1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Mùa xuân trong thơ nôm đường luật

132 793 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Bằng tài năng và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, các nhà nho xưa đã tái hiện bước luân chuyển của đất trời, vũ trụ với sự hiện diện của bốn mùa: Xuân – hạ – thu – đông trong những sáng tác th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-

PHẠM THỊ THIỆN

MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-

PHẠM THỊ THIỆN

MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thanh

Thái Nguyên - 201

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Thanh Các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơông trình nào khác

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thiện

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Văn - Xã hội,Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Vũ Thanh - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài

Cũng cho phép em được gửi lời cảm ơn tới Trường THPT Phù Cừ, Sở Giáo dục

và Đào tạo tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện cho em tham dự khoá học này

Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên

và góp ý để em hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thiện

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 8

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: 8

4.2 Phương pháp nghiên cứu: 9

5 Phạm vi nghiên cứu: 9

5.1 Phạm vi nội dung: 9

6 Cấu trúc của luận văn 10

7 Đóng góp của luận văn 11

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12

1.1 Thời gian nghệ thuật và quan niệm về Mùa trong thơ trung đại 12

1.1.1 Mùa – tín hiệu chỉ thời gian trong quan niệm của con người và trong thơ trung đại 12

1.1.2 Tính biểu tượng và những giá trị thẩm mỹ của Mùa 19

1.2 Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại và tương quan giữa các mùa 28

1.2.1 Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại 28

1.2.2 Tương quan của mùa xuân với mùa hạ, thu, đông 35

Tiểu kết Chương 1 40

Chương 2 NỘI DUNG THỂ HIỆN MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT 41

2.1 Phân loại thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân 41 2.1.1 Biểu bảng về số lượng tác giả, tác phẩm thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân 41

Trang 6

2.1.2 Nhận xét, đánh giá qua biểu bảng 41

2.2 Những biểu hiện của mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật 42

2.2.1 Vẻ đẹp mùa xuân thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc 42 2.2.2 Mùa xuân thể hiện mong ước về một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc 52

2.2.3 Mùa xuân thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ trước cuộc đời và những thăng trầm thời cuộc 58

Tiểu kết Chương 2 73

Chương 3 NGHỆ THUẬT PHẢN ÁNH MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT 74

3.1 Thời gian và không gian nghệ thuật 74

3.1.1 Thời gian nghệ thuật 74

3.1.2 Không gian nghệ thuật 78

3.2 Bút pháp nghệ thuật: 84

3.2.1 Bút pháp tượng trưng, ước lệ 84

3.2.2 Bút pháp chấm phá, thi trung hữu họa 87

3.2.3 Bút pháp tả cảnh, ngụ tình 90

3.2.4 Bút pháp trào phúng 94

3.3 Ngôn ngữ thơ 96

3.3.1 Thành phần ngôn ngữ Hán học 97

3.3.2 Thành phần ngôn ngữ dân tộc 104

Tiểu kết Chương 3 115

KẾT LUẬN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 1

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong vũ trụ, vạn vật và con người đều chịu sự chi phối bởi yếu tố thời gian Thời gian chính là một phạm trù của văn học nghệ thuật Trong đó, mùa là một trong những đơn vị thời gian cơ bản của văn học trung đại Bằng tài năng và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, các nhà nho xưa đã tái hiện bước luân chuyển của đất trời, vũ trụ với sự hiện diện của bốn mùa: Xuân – hạ – thu – đông trong những sáng tác thơ ca của mình Mỗi mùa trong văn học trung đại lại mang một sắc thái riêng với sức hấp dẫn riêng Qua những bài thơ viết về thiên nhiên bốn mùa, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp trên mọi miền đất nước, những biến chuyển tinh vi của đất trời mà còn cảm nhận được những tình cảm riêng tư, thầm kín cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời của các tác giả Đó là cơ sở cho thấy các nhà nho xưa thường lấy mùa làm tín hiệu để bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình Và trong sức hút của bốn mùa ấy, thơ ca trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng đã dành cho mùa xuân một vị trí đặc biệt

Trong vòng tuần hoàn bốn mùa của vũ trụ thì mùa xuân là mùa quyến rũ nhất, là mùa được thiên nhiên ưu ái hơn cả Mùa xuân mở đầu cho một năm mới, mùa của hoa khoe sắc thắm, chim hót líu lo, bướm lượn rập rờn, cây cối đâm chồi nảy lộc Không gian mùa xuân trong trẻo, tràn đầy sự sống, âm thanh, hương sắc khiến tâm hồn con người trở nên xốn xang, rạo rực trước bước chân của xuân về Mùa xuân chính là thời khắc để hồn thơ bay bổng của người nghệ sĩ cất cánh, thăng hoa Vì vậy, thơ viết về mùa xuân thường hay

và luôn chiếm một tỉ lệ rất lớn

1.2 Thơ Nôm Đường luật là tài sản tinh thần, là kết quả nỗ lực sáng tạo không ngừng của bao thế hệ nhà thơ trong quá trình Việt hóa thể thơ Đường luật Trung Quốc Trải qua năm thế kỉ hình thành và phát triển (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX) thơ Nôm Đường luật

đã gặt hái được những thành tựu rực rỡ, trở thành dòng văn học chủ lực của văn học trung đại Việt Nam gắn liền với tên tuổi của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bà Hồ Xuân Hương, kết thúc là

Trang 9

Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương Những trang thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân của họ khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam đồng thời hé mở thế giới tâm hồn phong phú với nhiều cung bậc cảm xúc

Xuất phát từ sức ảnh hưởng sâu rộng của thơ Nôm Đường luật và niềm yêu thích những trang thơ viết về thiên nhiên đất nước, viết về mùa xuân của cổ nhân đã tạo động lực

thôi thúc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết rất mong muốn có thể góp chút hiểu biết, suy nghĩ của mình về thơ Nôm Đường luật nói chung và mảng thơ viết về mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật nói riêng

1.3 Hiện nay các tác phẩm viết bằng thể thơ Nôm Đường luật chiếm số lượng đáng

kể trong chương trình giảng dạy ở các cấp học Do đó việc thực hiện đề tài Mùa xuân

trong thơ Nôm Đường luật nhằm góp phần phục vụ đắc lực khi dạy các tác phẩm thơ Nôm

Đường luật và thể Đường luật trong nhà trường

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu thơ trung đại viết về mùa ở Việt Nam:

Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của văn học trung đại nên ngay từ khi mới ra đời, thơ Nôm Đường luật đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu Hơn nữa, mảng đề tài viết về thiên nhiên bốn mùa lại có một vị trí đặc biệt trong thơ Nôm Đường luật

Trước hết phải kể đến cây đại thụ trong ngành thi pháp học ở Việt Nam – giáo sư

Trần Đình Sử Trong cuốn Trần Đình Sử tuyển tập – tập 1, tác giả đã đưa ra những những

nhận xét khái quát về thời gian nghệ thuật trong thơ cổ điển trên cơ sở đi sâu nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam Mặt khác, giáo sư Trần Đình Sử còn đưa ra ý kiến của L Ây-

đơ-lin – nhà Hán học Nga trong công trình giới thiệu thơ Trung Quốc và Việt Nam: "Các mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông) tượng trưng cho thời gian trôi vô tình Chúng gây xúc động cho con người hơn bất cứ hiện tượng nào khác Chúng là cái nền trữ tình phổ biến"

Trang 10

[44; 501] để khẳng định cảm thức thời gian trong thơ trung đại Việt Nam được thể hiện bằng các mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông)

Còn trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều, giáo sư Trần Đình Sử đã chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian vật lí, thời gian lịch sử với thời gian tâm lí, tâm trạng của nhân vật: "Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có một thời gian bốn mùa mải mốt trôi chảy, khách quan, vô tình

Nó như giữ nhịp cho cuộc đời và thông báo cho con người sự mất mát, vơi cạn của cuộc đời mà không có cách gì dừng lại được" [42; 184]

Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học – giáo trình dành cho hệ đào tạo từ xa, giáo sư

Trần Đình Sử đã bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm của mình về thời gian nghệ thuật trọn

vẹn trong một chương với hơn 30 trang viết Theo giáo sư, thời gian thiên nhiên là: "cuộc vận hành của vũ trụ, bốn mùa, xuân hạ thu đông, mùa mưa, mùa khô, mùa nào thức ấy "

[41; 91] Đến với cuốn giáo trình này, chúng ta còn thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên bốn mùa với đời sống tâm hồn của con người Mùa chính là người bạn tri âm,

tri kỉ để con người giãi bày tâm sự, gửi gắm nỗi lòng mình: "Thiên nhiên, vũ trụ, với các biểu hiện, biến đổi của cỏ hoa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn là tấm gương" [41; 416]

để mỗi con người nhận thấy rõ hơn giá trị và sự tồn tại của bản thân

Có thể thấy rằng, những công trình nghiên cứu của giáo sư Trần Đình Sử đã đem đến cho chúng ta những nhận xét khái quát về thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại Đặc biệt, tác giả đã khẳng định vai trò của mùa – một hình thức biểu hiện của thời gian nghệ thuật Đây được coi là cơ sở quan trọng để chúng tôi nghiên cứu đề tài này

Bốn mùa trong văn học trung đại nói chung thường mang tính ước lệ cao Mỗi mùa lại có những tín hiệu riêng để nhận biết và nó bị chi phối bởi đối tượng được miêu tả Trong

bài viết Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc, tác giả Nguyễn Huệ Chi đã nhận định: "Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, cảnh vật được quy ước bằng xuân, hạ, thu, đông, bằng 12 tháng, bằng năm canh Và đọc hết bài này đến bài khác sẽ thấy các vòng quay tháng năm, tháng năm trở thành hình thức biểu hiện nghệ thuật của thơ" [2; 70] Cũng như các thi sĩ

Trang 11

khác, các nhà thơ thời Hồng Đức đã nhìn thiên nhiên bằng con mắt say đắm và thời gian được cảm thức theo một vòng tròn tĩnh tại, tuần hoàn

Trong lịch sử văn học Việt Nam, mỗi chặng đường đều được ghi dấu bởi tên tuổi của những tác gia tiêu biểu với những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc về cả phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn Trãi là một trong những cây đại thụ của nền

văn học thời kỳ trung đại, người đã "khai sơn, phá thạch" ra thể thơ Nôm Đường luật ở

Việt Nam Ông yêu thiên nhiên tha thiết, mỗi mùa bước vào trang thơ với những nét đặc

trưng riêng Trong chuyên luận Thơ Nôm Đường luật, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn nhận xét về thời gian trong tập thơ QÂTT của Nguyễn Trãi: "Những bức tranh thiên nhiên nhiên của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phòng tranh thiên nhiên không đủ chỗ trưng bày và nhà thơ phải treo sang cả những phòng dành cho mảng đề tài khác” [53; 57] Cụ thể hơn trong cuốn sách "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam", Xuân Diệu đã có những đánh giá về thiên nhiên bốn mùa trong "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi như sau: "khi nói về thời tiết bốn mùa, khi tiếc cảnh, trong khi vịnh các hoa, các cây mà Nguyễn Trãi đã có nhiều câu tình tứ, phóng khoáng nhất, đầy dẫy những chân tình, ân tình" [6; 42] Lời nhận xét cũng chính là lời khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa là yếu tố nổi bật nhất trong "Quốc âm

thi tập" của Nguyễn Trãi

Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu nhất của một số các nhà nghiên cứu về thiên nhiên nói chung và hình ảnh bốn mùa nói riêng trong thơ ca trung đại Có thể khẳng định, đây là những tài liệu quý giá để người viết tham khảo trong quá trình viết luận văn của mình

2.2 Lịch sử nghiên cứu thơ trung đại viết về mùa xuân ở Việt Nam:

Trong vòng tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa xuân là mùa đẹp nhất, quyến rũ nhất Đó là khoảng thời gian mở đầu cho một năm mới, khép lại ba tháng lạnh giá với những cơn mưa dầm, gió bấc khắc nghiệt của mùa đông Mùa xuân đến với khí hậu ôn hòa kèm theo những ngọn gió đông se se lạnh là chất xúc tác mạnh khiến vạn vật chợt bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài Thời gian là vô hình nhưng điều thú vị là đến với mùa

Trang 12

xuân, thời gian lại hiện hữu trên những đóa hoa rực rỡ sắc màu, trên chồi biếc, lá non,

trong tiếng chim ca líu lo hay trong màu xanh bất tận của cỏ được điểm xuyết màu trắng

tinh khiết của hoa lê:

Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đó cũng là lí do quan trọng khiến các thi nhân từ cổ đến kim yêu và say xuân đến

thế Đề tài về mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật không còn là mới mẻ nhưng luôn là đề

tài hấp dẫn, huyền bí, là mảnh đất hứa thu hút hồn thơ của các thi sĩ muôn đời Việc tìm

hiểu, nghiên cứu, đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật của thể thơ Nôm Đường

luật có một lịch sử khá lâu dài, nhưng việc nghiên cứu cụ thể các bài thơ nói chung và thơ

