Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, chẳng những mang đến cho người đọc một cách nghĩ, một cái nhìn mới mẻ về những đóng góp của thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX nó
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-
NGUYỄN HẢI YẾN
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT PHAN BỘI CHÂU THỜI KỲ Ở HUẾ (TỪ 1925 ĐẾN 1940)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ LỆ THANH
Thái Nguyên, năm 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Yến
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS Trần Thị Lệ Thanh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Yến
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 10
4 Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 11
5 Phạm vi nghiên cứu: 11
6 Cấu trúc của luận văn: 12
7 Đóng góp của luận văn 12
NỘI DUNG 14
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 14
1.1 Khái niệm thơ Nôm Đường luật 14
1.2 Sự vận động thể loại của Nôm Đường luật ở nửa đầu thế kỷ XX 15
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật trước thế kỷ XX 15
1.2.2 Thơ Nôm Đường luật ở nửa đầu thế kỉ XX 19
1.3 Phan Bội Châu với Nôm Đường luật 20
1.3.1 Cuộc đời Phan Bội Châu 20
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu 23
1.3.3 Vị trí của thơ Nôm Đường Luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế trong dòng văn học yêu nước nửa đầu thế kỷ XX 25
Chương 2: BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA CỦA ÔNG GIÀ BẾN NGỰ TRONG NÔM ĐƯỜNG LUẬT 29
2.1 Quan điểm sáng tác và thế giới quan Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế 29
Trang 52.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học tác động đến thế giới quan Phan Bội
Châu thời kỳ ở Huế 29
2.1.2 Quan điểm sáng tác 34
2.1.3 Thế giới quan, nhân sinh quan 35
2.2 Thơ Nôm Đường luật và bức chân dung tự họa của ông già Bến Ngự 40
2.2.1 Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng 40
2.2.1.1 Lòng yêu nước thương dân 40
2.2.1.2 Tâm trạng phẫn uất và lý tưởng anh hùng 47
2.2.1.3 Tinh thần lạc quan chiến thắng hoàn cảnh 58
2.2.2 Vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ với tấm lòng nhân đạo bao la 63
2.2.2.1 Tâm hồn thi sĩ với vẻ đẹp thiên nhiên 63
2.2.2.2.Tấm lòng nhân đạo dành cho con người 68
Chương 3: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT PHAN BỘI CHÂU THỜI KỲ Ở HUẾ TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ VÀ THỂ LOẠI 76
3.1 Đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu 79
3.1.1 Đặc điểm từ vựng của Nôm Đường luật Phan Bội Châu 76
3.1.2 Dấu ấn ngữ âm và ngữ pháp trong Nôm Đường luật 85
3.2 Thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế và những biến đổi thể loại 84
3.2.1 Những biến đổi thể loại của Nôm Đường luật bát cú Phan Bội Châu 84
3.2.1.1 Vần 86
3.2.1.2 Nhịp điệu 87
3.2.1.3 Niêm luật 91
3.2.2 Những biến đổi thể loại của Nôm Đường luật tứ tuyệt Phan Bội Châu 94
3.2.2.1 Vần 94
3.2.2.2 Nhịp điệu 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 106
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thơ Đường luật được người Việt Nam sử dụng vào việc sáng tác rất
sớm, trước thế kỷ X khi nền văn học trung đại Việt Nam chưa chính thức ra đời Tới thế kỷ XIII, thơ Đường luật đã được Việt hóa và phát triển cao vào thế kỷ XV
- XVI Đến thế kỷ XVIII - XIX, người Việt Nam đã coi thơ Đường luật như chính thể thơ của dân tộc Sang đầu thế kỷ XX, với việc sáng tác bằng chữ quốc ngữ, thơ Đường luật một lần nữa chứng tỏ sức sống lâu bền của nó Lịch sử các thể loại thơ ca Việt Nam ghi nhận, gắn với mỗi loại chữ viết khác nhau (chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ) thơ Đường luật có số phận lịch sử và những thành tựu khác nhau Nghiên cứu thơ Đường luật, gắn với yếu tố văn tự trong một thời kỳ lịch sử hoặc một tác giả cụ thể, chính là đánh giá sức sống và thành tựu của từng
bộ phận, từng tác giả thơ Đường luật Việt Nam trong tiến trình thơ ca dân tộc
1.2 Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao
thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn
tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết
mùa, lỗi thời Mặc dù trong công trình nghiên cứu về Đặc điểm thơ Đường luật
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, tác giả Trần Lệ Thanh đã đi đến kết luận “Con số hơn 5000 bài thơ Đường luật của gần 400 tác giả thuộc nhiều bộ phận, nhiều tầng lớp khác nhau cho phép khẳng định sự hiện diện bề thế của thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”[14, tr 17 ] song đi sâu tìm hiểu thơ Đường luật của
từng tác giả để thấy được những đóng góp riêng trong diện mạo chung ấy lại là điều mới chỉ được gợi ra chứ chưa thực hiện Phan Bội Châu là người có số lượng thơ Đường luật nhiều hơn cả so với các tác giả đương thời như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Hồ Chí Minh, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Trần Huy Liệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bích Khê Trong số hàng nghìn tác phẩm để lại, sáng tác thơ Đường luật luôn chiếm số lượng vượt trội Đặc
Trang 7biệt, chỉ trong vòng 15 năm ở Huế (từ 1925 đến 1940), Phan Bội Châu đã sáng tác tới 572 bài Nôm Đường luật trên tổng số gần 800 tác phẩm giai đoạn này (nhiều hơn gấp bốn lần so với hai mươi năm trước đó) Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, chẳng những mang đến cho người đọc một cách nghĩ, một cái nhìn mới mẻ về những đóng góp của thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX nói chung, mà còn ghi nhận những đóng góp của thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu nói riêng trong lịch sử văn học Việt Nam
1.3 Trong khoảng hai mươi năm đầu của thế kỷ XX, ba chữ Phan Bội Châu
đã trở thành biểu tượng của niềm tin, hy vọng và tự hào đối với mỗi người Việt
Nam Mặc dù đương thời, Phan Bội Châu rất thích hai câu thơ của Viên Mai: “Túc
dạ bất vong duy trúc bạch - Lập thân tối hạ thị văn chương” (Khuya sớm những
mong ghi sử sách – lập thân hèn nhất ấy văn chương), nhưng thực tế đã để lại một
sự nghiệp văn chương vô cùng đồ sộ bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại Trong
bối cảnh “hắc ám và buồn lạnh” [1] của đất nước, nhà chí sĩ yêu nước họ Phan đã
nhận thấy văn chương là diễn đàn duy nhất để tuyên truyền, đấu tranh cách mạng, bày tỏ chí khí và tâm trạng phẫn uất của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan Sáng tác văn chương với Phan Bội Châu gắn với từng giai đoạn, vừa là nhu cầu, vừa là nhiệm vụ khẩn thiết Nếu trong thời kỳ trước và sau khi xuất dương, thơ
văn Phan Bội Châu “đốt lửa” và “truyền lửa” tới muôn triệu trái tim người Việt,
thì trong thời kỳ bị bắt và giam lỏng ở Huế, thơ văn của Cụ lạilà một quyết tâm
không nản mỏi “thân ấy hãy còn sự nghiệp còn”, một tấm lòng đau đáu với non
sông Rất tiếc, khi nghiên cứu sự nghiệp thơ văn Phan Bội Châu, hầu hết các công trình bài viết đều chỉ tập trung vào những sáng tác thời kỳ trước và sau khi xuất dương, mà chưa quan tâm thỏa đáng tới thơ văn thời kỳ ở Huế của Cụ Thậm chí
còn có ý kiến cho rằng thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế “do tầm nhìn bị hạn
hẹp và do những hạn chế khách quan của việc cầm bút… chỉ có thể nói nhiều đến lớp người nghèo”[1, tr 258] Nghiên cứu thơ Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, chẳng
những góp phần hiểu thêm về cuộc đời Phan Bội Châu mà còn là một việc làm
Trang 8công bằng và cần thiết để hiểu thêm về tài năng, trí tuệ, tình cảm và phong cách của nhà thơ lớn này
1.4 Hiện nay ở các trường phổ thông, học sinh được học thơ văn của Phan
Bội Châu qua hai tác phẩm Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông và Lưu biệt khi
xuất dương Đây là những bài thơ Đường luật được sáng tác ở giai đoạn đầu trong
sự nghiệp sáng tác văn chương của Cụ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp thêm cơ sở và cái nhìn đối sánh, giúp các thầy cô giáo và các em học sinh hiểu thêm về thơ văn Phan Bội Châu
1.5 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Thơ Nôm Đường
luật của Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (1925 -1940) làm nội dung nghiên cứu Hy
vọng đề tài được thực hiện thành công sẽ có những đóng góp cả trên phương diện
lý luận và thực tiễn
2 Lịch sử vấn đề
Là "đại diện tiêu biểu nhất trong lịch sử và lịch sử văn chương Việt Nam
trong mở đầu thế kỉ XX” [28] Phan Bội Châu được rất nhiều người quan tâm
nghiên cứu, đánh giá Tuy nhiên luận văn do đặt vấn đề nghiên cứu thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, nên trong phần lịch sử vấn đề chỉ điểm lại những công trình, bài viết đánh giá về sáng tác Phân Bội Châu thời kỳ này Để tiện theo dõi, chúng tôi xin được điểm qua các công trình bài viết theo những khuynh hướng nghiên cứu đã có
2.1 Một số nghiên cứu, đánh giá chung về thơ văn Phan Bội Châu
Tác giả đầu tiên chúng ta phải kể đến, đó là Đặng Thai Mai và Hoài Thanh
Cả hai nhà nghiên cứu “đều dành nhiều công sức và tâm huyết cho Phan Bội
Châu; đều viết về Phan như là để trả một món nợ lớn nhất trong đời nghề nghiệp của mình” [28] Với Đặng Thai Mai, trong tác phẩm được đánh giá cao là Văn thơ Phan Bội Châu, khi khai thác những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời, con người
và thơ văn Phan Bội Châu, tác giả cho rằng: “Sự nghiệp văn chương của Phan
Trang 9Bội Châu nói cho cùng là kết tinh trên tình hình chính trị của đất nước, trên truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh của dân tộc, của nhân dân và có phần của nhân dân xứ Nghệ trong lịch sử nước nhà, bảy tám mươi năm trước đây” [8, tr
655]
Và cũng giống như nhiều nhà nghiên cứu khác, Đặng Thai Mai khẳng định
“Phan Bội Châu là một nhà chính trị Con người viết văn, người làm thơ trong
Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị” [8, tr 649], “Văn chương Phan Sào Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác cách mạng của nhà chí sĩ Chủ đề tư tưởng lớn trong văn thơ Phan Bội Châu là tinh thần yêu nước, tinh thần chống thực dân Pháp Đó là tính chất nhất trí của văn thơ họ Phan ” [8, tr 713].
