch Đằng giang)

Ở đây quá khứ và hiện tại có một mối quan hệ lịch sử chặt chẽ vàsâu sắc Đúng như nhận xét: “Lê Thánh Tông đã là một con người khôngphải đi tìm hình của nước mà đi hoạ hình đất nước Những bức tranh vềNam Quốc, Nam thiên là những hình ảnh đầu tiên có giá trị gây ấn tượng

về non sông tổ quốc mà nhà thơ đã đem đến cho người đọc”

Tóm lại: Lòng người và cảnh vật, nhà thơ với thiên nhiên là một

đề tài muôn thuở của thơ ca kim cổ, Đông, Tây Đi vào đề tài, chủ đềnày, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và sự ràng buộc bởi tínhquy phạm của thơ Đường luật, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông cũng nhưcác văn sĩ thời Hồng Đức không tránh khỏi những ý sáo, lời sáo khidẫn lại các biểu tượng nghệ thuật ước lệ, có sẵn, đã thành công thứccủa thơ luật Nhưng mặt khác cũng cần thấy, trong “khuôn khổ” hạn

định như vậy, các tác giả của Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm

thi tập, trong nhiều trường hợp, đã vượt qua được khuôn sáo hình thức

để cảm thụ và miêu tả thiên nhiên với một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị vàđậm đà bản sắc dân tộc Đây là những thành tựu và đóng góp khôngnhỏ của thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV vào tiến trình chung của thơNôm Đường luật thời trung đại

Trang 38

2.3.2 Đề tài, chủ đề về lý tưởng “ái ưu” “ trung hiếu” và phẩm chất kẻ sĩ quân tử

Lý tưởng “ái ưu”” trung hiếu” và phẩm chất kẻ sĩ quân tử cũng làmột trong những đề tài, chủ đề nổi bật trong thơ Nôm Đường luật thế kỷ

XV nửa đầu thế kỷ XVIII Qua khảo sát Quốc âm thi tập và Hồng Đức

quốc âm thi tập, chúng ta có số liệu sau:

Trong Quốc âm thi tập, số lượng bài thơ viết về lý tưởng “ái ưu”,

“trung hiếu” và phẩm chất kẻ sĩ chỉ có 69 bài /254 bài, chiếm tỷ lệ

27,2% Tỷ lệ này trong Hồng Đức quốc âm thi tập là 37 / 328 bài, chiếm

11,2%

Từ sự chênh lệch về số lượng, tỷ lệ bài thơ ở đề tài, chủ đề “ái ưu”,

“trung hiếu” và phẩm chất kẻ sĩ quân tử giữa Quốc âm thi tập và Hồng

Đức quốc âm thi tập, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: Chính ở vào thời

thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam, khi mà hệ tư tưởng Nho giáo

hoàn toàn chiếm địa vị độc tôn, tại sao trong Hồng Đức quốc âm thi tập,

đề tài, chủ đề này lại không có được vị trí thích đáng và có tỷ lệ thấp so

với Quốc âm thi tập? Đúng là có một nghịch lý thú vị Sự thực đó phản

ánh điều gì? “Lý tưởng nếu chỉ đơn thuần là một khái niệm thì sẽ không

đủ sức làm bật ra những cảm xúc để thành một áng văn chương Lýtưởng phải thường xuyên ám ảnh nhà thơ, thành nỗi trăn trở, dày vò, thôithúc -lý tưởng phải thành tâm trạng - lúc đó mới thực sự có thơ về lýtưởng” [45, 73 - 74] Cũng theo tác giả Lã Nhâm Thìn: xem ra các tác

giả của Hồng Đức quốc âm thi tập, mấy người đã ấp ủ tâm trạng này? Ở

họ, lý tưởng “ái ưu”, “trung hiếu” không cuộn chảy đêm ngày nhưNguyễn Trãi: “Bui có một lòng ưu ái cũ - Đêm ngày cuồn cuộn nước

Trang 39

triều đông” Họ nói đến quân thân với gánh nặng nghìn cân mà đọc lênsao vẫn cứ thấy nhẹ tênh:

Khi hứng mến vui lòng bịn dịn, Quân thân gánh nặng đủ nghìn cân.

(HĐQÂTT - Chuông Phả lại, nguyệt Bình Than)

Thật khác xa với nỗi day dứt, dày vò trong thơ Ức Trai:

Quân thân chưa báo lòng canh cánh, Tình phhụ cơm trời, áo cha.

(QÂTT - Ngôn chí - Bài 7)

Vì thế, chủ đề “ái ưu”, “trung hiếu” không sâu đậm trong Hồng

Đức quốc âm thi tập là một thuận lý, xét từ mối quan hệ chuyển hóa giữa

tư tưởng và cảm xúc trong sáng tác văn chương

Như đã nói, “ái ưu”, “trung hiếu” trong thơ Nôm Nguyễn Trãi khôngđơn thuần là những khái niệm trừu tượng, mặc dù nội hàm của những “ưudân, ái quốc”, “trung quân hiếu phụ” trong thơ Nguyễn Trãi là rất rộng,nhưng không vì thế mà mất tính xác định Nội dung của những khái niệmnày là bắt nguồn từ tư tưởng Nho giáo, hoặc bắt nguồn từ truyền thống dântộc, hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng thời đại Chẳng hạn:

Còn có một lòng âu việc nước, Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung

(QÂTT - Thuật hứng - bài 23)

Gia sơn đường cách muôn dặm

Ưu ái lòng phiền nửa đêm

(QÂTT - Tự thuật- bài 4)

Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách, Đem dân mưa nữa mất lòng dân.