Nôm nói riêng viết về mùa xuân thì không nhiều

Viết về mùa xuân trong thơ Thiền Lý - Trần trước hết phải kể đến công trình Khảo

sát nghệ thuật thơ Thiền Việt Nam từ thế kỉ X – XIV của Đoàn Thị Thu Vân Dưới góc độ

thi liệu, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ gắn kết, song hành giữa hai mùa xuân – thu: "cặp

hình ảnh xuân thu thường đi liền với nhau biểu tượng cho quy luật sinh trưởng và tàn lụi

của vạn vật"[60; 88] Tác giả cũng nhấn mạnh, ở hai mùa này: "sinh vật đang phát triển

theo hai hướng trái ngược nhau, nhưng chưa phải là tột độ để dừng lại và sắp biến đổi về

chất "[60; 94]

Đến với bài Tản mạn Xuân - Thu và triết lý thơ Thiền thời Lý - Trần đăng trên tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4 2009, tác giả Hà Thúc Minh cũng chỉ ra mối quan hệ khăng

khít của cặp hình ảnh Xuân – Thu Trong thơ Thiền, các Thiền sư dựa vào sự cảm nhận về

bước đi của thời gian làm phương tiện để thể hiện triết lí đạo Phật Tác giả cũng nhấn

mạnh: "thi sĩ Thiền Tông trước hết vẫn là con người "thế gian" nhưng lại là con người

"xuất thế gian" của "thế gian", cho nên càng cảm nhận được Xuân – Thu của Đất, Trời,

Xuân – Thu của con người, của nhân tình thế thái nhưng lại từ triết lý của "đạo" chứ không

phải của đời "[26; 7]

Trang 13

Mùa xuân là một phần trong mạch chảy tuần hoàn của tự nhiên, để làm sáng tỏ các luận điểm nêu ở trên, các công trình nghiên cứu còn dẫn các ý thơ, các thi phẩm viết về

thiên nhiên, mùa xuân Trong Thi kệ và thủ pháp văn học, Nguyễn Phạm Hùng đã lấy tác phẩm Cáo tật thị chúng để làm minh chứng cho việc "sử dụng rất thành công cho các thủ pháp tượng trưng, ước lệ để trình bày một cách sinh động cái bất biến của bản thể trước sự vạn biến của đời người và cảnh vật"[18; 31] Hai bài thơ xuân nổi tiếng của Trần Nhân Tông (Mộ xuân tức sự, Xuân vãn) đã thu hút sự khám phá của các nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Sơn – Trần Thị Mỹ Hòa với bài viết Mấy phương diện thẩm mỹ của thơ Nho gia và Thiền gia (trong Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX – những vấn đề lý luận và lịch sử, NXB Giáo dục, 2007) Khi bàn luận về mùa xuân, các tác giả đó đã khẳng định đây là "mùa xuân vĩnh cửu", "không gian siêu thế, an tĩnh hằng nhiên", thể hiện "con người trong trạng thái con người vô ngôn, vô sự"[66; 370]

Ngoài những công trình nghiên cứu về thơ Thiền nói chung, các tác giả còn hướng

ngòi bút của mình để khám phá những tác phẩm cụ thể Cáo tật thị chúng là một thi phẩm đặc sắc viết về mùa xuân của Mãn Giác Thiền sư Trong bài viết Mãn Giác và bài thơ Thiền, tác giả Nguyễn Huệ Chi khẳng định: "Tác giả khéo léo hình tượng hóa thời gian và đời người bằng hai đại lượng rất giàu thi hứng xuân và hoa"

Trong công trình nghiên cứu Trần Nhân Tông với cảm hứng mùa xuân, Nguyễn Công Lý đã nhận định về thơ xuân Trần Nhân Tông có khi là "những ý xuân, cảnh xuân bất chợt"; có khi là "những vần thơ trực tiếp tả cảnh mùa xuân, bộc lộ tình xuân"… Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá về ba bài thơ Xuân hiểu, Xuân cảnh và Xuân vãn gắn với những chặng đời quan trọng của vị tổ Thiền phái Trúc Lâm, tác giả đã kết luận: "Thơ là tiếng lòng, là tiếng nói của thi nhân trước hiện thực… Cảm hứng mùa xuân trong thơ của nhà vua – thi nhân – Thiền sư – vị phật Hoàng Trần Nhân Tông là thế"[25]

Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ khẳng định bước phát triển nhảy vọt của thơ ca dân tộc thời trung đại Trong những bức tranh thiên nhiên muôn màu nói chung thì những bức tranh mùa xuân đã thu hút niềm đam mê, khám phá của nhiều nhà nghiên

cứu Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác giả, tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới

Trang 14

thiệu, ở bài nghiên cứu Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi ông cho rằng:

"Trong thơ Nguyễn Trãi mùa xuân được cảm nhận như là biểu tượng của vẻ đẹp toàn mỹ, hoàn chỉnh, phổ biến"[35; 535] Còn nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn trong bài Cảnh tình mùa

hè đã đưa ra những nhận xét về sự ưu ái của thi nhân dành cho mùa xuân: "Xưa thơ thích thơ xuân, mến thu chứ chẳng ai đoái hoài đến hè"[35; 541] Lời nhận xét cũng là lời khẳng

định vì sao thơ viết về mùa xuân chiếm một tỉ lệ lớn so với các mùa khác trong năm Tác

giả Nguyễn Thiên Thụ trong bài viết Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi thì nhấn mạnh vị trí vai trò của mùa xuân trong thơ ca nói chung: "Thi nhân thường ca tụng mùa xuân vì mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm Mùa xuân có nắng ấm, có hoa tươi và bướm khoe màu sắc"[35; 675]

Còn trong cuốn Nguyễn Khuyến về tác giả, tác phẩm do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu ở bài viết Những vần thơ xuân, tác giả Phạm Ngọc Lan đã nhấn mạnh cái hay, cái đẹp trong thơ Xuân của Nguyễn Khuyến là: "thường hướng vào việc miêu tả xác thực khung cảnh mùa xuân ở nông thôn với không khí của hội làng, hội xuân và những sinh hoạt nông thôn cổ truyền… Nó không chỉ có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà còn là những bức tranh xuân vừa chân thực, sinh động, vừa mang đậm màu sắc và phong vị làng quê"[34; 202]