Nhưng Đặng Thai Mai cũng có một phát hiện khá mới mẻ về sáng tác của
Phan Bội Châu khi cho rằng Phan Bội Châu chính là “một người mở đường” về
phương diện văn học phục vụ nhiệm vụ cho chính trị Văn chương Phan Bội Châu đặc biệt là vào khoảng 1900 – 1925 luôn luôn thấm nhuần tinh thần đó Vì vậy
thơ văn chữ Hán của Phan Sào Nam “ tuyệt không hề có cái ý vị siêu thoát của
nhiều thi sĩ đời Lí, đời Trần; không có tinh thần ẩn dật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… càng không có cái giọng đau xót của Nguyễn Du hay của Nguyễn Hành Văn chương Phan Bội Châu thuộc về dòng văn thơ chiến đấu của Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão,…” [8, tr 757].
Với Hoài Thanh, viết về “một trong những con người Việt Nam đẹp nhất” [13, tr 609], trong Phan Bội Châu – cuộc đời và thơ văn, Hoài Thanh toàn tập (tập III), NXB Văn học, Hà Nội -1999, ngay từ những lời nói đầu, tác giả của Thi nhân
Việt Nam đã khẳng định: “từ tuổi lên chín, lên mười, tôi đã thuộc nhiều câu thơ của Phan Bội Châu Vì làng tôi không mấy ai không thuộc
Lời huyết lệ gửi về trong nước
Kể tháng ngày chưa được bao lâu
Nhác trông phong cảnh thần châu
Trang 10Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ
Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn…
(Hải ngoại huyết thư II, Lê Đại dịch) Trong đầu óc một em bé nhà nho, cơ hồ chưa ra khỏi mấy rặng tre làng quen thuộc, những câu thơ ấy đã mở ra những chân trời mới, đã gợi lên những suy nghĩ và cảm xúc thắm thiết, bao la
Có thể nói thơ Phan Bội Châu đã góp sức đưa đến phong trào yêu nước rộng lớn, nhất là của học sinh và sinh viên trong dịp hai cụ Phan về nước (1925) Một phong trào đã dấy lên mạnh mẽ và phát triển liên tục trong mấy năm Một phần cũng bởi được thơ văn Phan Bội Châu nuôi dưỡng" [13, tr 375] Thơ văn Phan Bội
Châu trong sáu bảy chục năm ròng, từ tuổi ấu thơ cho đến ngày tắt thở, nhất là trong những năm đầu về nước luôn mang một giọng thơ hùng tráng, sôi nổi tinh thần cách
mạng “nó là tiếng nói của một tâm hồn lớn, một hoài bão lớn” [13, tr 581] dù có khi “đau xót rất nhiều mà vẫn tràn đầy dũng khí và niềm tin” [13, tr 510] Và “tinh
thần lãng mạn cách mạng là đặc điểm và cũng là phần thành công, là giá trị của văn thơ Phan Sào Nam”[13, tr 774]
Như vậy với Đặng Thai Mai và Hoài Thanh, “Phan Bội Châu là một tác
gia lớn, một nhân cách lớn, có một sự nghiệp lớn trong một bước ngoặt lịch sử,
và làm nên lịch sử một bước ngoặt trong văn chương dân tộc” [28]
Trong cuốn Văn học Việt Nam 1900 -1945, các tác giả Phan Cự Đệ, Trần
Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (NXB Giáo dục 2004), khi giới thiệu về thơ văn Phan Bội Châu (chương IV) đã
khẳng định “Trong một phần tư thế kỉ, ông là ngôi sao dẫn đường cho dân tộc
chống thực dân Pháp, giành độc lập Phan Bội Châu cũng là nhà văn tiêu biểu nhất cho văn học thời kì đó…Sáng tác của ông không những đứng đầu về số lượng, chất lượng, tác dụng mà còn phản ánh xu thế , vận mệnh của văn học yêu nước lúc đó rõ ràng nhất, đầy đủ nhất” [3, tr 89]
Trang 11Thơ văn Phan Bội Châu (cho đến những năm 1925) đậm “chất hùng tráng,
có sức kích động sấm chớp” Ông luôn “táo bạo đi đầu, không ngần ngại đổi mới”
[3, tr 94] Từ tuồng Trưng nữ vương, các truyện ngắn trong Việt Nam vong quốc
sử đến tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử đã có sự cách tân văn chương; thử ngòi
bút khắp các thể loại, viết về người anh hùng cứu nước đặc biệt là những anh hùng
“bị sử sách bỏ quên” với một tình cảm đặc biệt quý mến Vì vậy tác phẩm của Phan Bội Châu “có ảnh hưởng sâu rộng đến cả một thế hệ, tiêu biểu cho cả một
thời đại: thời cận đại ngắn chỉ vài chục năm đầu thế kỉ XX” [3, tr 134]
Đến Văn thơ Phan Bội Châu của Nguyễn Đình Chú, NXB Giáo dục -1976, chúng ta hiểu thêm về cuộc đời và con người của “cái tên đẹp một thời” “Chúng
ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” [2] Và Phan Bội
Châu cũng là nhà văn ưu tú của dân tộc “Văn thơ Phan Bội Châu là đỉnh cao của
thơ ca cách mạng đầu thế kỉ”[2, tr 9] Dù là viết bằng chữ Hán hay viết bằng tiếng
Việt; dù viết khi ở trong nước hay khi ra nước ngoài cho đến thời gian bị giam lỏng ở Huế thì ngòi bút Phan Bội Châu vẫn sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng anh hùng Không chỉ căm giận và tố cáo thực dân Pháp cùng tay sai, văn thơ Phan Bội Châu nhất là thời kỳ phát triển cao đã làm nhiệm vụ khích lệ, động
viên, tập hợp quần chúng và mang đậm tinh thần lạc quan “Tinh thần lạc quan
này làm cho văn thơ Phan Bội Châu đượm màu sắc lãng mạn…một thứ lãng mạn cách mạng, tích cực…vì chính nó bắt rễ rất sâu từ hiện thực cuộc sống và đấu tranh cho cuộc sống” [2, tr 21]
Một công trình khác phải nhắc tới khi nói về Phan Bội Châu đó là Phan Bội
Châu, về tác gia và tác phẩm do Chương Thâu - Trần Ngọc Vương tuyển chọn và
giới thiệu Chuyên luận có hơn 57 bài viết tập trung nghiên cứu Phan Bội Châu
theo từng phần: Phần một - Người khổng lồ trong thế giới bề bộn tập hợp các bài
viết về toàn bộ hoạt động nói chung của nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu Phần
hai - “Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng” là các bài viết phân tích đánh giá về sự
Trang 12nghiệp sáng tác văn học của Phan Sào Nam trong đó có những tác phẩm cụ thể
như Văn tế Phan Châu Trinh, Truyện Phạm Hồng Thái, Hải ngoại huyết thư,
Khổng học đăng, Trùng Quang tâm sử, …Phần ba - Những dấu ấn không mờ giới
thiệu những hồi ức về Phan Bội Châu của những nhà hoạt động cách mạng, nhà tri thức ở trong và ngoài nước Có thể thấy những bài viết trong cuốn sách này đã thể hiện nhiều phát hiện khoa học lý thú về Phan Bội Châu dưới góc độ không chỉ
là một nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng mà còn là nhà văn hóa, nhà tuyên truyền, người khai sáng những tư tưởng tiến bộ,… Đồng thời các học giả đã có những lời bình sắc sảo về thơ văn của Cụ
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu có giá trị khác viết về Phan Bội Châu của Thế Nguyên, Lê Trí Viễn, Phong Lê, Trần Văn Giàu,Cao Thị Hảo, Kiều Văn, Đào Văn Hội, Thế Nguyên, Nguyễn Quang Tô, Phạm Thế Ngũ Mỗi một tác giả nhìn nhận về Phan Bội Châu và thơ văn của Cụ ở góc độ khác nhau, mỗi một lời bình khá lí thú và hấp dẫn đã mở ra rất nhiều vấn đề mới
Đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, chúng ta đã thấy có rất nhiều luận văn, bài báo, tư liệu, văn sử,…viết về Phan Bội Châu như:
Năm 1978, tại Viện Nam Á của Đại học Heidelberg (Đức) nhà “Việt Nam
học” Jorgen Unsselt đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ mang đầu đề: “Vietnam:
Die nationalistische und marxislische Ideologie im Spatwerk von Phan Bội Châu, 1867-1940” (Việt Nam: những tư tưởng yêu nước và mácxít trong những tác phẩm cuối đời của Phan Bội Châu, 1867-1940)
Năm 1980 Edward Maliki (Ba Lan) sau khi sang Đại học Tổng hợp Việt
Nam nghiên cứu, trở về nước đã bảo vệ luận án Tiến sĩ mang tựa đề: Thơ văn yêu
nước và cách mạng của Phan Bội Châu
Năm 2005, trong cuộc hội thảo “Kỷ niệm 100 năm phong trào Đông D du”
Kawamoto Kuniê (Nhật) đã có bài tham luận: Về tác phẩm Việt Nam vong quốc
sử
Trang 13Gần đây tháng 5-2007, tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Phong trào Duy tân
ở Việt Nam tại thành phố Aix-en Provence, nhà nghiên cứu Ives Le Jariel, trong
bản tham luận của mình, đã đề cập một trường hợp cụ thể, có tựa đề: “Phan Bội
Châu: một cánh tay chia ra cho những người Công giáo” (la main tendue au
Catholiques)…
Nhìn một cách tổng quát các công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu trên đây, chúng ta thấy số lượng bài viết khá nhiều, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là rất lớn, rất tích cực Nhưng các công trình nghiên cứu từ trước đến nay ngoài việc sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu thơ văn Phan Bội Châu thì phần lớn chủ yếu thường chỉ chú ý đến con người lịch sử, chính trị, con người yêu nước Phan Bội Châu; nghiên cứu những sáng tác ở giai đoạn trước năm 1925 và khẳng định giá trị nội dung tư tưởng của bộ phận sáng tác này, đánh giá sự thành công của Cụ về phương diện tuyên truyền cách mạng Còn thơ văn Phan Bội Châu thời
kỳ ở Huế do nhiều hoàn cảnh khác nhau mà công việc nghiên cứu chưa được đầy
đủ và thường được nghiên cứu trong trạng thái gộp chung với toàn bộ sáng tác của Phan Bội Châu hoặc chưa có được sự đánh giá đồng nhất giữa các nhà nghiên cứu Cụ thể:
2.2 Những nghiên cứu về thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế
