Bộ phận ngôn ngữ Hán

Một phần của tài liệu Diễn trình phát triển của thơ nôm đường luật qua quốc âm thi tập và hồng đức quốc âm thi tập (Trang 63 - 67)

- Về khỏi niệm chủ đề

3.1.1. bộ phận ngôn ngữ Hán

Thành tựu, đóng góp của Quốc õm thi tập Hồng Đức quốc õm thi tập ở bộ phận ngôn ngữ Hán học đợc thể hiện chủ yếu qua bình diện: Việt hóa bộ phận ngôn ngữ Hán học theo tinh thần dân tộc hóa thể loại.

Sử dụng chất liệu ngôn ngữ Hán là quy luật của Đờng luật Nôm, nhất là ở giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Có điều, tiếp nhận ngôn ngữ Hán học với Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức là để từng bớc đồng hóa, tiến lên thành ngôn ngữ dân tộc. Với cách nhìn

ấy, hệ thống ngôn ngữ Quốc õm thi tập Hồng Đức quốc õm thi tập

không chỉ minh chứng cho bớc phát triển mới của lịch sử ngôn ngữ dân tộc mà còn thấy đợc bản lĩnh nghệ thuật của các nhà thơ.

Xu hớng Việt hóa bộ phận ngôn ngữ Hán của Quốc õm thi tập

Hồng Đức quốc õm thi tập đợc diễn ra dới nhiều hình thức: dịch và đảo trật tự từ Hán Việt, Việt hóa bộ phận điển cố, thi liệu Hán. Chẳng hạn:

Nguyễn Trãi đã dịch chuyển hàng loạt các khái niệm, hình tợng Hán học hoặc thuật ngữ Nho giáo thành các khái niệm, hình tợng thuần Việt thông qua các hình thức dịch (hoặc dịch một bộ phận, hoặc dịch toàn bộ). Ví nh, các khái niệm “hành chỉ” đợc chuyển dịch là “đi nghỉ”, “xuất xử” thành “gánh, lui”, “quyền môn” thành “cửa quyền”, “hằng sản” thành “của hằng”, “tuyết án” thành “án tuyết”, “phù vân’ thành “mây nổi”, “hồng nhan” thành “má đỏ”, “thanh sử” thành “sử xanh”, “khẩu mật” thành “miệng ngời tựa mật”, “nhân sinh thất thập cổ lai hy” thành “ít nhân sinh bảy tám mơi”, v.v…

Tiếp nối tinh thần của Nguyễn Trãi, xu hớng Việt hóa lớp từ Hán Việt đã đợc các tác gia Hồng Đức thực hiện bằng nhiều cách: Đảo trật tự từ, dịch một phần của từ hoặc dịch toàn bộ từ, v.v làm cho nhiều câu thơ,… bài thơ trở nên sáng sủa mà vẫn hàm súc.

Chẳng hạn, đảo trật tự từ: nguyệt cung thành cung nguyệt, hồng quần

thành quần hồng, lai nhạn thành nhạn lai... Đơn cử:

Lầu treo cung nguyệt ngời êm giấc

(HĐQÂTT - Nhị canh)

Dịch một phần của từ, nh: ngũ phúc thành năm phúc, kim âu thành

âu vàng, quế trạo thành chèo quế, hóa công thành thợ hóa, tam dơng

ngọc chúc, thành đuốc ngọc, lang yên thành khói lang, lục lang thành

lang sáu, thẩn lâu thành lầu thẩn, tiền thân thành thân sơ... Đơn cử:

Giữa trời chăm chắm âu vàng đặt, Tám cõi làu làu đuốc ngọc đa.

ải tắt khói lang không nữa quét, Bể thanh lầu thẩn phẳng nh tờ.

(HĐQÂTT - Thiên hạ thái bình)

Dịch toàn bộ từ: Đại hoànkhuôn cả, hoàng đạođờng vàng, kim phong thành là gió vàng, ngân hàsông bạc, thùy yrủ áo, hoàng bào

áo vàng, cửu đỉnh chín vạc, thiên tửcon trời, ng ôngông câu, nông phucon ruộng, ng nhạnnhàn cá, tiền nhân thân sơ, tiên u

sơ âu, đan tâm lòng son, bạch thủ tay trắng, vũ phiến quạt lông, cẩm nang túi gấm... Đơn cử:

Mặt cỏ, vách vàng chán kẻ hỏi, Lòng son, tay trắng họa ai mời

(HĐQÂTT - Thế tình)

...