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Bế Diệu Hồng với đề tài Biểu tượng mùa trong thơ trung đại, Đại học sư phạm Hà Nội 2013, tác giả đã khẳng định: "Biểu tượng mùa là một hình thức của thời gian nghệ thuật "[13; 16] Khi luận giải về vai trò của biểu tượng mùa trong thơ trung đại, Bế Diệu Hồng cũng khẳng định: "Bức tranh mùa xuân bao giờ cũng đẹp bởi mùa xuân là mùa của sự bắt đầu, tươi mới và tràn đầy nhựa sống "[13; 16] thông

qua bức tranh thiên nhiên mà người đọc thấy được bức tranh tâm hồn con người Tác giả đã bước đầu chỉ ra mối quan hệ gắn kết giữa mùa xuân và tâm trạng nhà thơ

Các công trình nghiên cứu về thơ viết về mùa và về mùa xuân đều hết sức có giá trị, nhưng đó mới là các bài viết tập trung vào một tác giả, một tác phẩm mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân Tuy nhiên, tất cả những công trình nghiên cứu trên đều là những cơ sở quan trọng, những kiến thức quý báu giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này

Trang 15

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật qua một số

sáng tác của các tác giả tiêu biểu từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX

- Việc tìm hiểu những bức tranh mùa xuân còn giúp chúng ta mở ra thế giới tâm hồn đầy phong phú, những tâm tư, tình cảm thầm kín được bộc lộ trong những sáng tác của các thi nhân

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật hướng đến các mục tiêu sau:

- Thứ nhất: Đề tài bước đầu đi sâu vào tìm hiểu biểu tượng mùa - một trong những đơn vị thời gian cơ bản của văn học trung đại

- Thứ hai: Luận văn cố gắng làm rõ nội dung và nghệ thuật biểu hiện của mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật

- Thứ ba: Qua việc nghiên cứu đề tài góp phần vào việc giảng dạy thơ Nôm Đường luật nói riêng và văn học trung đại nói chung trong nhà trường, đồng thời là cơ hội tìm hiểu sâu hơn về thể loại văn học dân tộc độc đáo này

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Thực hiện đề tài: Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật, chúng tôi chủ yếu tìm

hiểu về quan niệm về Mùa trong văn học trung đại; mối tương quan giữa mùa xuân với các mùa khác trong văn học trung đại và đặc biệt đi sâu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật thể hiện mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật

- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên những tác phẩm thơ Nôm Đường luật của các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, các nhà thơ thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương để làm căn cứ

Trang 16

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục đích mà đề tài đặt ra trong luận văn này, chúng tôi kết hợp sử

dụng một số phương pháp thông dụng trong nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại nhằm để chỉ ra quy mô và số lượng của tư liệu, xác định tần số xuất hiện của các yếu tố thống kê đi tới phân loại chúng theo yêu cầu của luận văn

- Phương pháp loại hình học giúp người đọc xác định loại hình tác phẩm đang nghiên cứu thuộc dòng thơ vịnh cảnh mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật, qua đó khái quát được đặc trưng cơ bản của mùa xuân trong thơ vịnh cảnh trung đại Việt Nam để thấy được sự vận động và phát triển của đề tài thơ này

- Phương pháp đối chiếu, so sánh văn học nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về đề tài mùa xuân trong trong thơ Nôm của các tác giả, đồng thời thấy được sự

kế thừa và cách tân, sáng tạo ở nội dung cũng như phương diện nghệ thuật thơ của họ

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích để rõ cái hay, cái đẹp của hình tượng thơ trong các bài tiêu biểu mà các tác giả sáng tạo nhằm gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình Đồng thời chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng kết vấn đề sau khi đã phân tích

- Phương pháp văn học sử nhằm nghiên cứu mùa xuân trong tiến trình phát triển thơ Nôm để từ đó đưa ra kết luận chính xác về đối tượng

5 Phạm vi nghiên cứu:

5.1 Phạm vi nội dung:

- Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề nội dung và nghệ thuật của bộ phận thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân trong các sáng tác của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, các nhà thơ thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương

- Tác giả Huyện Thanh Quan, theo khảo sát của chúng tôi, không có thơ xuân

Trang 17

5.2 Phạm vi tư liệu:

Khi triển khai đề tài này chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê các tập thơ, các công trình tuyển thơ sau:

- Quốc âm thi tập trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Mai Quốc Liên chủ biên,

Nxb văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, năm 2000

- Hồng Đức quốc âm thi tập do nhóm tác giả Phan Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên

phiên âm – chú giải – giới thiệu, Nxb Văn học, năm 1982

- Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (1989), Bùi Văn Nguyên, Nxb giáo dục, Hà Nội

- Hồ Xuân Hương - thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại, Nxb Văn hóa Thông tin

năm 1995 của Bùi Hạnh Cẩn

- Nguyễn Khuyến tác phẩm do Nguyễn Văn Huyền dịch, biên soạn và giới thiệu,

Nxb Khoa học Xã hội, năm 1984

- Tú Xương toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội, 2010

- Tổng tập văn học Nôm Việt Nam – Thơ Nôm Hàn luật tập 1, tập 3, Nxb Khoa học

xã hội, năm 2008 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hán Nôm do PGS TS Nguyễn Tá Nhí chủ biên, Lưu Đình Tăng, Hoàng Thị Ngọ, Đỗ Thị Bích Tuyền, Nguyễn Thị Lâm, Lã Minh Hằng, Trần Thị Giáng Hoa biên soạn làm đối tượng khảo sát trong luận văn của mình

- Các cuốn Tổng tập Văn học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội về các tác giả có liên quan

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và các vấn đề khác liên quan đến đề tài

Chương 2: Nội dung thể hiện mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật

Chương 3: Nghệ thuật phản ánh mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật

Trang 18

7 Đóng góp của luận văn

Dựa trên cơ sở vận dụng những thành quả của của lớp người đi trước cùng với những suy nghĩ, tìm tòi của bản thân, với vấn đề được triển khai nghiên cứu trong luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung thêm những phát hiện, những ý kiến có giá trị về mảng đề tài viết về mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật Luận văn đã chỉ ra quan niệm về Mùa cũng như mối tương quan giữa mùa xuân và các mùa khác trong thơ ca trung đại

Bước đầu luận văn đã làm rõ nét đặc sắc trong nội dung cũng như nghệ thuật miêu tả mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật của các tác giả tiêu biểu Chính những nét đặc sắc ấy