Theo Đặng Thai Mai, nếu thơ ca Phan Bội Châu trong mấy mươi năm “bút
mực tung hoành” đã thể hiện được tất cả cái tinh thần yêu nước nồng nàn của cả
một dân tộc trong thời đại lúc bấy giờ thì văn chương của Ông già Bến Ngự sau
này “đặm úa một màu xám, ảm đạm, thê lương, của một cuộc đời không hy vọng”
[8, tr 658]
Trần Đình Hượu cho rằng “Tất cả sáng tác của Phan Bội Châu giai đoạn
1925 – 1940, nhất là từ 1930 về sau, là tiếng nói của người chí sĩ cô độc, tuy vẫn giữ lòng yêu nước sắt son nhưng nội dung không hợp với phong trào thực tế Trong thơ đoạn sau bộc lộ âm hưởng bi thảm, thất vọng, khác hẳn thơ văn Phan Bội Châu trước đây” [27]
Trang 14Khác với những ý kiến trên, trong chuyên khảo Thơ văn Phan Bội Châu
thời kỳ ở Huế (1925-1940) của Trần Anh Vinh và Chương Thâu giới thiệu và
tuyển chọn (NXB Thuận Hóa, 1987), trên cơ sở tìm hiểu một số phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật các tác giả đã khẳng định những sáng tác trong giai đoạn này là di vật quý giá của người chiến sĩ họ Phan để lại cho kho tàng văn học
dân tộc: “là một di sản văn học đồ sộ hơn bất cứ một chí sĩ nào, một nhà văn vào
cùng thời…Nó đã cùng với dòng yêu nước cách mạng, dòng văn học vô sản dưới
sự lãnh đạo của Đảng góp phần thức tỉnh, giáo dục lòng yêu nước, yêu dân, gieo cấy được nhiều hạt giống tốt cho những mùa gặt lớn sau này” [20, tr 15]
Bên cạnh đó cũng có một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về
thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế như: Đặc điểm thơ Phan Bội Châu thời kỳ
ở Huế (Khóa luận tốt nghiệp trường ĐH Khoa học khóa 33), Tâm sự của "Ông già bến ngự" những ngày ở Huế qua thơ Quốc âm (Khóa luận tốt nghiệp của
Nguyễn Thị Thúy trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh năm 1999), Khảo sát
thơ ca Phan Bội Châu mười năm năm cuối đời qua ba phương diện Chủ đề, đề tài, thể loại và ngôn ngữ (Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hoài An trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2008), …Ngoài ra có khá nhiều bài viết bình giảng, đánh giá về cái hay, cái đẹp trong một số tác phẩm của Phan Bội
Châu thời kỳ này như: Chân dung Cụ Sào Nam qua “Đêm trăng hỏi bóng” (NgôThế Oanh), bình giảng Bài ca chúc tết thanh niên của Lê Trí Viễn, Thử bình
bài “Vào thành” của cụ Phan Bội Châu (Trinh Đường)…
Như vậy dù đã có những nghiên cứu về thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế nhưng các công trình trên hoặc đi khái quát về toàn bộ các sáng tác trong giai đoạn này hoặc bàn sâu vào một số tác phẩm chứ hầu như ít ai để ý nghiên cứu từ
góc độ thể loại Nếu có thì chỉ là những lời đánh giá chung như trong cuốn Văn
thơ Phan Bội Châu, Đặng Thai Mai nhận xét: “có lẽ từ xưa đến nay trong văn học Việt Nam, chưa có nhà văn nào đã chịu khó và có gan đem ngòi bút mà thử thách trên nhiều loại khác nhau như Sào Nam….Phan Bội Châu đã viết về rất nhiều
Trang 15loại : văn luận đề, văn ký sự, tiểu thuyết, thơ trữ tình, từ ca, thơ hùng tráng, tuồng, hát dặm, bia, phủ, trướng, câu đối” [8, tr 753]
Hay Phong Lê cho rằng : “Hiếm có, hoặc chưa có một nhà Nho nào ở đầu
thế kỷ có được khả năng huy động tổng lực phương tiện văn chương - trên tất cả các loại và thể - gần như không sót bất cứ dạng nào để nhập cuộc, gồm đủ thơ, phú, văn tế, câu đối, văn xuôi - chính luận, thư từ, tạp ký, truyện lịch sử, liệt truyện, truyện danh nhân, tự truyện Và ở bất cứ loại nào, Phan cũng đều để lại những tác phẩm xuất sắc, in rõ dấu ấn riêng của bản thân, và mang theo khí hậu của thời cuộc Với bất cứ thể văn nào, ở vào hoàn cảnh nào, ngọn bút của Phan cũng sục sôi một bầu nhiệt huyết, mà đến thẳng với con tim khối óc người đọc, để dục dã và hối thúc họ dấn thân và hành động”[28]
Vì thế chưa có nhiều nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế như một chuyên luận Song, với độ sâu và chiều cao tư tưởng yêu nước của nhà đại ái quốc, thì việc nghiên cứu cần thiết nhiều hơn nữa một công trình chuyên sâu về thơ Nôm Đường luật của Cụ
Với mong muốn được đóng góp một phần trong việc tìm hiểu và nghiên cứu thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài :
Thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (1925 -1940) Tuy nhiên,
những công trình trên là những cứ liệu phong phú trong quá trình nghiên cứu đề tài, và với kiến thức còn hạn hẹp chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu sâu hơn về nội dung cũng như về nghệ thuật thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ này
3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ sáng tác thơ Nôm Đường luật của Phan Bội
Châu thời kỳ ở Huế (1925 – 1940)
3.2 Mục đích nghiên cứu:
Trang 16- Mục đích khoa học của luận văn là tìm hiểu và đánh giá những đóng góp của thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế trong sự nghiệp sáng tác
của tác giả
- Phân tích những biểu hiện của nội dung, nghệ thuật, qua hệ thống đề tài, chủ để, ngôn ngữ, thể loại, từ đó khái quát những đặc điểm cơ bản của thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế
4 Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nắm vững và biết vận dụng những lý thuyết cơ bản liên quan đến thơ Nôm Đường luật để phân tích và nhận diện đặc điểm của thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu như một hiện tượng văn học sử
- Trên cơ sở phân tích những nhân tố tác động đến quá trình chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, đề tài sẽ nghiên cứu, đánh giá những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu, từ đó chỉ ra khuynh hướng cảm hứng chủ đạo, đặc điểm ngôn ngữ, thể loại trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Do đây là một đề tài văn học sử (gắn với thể loại), cho nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu được lựa chọn là phương pháp nghiên cứu văn học sử kết hợp với phương pháp nghiên cứu thể loại
- Để tránh rơi vào tình trạng bị kẹt giữa 2 xu hướng nội dung và hình thức thể loại, khi triển khai thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tách các nội dung gắn với hai phương pháp kể trên
- Ngoài ra luận văn sẽ sử dụng thêm các thao tác như phân tích, bình luận,
so sánh… phù hợp với từng phần nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 17Sáng tác thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu khá phong phú và tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau (trên các sách, báo, văn bản chép tay…) Tuy nhiên trong điều kiện thời gian và khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, đề tài xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu là thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu trong cuốn Phan Bội Châu toàn tập (tập V), NXB Thuận Hóa – Huế, 1990 do Chương Thâu sưu tầm và biên soạn Những sáng tác thơ Nôm Đường luật nếu có ở ngoài cuốn sách này, chúng tôi sẽ chỉ quan tâm khi cần thiết phải so sánh
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1 Khái niệm thơ Nôm Đường luật
1.2 Sự vận động thể loại của Nôm Đường luật ở nửa đầu thế kỷ XX 1.3 Phan Bội Châu với Nôm Đường luật
Chương 2: Bức chân dung tự họa của Ông già Bến Ngự trong thơ Nôm
7 Đóng góp của luận văn
Trang 18- Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế Với mục đích và hướng khai thác, đề tài sẽ có những đóng góp tích cực cả về lý luận và thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hiểu thêm về thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó góp phần làm sáng tỏ vị trí và những đóng góp của thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc nói chung, sự nghiệp thơ văn nói riêng của chính tác giả
Trang 19NỘI DUNG Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm thơ Nôm Đường luật
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng
bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc “Thơ
Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”[14]
Về khái niệm “thơ Nôm Đường luật”, từ các góc nhìn khác nhau, nhiều học
giả đã tìm cách xác định nội hàm của nó Tác giả Trần Thị Lệ Thanh trong Đặc
điểm thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cho rằng: “Khái niệm “thơ Đường luật” là dùng để chỉ một thể loại thơ ca, chứ không phải là một thời đại, một loại hình, hay một trào lưu thơ ca… xét yếu tố văn tự, thơ Đường luật Việt nam bao gồm thơ Đường luật bằng chữ Hán, thơ Đường luật bằng chữ Nôm, và thơ Đường luật bằng chữ Quốc ngữ…Về căn bản thơ Đường luật Việt Nam tuân thủ những quy định cách luật của thơ đời Đường, đời Tống (trừ trường hợp những bài thất ngôn pha lục ngôn là có cội nguồn trong từ khúc) Tuy nhiên, về niêm, luật, vần, đối, và bố cục của một bài Đường luật, khi đưa vào thi cử ở Việt Nam, nhiều quy định đã trở nên khắt khe hơn” [ 14,tr 58] Tác giả Hoàng Hữu Bội trong