Việt hóa bộ phận điển cố, thi liệu Hán.

Chẳng hạn, từ câu “Tiên thiên hạ chi u vi u, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trớc nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ) của Phạm Văn Chính, Nguyễn Trãi viết:

Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa, Vui, sơ chẳng quản đeo âu.

(QÂTT - Ngôn chí - Bài 12) Từ câu: "Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy" (Bậc nhân giả vui với núi, bậc trí giả vui với nớc) trong Luận ngữ, Nguyễn Trãi đã viết:

Đạo ta cậy bởi chân non khỏe, Lòng thế tin chi mặt nớc bằng.

(QÂTT - Mạn thuật - Bài 1) Từ khẩu ngữ Hán học: "Cùng đáo cốt" (Cùng khổ đến xơng), Nguyễn Trãi viết:

Càng một ngày càng ngặt đến xơng,

ắt vì số mệnh ắt văn chơng.

(QÂTT - Tự thán - Bài 1) Từ câu trong Đờng thi "Ngọc giao thảo thụ liên khê bích, lu thủy đào hoa mãn giản hơng" đã đợc các tác gia Hồng Đức dịch thoát là:

Đất nhiều cỏ ngọc qua a biếc, Nớc có hoa đào hết tấc hơng.

(HĐQÂTT - Tiên Tử hoài Lu Nguyễn)

Từ câu: "Thiên mệnh chi vi tính" trong sách Trung Dung, đã đợc các tác gia Hồng Đức dịch thoát là:

Trời phó tính, ở thân ta.

(HĐQÂTT - Vi nhân tử)

Từ câu thơ của Tạ Linh Vận: "Tích vô đồng hoài khách, cộng đăng thanh vân thế", đã đợc các tác gia Hồng Đức dịch thoát là:

Dặm thanh vân bẵng giao tình cũ, Thằng trỏ Trờng Yên hẹn lại cùng.

(HĐQÂTT - Đất khách gặp bạn cũ)

Từ câu thơ của Tô Thức: "Tân lang sinh tử trúc sinh tôn", đã đợc các tác gia Hồng Đức dịch nôm là:

Sớm dậy xem rồng mọc cháu

Từ câu thơ của Thánh Tông (nhà Trần) "Thiên hàng nô bộc quất thiên đầu" đã đợc các tác gia Hồng Đức dịch rất nôm là:

Cam quýt đầu vờn ấy những tôi

(HĐQÂTT - ở bãi cát Trà Thợng)

Từ câu thơ Đỗ Mục: "Sở ngạn liễu hà cùng, biệt sầu phân nhợc nhứ", đã đợc các tác gia Hồng Đức viết là:

Bến liễu đâu đâu tìm mộng mộng.

(HĐQÂTT - Ng giang hiểu vọng)

Từ câu thơ vịnh mai của Trơng Tăng (nhà Tống) "Tiên hớng bách hoa đầu thợng khai", đã đợc các tác gia Hồng Đức viết nôm là:

Theo chân chiếm bảng những em con.

(HĐQÂTT - Lão mai)

Hoặc từ câu: "Thái cúc đông ly hạ" thành: "Kẻ hái giậu đông chân tuyết bén"; từ câu: "Tề cảnh Trùng dơng thớng bắc lâu" thành: "Ngời lên lầu bắc mặt trông mây" (Trùng dơng cúc tửu), v,v...

Tuy mới chỉ là những thành công bớc đầu nhng ý thức đồng hóa lớp từ Hán Việt thành ngôn ngữ dân tộc đã làm tăng hiệu quả diễn đạt và cảm xúc cho thơ Nụm Đường luật của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các tác gia Hồng Đức, là bằng chứng cho xu hớng dân tộc hóa thể loại ở phơng diện hình thức, đồng thời cũng là biểu hiện của tinh thần đề cao và quý trọng ngôn ngữ dân tộc ở một bộ phận trí thức phong kiến thời trung đại.

Một phần của tài liệu Diễn trình phát triển của thơ nôm đường luật qua quốc âm thi tập và hồng đức quốc âm thi tập (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w