1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm thi pháp thể loại ở trung học phổ thông (tt)

27 316 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 379,65 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu: Trong luận án, chúng tôi xác định giới hạn nghiên cứu là các tác phẩm TNĐL trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 10 và lớp 11 và nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học TN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÃ PHƯƠNG THÚY

D¹Y HäC TH¥ N¤M §¦êNG LUËT THEO

§ÆC ®iÓm THI PH¸P THÓ LO¹I ë TRUNG HäC PHæ TH¤NG

Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt

Mã số: 62.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Phản biện 1: GS.TS Trần Nho Thìn

Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh

Viện KHGD Việt Nam

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Viết Chữ

Trường ĐHSP Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội

hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS đang trở thành một xu thế có ý nghĩa chiến lược và là một đòi hỏi ngày càng bức bách đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục ở nước ta Đặc biệt, sau khi Nhà nước ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chuyển chương trình DH định hướng nội dung sang chương trình định hướng năng lực thì việc đổi mới PPDH được coi như một vấn

đề then chốt, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng DH văn ở nhà trường phổ thông

1.2 Dạy học văn theo đặc trưng thể loại là một yêu cầu bắt buộc trong

DH tác phẩm văn chương Đặc biệt, từ năm 2006, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã chính thức ban hành hệ thống SGK phổ thông trung học bộ mới Trong tình hình đổi mới chung, môn Ngữ văn (hợp nhất của 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn trong chương trình cũ) đã có sự thay đổi tổng thể: từ cách gọi tên, cấu trúc nội dung chương trình đến yêu cầu giảng dạy Ở phân môn Văn học, trước đây các văn bản được sắp xếp theo giai đoạn lịch sử, giờ đây đã được cấu trúc theo thể loại kết hợp với tính lịch sử của văn bản đó Giờ bình giảng tác phẩm văn học đã được thay thế bằng giờ Đọc- hiểu văn bản Việc DH văn bản theo đặc điểm thi pháp thể loại vì vậy càng có ý nghĩa

1.3 Văn học trung đại là một bộ phận văn học quan trọng của văn học Việt Nam Trong chương trình THPT, văn học trung đại được đưa vào dạy ở lớp 10 và 11 với một thời lượng lớn và khá nhiều tác gia, tác phẩm tiêu biểu Tuy nhiên, việc giảng dạy văn học trung đại ở nhà trường THPT hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do rào cản ngôn ngữ, do khoảng cách về thời đại và

do năng lực tiếp nhận của học sinh THPT hiện nay

1.4 TNĐL là một trong những thể loại độc đáo vào bậc nhất của văn học Việt Nam Trong chương trình giáo dục phổ thông, TNĐL được đưa vào giảng dạy ở cả cấp THCS và THPT với số lượng tác phẩm và tác giả tương đối lớn Điều đó không những khẳng định giá trị của thể loại mà còn xác nhận mục tiêu của DH TNĐL nói riêng và DH thơ văn trung đại nói chung là góp phần gìn giữ

và phát huy tinh hoa văn học của dân tộc Vì vậy, với mong muốn góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc DH TNĐL, nâng cao chất lượng DH Ngữ

văn, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Dạy học thơ Nôm Đường luật theo

đặc điểm thi pháp thể loại ở THPT"

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Luận án được thực hiện với mục đích hệ thống hóa, khái quát hóa một số đặc điểm thi pháp của TNĐL; đánh giá thực trạng DH TNĐL ở THPT hiện nay, từ đó đề xuất một số biện pháp DH TNĐL ở THPT theo đặc điểm thi

Trang 4

pháp thể loại nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH Ngữ văn nói chung, DH TNĐL nói riêng, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH và định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

2.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu, hệ thống, khái quát một số đặc điểm thi pháp cơ bản nhất của TNĐL

- Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học TNĐL ở THPT hiện nay

- Đề xuất một số biện pháp và quy trình thực hiện các biện pháp DH TNĐL ở THPT theo đặc điểm thi pháp thể loại

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại ở THPT mà luận án đề xuất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc dạy học TNĐL theo các đặc điểm thi pháp thể loại ở trung học phổ thông

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Trong luận án, chúng tôi xác định giới hạn nghiên cứu là các tác phẩm TNĐL trong chương trình Ngữ văn THPT (lớp 10 và lớp 11)

và nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học TNĐL ở nhà trường phổ thông theo các đặc điểm thi pháp thể loại

4 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra, khảo sát, Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp nghiên cứu theo thi pháp học