cuốn “Thiết kế dạy học ngữ văn 11” thì xác định: “những bài thơ được viết theo
các thể Đường luật mà bằng chữ Nôm được gọi là thơ Nôm Đường luật” Từ góc
nhìn thể loại, tác giả Lã Nhâm Thìn trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học Trung
đại Việt Nam đã chỉ rõ: “Khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách có những bài xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn”
Trang 20Từ những ý kiến trên, theo chúng tôi khái niệm thơ Nôm Đường luật bao
hàm cả yếu tố: loại thể (là thơ Đường luật) và ngôn ngữ (là chữ Nôm) Về thể cách, Nôm Đường luật bao gồm những bài tuân thủ quy định cách luật của thơ đời Đường, đời Tống và cả những bài phá cách Về ngôn ngữ Nôm Đường luật chỉ sử dụng chữ Nôm Cả hai yếu tố này đã tạo nên một kiểu thơ Đường đặc sản của Việt Nam
Trong luận văn, chúng tôi sẽ dựa vào khái niệm của Lã Nhâm Thìn làm cơ
sở để tìm hiểu về thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế Về cơ bản khái niệm này có sự đồng thuận khá cao trong nghiên cứu thơ Nôm Đường luật Việt Nam từ trước tới nay
1.2 Sự vận động thể loại của Nôm Đường luật ở nửa đầu thế kỷ XX
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật trước thế kỷ
XX
Thơ Nôm Đường luật xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chữ Nôm Cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể nào về thời gian ra đời chính xác của thơ Nôm
Đường luật Nhưng theo Đại Việt sử kí toàn thư - một bộ chính sử Việt Nam xưa
nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay của Ngô Sĩ Liên, cũng như theo nhiều
nhà nghiên cứu thì chữ Nôm ra đời từ cuối thế kỉ XIII, bắt đầu từ bài Văn tế cá sấu
của Hàn Thuyên Tuy nhiên văn bản chữ viết đầu tiên của thể thơ này còn giữ được
là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Có ý kiến cho rằng đây chính là “sự khởi đầu
hoành tráng nhất, ấn tượng nhất” của thơ Nôm Việt Nam Với 254 bài thơ thơ
Nôm Đường luật “có khi trần trụi, sần sùi như quặng quý còn vùi trong đất cát, có
khi long lanh như ngọc bích đã qua tay người thợ kim hoàn chế tác” [26] Nguyễn
Trãi giống như nhà “khai sơn phá thạch” [14, tr 67] đưa nguồn thơ Đường luật bám
rễ sâu vào tâm hồn dân tộc đồng thời khẳng định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật với tư cách là một thể loại văn học Việt
Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn là cột
“mốc” thứ hai trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam thời trung đại Ra
Trang 21đời vào thời đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, tuy là tác phẩm
mang tính chất cung đình nhưng Hồng Đức quốc âm thi tập lại thể hiện khá rõ xu
hướng dân tộc hóa thể loại, nhất là ở phương diện ngôn ngữ Bên cạnh bộ phận
ngôn ngữ ngoại nhập (từ Hán Việt, điển tích, thi liệu, Hán học ), Hồng Đức quốc
âm thi tập còn có bộ phận ngôn ngữ dân tộc: từ thuần Việt, ngôn ngữ văn học dân
gian và thành phần ngôn ngữ đời sống Chính sự vận dụng ngôn ngữ đời sống một cách sáng tạo, có giá trị nghệ thuật các tác giả Hồng Đức đã góp phần tạo ra những nét riêng biệt giữa Đường luật Nôm với Đường luật Hán, đồng thời cũng khẳng định những thành tựu nghệ thuật đặc sắc không thể thay thế của dòng thơ tiếng Việt trong nền văn học chữ viết dân tộc, là tiền đề cho bước phát triển mới của ngôn ngữ Đường luật Nôm sau này
Sau Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập phải
kể đến Bạch Vân am thi tập của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ XVI - XVII So với hai tác phẩm Nôm Đường luật thế kỉ XV, quy mô số lượng của Bạch
Vân am thi tập không nhiều (gồm 161 bài thơ Nôm) nhưng dung lượng phản ánh
không vì thế bị hạn chế Đặc biệt “cây đại thụ rợp bóng thế kỉ XVI” đã đưa vào trong những tác phẩm Nôm Đường luật của mình cảm hứng thế sự, những suy tư
về thế giới, về xã hội đương thời Nhà thơ nói về đạo lý, phê phán thói đời nhưng không khô khan mà rất gần gũi, tinh tế
Bước vào nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, thơ Nôm Đường luật
ở vào giai đoạn “thịnh trị nhất” Người có công lớn chính là “bà chúa thơ Nôm” -
Hồ Xuân Hương Với hơn mười bài luật tuyệt và hơn ba mươi bài luật thi, thơ
Nôm Hồ Xuân Hương đã “tiếp tục xu hướng dân chủ hóa đồng thời chuyển nhanh
trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại” [14, tr 21] Đặc biệt
với tài năng độc đáo của mình “tài nữ quán cổ” đã khiến “thơ Đường luật trở
thành một hình thức nghệ thuật bình dân, xa rời những hình thức ước lệ, tượng trưng, gò bó, đã làm cho những quy định của thể cách luật trở nên linh hoạt, biến hóa khôn lường Từ cách ngắt nhịp, cách gieo vần đến nghệ thuật sắp chữ vốn
Trang 22vẫn là thao tác quen thuộc của thơ Đường luật, đã được Hồ Xuân Hương làm cho trở nên một nghệ thuật chơi chữ rất tài tình, lời đan ý vô cùng hiệu quả” [14, tr
75] Vì thế thơ Nôm Đường luật đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội lúc bấy giờ
Cùng với Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan cũng là nữ tác giả có nhiều đóng góp vào quá trình dân chủ hóa nội dung và hình thức thơ Nôm Đường luật Tuy chỉ có sáu bài thơ Đường luật, Bà huyện Thanh Quan cũng có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học dân tộc Nhờ những vần thơ của bà mà tâm hồn dân tộc Việt được thể hiện một cách tuyệt vời trong lối thơ trang nhã mang phong
vị Đường thi rõ rệt
Đến giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Khuyến, Tú Xương là hai tác giả đã chuyển thơ Nôm Đường luật từ văn học thời trung đại sang văn học thời cận – hiện đại Với hơn năm chục bài luật thi và khoảng hai mươi bài luật tuyệt,
Tú Xương tiếp tục lối thơ trào phúng được manh nha từ thời Nguyễn Trãi nhưng
đã trở thành “bậc thầy của dòng thơ trào phúng Việt Nam” [14, tr 75] Còn thơ
Nôm Nguyễn Khuyến đã có sự thay đổi về ngôn ngữ, lối nói, cách diễn đạt,…
Đặc biệt cụ Tam Nguyên Yên Đổ “đã kích thích để sự chặt chẽ, hoàn thiện của
thể thơ Đường luật trở nên rộng rãi cởi mở Ông đã thêm vào nội dung phản ánh của thể thơ này những tương quan mới mà trước đó các tác giả khác đã dùng như một quy ước” [14, tr 76] Có thể nói cả hai nhà thơ đều đã có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình trong những vần thơ “cười ra nước mắt và hơn
ai hết, họ để lại phong cách tác giả trong thơ Nôm Đường luật” (Lã Nhâm Thìn)
Tóm lại trước thế kỉ XX, thơ Nôm Đường luật đã tồn tại và phát triển trong
bảy thế kỉ Với diện mạo “không có tuổi ấu thơ chập chững cũng như không có
tuổi già” (chữ dùng của PGS- TS Lã Nhâm Thìn), thơ Nôm Đường luật đã “nảy
nở những tài năng độc đáo, những tiền đề của phong cách cá nhân” [14, tr 70]
đúng như “Tản Đà tiên sinh đã đánh giá: Thơ Nguyễn Khuyến phóng túng, thơ
Tú Xương sâu sắc, thơ Bà Huyện Thanh Quan nền nếp, thơ Nguyễn Trãi trang
Trang 23trọng tao nhã, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Công Trứ trăn trở trước nhân tình thế thái, thơ Tôn Thọ Tường vịnh sử hay, thơ Hồ Xuân Hương trào lộng châm biếm, tả tình hay…”[29] Vì vậy thơ Nôm Đường luật đã tạo nên một dòng thơ
mang đậm dấu ấn riêng của con người, đất nước, bản sắc văn hóa Việt Nam
1.2.2 Thơ Nôm Đường luật ở nửa đầu thế kỉ XX
Bước sang đầu thế kỉ XX, sau hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc Từ Nam ra Bắc nhiều đô thị, thị trấn mọc lên cùng những trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính của xã hội thực dân Ở đó, những giai cấp, tầng lớp xã hội mới như tiểu tư sản, tư sản, công nhân,… ngày càng xuất hiện đông đảo với nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ mới Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, mở rộng giao lưu tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp Luồng văn hóa mới này thông qua tầng lớp trí thức Tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút Đặc biệt, trong giai đoạn này chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực từ hành chính công vụ cho tới văn học nghệ thuật Cùng với sự phổ biến rộng rãi của chữ quốc ngữ, báo chí, phong trào dịch thuật cũng phát triển; xuất hiện đội ngũ nhà văn coi sáng tác văn chương trở thành một nghề để kiếm sống Nhà văn và công chúng có quan hệ gắn