đã góp phần tạo nên một nền văn học trung đại đa dạng, độc đáo đồng thời cũng góp phần đắc lực trong thực tế giảng dạy những bài thơ Nôm Đường luật trong nhà trường

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Thời gian nghệ thuật và quan niệm về Mùa trong thơ trung đại

1.1.1 Mùa – tín hiệu chỉ thời gian trong quan niệm của con người và trong thơ trung đại

1.1.1.1 Mùa – thời gian vũ trụ tĩnh tại, tuần hoàn

Trong vũ trụ, vạn vật tồn tại, vận động, phát triển đều gắn liền với một thời gian nhất định Thời gian được xem là hình thức tồn tại của vật chất Mùa cũng là một trong những đơn vị thời gian cơ bản nên có sự tương đồng với thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại Thời gian nghệ thuật không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính chủ quan

Giáo sư Trần Đình Sử đã nhấn mạnh: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều dài thời gian quá khứ, hiện tại hay tương lai Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai Nó có thể dừng lại"[41; 77] Điều đó có nghĩa là thời gian nghệ thuật không đơn thuần là thời gian

vật lí luân chuyển tuần tự mà còn là thời gian tâm lí mang dấu ấn tâm trạng, cảm xúc của con người

Trong văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng, cảm nhận về thời gian càng

có ý nghĩa quan trọng Nó thể hiện nhận thức của con người về thế giới, về sự tồn tại của bản thân trong mối quan hệ với thế giới xung quanh Do chịu ảnh hưởng về quan niệm thời gian trong thơ Đường và các hệ tư tưởng đặc biệt là Phật giáo nên đặc điểm nổi bật nhất trong cách cảm nhận về thời gian trong thơ ca trung đại là thời gian mang tính tĩnh tại, tuần hoàn Thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được các tác giả miêu tả sinh động trong các tác phẩm thơ ca giống như một vòng tròn với điểm bắt đầu là mùa xuân và kết thúc là mùa

đông theo đúng chu trình: “xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng” Hết một vòng quay

lại trở về với vị trí xuất phát ban đầu và cứ như vậy trở đi, trở lại không bao giờ thay đổi Qua các chặng biển đổi thành, thịnh, suy, hủy của vạn vật mà con người cảm nhận được rõ hơn về quy luật sinh, lão, bệnh, tử của đời người Vòng tròn tĩnh tại ấy vừa đem lại cho con

Trang 20

người chiêm nghiệm về lẽ tất yếu của cuộc sống nhưng đồng thời cũng đem lại cảm giác bi quan, chán nản Dòng thời gian của vũ trụ cứ chảy trôi bất tận trước sự ngắn ngủi, mong manh của đời người là nỗi ám ảnh thường trực trong quan niệm của người trung đại

Quan niệm về thời gian tĩnh tại, tuần hoàn trước hết được thể hiện trong thơ Thiền Thơ Thiền là thơ của các nhà sư, các cư sĩ làm để thể hiện sự ngộ đạo của mình trước lẽ hư

vô của cuộc đời, để thể hiện cái tâm trong sáng Trong bài thơ Cáo tật thị chúng, thiền sư

Mãn Giác đã cảm nhận được sự luân chuyển nhịp nhàng của thời gian bốn mùa trong năm

qua các hình ảnh: xuân qua, xuân tới, hoa rụng, hoa cười được đặt trong sự đối lập tương

phản với tuổi già của con người:

Xuân qua trăm hoa rụng

Xuân tới trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu, già tới rồi

Bên cạnh một thời gian luôn vận động, chảy trôi không ngừng đẩy con người tới bờ vực thẳm của tuổi già, bệnh tật thì nhà sư còn cảm nhận có một thời gian tĩnh tại, bất biến, không sinh, không diệt Đó là kết quả của sự ngộ đạo, khi ấy con người sẽ mang một sức mạnh diệu kì vượt lên những buồn đau, tuyệt vọng của sinh, lão, bệnh, tử mà tràn đầy tinh thần lạc quan như cành mai kia vẫn tươi xanh khoe sắc bất chấp xuân tàn:

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai

Thời gian trong thơ Thiền là loại thời gian bất biến, thường trụ bởi không sinh mà cũng không diệt Đó là loại thời gian dường như bị đóng băng trong hiện tại mà không có quá khứ, không có tương lai Ở đấy các nhà thơ say sưa, chìm đắm trong vẻ đẹp thanh tịnh của thiên nhiên, của mây ngàn hạc nội, của những thú vui điền viên nên không còn có ý niệm về thời gian Chỉ khi nhìn thấy tín hiệu cúc khoe sắc vàng mới biết thu sang, thấy hoa

nở mới biết xuân về:

Trang 21

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ tức trùng dương

(Năm cuối trong rừng không có lịch,

Kìa hoa cúc nở ấy trùng dương)

(Hoa cúc – Huyền Quang Thiền sư)

Thấy nguyệt tròn thì kể tháng

Nhìn hoa nở mới hay xuân

(Tự thán, bài 32 – QÂTT)

Không chỉ trong thơ Thiền mà trong thơ của các nhà Nho, thời gian bốn mùa cũng

được cảm nhận là thời gian tĩnh tại, tuần hoàn Trong tập thơ cung đình HĐQÂTT, các nhà

thơ thời Hồng Đức đã tinh tế lắng nghe được nhịp bước của thời gian trong những khoảnh

khắc: bốn mùa, 12 tháng trong năm, năm canh trong đêm Tất cả các khoảnh khắc thời

gian ấy đều trở thành những đối tượng tĩnh, không hề có sự vận động Điều đó được thể

hiện rõ qua bài thơ Vịnh mùa hè:

Nghi ngút tàn mây tán lửa che,

Rùng người thay bấy gọi là hè

Hồng bay lựu, màn vây liễu,

Hương nức sen, bóng rợp hòe

Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc,

Cành kia dắng dỏi gẩy cầm ve

(Vịnh mùa hè – HĐQÂTT)

Thời gian bốn mùa tuần hoàn, tĩnh tại được thể hiện qua các biểu tượng mùa tiêu biểu,

đặc biệt là các cặp từ sóng đôi: xuân – thu; đông – hè Các biểu tượng mùa ở đây xuất hiện

như một quy luật muôn đời và không bao giờ thay đổi Điều đó thể hiện sự bất biến, vĩnh