5 Đóng góp của luận án

- Về lý luận: Chỉ ra những đặc điểm thi pháp cơ bản của TNĐL; Xây dựng

cơ sở lí luận cho việc dạy học TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại

- Về thực tiễn: Những biện pháp DH được đề xuất trong luận án sẽ góp phần hạn chế khoảng cách thẩm mỹ giữa TNĐL nói riêng, văn học trung đại nói chung với HS lớp 10 và 11 hiện nay, từ đó, dần nâng cao hiệu quả, hứng thú học TNĐL nói riêng, học văn nói chung cho các em cũng như phát triển năng lực sáng tạo trong mỗi HS, góp phần tạo cho HS ý thức tự hào, nhu cầu hiểu biết, giữ gìn, phát

huy kho tàng văn học quý giá của dân tộc

6 Giả thuyết khoa học

Nếu những đặc điểm thi pháp TNĐL nêu trong luận án và những biện pháp được luận án đề xuất để DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại là phù hợp, có tính khả thi thì luận án sẽ góp phần: bổ sung lí luận về đặc điểm thi pháp của TNĐL; bổ sung lí luận về DH tác phẩm văn chương theo đặc điểm thi pháp thể loại Từ đó giúp cho việc phát triển năng lực đọc hiểu TNĐL của HS lớp 10 và 11 cũng như nâng cao chất lượng DH TNĐL, góp phần nâng cao hiệu quả DH môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay

Trang 5

7 Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan

Chương 2 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học TNĐL theo đặc

điểm thi pháp thể loại ở THPT

Chương 3 Một số biện pháp dạy học TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể

loại ở THPT

Chương 4 Thực nghiệm sư phạm

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1 Nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

TNĐL là thể loại chịu ảnh hưởng lớn từ thi pháp thơ Đường Vì vậy, để tìm hiểu, phân tích đặc điểm của TNĐL, trước tiên chúng tôi quan tâm tới một

số công trình nghiên cứu về thơ Đường như Về thi pháp thơ Đường (Nguyễn Khắc Phi), Thi pháp thơ Đường (Lương Duy Thứ), Bình giảng thơ Đường, Thi

pháp thơ Đường (Nguyễn Thị Bích Hải) Nhìn chung, trong các tài liệu kể trên,

các nhà nghiên cứu đã đề cập tới một số vấn đề cơ bản của thi pháp thơ Đường

Từ đó, có những gợi dẫn cần thiết, cụ thể cho người nghiên cứu, người đọc khi tiếp cận với vấn đề này

TNĐL là một trong những thể loại độc đáo vào bậc nhất của văn học Việt Nam Tuy có nguồn gốc ngoại lai nhưng trong quá trình phát triển, TNĐL đã trở thành thể loại văn học dân tộc, có địa vị ngang hàng với những thể loại văn học thuần túy dân tộc như truyện thơ viết theo thể lục bát và khúc ngâm viết theo thể song thất lục bát Bởi vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu về

TNĐL: Thơ Nôm Đường luật (1998), Bình giảng thơ Nôm Đường luật (2001),

Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại (2009) của

nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt

Nam (Trần Đình Sử) Văn học trung đại Việt Nam Tập 1 (Nguyễn Đăng Na chủ

biên), Văn học Việt Nam (thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XVIII)- (Đinh Gia Khánh chủ biên) Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất: “Thơ Nôm Đường luật là

bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách- những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn”

Từ góc độ văn học sử, khi xác định thời điểm ra đời của TNĐL, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn khẳng định TNĐL chính thức ra đời từ cuối thế kỉ XIII với sự xuất hiện của Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên), sáng tác Đường luật Nôm sớm nhất là bài thơ tương truyền của nàng Điểm Bích (thế kỉ XIV) và kết

Trang 6

thúc ở đầu thế kỉ XX với các đại biểu như Đào Tấn, Tú Xương (mất năm 1907),

Nguyễn Khuyến (mất năm 1909)

Về vấn đề phân kì các giai đoạn phát triển của TNĐL, các nhà nghiên cứu nói chung đều thống nhất chia sự phát triển của TNĐL thành các giai đoạn: Giai đoạn một từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, giai đoạn hai từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, giai đoạn ba từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX và giai đoạn bốn nửa cuối thế kỉ XIX

Nhận xét về những đổi mới trong nội dung, nghệ thuật của TNĐL, về nội dung, các nhà nghiên cứu đánh giá thành tựu của TNĐL là đã phản ánh những vấn đề về tư tưởng, tình cảm, hoàn cảnh xã hội Về sự tìm tòi, mở hướng của