bó hơn Đời sống văn học cũng trở nên sôi nổi hơn, khẩn trương hơn….Chính những biến động đó đã khiến nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa, có thể hội nhập với nền văn học thế giới Văn học Việt Nam vốn khá thuần nhất giờ
đây trở nên “vô cùng đa dạng và phức tạp” [14, tr 97] Văn học lúc này hình thành
hai bộ phận (văn học công khai, văn học không công khai) và phân hóa thành nhiều xu hướng, phát triển với một nhịp độ đặc biệt mau lẹ, đạt nhiều thành tựu
Một trong những thành tựu lớn nhất của văn học nửa đầu thế kỉ XX là thơ
ca Mỗi bước đi của thơ trên đường hiện đại hóa đều để lại những tên tuổi lớn cùng sự cách tân về mặt thể loại, ngôn ngữ thơ Bên cạnh sự xuất hiện của những thể thơ mới thì các thể thơ của văn học trung đại vẫn được sử dụng để sáng tác
Trang 24văn học trong đó có thể thơ Đường luật Ở bộ phận văn học công khai, khi thơ Mới chưa xuất hiện 1900 -1931, thơ Đường luật đã ra mắt bạn đọc với một số lượng nhiều chưa từng có Nếu những năm đầu thế kỉ số lượng chưa nhiều, một
số còn bị thất lạc thì từ năm 1917 trở đi, số lượng thơ Đường luật được đăng tải
“nhiều như nấm” trên các tạp chí như Nam Phong, An Nam Phong hóa, Phụ nữ
thời đàm, Tri tân,… Ngoài ra còn phải kể đến một số lượng lớn những sáng tác
như: 66 bài Đường luật của Tản Đà in trong Khối tình con I (1916), Khối tình con
II (1918), Còn chơi (1921), Thơ Tản Đà (1925); 108 bài Đường luật của Trần
Tuấn Khải in trong Duyên nợ phù sinh I (1921), Duyên nợ phù sinh II (1923), Bút
quan hoài I, Bút quan hoài II (1927), Với sơn hà I, Với sơn hà II, …
Những năm 1932 – 1936, khi phong trào thơ Mới thắng thế, thơ Đường luật mất vị trí độc tôn trên bình diện báo chí nhưng lại tỏa về các thi xã với những chiếu thơ không chuyên và ẩn mình trong các thi tập của các danh sỹ yêu “thơ cũ”
như Mùa cổ điển (Quách Tấn), Trời xanh thẳm (Nguyễn Giang), Những nét đan
thanh (Thái Can), Xa xa (Phùng Khắc Khoan) tất cả tổng cộng có 416 bài thơ
Đường luật
Trong khi thơ Đường luật ở bộ phận văn học công khai có diễn biến về số lượng khá đột biến thì sáng tác thơ Đường luật ở bộ phận bất hợp pháp (thơ ca cách mạng bí mật, đặc biệt mảng thơ ca trong tù) hoặc nửa hợp pháp (văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ cách mạng vô sản thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936-1939,…) do hoàn cảnh sáng tác nên cũng có những thăng trầm đáng
kể
Như vậy nhìn bao quát nửa đầu thế kỷ XX, thơ Đường luật vẫn tồn tại trong nền văn học nước nhà nhưng chủ yếu vẫn là những bài thơ Đường luật Hán và Đường luật bằng chữ quốc ngữ Còn thơ Nôm Đường luật ở giai đoạn này rất ít Một trong những tác giả tiêu biểu sáng tác thơ Nôm Đường luật giai đoạn này là Phan Bội Châu Với 572 bài Nôm Đường luật, ông già Bến Ngự đã có những đóng
Trang 25góp cả về nội dung và nghệ thuật đối với kho tàng thơ Nôm Đường luật nói riêng
và lịch sử văn học Việt Nam nói chung
1.3 Phan Bội Châu với Nôm Đường luật
1.3.1 Cuộc đời Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, tên thuở nhỏ là Phan Văn San, sau vì trùng trên với vua Duy Tân (Vĩnh San) mới đổi thành Phan Bội Châu (Bội: đeo, Châu: ngọc châu) Biệt hiệu chính của Phan Bội Châu là Sào Nam (lấy
từ tích: Việt Điểu Sào Nam Chi – con chim Việt sinh ra ở phương Nam nên tìm
đến làm tổ ở cành phía Nam để tỏ ý luôn thiết tha với quê hương đất nước) Ngoài
ra Phan Bội Châu còn có tên hiệu khác như: Thị Hán, Độc Tỉnh Tử, Hải Thụ,…
Phan Bội Châu quê ở làng Đan Nhiễm (nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An) nơi tả ngọn sông Lam, một vùng đất địa linh nhân kiệt
nhưng luôn quặn đau trong nắng lửa và gió nóng “mỗi hạt thóc trên vùng đất này
là một ngôi sao chứa đựng đầy đủ ánh lửa ý chí và nghị lực” [4, tr 12] Ông sinh
ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống “lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm
cày” [4] Cha là cụ Phan Văn Phổ, một bậc thâm nho, thông hiểu kinh truyện
nhưng không đỗ đạt gì, suốt đời theo đuổi nghề dạy học Mẹ là bà Nguyễn Thị Nhàn, cũng xuất thân trong một gia đình dòng dõi nho học là một người phụ nữ phúc hậu, hay giúp đỡ những người nghèo khổ
Cậu bé Phan Văn San ngay từ nhỏ đã có “khuôn mặt sắc nét ẩn hiện một
sức mạnh cương nghị…Trán cao như một vòm tròi thu nhỏ Đôi mắt như lúc nào cũng ánh lên sức mạnh xuyên qua đêm tối” [4, tr 15] Cậu nổi tiếng là thần đồng
xứ Nghệ và cả miền Trung 6 tuổi theo cha đi học, ba ngày thuộc hết Tam tự kinh
7 tuổi đã hiểu nghĩa kinh truyện, có thể sử dụng chữ Hán viết Phan tiên sinh luận ngữ để chế giễu bạn bè Năm 8 tuổi thông thạo các loại văn cử tử, 13 tuổi đi thi ở huyện đỗ đầu Năm 16 tuổi đỗ đầu xứ nên được gọi là Đầu xứ San
Trang 26Sinh ra trong cảnh nước nhà gặp cơn nguy biến “tiếng khóc oe oe chào đời
như đã báo trước mày là một người dân mất nước” [11, tr 56] lớn lên trong không
khí chống Pháp sôi sục của cả nước và đặc biệt là của quê hương Nghệ An, Phan Bội Châu có tư tưởng yêu nước từ rất sớm Dù mới 17 tuổi, Phan Bội Châu đã
viết hịch Bình Tây thu Bắc (tức đánh giặc Pháp thu lại Bắc Kỳ) làm rung động
lòng người Năm 18 tuổi khi kinh thành Huế thất thủ, trước sự hung bạo của giặc Pháp, Phan Văn San đã vận động anh em bạn học tập hợp khoảng 60 người, lập đội Thí sinh quân nhưng chưa kịp hành động đã bị dàn áp dẫn đến tan rã Cũng từ
đó, thấm thía lời dạy của cha: “Muốn lập công bằng cách lo việc lớn, trước hết
phải lập danh, lập ngôn” [5,tr 85] Phan Bội Châu tiếp tục đi dạy học Trong
khoảng 10 năm từ năm 21 tuổi đến năm 31 tuổi là thời kỳ “ẩn nhẫn, nấp náu” (lời Phan Sào Nam viết trong tập niên biểu) “tu dưỡng ngấm ngầm” [8] của Phan Bội
Châu Ngoài việc không ngừng ôn kinh sử, luyện thi phú với đèn sách bút nghiêng,
Phan Văn San còn tìm đọc các sách binh thư từ thời Chiến quốc như Tôn tử thập
tam thiên, thời Tam quốc như Vũ Hầu tâm thư cho đến sách của các danh tướng
nước nhà như Hổ trướng xu cơ, Binh gia bí quyết Ngoài ra Phan Bội Châu cũng tìm đọc thêm Tân thư, Tân báo và mở rộng giao du tìm người đồng tâm đồng chí
để thuận lợi cho việc cứu nước nhà về sau
Năm 1900, sau nhiều năm bị cấm thi, nhờ sự can thiệp của Khiếu Năng Tĩnh và nhiều người khác, Phan Văn San được đi thi lại và đậu giải nguyên trường
Nghệ An với vinh dự độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa bảng: “bảng một tên lừng
lẫy tiếng làng văn” [24] Cũng từ đây Phan Văn San “đã có cái hư danh để che
mắt đời” – như cách nói của ông Đây cũng chính là thời điểm ông bước vào cuộc đời hoạt động cứu nước đầy sôi nổi và sóng gió với cái tên Phan Bội Châu Cụ là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới Cùng bạn bè đồng chí, Phan thành lập Duy Tân hội (năm 1904), chủ trương dùng vũ trang bạo động và nhờ ngoại viện để đánh đổ thực dân Pháp khôi phục nước Việt Nam lập ra Chính phủ độc lập Đây là tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta
Trang 27Từ năm 1905 – 1908, Phan Bội Châu tham gia thành lập hội Đông du, tổ chức cho 200 thanh niên yêu nước sang Nhật học tập để tạo cốt cán cho phong trào cách mạng ở trong nước Tháng 3 năm 1909, tổ chức Đông du bị giải tán, Phan Bội Châu bị chính phủ Nhật trục xuất, phải về ẩn náu ở Trung Quốc một thời gian, rồi sang Thái Lan mở trại cày Bạn Thầm để tính kế lâu dài Năm 1911, Phan Bội Châu là sáng lập viên của Việt Nam Quang phục hội Hội cử người về nước hoạt động và gây nên một số vụ bạo động vũ trang có tiếng vang nhưng kẻ thù thẳng tay đàn áp Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam vào đầu năm 1914 cho đến năm 1917 ông mới được ra tù Giữa năm 1924, phỏng theo Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng
Có thể nói thời kỳ từ 1905 đến trước năm 1925 là quãng đời “oanh liệt và
vẻ vang trong thân thế nhà chí sĩ” [8, tr 636] Trong 20 năm ròng rã không một
cuộc vận động yêu nước nào trên dải đất Việt Nam dù ôn hòa hay bạo động mà không có bóng dáng tinh thần của Phan Bội Châu Nhưng chính lúc cánh chim bằng ấy đang tung cánh ngang dọc khắp bầu trời phương Đông thì lại bị bắt Phan Bội Châu đã bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải (năm 1925) định đem về nước bí mật thủ tiêu Sự việc bại lộ, chúng phải đưa ông ra xét xử công khai ở tòa
Đề hình Hà Nội Một phong trào bãi khóa, bãi công, bãi thị rầm rộ khắp toàn quốc đòi thả tự do cho cụ Phan Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân trong đó có cả những người Pháp tiến bộ cũng ủng hộ, ngày 11 tháng 12 năm 1928 thực dân Pháp buộc phải xóa án tử hình và tuyên bố tha bổng cho Phan Bội Châu nhưng bắt an trí tại Huế Cụ Phan đã sống ở nơi đây trong sự kính trọng, ngưỡng