Trang 22

hằng của vũ trụ Chính vì thế, mỗi mùa thiên nhiên có một nét đặc trưng riêng, mang một

vẻ đẹp riêng, muôn đời biến thiên:

Mưa thu tưới ba đường cúc,

Gió xuân đưa một lảnh lan

(Ngôn chí, bài 16 - QÂTT)

Thiên nhiên, vũ trụ muôn đời vẫn thế, luôn âm thầm vận hành theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Nhà thơ đến với thiên nhiên, nương nhờ vào thiên nhiên như đứa con thơ sà vào lòng mẹ hiền, tùy từng mùa mà họ tìm ra niềm vui cho riêng mình:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

(Thơ Nôm, bài 73 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hai câu thơ mở ra trước mắt chúng ta cảnh sinh hoạt giản dị mà không kém phần thích thú của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi thôn dã với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nhịp nhàng luân chuyển Chuyện tắm, chuyện ăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày tuy đơn sơ nhưng thích thú ở chỗ mùa nào thức ấy, tất cả đều có sẵn trong tự nhiên, chẳng phải nhọc công tìm kiếm Đời sống sinh hoạt nhịp nhàng ấy cho ta cảm nhận rõ về niềm hạnh phúc, sự thanh thản của cụ Trạng Trình khi từ quan về ở ẩn, xa lánh chốn quan trường ra luồn vào cúi, đang được sống tự do, tự tại, hòa hợp với thiên nhiên thuần khiết

Còn trong bài Tự tình II, quan niệm về vòng tuần hoàn tĩnh tại của thời gian được Hồ

Xuân Hương cảm nhận rõ qua bước chân của mùa xuân đi rồi lại đến:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Sự đi - đến của mùa xuân nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người bởi đây là quy luật tuần hoàn của vũ trụ Và trong vẻ đẹp bất diệt của mùa xuân ấy, con người mang bao nhiêu những nỗi niềm, thổn thức riêng tư

Trang 23

Hay trong Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm, ta

thấy tính liên tục tuần hoàn của thời gian được hiện lên qua những hình ảnh biểu trưng:

Thuở lâm hoành oanh chưa bén liễu (xuân)

Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca (chuyển xuân sang hè)

Nay quyên đã giục oanh già (hè)

Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo (thu)

Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió (đông)

Hỏi ngày về chỉ độ đào bông (xuân)

Nay đào đã quyến gió đông (hết xuân chuyển sang hè)

Phù dung lại rã bên sông ba xòa (thu)

Nét đặc sắc trong cách thể hiện bước luân chuyển thời gian bốn mùa của tác giả Đặng

Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm là thông qua những hình ảnh của những sinh thể trong

đời sống tự nhiên: chim oanh, chim đỗ quyên, chim én, hoa mai, hoa đào, hoa phù dung

Nó là những biểu tượng muôn đời về mùa mang tính ước lệ, tượng trưng trong thơ ca trung

đại Chính vì thế, cả đoạn thơ không có một từ nào nói về thời gian nhưng người đọc vẫn

cảm nhận được sự tuần hoàn trôi chảy bất tận của thời gian Thời gian vũ trụ cứ tuần hoàn,

vô hạn, vĩnh hằng đối lập tương phản với sự ngắn ngủi, phù du của kiếp người Đây là cảm

thức chủ đạo chi phối các tác phẩm thơ ca trung đại Trong cái nhìn đối sánh với độ dài vô

tận của thời gian và sự chờ đợi của người chinh phụ chúng ta sẽ thấy nổi bật lên hình ảnh

của một con người mòn mỏi, ngóng trông người chinh phu trở về trong nỗi cô đơn, thời

gian cứ trôi đi mà bóng người chinh phu vẫn mịt mù tăm cá

Như vậy, trong quan niệm của con người nói chung và thơ ca trung đại nói riêng,

mùa chính là quy luật tuần hoàn, tĩnh tại của tự nhiên Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của đất

trời cứ nhịp nhàng luân chuyển tạo nên sự trôi chảy bất tận của thời gian Nó hoàn hoàn đối

lập với sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người Chính vì thế mùa đi vào trong thơ ca trung đại

mang bao nhiêu nỗi ám ảnh, day dứt

Trang 24

1.1.1.2 Mùa - sự hòa hợp tương quan giữa thiên, địa, nhân

Thiên – địa – nhân hợp nhất là một trong những tư tưởng tiêu biểu của triết học vùng văn hóa Đông Á Tư tưởng này đã chỉ ra giữa con người và tự nhiên là một thể thống nhất,

sự sinh tồn và sự phát triển chất lượng cuộc sống loài người chủ yếu dựa vào sự sinh tồn phát triển của vạn vật trong tự nhiên Mối quan hệ hòa hợp giữa thiên - địa - nhân được thể

hiện rõ qua câu nói của Trang Tử: Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất (Trời đất cùng sinh ra với ta, vạn vật với ta là một) và câu nói của Mạnh Tử: Vạn vật giai bị ư ngã (Vạn vật đều có đầy đủ trong ta) Trong triết học cổ đại, người ta thường gọi mối quan

hệ giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ vô thủy, vô chung Thời gian của đời người chẳng qua là một khoảnh khắc trong dòng chảy luân hồi của vũ trụ Tư tưởng triết học trên có ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm sáng tác trong thơ ca trung đại và đặc biệt là những bài thơ chứa biểu tượng mùa Ở góc độ tự nhiên, góc độ sinh thái, con người là sản phẩm của tự nhiên, hòa điệu với tự nhiên, chịu sự tác động của tự nhiên Nếu nước là môi trường sống của các loài thủy tộc thì thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, môi trường tự nhiên thay đổi thì tất ảnh hưởng đến cuộc sống

của loài người: “Cái trong và nhẹ dâng lên cao tạo thành trời, cái đục và nặng lắng xuống tạo thành đất, chúng va chạm vào nhau và tạo thành con người Tạo thành bộ ba nổi tiếng – Tam tài: Thiên, Địa, Nhân" [69 ;55] Chính vì vậy trong thơ ca nghệ thuật, các nhà thơ

thường miêu tả thế giới tự nhiên sâu xa là để hướng đến thế giới con người

Trong thơ ca trung đại, sự hòa hợp tương quan giữa thiên, địa, nhân trước hết được thể hiện ở quan niệm mùa hay được đồng nhất với năm tháng, tuổi tác, cuộc đời gắn liền với những thay đổi của vạn vật và con người Quan niệm ấy được thể hiện rõ trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Lần lữa ngày qua, tháng qua, Một phen xuân tới, một phen già