TNĐL ở phương diện nghệ thuật, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh trong Giáo

trình Văn học Việt Nam thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII Tập 1 đã khẳng định:

TNĐL xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân

và ngôn ngữ của văn học dân gian

Nghiên cứu về đặc điểm thi pháp TNĐL, thực tế cho thấy chưa có công

trình nào đi sâu nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm thi pháp của TNĐL Cuốn Thi

pháp văn học trung đại Việt Nam của tác giả Trần Đình Sử mới chỉ ra đặc

trưng chung của văn học trung đại, trong đó có đề cập chút ít tới TNĐL Trong

một số tài liệu như Văn học Việt Nam (thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XVIII), Văn học

Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII- hết thế kỉ XIX), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập II, Thơ Nôm Đường luật của các tác giả Đinh Gia Khánh,

Nguyễn Lộc, Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn đã đề cập tới một số phương diện như hệ thống đề tài, chủ đề, kết cấu, không gian- thời gian, sự cách tân thể loại của TNĐL

1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

TNĐL là một trong những thể loại độc đáo nhất của văn học Việt Nam

Vì vậy, các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đã có một số công trình, tài liệu, bài báo đề cập tới thể loại này Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chưa có tài liệu nào viết riêng về thể loại TNĐL mà các nhà nghiên cứu chủ yếu

đề cập tới TNĐL khi phân tích một số tác gia tiêu biểu của văn học trung đại như nhà nghiên cứu N.I.Nhiculin (Liên bang Nga), tác giả Pièrre-Richard Feray (Cộng hòa Pháp), Tônđôri Đeduê (Cộng hòa Hunggari) trong một số bài viết

đã đề cập tới một số phương diện trong thơ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến

1.2 Nghiên cứu về dạy học thơ Nôm Đường luật ở trường THPT

1.2.1 Nghiên cứu về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc điểm thi pháp thể loại

Dạy học theo đặc trưng thi pháp thể loại là là một hướng đi đúng đắn và cần thiết trong DH văn học trung đại Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình, tài liệu nghiên cứu về DH theo đặc trưng thi pháp thể loại nói chung, DH theo đặc trưng thi pháp thể loại phần văn

học trung đại nói riêng còn khá ít ỏi Sớm nhất có thể kể tới Mấy vấn đề giảng

Trang 7

dạy văn học theo loại thể (1970) của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý,

Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Viết Chữ, Phạm Thi Thu Hương, Lã Nhâm Thìn đều khẳng định tầm quan trọng của việc dạy văn theo đặc trưng thi pháp thể loại, coi đây là một nguyên tắc cơ bản trong DH tác phẩm văn chương trong nhà trường

1.2.2 Nghiên cứu về dạy học thơ trung đại và dạy học TNĐL ở trường THPT

Việc nghiên cứu về TNĐL dưới góc độ khoa học cơ bản đã được khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Tuy nhiên, việc nghiên cứu TNĐL từ góc

độ khoa học PP thì còn nhiều hạn chế mặc dù dung lượng và thời lượng DH thể loại này trong nhà trường phổ thông các cấp không hề nhỏ Trong các công trình

như Kĩ năng đọc hiểu văn (Nguyễn Thanh Hùng), Để dạy và học tốt tác phẩm văn

chương (phần trung đại) ở trường phổ thông và Thiết kế bài giảng và lời bình một

số tác phẩm văn chương ở trường phổ thông (Nguyễn Thị Thanh Hương), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (Nguyễn Viết Chữ) các tác giả

đều đã đề cập tới vấn đề dạy học thơ trung đại nhưng mới chỉ là những gợi ý khái quát chứ chưa đi sâu cụ thể vào biện pháp, PPDH thể loại này

Điểm qua các công trình nghiên cứu, các tài liệu, luận án chúng tôi đưa

ra một số kết luận như sau:

1 TNĐL đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trên một số phương diện: quá trình hình thành, phát triển, chủ đề, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể và chỉ ra đặc trưng thi pháp TNĐL

2 DH phần văn học trung đại trong nhà trường nói chung và DH TNĐL nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập trên cơ sở nghiên cứu thực trạng DH phần văn học này ở nhà trường phổ thông Song, các công trình nghiên cứu với phạm vi nghiên cứu rộng, với cái nhìn tổng thể trải dài gần hết chặng đường phát triển của văn học trung đại còn hiếm Các tác giả mới chỉ đưa ra một vài định hướng, gợi ý cho việc DH thơ trữ tình trung đại nói chung chứ chưa đề xuất, xây dựng những biện pháp, PPDH TNĐL cụ thể ở nhà trường phổ thông