mộ của nhân dân và nhiều vòng giám sát của kẻ thù cho đến lúc qua đời
Ngày 20 tháng 10 năm 1940, tại căn nhà tranh ở dốc bến Ngự (Huế), Phan
Bội Châu mất Trước khi mất cụ để lại cho đồng bào một lời từ biệt: “Cứu nước,
bảo toàn giống nòi, tôi có chí nhưng không có tài Nay tôi từ biệt quốc dân mãi mãi Tội tôi rất lớn xin quốc dân tha thứ” [24]
Trang 28Tuy sự nghiệp cứu nước không thành nhưng tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên cường, khó khăn không nản, nguy hiểm không sờn và tấm lòng yêu nước thiết tha nồng cháy của Phan Bội Châu mãi mãi không phai nhòa trong tâm trí của người
Việt Nam Phan Bội Châu luôn luôn là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân
vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Những trò
lố hay là Varen và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc)
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu
“Nếu như trong lịch sử dân tộc, bóng dáng Phan Bội Châu vươn lên cao
lớn trên chân trời đầy dông bão đầu thế kỷ, thì trong nền văn học yêu nước, Phan
là một trong những cây cổ thụ mà cành lá vẫn che mát cho nhiều thế hệ sau”
(Chương Thâu) Dù sinh thời Phan Bội Châu chưa bao giờ nghĩ đến chuyện “lập
thân” với văn chương mà cụ luôn coi hai câu thơ của Viên Mai: “Túc dạ bất vong
duy trúc bạch - Lập thân tối hạ thị văn chương” (Khuya sớm những mong ghi sử
sách – lập thân hèn nhất ấy văn chương) như một lời châm ngôn quý báu Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đã nhận thấy sức mạnh
của văn chương “Sức vãn hồi bút mạnh hơn binh” (Hải ngoại huyết thư) Vì vậy
với năng khiếu từ nhỏ, với nguồn cảm xúc dạt dào trong trái tim đầy nhiệt huyết, lại thêm vốn sống được tích lũy qua những năm tháng bôn ba, Phan Bội Châu đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn Cụ được coi là người mở đường cho xu hướng văn học mang nhiệm vụ phục vụ cho cách mạng Sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu chính là một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng của nhà chí sĩ ấy
Phan Bội Châu sáng tác nhiều và liên tục suốt cả cuộc đời, không lúc nào ngừng nghỉ Cụ đã để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ vào bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam Cụ cũng là nhà văn đã chịu khó và có gan đem ngòi bút mà thử thách trên nhiều thể loại khác nhau từ văn luận đề, văn ký sự, tiểu thuyết, thơ trữ tình đến tuồng, hát dặm, bia, phủ, trướng, câu đối,…
Sự nghiệp thơ văn của Phan Bội Châu có thể được chia làm ba thời kỳ lớn:
Trang 29Thời kỳ thứ nhất: từ ngày Phan Bội Châu cầm bút viết văn cho đến ngày rời nước sang Nhật khoảng năm 1905 -1906 Đây phần lớn là những bài văn trường ốc nhưng đã ít nhiều thể hiện cái chí vá trời lấp biển của Phan Tiêu biểu
như bài hịch Bình Tây thu Bắc nhằm mục đích cổ động cho đồng bào Nghệ -Tĩnh hưởng ứng với phong trào của nghĩa binh Bắc kỳ Hay tác phẩm Lưu cầu huyết lệ
tân thư Phan Bội Châu viết năm 1904 nhằm mục đích mô tả “những thảm trạng thành tan, nước mất, những nỗi nhơ nhuốc đổi chúa làm tôi” [8, tr 721] Ngoài ra
Phan Bội Châu còn sáng tác một số bài thơ ngâm vịnh, cảm tác, bài hát nói Chơi
xuân, bài thơ làm để từ biệt bạn bè, đồng chí trước khi lên đường sang Nhật Xuất dương lưu biệt,…
Thời kỳ thứ hai: Thời gian hoạt động ở hải ngoại, ở Nhật, Xiêm và nhất là
ở Trung Quốc, Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều tác phẩm và gửi về trong nước
Tiêu biểu cho thơ văn gắn liền với hoạt động chính trị của cụ như: Việt Nam vong
quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Tân Việt Nam (1907), Việt Nam quốc
sử khảo Ngoài ra Phan Bội Châu cũng viết nhiều truyện về các anh hùng, liệt sĩ: Truyện Lê Thái Tổ, Truyện Trưng Nữ Vương, Kỷ niệm Lục (1901), Sùng bái giai nhân (1907), Trần Đông Phong truyện, Hoàng Phan Thái truyện (1907), Ngư hải ông liệt truyện, Tước thái thiền sư (1917), Chân tướng quân (1917), Phạm Hồng Thái truyện (1924),…; các bài ca Ái quốc, Ái quần, Ái chủng,…; cuốn hồi kí tự
thuật Ngục trung thư (Viết trong thời kì bị giam ở nhà ngục Quảng Đông, 1914); tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử (khoảng từ 1905 -1914),…Với mục đích “cổ võ
tấm lòng yêu nước, yêu nòi, yêu giống…gieo hạt giống cách mạng ở giữa khoảng biếc non xanh” (Ngục trung thư), cùng với giọng thơ hùng tráng, tràn đầy dũng
khí và niềm tin, thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ “bút mực tung hoành” này đã có
tác động không nhỏ đối với thế hệ thanh niên đương thời Chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt tóc bím, vất hết sách vở văn chương cử
tử cùng cái mộng công danh, xa lìa làng mạc, nhà cửa vợ con rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi, trù tính việc đánh Tây
Trang 30Thời kỳ thứ ba: là thời kỳ Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế Trong 15 năm cuối đời này, Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều thơ văn đăng trên các báo chí
công khai Tiếng dân, Trung lập, Đông Pháp thời báo, Văn học tuần san, Phụ nữ
tân văn,…để tuyên truyền kín đáo tấm lòng yêu nước, ưu thời mẫn thế của mình
Trong đó có những bài có giá trị cả về nội dung và tư tưởng như: Bài ca chúc tết
thanh niên, Văn tế Phan Châu Trinh, Đêm trăng hỏi bóng, Từ giã bạn bè lần cuối cùng,…Đặc biệt cụ dành nhiều thời gian để biên khảo nhiều tác phẩm lớn như:
Xã hội chủ nghĩa, Khổng học đăng, Phật học đăng, Chu dịch quốc văn giải thích, Nhân sinh triết học, Phan Bội Châu niên biểu,…Đồng thời cũng cho xuất bản một
số tập thơ ca, văn vần như: Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa
dân nghèo, Luân lý vấn đáp,…
Nhìn chung tác phẩm của Phan Bội Châu là những sáng tạo tinh thần của một người vừa có tài năng vừa có cái tâm cháy bỏng nhiệt tình cách mạng Văn chương của cụ dù là thơ ca hay chính luận đều để lại cho đời sau những bài học
lớn “về một loại văn chương có sức lôi cuốn mạnh mẽ, những “câu thơ dậy
sóng”(Tố Hữu), những lời huyết lệ thống thiết, rực lửa đấu tranh “Nào những lúc câu thơ kiên chí – Bút hào hùng nhả phí phong lôi” (Võ Liêm Sơn), những áng văn kích động sấm chớp “Miệng giọng cuốc vạch trời kêu giật một, giữa tầng không mù cuốn mây tan – Tay ngòi long vỗ án múa chầu ba, đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ” (Huỳnh Thúc Kháng)” [11, tr 61] Chính vì vậy mà trong mấy chục
năm đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu được coi là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng
1.3.3 Vị trí của thơ Nôm Đường Luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế trong dòng văn học yêu nước nửa đầu thế kỷ XX
Cùng với quá trình hiện đại hóa nền văn học, có thể thấy thơ Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX tồn tại và diễn biến khá độc lập trong hai bộ phận: thơ ca công khai và thơ ca yêu nước cách mạng Nếu diễn biến của quá trình sáng tác thơ Đường luật ở bộ phận thơ ca công khai bị ảnh hưởng trực tiếp từ những
Trang 31biến động của đời sống văn hóa, xã hội, đặc biệt là sự ra đời của phong trào thơ Mới thì ở bộ phận văn học cách mạng, việc sáng tác bằng thơ Đường luật hầu như chỉ bị chi phối bởi nhiệm vụ và mục đích sáng tác của các tác giả
Thời điểm từ đầu thế kỷ đến 1929, tuy số lượng không nhiều như thơ Đường luật ở bộ phận văn học hợp pháp nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ không đến nỗi nào
Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thanh đã thống kê trong cuốn Đặc điểm thơ Đường luật Việt
Nam đầu thế kỉ XX đến năm 1945 số lượng các tác phẩm được sáng tác theo thể
Đường luật giai đoạn này có:316 bài Đường luật của Phan Châu Trinh trong Tây
Hồ thi tập, Xăng tê thi tập; 92 bài Đường luật của Huỳnh Thúc Kháng; 72 bài
Đường luật của Ngô Quang Đoan trong Thượng Phong thi văn tập; 70 bài Đường
luật của Lê Đại sáng tác khi bị đày ngoài Côn Đảo; Dương Bá Trạc, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Hoàng Thị Tòng,… (21 tác giả) tổng cộng có 86 bài Đường luật Ngoài ra những cây bút như Sương Nguyệt Anh, Sầm Phố, Cao Ngọc Anh, Đạm Phương,…tổng cộng có tới gần 100 bài thơ Đường luật
Phan Bội Châu giai đoạn này sáng tác tương đối nhiều nhưng chủ yếu là thư, hịch, truyện, diễn ca, còn thơ Đường luật chỉ có 58 bài được viết ở Thái Lan
và Trung Quốc, …Bên cạnh đó các tác giả khác như Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Đặng Văn Bá, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân….(24 tác giả) tổng cộng cũng có 226 bài thơ Đường luật trong đó riêng Nguyễn Thượng Hiền là 77 bài thơ Đường luật