(Thơ Nôm, bài 1 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trang 25

Mỗi năm, mỗi mùa xuân đến con người lại thêm một tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi Trong sự tươi non tràn đầy sức sống của mùa xuân đất trời là tuổi già sức yếu của cuộc đời con người Chính cái vòng tròn bất tử ấy của mùa xuân đã khiến cho bà Hồ Xuân Hương chán ngán, đau buồn:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con

(Tự tình II – Hồ Xuân Hương)

Mùa còn được nói tới gắn liền tuổi trẻ, với hạnh phúc trần thế nhưng đồng thời lại thể hiện sự nuối tiếc, khao khát hạnh phúc trường tồn của con người Tâm trạng đầy mâu thuẫn ấy là xuất phát từ sự hữu hạn, phù du của kiếp người như nhà sư Vạn Hạnh từng nói:

“Thân như bóng chớp có rồi không" Nhà Phật thì nhấn mạnh quan niệm “sống gửi thác về"

khiến con người ngay cả trong những tháng ngày tuổi trẻ, trong những phút giây hạnh phúc cũng không tránh khỏi cảm giác buồn, hụt hẫng, tiếc nuối vì hạnh phúc sắp tuột khổi tầm tay Trong nhiều bài thơ của Nguyễn Trãi tâm trạng ấy được thể hiện rõ nét Mùa xuân đến càng đẹp bao nhiêu thì nhà thơ càng tiếc nuối bấy nhiêu khi xuân đi:

Xuân xanh chưa dễ hai phen lại Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên

(Tiếc cảnh, bài 3 - QÂTT)

Mùa xuân của đất trời được liên tưởng giống như giai đoạn tuổi trẻ của đời người – giai đoạn gợi một cuộc sống tươi vui, sôi động, đáng sống nhất trong cuộc đời mỗi con

người Nhưng nó lại là giai đoạn một đi không trở lại nên tác giả đã “Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm"(Tiếc cảnh, bài 7 - QÂTT) để tận dụng triệt để cái quỹ thời gian ngắn ngủi

của tuổi trẻ đó Hành động của Nguyễn Trãi là sự tự thức tỉnh cái hữu hạn của đời người trước sự dài dặc, mênh mang của vũ trụ Tâm trạng đó sau này được nhà thơ Xuân Diệu

tiếp nối thể hiện một cách táo bạo, mãnh liệt hơn trong bài thơ Vội vàng

Hay tác giả Cao Bá Quát trong một lần say rượu qua đầm sen đã hỏi sen một câu:

Trang 26

Sen ơi, sen đỏ có như mặt rượu của ta không

(Nam nam tự dữ liên hoa thuyết/ Khả đắc hồng như tửu diện vô)

Câu hỏi ấy của Cao Bá Quát không đơn thuần là câu nói bâng quơ của người say mà sâu sa hơn là thể hiện triết lí về mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa con người với thế giới

tự nhiên, thể hiện lối sống cởi mở, vượt ngoài khuôn thước của con người để đến với tự nhiên

Tóm lại, tư tưởng thiên, địa, nhân hợp nhất trong quan niệm của người phương Đông đã ảnh hưởng và chi phối cách cảm nhận về thời gian của con người thời trung đại và đặc biệt là những bài thơ chứa biểu tượng mùa Giữa con người với tự nhiên có mối quan

hệ tương sinh, tương đồng, tương cảm, tương ứng với nhau Trên cơ sở mối quan hệ thống nhất đó, các nhà thơ trung đại đã bộc lộ những tư tưởng, tình cảm của mình

1.1.2 Tính biểu tượng và những giá trị thẩm mỹ của Mùa

1.1.2.1 Tính biểu tượng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

loài hoa quen thuộc như: Hoa đào, hoa mai, hoa thủy tiên, hoa bưởi, hoa cam, hoa mơ, hoa xoan cùng với những lá xanh rờn, chồi nhú biếc, cỏ non tơ trải dài tận chân trời Điểm tô cho khu vườn xuân ấy thêm sinh động là sự xuất hiện của các loài động vật: chim én, chim oanh, ong, bướm sinh sản, phát triển mạnh vào mùa xuân như một dấu hiệu đặc biệt để

nhận biết xuân về

Thời tiết mùa xuân rất lí tưởng với nắng xuân dịu dàng, gió xuân khẽ khàng, với khí trời ấm áp khiến cho vạn vật, vũ trụ bừng tỉnh sau một giắc ngủ dài trong ba tháng mùa

Trang 27

đông lạnh giá Cả đất trời như được khoác lên mình một tấm áo mới của một màu xanh tràn

đầy sức sống Bên cạnh đó, thời tiết mùa xuân còn được hiện lên qua các tín hiệu: mưa xuân, tiếng sấm mùa xuân

Mùa xuân mang ý nghĩa thiêng liêng bởi đây là mùa gắn liền với nhiều các phong tục, lễ hội Phong tục, lễ hội là một trong những nét đặc sắc của nền văn hóa việt Nam góp phần khẳng định nền độc lập của dân tộc Trên dải đất hình chữ S thân thương ấy, các

phong tục lễ hội diễn ra rất phong phú và đa dạng Tết, những đêm hát chèo, những buổi lễ chùa, rằm tháng giêng đã trở thành những tín hiệu gần gũi, thiêng liêng cho các phong

tục, lễ hội của mùa xuân trong văn học Việt Nam

Do những đặc điểm của mùa xuân như trên nên đi vào trong thơ ca với công thức miêu tả riêng: Mùa xuân là mùa của sự sinh trưởng, nên vạn vật được miêu tả trong những bức tranh mùa xuân bao giờ cũng gắn liền với sự sinh sôi, nảy nở, căng tràn sức sống được kết thành sắc xuân, hương xuân và tình xuân

b Mùa hạ

Khi những bông hoa xoan cuối mùa rơi rụng, khi những tiếng chim cuốc vang lên chính là lúc báo hiệu hè đã sang Mùa hè mang một dấu ấn riêng với ánh nắng chói chang, tiết trời oi ả, những cơn mưa bất ngờ đến rồi đi Đây chính là những yếu tố tác động khiến cho muôn loài phát triển sung mãn nhất, trưởng thành nhất

Trước hết, chúng ta có thể nhận biết tín hiệu mùa hè qua hệ thống thực vật Nếu như mùa xuân luôn gắn liến với hoa đào, mai thì mùa mùa hè lại gắn liền với hoa sen Hoa sen