Chương 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC

THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THEO ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP

THỂ LOẠI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Đặc điểm thi pháp thơ Nôm Đường luật

* Khái niệm thi pháp

Theo Từ điển tiếng Việt, thi pháp là “phương pháp, quy tắc làm thơ” Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: thi pháp là “hệ thống các phương thức,

phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong

Trang 8

sáng tác văn học” Nói ngắn gọn, thi pháp nghiên cứu chủ thể sáng tác, khám

phá quan niệm về con người, về sự vật, khám phá cái nhìn của tác giả về xã hội, không gian, thời gian và hệ thống thể loại

* Khái niệm thi pháp thể loại

Với mục đích đề xuất một số biện pháp DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại, chúng tôi đi sâu tìm hiểu khái niệm thi pháp thể loại, mà cụ thể ở đây

là thể loại TNĐL Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm thi pháp thể loại

là hệ thống các quy tắc sáng tác, các thủ pháp nghệ thuật nhằm biểu hiện cuộc sống và tạo nên đặc sắc của thể loại Nghiên cứu thi pháp thể loại là tìm đến các nguyên tắc, phương pháp tạo nên diện mạo của thể loại, giúp khu biệt thể loại này với các thể loại khác

Với TNĐL, một thể loại thuộc văn học trung đại Việt Nam nên sẽ không tránh khỏi bị chi phối bởi các quy tắc của thi pháp văn học trung đại Tuy nhiên, một trong những đặc điểm quan trọng tạo nên giá trị của TNĐL, giúp nó trở thành một trong những thể loại độc đáo vào bậc nhất của văn học dân tộc chính

là vì bên cạnh việc tiếp thu thi pháp văn học trung đại, TNĐL trong quá trình phát triển của nó đã hình thành những đặc điểm độc đáo của thi pháp thể loại, thể hiện cách chiếm lĩnh, cảm nhận đời sống rất riêng của các tác giả TNĐL Nghiên cứu đặc điểm thi pháp TNĐL vì vậy, chúng tôi quan tâm tới một số bình diện như quan niệm nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, quan niệm về con người, không gian, thời gian, hình tượng tác giả, ngôn ngữ

* Khái niệm thi pháp văn học trung đại

Trong phạm vi luận án, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới khái niệm thi pháp văn học trung đại Việt Nam Theo đó, khái niệm thi pháp văn học trung đại được dùng để chỉ hệ thống các nguyên tắc, biện pháp, thể loại tạo thành đặc trưng của văn học giai đoạn này, đồng thời nó không chỉ là các hình thức kỹ thuật thuần túy bề ngoài mà là hệ thống cảm nhận về thế giới Bởi vậy, tìm hiểu về thi pháp văn học trung đại đòi hỏi người nghiên cứu quan tâm tới các phương diện như quan niệm về văn học, về ngôn ngữ, về thể loại, về thế giới và con người Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng, đặc điểm thi pháp văn học trung đại thể hiện ở một

số điểm chính là: tính ước lệ, tượng trưng; tính sùng cổ và tính phi ngã Đây là cơ

sở quan trọng để chúng tôi tìm hiểu, phân tích đặc điểm thi pháp TNĐL, đồng thời cũng sẽ là những cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi làm tiền đề đề xuất các biện pháp DH thể loại này trong chương trình Ngữ văn THPT

* Cơ sở xã hội, văn học hình thành thi pháp TNĐL

Thế kỉ X, lực lượng sáng tác của văn học trung đại lúc này chủ yếu là các nhà nho, những người hầu hết đều tham dự vào bộ máy quan lại và hoạt động chính trị theo một hình thức và mức độ nào đó Tuy nhiên, từ thế kỉ XVI, khi Trịnh Tùng ép vua Lê Thế Tông phong vương và lập phủ đệ riêng, đất nước bắt đầu thời kì có vua và chúa, các nhà nho đứng trước một thực tế là đạo lí Nho gia bị chà đạp bởi những kẻ nắm quyền lực cao nhất Sự tiếm quyền, lạm quyền của các chúa Trịnh đã làm thuyết chính danh, thuyết trung quân không còn ý nghĩa Song,