(QÂTT - Bảo kính cảnh giới- bài 57)

Trang 40

Nguyễn Trãi lo là lo nước, yêu là yêu đến dân đen con đỏ Nộidung “ưu ái” trong thơ Nguyễn Trãi, trong lý tưởng nhà thơ là xác định:

“âu việc nước” “âu đời trị”, nước và dân cụ thể đến mức:

Mấy kẻ tư văn người đất Việt, Đạo này nối nắm để cho dài.

(QÂTT - Tự thán - bài 22)

“Đạo này” của nhà thơ ở đây không chỉ là đạo Nho, đạo Cươngthường mà còn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: yêu nước,thương dân, vì nước, vì dân Cũng trong nội dung khái niệm “ưu dân”của Nguyễn Trãi, tư tưởng thân dân trong câu thơ sau, chúng ta khó cóthể tìm thấy ở các phạm trù tư tưởng Nho giáo:

Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày

(QÂTT - Bảo kính cảnh giới - bài 19)

Hay trong câu:

Bát cơm xoàng nhớ ơn xã tắc

(QÂTT - Ngôn chí - bài 14)

Từ ơn vua (“ơn vua luống nhiều phần đội” - Tự thán Bài 30) đến

ơn xã tắc là cả một bước tiến Tuy nhiên, “nhớ ơn xã tắc”, các tác giảtrước Nguyễn Trãi và cùng thời với Nguyễn Trãi đã nói nhiều Còn như

“ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” thì cho đến thế kỷ XV và sau đó vài ba thế

kỷ, dường như chỉ có mình Nguyễn Trãi nói đến Câu thơ là kết tinh caonhất của mọi thời đại, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của tư tưởngthân dân trong thơ Nôm Đường Luật thế kỷ XV

So với chủ đề “ái ưu”, chủ đề “trung hiếu” có nhiều nội dung Nhogiáo hơn Đặc biệt là chữ “trung” Trong nhiều trường hợp chữ “trung”thường được giải thích bằng nh÷ng thuËt ng÷, nh÷ng côm tõ mang t tëngnho gi¸o kh¸ quen thuéc như: “dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn”,

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo, diễn tiến , Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo, diễn tiến
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1975
2. Phương An (1998), “Bài thơ cuối cùng của Lê Thánh Tông” , Văn học tuổi trẻ, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài thơ cuối cùng của Lê Thánh Tông”," Văn học tuổi trẻ
Tác giả: Phương An
Năm: 1998
3. Nguyễn Huyền Anh (1967), Việt Nam danh nhân từ điển , Nxb Khai trÝ, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam danh nhân từ điển
Tác giả: Nguyễn Huyền Anh
Nhà XB: Nxb Khai trÝ
Năm: 1967
4. Lại Nguyên Ân (1999), Từ điển văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (Biên soạn, 2005), Từ điển văn học Việt Nam: từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, tái bản, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam: từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
6. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề chữ Nôm, Nxb Đại học và Trung học chuyờn nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chữ Nôm
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyờn nghiệp
Năm: 1985
7. Nguyễn Huệ Chi (1992), “Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực”," Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1992
8. Nguyễn Huệ Chi (1998), Tổng luận – Bài tổng kết Hội thảo khoa học về Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng luận – Bài tổng kết Hội thảo khoa học về Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
9. Phan Huy Chú (1960 – 1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 4, bản dịch, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Nhà XB: Nxb Sử học
10. Phan Trần Chúc (1944), Văn chương Quốc âm thế kỉ XIX, Đời mới, Hà Nội xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương Quốc âm thế kỉ XIX
Tác giả: Phan Trần Chúc
Năm: 1944
11. Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam
Tác giả: Trần Quang Dũng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
12. Trần Quang Dũng (2006), “Thơ xướng hoạ trong Hồng Đức quốc âm thi tập”, Nghiên cứu Văn học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ xướng hoạ trong Hồng Đức quốc âm thi tập”, "Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Trần Quang Dũng
Năm: 2006
13. Lê Quý Đôn (1978), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến văn tiểu lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1978
14. Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức Quốc Âm thi tập, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Đức Quốc Âm thi tập
Tác giả: Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1982
15. A. Gurờvich (1972), Những phạm trự văn hoỏ trung cổ, (Hoàng Ngọc Hiến dịch), Bản đánh máy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phạm trự văn hoỏ trung cổ
Tác giả: A. Gurờvich
Năm: 1972
16. Mai Xuân Hải (tuyển chọn, biên soạn 1998), Lê Thánh Tông: thơ văn và cuộc đời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thánh Tông: thơ văn và cuộc đời
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
17. Dương Quảng Hàm (1960), Việt Nam văn học sử yếu, in lần thứ bảy, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Năm: 1960
18. Dương Quảng Hàm (tái bản năm 1997), Việt Nam thi văn hợp tuyển, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam thi văn hợp tuyển
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
19. Lờ Bỏ Hỏn, Trần Đỡnh Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1999), Từ điển thuËt ng÷, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuËt ng÷
Nhà XB: Nxb Văn học
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), thuật ngữ nghiên cứu văn học, bổ sung chỉnh lý, tái bản lần thứ 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: thuật ngữ nghiên cứu văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w