Thời điểm từ 1929 đến 1945, do hoàn cảnh xã hội nên số lượng thơ ca nói chung và số lượng thơ Đường luật nói riêng rất khó xác định Ngoài 587 bài thơ Đường luật của Phan Bội Châu (cả chữ Hán và chữ Nôm) sáng tác thời kỳ ông già Bến Ngự (1925-1940) và 82 bài thơ Đường luật của Hồ Chí Minh (sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch 1942-194); 52 bài thơ Đường luật của Trần Huy Liệu được coi là đáng kể nhất thì số lượng thơ Đường luật giảm hẳn Trong số
304 tác phẩm thơ ca cách mạng giai đoạn này chỉ có 103 bài là thơ Đường luật còn lại là các thể loại khác như văn tế, diễn ca, thơ lục bát, ca trù…
Trang 32Như vậy có thể thấy so với các tác giả khác của dòng văn học yêu nước nửa đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu là người có số lượng thơ Đường luật nhiều hơn cả (645 bài thơ Đường luật trong đó chỉ riêng thời kỳ ở Huế đã là 587 tác phẩm) Đặc biệt trong 587 bài thơ Đường luật này chỉ có 15 bài là Đường luật Hán còn lại có đến 572 bài là Đường luật Nôm Điều đó chứng tỏ Phan Bội Châu rất có sở trường về thể loại này Viết nhiều thơ Nôm Đường luật và viết để gửi gắm tâm
sự, đó chính là nét tiêu biểu cho con đường trở về cội nguồn thơ Nôm dân tộc ở Phan Bội Châu
* Tiểu kết:
Là một trong những thể thơ độc đáo bậc nhất trong nền văn học Việt Nam,
kể từ khi xuất hiện (ở thế kỷ XIII) cho đến cuối thế kỷ XIX, thơ Nôm Đường luật
đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến,
Tú Xương,… Thơ Nôm Đường luật ngày càng gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của dân tộc, thể hiện những khao khát sâu thẳm của nhân dân và phát triển không ngừng Sang đến đầu thế kỷ XX, thơ Đường luật bằng chữ quốc ngữ dần dần được khẳng định tuy nhiên thơ Nôm Đường luật chưa phải đã kết thúc vai trò lịch sử của nó Điển hình là Phan Bội Châu Phan Bội Châu không chỉ là bậc anh hùng yêu nước mà còn là nhà thơ, nhà văn tiêu biểu nhất trong dòng văn học yêu nước cách mạng nửa đầu thế kỷ XX Trong thời kỳ Ông già Bến Ngự, Phan Bội Châu vẫn dồn sức và tâm sự cho thơ Nôm Đường Luật Với 572 bài thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu đã chứng tỏ ưu thế của mình khi sử dụng một thể thơ truyền thống để sáng tác văn chương
Trang 33Chương 2 BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA CỦA ÔNG GIÀ
BẾN NGỰ TRONG NÔM ĐƯỜNG LUẬT 2.1 Quan điểm sáng tác và thế giới quan Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế
2.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học tác động đến thế giới quan Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế
Những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, thực dân Pháp vẫn đang tiếp tục thực hiện ở Việt Nam cuộc khai thác thuộc địa lớn lần 2 nhằm bù đắp những thiệt
Trang 34hại kinh tế ở chính quốc do cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất gây ra Xã hội Việt Nam do đó cũng biến đổi mạnh mẽ Các đô thị mọc lên rất nhanh theo đà phát triển của kinh tế Tư bản chủ nghĩa Khói nhà máy, than bụi hầm mỏ quyện với màu xanh của những rừng cao su, cà phê và chè Việc buôn bán bắt đầu sôi động ở các thành phố lớn Bộ máy viên chức của thực dân và phong kiến đã có qui mô hoàn chỉnh Một tầng lớp tiểu tư sản được hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nay đã phát triển đông đảo và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong dân số các đô thị
Lối sinh hoạt cùng với ảnh hưởng của văn hoá Pháp, đặc biệt là sự tiếp xúc với văn học lãng mạn Pháp đã làm thay đổi tư tưởng tình cảm cũng như thị hiếu thẩm mĩ của tầng lớp thanh niên thành thị lúc bấy giờ Nhiều người đã nhận ra :
“Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu kín nhất trong hồn ta Ta không thể vui
cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận, hờn nhất nhất như ngày trước” (Hoài Thanh Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam) Thậm chí còn nhận ra
sự thay đổi bất ngờ : “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu
xanh nhạt Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng
gà đúng ngọ Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng, cái tình say đắm,cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu” (Lưu Trọng Lư diễn thuyết tại nhà Học hội Quy Nhơn
tháng 6-1934)
Cuộc sống mới, tâm lí mới, công chúng mới, thị hiếu thẩm mĩ mới… đòi hỏi cách thức phản ánh mới, dẫn tới sự thay thế những yếu tố của nền văn học cũ bằng những yếu tố của nền văn học mới Các bộ phận, dòng phái khác nhau có cách tiếp cận và đổi mới khác nhau ra đời như một quy luật tất yếu nhằm đáp ứng những nhu cầu tình cảm cũng như thị hiếu thẩm mĩ mới của lớp công chúng thành thị đương thời
Trang 35Cho nên thời điểm Phan Bội Châu bị bắt và giam lỏng ở Huế cũng chính là thời điểm nhiều sự kiện văn học diễn ra sôi nổi
Khoảng từ 1920 đến 1930, trong khu vực văn học hợp pháp, văn xuôi quốc ngữ phát triển mạnh cả ở Nam Bộ và miền Bắc Hồ Biểu Chánh là cây bút tiêu biểu nhất Nam Bộ với hàng loạt các tiểu thuyết Tuy nội dung các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh vẫn đậm tính chất đạo lí và yếu tố nghệ thuật vẫn chưa thật hiện đại nhưng ông vẫn được xem là một trong những nhà văn khơi dòng cho khuynh hướng hiện thực trong văn học thời kì này Truyện ngắn xuất hiện nhiều, tiêu biểu là tác
phẩm của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học Đặc biệt, năm 1925, tiểu thuyết Tố Tâm
ra đời đã tạo ra một tiếng vang lớn trên diễn đàn và công chúng từ Bắc chí Nam
Tố Tâm được coi là cái mốc quan trọng trong sự hình thành tiểu thuyết tâm lí Việt
Nam hiện đại Bên cạnh đó, phải kể đến một số tiểu thuyết khác như Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm, Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật và nhiều tác phẩm khác
của Đặng Trần Phất, Nguyễn Tử Siêu
Trong lĩnh vực thơ, khuynh hướng lãng mạn nảy nở khá phong phú gắn liền với một số tên tuổi như Đông Hồ, Tương Phố, Đoàn Như Khuê, đặc biệt là Tản
Đà, Trần Tuấn Khải Thậm chí Tản Đà còn được coi là “viên gạch nối” hai thời đại thi ca, là “con người của hai thế kỉ”, có công lớn trong việc ươm mầm cho phong trào Thơ mới
Giai đoạn này cũng đã có sự xuất hiện của kịch nói hiện đại Một số vở kịch
gây được sự chú ý như: Chén thuốc độc, Toà án lương tâm (Vũ Đình Long), Ông
Tây An Nam (Nam Xương), Bạn và vợ (Nguyễn Hữu Kim)
Đóng góp vào sự hình thành của nền văn học giai đoạn này còn phải kể đến
sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động biên khảo, dịch thuật Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh là những dịch giả tiêu biểu, có công lớn trong việc giới thiệu, dịch thuật nhiều tác phẩm văn học Pháp và những quan niệm văn chương của phương Tây, các thể loại tiểu thuyết, kịch nói Các tiểu thuyết cổ điển của văn học Trung Quốc cũng được lựa chọn, dịch và giới thiệu khá nhiều ở Nam Bộ, nhất là những tiểu
Trang 36thuyết võ hiệp, tài tử, giai nhân Xuất hiện một số công trình biên khảo khá công phu, nghiêm túc về văn học, văn hoá như công trình của Phan Kế Bính, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Ngọc
Trong những năm này, bộ phận văn học cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản tuy không còn thật sôi nổi, mạnh mẽ nhưng vẫn tiếp tục phát triển, chủ yếu là thơ ca trong tù của các chí sĩ cách mạng Đóng góp đáng kể nhất là của Nguyễn Ái Quốc với hàng loạt các sáng tác trong thời kì hoạt động ở Pháp (truyện ngắn, kí, kịch, tiểu phẩm, chính luận) Sáng tác của Người trong thời kì này không chỉ đã mở ra một hướng đi mới gắn với tư tưởng cách mạng vô sản cho phong trào giải phóng dân tộc, mà còn là một thành tựu nổi bật của văn học cách mạng, đồng thời là một đóng góp quan trọng cho quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam
Bước sang giai đoạn 1930 – 1945, văn học Việt Nam chứng kiến sự phát triển sôi nổi, phong phú và hết sức mau lẹ của nền văn học dân tộc theo hướng hiện đại, làm thay đổi hẳn diện mạo nền văn học Hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực trong văn học hợp pháp đều có sự phát triển mạnh mẽ Các thể loại văn học đã biến đổi sâu sắc, đạt tới tính hiện đại và thể hiện sự kết tinh trong nhiều tác phẩm Sự phát triển của nền văn học giai đoạn này còn thể hiện ở sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật của nhiều tác giả