Trang 9

đây lại là mở đầu cho sự tự do, sự thoát khỏi những ràng buộc bởi đạo trung quân

cả trong tư tưởng và trong văn học Những biến chuyển ấy đã làm thay đổi quan niệm về bản chất và chức năng văn học Từ thế kỉ XVII, khi chế độ phong kiến bước vào thời kì suy thoái, một xã hội hiện thực với tất cả những mặt bề bộn, phức tạp đã đẩy hẳn lý thuyết về một xã hội không tưởng ra khỏi hoài bão của các nhà nho Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có sự chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng sáng tác với sự xuất hiện và lớn mạnh của đội ngũ nhà nho tài tử - những con người ít chịu khép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến Cuối thế kỉ XIX, đất nước chuyển sang một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới, thay đổi cả về hệ tư tưởng, xã hội, văn hóa kéo theo những thay đổi trong quan niệm sáng tác, quan niệm về con người trong văn học nói chung và trong TNĐL nói riêng Những đặc điểm xã hội đó đã phần nào ảnh hưởng, làm hình thành nên những đặc điểm thi pháp rất riêng của TNĐL giai đoạn này

2.1.1.1 Sự kết hợp yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật là đặc trưng nổi bật của thi pháp thơ Nôm Đường luật, tạo nên sự cách tân lớn về mặt thể loại

Theo nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn: “Đặc điểm của TNĐL, nói một cách

ngắn gọn nhất và bản chất nhất, là sự kết hợp hài hòa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật”

Được xem là yếu tố Nôm những gì thuộc về dân tộc và có tính chất dân

dã, bình dị Yếu tố này biểu hiện trong TNĐL ở các mặt đề tài, chủ đề, ngôn

ngữ, hình ảnh, kết cấu, nhịp điệu Được xem là yếu tố Đường luật những gì

tiếp thu của nước ngoài như tính ước lệ, tượng trưng, cách sử dụng điển tích, điển cố, sự mực thước trong câu thơ, sự chặt chẽ trong kết cấu, việc lựa chọn thi

tứ, thi hứng, thi đề và sự tao nhã Yếu tố này biểu hiện trong TNĐL về mặt chủ

đề, đề tài là hướng tới những quan niệm, những phạm trù Nho giáo, Đạo giáo

Một bài TNĐL thường có cả hai yếu tố này đan xen, hòa quyện vào nhau, tạo nên sắc thái rất riêng, độc đáo mà vẫn rất trang trọng cho TNĐL, giúp khu biệt

nó với bất cứ thể loại nào của văn học trung đại Việt Nam Đây không chỉ là đặc điểm thể hiện sự sáng tạo, phá cách của các tác giả TNĐL mà còn thể hiện khuynh hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại này của dòng chảy văn học dân tộc

2.1.1.2 Vẫn tuân thủ luật thi của thơ Đường, các tác giả thơ Nôm Đường luật

có sự bứt phá, sáng tạo, độc đáo, sử dụng yếu tố lạ hóa, tạo nên những “hiện tượng” trong văn học trung đại Việt Nam

Tong 5 thế kỉ phát triển, TNĐL đã có những sáng tạo độc đáo, tạo nên những “hiện tượng” trong văn học Việt Nam mà Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương là hai hiện tượng tiêu biểu nhất

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng trong TNĐL và cũng là một tiếng thơ

lạ Thơ bà vượt qua những ước lệ, kiêng kị và cả những phạm húy để dẫn đưa những vấn đề chưa từng xuất hiện vào thơ Những sáng tạo trong thơ Hồ Xuân Hương đã đem lại một luồng sinh khí mới mẻ, lạ lẫm và cũng vô cùng hấp dẫn cho văn học trung đại thế kỉ XVIII-XIX, làm thay đổi các giá trị xã hội khi đưa cái dâm, cái tục vào thơ; xây dựng những hình ảnh và hình tượng thơ độc đáo

Trang 10

(như quả mít, ốc nhồi, cái quạt ); tạo nên chất giọng riêng giễu nhại, tự trào, châm biếm; làm thay đổi cấu trúc bài thơ Đường luật truyền thống; sáng tạo hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt (như nói lái, nói láy, từ đồng âm khác nghĩa ); đưa những hiện tượng đời sống trần tục vào thơ

Ngoài Hồ Xuân Hương, trong dòng chảy TNĐL còn xuất hiện một tác giả

đã đưa TNĐL tìm đến một chức năng mới của thể loại: chức năng trào phúng,

đó là tác giả Trần Tế Xương Thơ trào phúng của Tú Xương đã trở thành một hiện tượng đặc biệt của TNĐL bởi trước hết đối tượng trào phúng của nhà thơ

rộng lớn và phong phú vô cùng Không những thế, một “điều can đảm phi

thường của ông - lấy chính ngay cái bản thân của mình làm đối tượng trào phúng” Với một giọng thơ phong phú và linh động, có khi trong sáng, nhẹ

nhàng, khi kiêu căng, ngông cuồng, khi giận hờn, tủi cực, lúc căm phẫn Tú Xương không chỉ đưa bút pháp trào phúng đạt tới độ điêu luyện mà còn đưa TNĐL trở về với dân tộc và bình dân trọn vẹn hơn

2.1.1.3 Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mĩ dẫn tới sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luậtL

Đặc trưng trong quan niệm thẩm mĩ của TNĐL là sự đề cao cái đẹp Cái đẹp

là cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của các nhà thơ Trong TNĐL, các nhà thơ chủ yếu hướng tới cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật

Thế kỉ X- XV, với quan niệm thi ca phải hữu ích cho chính sự ở tất cả mọi phương diện, do ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, các tác giả văn học trung đại thời kì này nói chung và các tác giả TNĐL nói riêng luôn chủ trương một lối sống tự nhiệm, dùng lý trí để định hướng tư tưởng, tình cảm, hướng tâm tư, cảm xúc đến các vấn đề quốc kế dân sinh mà không hề đề cập tới các vấn đề thuộc cá nhân đời tư Thơ ca của họ vì vậy nghiêng về nói chí, thiên về dùng

thơ ca để “tỏ lòng” với vua, với đất nước chứ không nghiêng về nói tình Quan niệm sáng tác của họ lúc này là “thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo

Từ thế kỉ XVI, những biến động về mặt xã hội, kinh tế, chính chị, văn hóa

đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong quan niệm sáng tác Văn học

chuyển dần từ quan niệm “ngôn chí”, “tải đạo”, văn- sử- triết bất phân đến hướng nhiều hơn tới cuộc đời Sự chuyển biến từ “thi ngôn chí” sang “thi

duyên tình”, ở đây là tình người trong đời thường của những thân phận rất bình

thường: người bình dân và người phụ nữ Các nhà văn tập trung viết nhiều hơn

về “những điều trông thấy” Tính hiện thực và tính thực tiễn của văn chương

trở thành những tiêu chí quan trọng mang tính thời đại của các tác phẩm văn học Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ trở nên quan trọng hơn bên cạnh chức năng giáo huấn vốn đóng vai trò chủ đạo trong văn học nhà nho

Sự thay đổi trong quan niệm về chức năng của văn học đã dẫn tới sự thay đổi trong quan niệm về con người ở TNĐL Thế kỉ XV- XVI, con người xuất hiện

trong TNĐL là những: Con người vũ trụ, Con người đạo đức; con người hành đạo;

con người ẩn dật thì thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX, các nhà thơ đã phá vỡ

truyền thống, có sự nhảy vọt trong ý thức hệ người sáng tác, đem lại giá trị nhân văn

Trang 11

sâu sắc và giá trị thẩm mĩ mới mẻ cho văn học thời kì này mà từ trước đến nay chưa

hề có Văn học nói chung và TNĐL nói riêng có sự đổi thay mạnh mẽ trong quan niệm nghệ thuật về con người Sự sụp đổ niềm tin vào khả năng xây dựng thế giới của Nho giáo, sự thất vọng về vai trò của kẻ sĩ, quân tử trong việc ổn định trật tự xã hội, xây dựng nền thái bình thịnh trị đã khiến văn học dần hướng tới những vấn đề thiết thân của cuộc sống Những con người bình thường, trần thế là mẫu hình chủ đạo của văn học Con người với ý thức cá nhân đã tự diễn tả, giãi bày thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư thầm kín, đã bộc lộ cách nhìn, cách cảm nhận riêng của mình về xã hội, về con người và cuộc sống ở các mức độ khác nhau