Về lĩnh vực văn xuôi: vốn đã có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn học, lúc này phát triển mạnh mẽ ở hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn Manh nha từ những năm 1930, chính thức ra đời năm 1933, Tự lực văn đoàn có những đóng góp quan trọng cho văn xuôi nghệ thuật hiện đại và cho khuynh hướng lãng mạn Các tác gia tiêu biểu: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam Văn xuôi hiện thực phê phán cũng phát triển mạnh với những tên tuổi rạng rỡ, phong cách thể hiện khác nhau: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Tô Hoài, Bùi Hiển…
Trang 37Phong trào thơ Mới khởi lên từ những năm 1932, nhanh chóng chiếm lĩnh thi đàn, đóng vai trò quyết định trong công cuộc hiện đại hoá thi ca ở Việt Nam Chỉ trong vòng hơn mười năm, thơ Mới đã đi trọn con đường của nó và để lại những ảnh hưởng sâu sắc đối với thơ ca Việt Nam hiện đại Cá tính sáng tạo được giải phóng, hàng loạt tiếng thơ trẻ trung, tài năng ra đời với nhiều sắc điệu khác nhau: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư…
Hoạt động phê bình văn học phát triển khá mạnh, trở thành một hoạt động chuyên biệt, đóng góp tích cực vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học Những cây bút phê bình quan trọng là Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều… Từ những năm 40 đã xuất hiện những công trình phê bình, nghiên cứu có quy mô bao quát nhằm tổng kết thành tựu một giai đoạn văn học Công trình tiêu
biểu: Thi nhân Việt Nam (1942, Hoài Thanh và Hoài Chân); Nhà văn hiện đại (4 tập, 1942-1945, Vũ Ngọc Phan); Việt Nam văn học sử yếu (1943, Dương Quảng Hàm); Việt Nam cổ văn học sử (1942, Nguyễn Đổng Chi)…
Kịch nói du nhập vào nước ta từ giai đoạn trước, giai đoạn này khá phát triển.Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Vũ Đình Long, Nguyễn Huy Tưởng đã có những kịch bản gây được tiếng vang
Văn học cách mạng từ đầu những năm ba mươi đã chuyển hẳn theo khuynh hướng vô sản và vẫn là một dòng chảy mãnh liệt, chưa hề đứt đoạn: thơ ca trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), thơ văn trong tù, văn học cách mạng
thời kì Mặt trận Dân chủ, thời kì Việt Minh, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh,
Từ ấy của Tố Hữu, phê bình và tranh luận văn chương của Hải Triều, phê bình
văn học của Đặng Thai Mai, thơ Sóng Hồng, Xuân Thuỷ… là những thành tựu tiêu biểu của văn học cách mạng giai đoạn này
Tóm lại, văn học giai đoạn này đã có sự phát triển mạnh mẽ, phong phú, đạt đến tính hiện đại và có sự kết tinh ở nhiều phương diện tiêu biểu, nhiều tác phẩm xuất sắc Văn học Việt Nam trong không đầy nửa thế kỉ đã tạo ra được sự
Trang 38biến đổi toàn diện và sâu sắc, chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang nền văn học hiện đại
Giữa nhịp độ phát triển mau lẹ của nền văn học đang hiện đại hóa, Phan Bội Châu đã gia nhập đời sống văn học nghệ thuật công khai ở thành thị, tham gia viết văn làm thơ đăng báo hợp pháp Lúc này cuộc đời của Phan Bội Châu đã
bước sang một giai đoạn mới Từ một Phan Bội Châu “bậc anh hùng, vị thiên sứ”
(Nguyễn Ái Quốc) với quyết tâm “Đập toang hai cánh càn khôn – Đem xuân vẽ
lại trong non nước nhà” (Chơi xuân), bị tù đày vẫn còn thách thức với kẻ thù
“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp - Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” (Cảm tác vào
nhà ngục Quảng Đông) đến một Phan Bội Châu là ông già Bến Ngự - một người
tù bị giam lỏng sống trong vòng tay của nhân dân và bạn bè, trong hoàn ảnh bị bao vây, quản thúc:
Đêm nghe con Vá chào ông trộm Ngày bảo thằng Nghi kể chuyện tù
Thời gian đầu, Phan Bội Châu vẫn còn có những hoạt động gắn liền với quần chúng cách mạng, nhất là tầng lớp thanh niên học sinh như: Nói chuyện với các bạn thiếu niên học sinh trường Quốc học Huế ngày 29 - 1- 1926, diễn thuyết tại trường Quốc học Huế ngày 17 - 3 - 1926, tại trường Nữ học Đồng Khánh Huế ngày
17 - 3- 1926, nói chuyện với Hội Nữ công Huế ngày 27 - 6 - 1926… Nhưng rồi những hoạt động như thế cũng dần bị hạn chế và chấm dứt dưới sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp và tay sai Phan Bội Châu dần dần sống rời xa hẳn cách mạng Việt Nam Dưới gầm trời đen kịt của kinh thành Huế (nơi được coi là thiên đường của bọn quan liêu phong kiến, mảnh đất ăn chơi sa đọa của thực dân Pháp), ngày ngày ông già Bến Ngự sống trong cảnh đìu hiu, cô đơn cùng với nghèo túng, bệnh tật Cuộc sống ấy, tình cảnh ấy tạo nên sự dồn nén trong tâm trạng của Phan Bội Châu Vì vậy mà Cụ đã gửi gắm tâm sự của mình vào trong văn chương và
sáng tác gần 800 tác phẩm Nói như Nguyễn Đình Chú “Có một sự thật hiển nhiên
Trang 39là với Phan Bội Châu lúc này, bị mất mùa cách mạng nhưng lại được mùa thơ ca, được mùa học thuật, được mùa văn hóa” [25]
2.1.2 Quan điểm sáng tác
Quan điểm sáng tác có vai trò quan trọng trong việc xác định bản chất của tác phẩm văn chương Trong thời kỳ dài của văn học trung đại, thơ ca chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên quan niệm văn chương của các tác giả thường
là “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” Văn chương không chỉ là phương tiện giao tiếp truyền cảm đặc biệt giữa người đọc và tác giả mà còn là công cụ để tỏ chí, tỏ lòng; để giáo huấn nhân tâm, khuyến khích con người làm điều thiện, răn trừ điều
ác, …
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với sự xâm lăng của thực dân Pháp, đời sống xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc thì quan điểm sáng tác văn chương cũng thay đổi Văn học yêu nước lấn át văn chương cử tử Từ Nguyễn Đình Chiểu với quan niệm “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy
thằng gian bút chẳng tà” (Than đạo) đến thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, Tú
Xương cũng nhằm lên án sự suy thoái của xã hội đương thời Ngôn ngữ hàng ngày cùng với hiện thực đời sống đã đi vào thơ ca một cách tự nhiên thay thế cho những điển tích điển cố xưa, những lời ước lệ, châu ngọc sáo rỗng
Với Phan Bội Châu và các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, văn chương đã vượt ra khỏi khuôn khổ tiêu khiển chật hẹp nơi “trà dư tửu hậu” của nhà nho trong thời kỳ trung đại để có một sứ mệnh thiêng liêng, một nội dung cao quý Đặc biệt với Phan Bội Châu văn chương đã trở thành một lợi khí tuyên truyền một cách có
ý thức cho cách mạng Dù sinh thời Phan Bội Châu chưa bao giờ nghĩ đến chuyện
“lập thân” với văn chương Cụ coi hai câu thơ của Viên Mai (nhà thơ, nhà lí luận
phê bình văn học Trung Quốc đời Thanh) như một lời châm ngôn quý báu: “Túc
dạ bất vong duy trúc bạch - Lập thân tối hạ thị văn chương” (Khuya sớm những
mong ghi sử sách – lập thân hèn nhất ấy văn chương), hay thường đọc câu thơ của Minh Nhân:
Trang 40Văn chương thiên cổ sự Đắc thất tốn tâm tư
(Văn chương việc nghìn đời
Hay dở chỉ mình biết)
Tuy nhiên khi chọn con đường làm người hào kiệt cứu nước, cứu dân, Phan Bội Châu cũng đồng thời sử dụng văn chương để làm cách mạng Nói như Etuot
Malicki (Ba Lan) “Phan Bội Châu vào đời không phải để làm văn mà làm một
chiến sĩ Nhưng nhiệm vụ chính trị bắt ông phải cầm bút Nhà văn và người chiến
sĩ ở ông là một.Vì chiến đấu mà viết và viết để chiến đấu Văn thơ nhằm một đích duy nhất: phục vụ nhiệm vụ chính trị của cách mạng, hơn nữa văn thơ ấy phần lớn là văn thơ phục vụ việc vận động cứu nước” [17, tr 438] Điều này thể hiện
rất rõ ngay từ những tác phẩm văn chương đầu tiên của Phan Bội Châu như Bái
thạch vi huynh phú - viết để ra mắt giới trí thức ở kinh đô Huế; Lưu cầu huyết lệ tân thư - viết để thăm dò ý tứ quan lại đối với sự nghiệp cứu nước,… Đặc biệt sau
khi xuất dương, Phan Bội Châu lại càng có ý thức đầy đủ hơn về việc dùng văn chương để phục vụ cách mạng Những tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ này
từ Hải ngoại huyết thư, Việt Nam quốc sử khảo đến các bài ca Ái quốc, Ái quần,
Ái chủng,… rồi Trùng Quang tâm sử, Ngục trung thư,… đều để truyên truyền chủ
trương đường lối cách mạng, kích thích lòng yêu nước, căm thù giặc,…Lúc này hoạt động văn học của Phan Bội Châu không tách rời hoạt động chính trị Cụ đã dùng ngòi bút của mình khơi dòng chảy cho một loại văn chương trữ tình – chính trị, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng đương thời và sau này
2.1.3 Thế giới quan, nhân sinh quan
Kể từ sau năm 1925 (thời điểm Phan Bội Châu bị bắt) tình hình Việt Nam
đã có nhiều biến đổi đặc biệt là phong trào cách mạng đã đi theo hướng Xã hội chủ nghĩa do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo Tuy nhiên vì phải sống trong sự