2.1.1.4 Thơ Nôm Đường luật đi sâu miêu tả thời gian, không gian trong những chiều kích khác nhau

Trong TNĐL, thời gian nghệ thuật xuất hiện với năm hình thức thời gian như thơ Đường truyền thống Đó là: thời gian vũ trụ tự nhiên; thời gian siêu nhiên tiên cảnh; thời gian lịch sử; thời gian sinh mệnh, đời người và thời gian sinh hoạt Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn và mỗi tác giả lại có cách cảm nhận và miêu tả thời gian dưới những hình thức khác nhau Giai đoạn đầu của TNĐL (thế kỉ XV- XVI), văn học chủ yếu hướng đến tính chất quan phương, chính thống, nói chí chở đạo nên thời gian nghệ thuật trong sáng tác của các tác giả giai đoạn này chủ yếu là thời gian lịch sử, thời gian vũ trụ, tự nhiên Tới thế kỉ XVIII- XIX, với sự xuất hiện của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, thời gian nghệ thuật đã có những bước chuyển đáng kể Nguyễn Khuyến vẫn có những bài thơ thuộc về thời gian lịch sử, chu kì, thời gian vũ trụ

tự nhiên nhưng nghiêng nhiều hơn về thời gian tâm trạng, thời gian dồn nén

Họ cảm nhận sự ngắn ngủi, dồn đuổi của thời gian

Về không gian nghệ thuật trong TNĐL, xuất hiện nhiều không gian nghệ thuật: không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian đời tư và đến thế kỉ XIX xuất hiện thêm không gian lưu lạc, nhưng phổ biến nhất là không gian kiểu không gian đời tư (không gian cá nhân, không gian sinh hoạt, không gian xã hội nông thôn, không gian xã hội thành thị ) và không gian tâm tưởng (không gian của cảm xúc, không gian hồi tưởng, không gian của mơ ước )

2.1.2 Vấn đề khoảng cách thẩm mĩ trong tiếp nhận tác phẩm thơ Nôm Đường luật của HS THPT

“Khoảng cách thẩm mĩ là độ chênh, sự xa cách giữa các từ, các câu, các dòng cũng như giữa sự tiếp nhận thẩm mỹ của bạn đọc trước một văn bản văn học” Nói cách khác, đó là sự chênh lệch, sự xa cách giữa ý định tác động của

tác giả (chủ thể thẩm mỹ) gửi vào văn bản và sự tiếp nhận những tác động thực

tế của văn bản ở người đọc (chủ thể tiếp nhận)

Đối với TNĐL, một thể loại được coi là đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam nhưng lại được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ viết xa lạ với HS hiện nay nên sẽ gây khó hiểu, dẫn đến tâm lí, thái độ chán nản, không thích học cũng

là điều dễ hiểu Bên cạnh đó, các đặc điểm về mặt đề tài, chủ đề, kết cấu văn bản, những quy định về niêm luật, cách ngắt nhịp của TNĐL cũng là một rào

Trang 12

cản lớn mà HS THPT phải vượt qua trong quá trình học thể loại này Mặt khác,

do đặc trưng thể loại TNĐL, do tính hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, tính không nói hết của từ ngữ, hình ảnh, do những khoảng trống trong tư duy của tác giả buộc người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng nên khoảng cách thẩm mỹ giữa bạn đọc với TNĐL càng xa hơn Nếu không khắc phục được khoảng cách thẩm

mỹ khi học TNĐL hay bất kì thể loại nào khác sẽ dẫn đến việc HS hiểu sai, hiểu lệch lạc, hiểu không chính xác ý đồ của tác giả, hoặc tìm thấy tư tưởng của tác phẩm ngược chiều với khuynh hướng tư tưởng của tác giả, hoặc cắt nghĩa tác phẩm không đúng với ý đồ của tác giả, làm cho giữa tác giả - tác phẩm- HS càng có khoảng cách lớn và khó tạo ra sự đồng điệu, cảm xúc

2.1.3 Dạy học tác phẩm văn chương và dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm thi pháp thể loại

2.1.3.1 Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường

Có nhiều quan niệm về DH tác phẩm văn chương Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm, DH tác phẩm văn chương là DH đọc hiểu tác phẩm văn chương, là quá trình thầy dạy đọc văn, trò học đọc văn để từng bước chuyển hoá tác phẩm văn chương của tác giả thành tác phẩm văn chương ở người đọc -

HS DH tác phẩm văn chương là quá trình người dạy lấy HS làm trung tâm theo

lí thuyết tiếp nhận và lí luận DH hiện đại nhằm mục đích đào tạo kĩ năng và năng lực đọc cho HS cũng như phát triển nhân cách, phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy văn học, niềm tin, năng lực hành động cho HS Theo đó, nhiệm vụ của GV trong giờ DH tác phẩm văn chương là sử dụng các biện pháp, PPDH nhằm hướng dẫn, tổ chức cho HS chiếm lĩnh tác phẩm, từ đó giúp phát triển ở HS những năng lực riêng của môn học cũng như phát triển năng lực toàn diện ở người học và phát huy vai trò chủ thể của HS

2.1.3.2 Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm thi pháp thể loại

Chúng tôi cho rằng: DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại là việc GV dựa trên kiến thức nền của HS về đặc điểm thi pháp TNĐL đã được trang bị ở THCS để lựa chọn những PP, biện pháp DH phù hợp, giúp HS củng cố kiến thức

về thi pháp TNĐL Dạy TNĐL phải chú ý phân tích cảm xúc, tâm trạng, phân tích cái tôi trữ tình trong dòng mạch cảm xúc, phân tích phương thức trình bày nghệ thuật, sau đó, hướng dẫn HS tìm ra chủ đề tư tưởng và ý nghĩa nhận thức, giá trị nhân sinh của mỗi bài thơ, chú ý phân tích các hình ảnh,ngôn ngữ, vần, nhịp điệu, các hình thái tu từ, cắt nghĩa- chú giải các điển tích, điển cố, … trong tác phẩm, đồng thời phát hiện những điểm cách tân, sáng tạo cũng như tài năng của các tác giả TNĐL Qua đó, giúp phát triển ở HS năng lực đọc hiểu TNĐL nói riêng, năng lực cảm thụ- thẩm mĩ nói chung cũng như một số năng lực khác như năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

2.1.4 Lí luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Một trong những điểm then chốt của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực

Trang 13

Với tư cách là môn học công cụ, môn Ngữ văn sẽ giúp phát triển ở HS những năng lực chung như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân Tuy nhiên, từ đặc trưng của môn học, môn Ngữ văn hướng tới phát triển hai năng lực then chốt là năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ Để hình thành và phát triển những năng lực này, cần hình thành hai định hướng lớn khi dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực đó là dạy học đọc hiểu và tạo lập văn bản Tác giả Nguyễn Thanh Hùng- người đầu tiên đề xuất vấn đề này ở VN, cũng là người đầu tiên coi đọc hiểu là một kĩ năng cần rèn cho HS trong việc DH tác phẩm

văn chương trong cuốn Kĩ năng đọc hiểu văn cũng nhấn mạnh: Đọc hiểu là vấn đề

cơ bản của nội dung và phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm phát triển năng lực nói chung và phát triển năng lực cho HS trong DH TNĐL nói riêng là sự định hướng kết quả đầu ra, tức là đến một thời điểm nào đó HS phải đạt được kết quả nhất định, có sự tiến bộ trong quá trình học tập, có khả năng vận dụng kiến thức học được trong các tình huống thực tiễn, có khả năng giao tiếp ứng

xử xã hội cũng như khả năng phối hợp với những thành viên khác trong lớp

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, với mục đích là từ đặc điểm thi pháp thể loại TNĐL, đề xuất một số biện pháp DH nhằm hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu TNĐL cho HS THPT, đồng thời, qua đó phát triển một số năng lực chung cho người học như năng lực tiếp nhận văn chương, năng lực thẩm mĩ, năng lực sáng tạo chúng tôi xác định năng lực đọc hiểu TNĐL của

HS THPT (xếp theo các thang bậc nhận thức của Bloom) như sau:

- Nhận diện được thể loại và các đặc điểm của thể loại TNĐL

- Cắt nghĩa, chú giải được các từ Hán, Nôm, điển tích, điển cố trong các bài TNĐL

- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài TNĐL

- Kết nối, khái quát, hệ thống được các văn bản TNĐL đã học về nội dung, nghệ thuật và đánh giá được giá trị của thể loại TNĐL

- Phát hiện, so sánh được sự sáng tạo của các nhà thơ trong các bài TNĐL

- Liên hệ, vận dụng với những giá trị sống hiện tại của bản thân và xã hội Đây sẽ là cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp DH TNĐL theo đặc điểm thi pháp thể loại nhằm mục đích hướng dẫn HS THPT đạt được năng lực đọc hiểu thể loại này

2.1.5 Đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 10 và 11

Theo các nhà nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học, HS THPT có những đặc điểm tâm sinh lí riêng như: Ở lứa tuổi này, các em có tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển Hoạt động học tập của HS THPT có tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động học tập của HS THCS

Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của các nhà Tâm lí học và Sinh lí học

Ngày đăng: 15/05/2017, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w