đi vào trong văn học không chỉ quyến rũ bởi hương và sắc mà còn làm dịu lòng người bởi

vẻ đẹp thanh tịnh, bản lĩnh gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Ngoài hoa sen, bức tranh mùa hè còn được nhận biết qua sắc đỏ của hoa lựu, màu xanh lục của cây hòe hay vị chua dịu của quả vải

Hệ thống động vật như: chim cuốc, chim quyên, tu hú, ve, muỗi, dế, đom đóm cũng

là tín hiệu quan trọng để nhận biết bước chuyển của thời gian từ xuân sang hạ Âm thanh

Trang 28

của những con vật đó đã tạo nên dàn đồng ca sôi động để chào đón hè về trong niềm hân hoan bất tận

Thời tiết mùa hè đem lại cảm giác oi nồng, khó chịu bởi sự tỏa rọi của ánh mặt trời chói chang lên muôn loài với những cơn gió nồm đông rát bỏng Nắng lắm thì mưa nhiều

đã trở thành quy luật cân bằng của thiên nhiên và cũng có lúc dẫn đến lụt lội

Với đặc trưng riêng biệt về thời tiết, khí hậu nên mùa hè được miêu tả trong văn học rất sống động với những âm thanh rộn ràng, những sắc màu đậm nhất Mùa hè thường được

vẽ lên bởi những gam màu nóng để thể hiện sự sinh trưởng tận cùng của vạn vật Bức tranh mùa hè còn gắn liền với cái nóng oi ả hay những cơn mưa xối xả khiến cảnh vật sau khi được tắm gội mang vẻ đẹp tinh khôi, long lanh sắc xanh dưới ánh nắng mặt trời

Nếu chim én gọi xuân về, mùa hè ám ảnh với tiếng chim cuốc kêu ròng rã suốt năm canh thì mùa thu lại được gợi ra với hình ảnh cánh chim nhạn, với âm thanh tiếng chim cúc cu Hình ảnh những cánh nhạn bay thưa thấp thoáng trên bầu trời cao đã trở thành những tín hiệu quen thuộc để nhận biết mùa hè đã khép lại để đón chào mùa thu đang khẽ khàng đến bên

Thời tiết mùa thu được mở ra với một bầu trời cao trong xanh vời vợi, nắng vàng như trải thảm, gió thu mát rượi, sương thu bảng lảng, khí thu se se lạnh, không gian mênh mông, vắng lặng… Tất cả góp phần tạo nên vẻ đẹp êm đềm, quyến rũ, như thực như mơ của mùa thu Cũng vì lẽ đó, mùa thu đã trở thành niềm cảm hứng vô tận trong thơ ca Ngoài

ra, mưa ngâu cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của thời tiết mùa thu

Trang 29

Mùa thu thường được nhận biết qua các phong tục, lễ hội quen thuộc như: tết trung thu, rằm tháng 7

Mang những đặc điểm riêng như vậy nên mùa thu đi vào trong thơ ca với công thức miêu tả riêng Bức tranh mùa thu được vẽ lên gắn liền với những làn gió heo may khiến đất trời se lạnh, trời cao hơn, trong xanh hơn Mùa thu thường được nhận biết với hình ảnh lá màu vàng của hoa cúc, của lá vàng rơi rụng, cây cối úa tàn

d Mùa đông

Đây là mùa cuối cùng khép lại một chu trình khép kín Mùa đông được nhận biết

qua các tín hiệu: trời rét căm căm, hơi lạnh thấu xương, tuyết trắng, sương giá, sếu giang

Mùa đông được miêu tả với hình ảnh bầu trời u ám, xám, lạnh, vắng vẻ, cây cối trơ trụi, khẳng khiu đi đến tận cùng của sự hủy diệt Trước không gian mênh mông con người dường như trầm tư hơn với biết bao nỗi niềm tâm sự vơi đầy

1.1.2.2 Mùa và những giá trị thẩm mĩ

Trong văn học nghệ thuật, mùa không đơn thuần là chiếc đồng hồ khổng lồ của vũ trụ, thiên nhiên mà nó còn ẩn chứa những giá trị thẩm mĩ mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc Chính những tầng ý nghĩa sâu sắc đó đã tạo nên nét đặc sắc nghệ thuật muôn đời hấp dẫn con người khi khám phá về mùa

Trước khi trở thành một tác phẩm nghệ thuật thì mùa chính là thời gian gắn liền với nông lịch (lịch của nhà nông) Việt Nam cổ truyền là một đất nước nông nghiệp, cuộc sống của người dân bình lặng sau lũy tre làng gắn liền với những cánh đồng cò bay thẳng cánh cho nên cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên Trong mối quan hệ gắn

bó khăng khít với tự nhiên, người nông dân có rất nhiều nỗi trông chờ Nếu trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa thì người nông dân được mùa, cuộc sống ấm no hạnh phúc còn ngược lại nếu thiên nhiên trở mình khó tính, mưa nắng, gió bão thất thường thì mùa màng thất bát, nhân dân đói kém Trong khi đó, thời xa xưa nền nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu, khoa học kĩ thuật chưa phát triển Vì vậy để hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra,

Trang 30

người nông dân đã quan sát những hiện tượng tự nhiên để có bản dự báo thời tiết của riêng mình Về đêm, họ đã phát hiện ra:

Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Còn ban ngày để đoán biết được điều đó cũng chẳng mấy khó khăn với họ:

Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa

Qua quá trình quan sát những hiện tượng tự nhiên đó, người nông dân đã có những ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho kịp thời vụ và đạt hiệu quả năng suất cao:

Bao giờ đóm đóm bay ra Hoa gạo rụng xuống ta tra hạt vừng

(Ca dao)

Quy luật tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông còn thể thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của các nhà thơ xưa hướng về quá khứ tươi đẹp Trong tiềm thức của họ, quá khứ là khuôn mẫu, là chuẩn mực của cái đẹp mà không cái đẹp của thời đại nào có thể vượt qua được Chính tư tưởng ngưỡng vọng, tôn sùng quá khứ ấy của các nhà nho đã tạo nên những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, lối văn chương khuôn mẫu Cùng khám phá bức tranh bốn mùa ta

dễ dàng nhận thấy tâm trạng nuối tiếc quá khứ, hoài niệm dĩ vãng qua cái ngoái đầu nhìn lại mùa trước khi đang sống ở mùa này với những kí ức không thể lãng quên của các nhà nho

Trong bài thơ Thăng Long hoài cổ, từ một chiều thu, bà Huyện Thanh Quan đã đưa ta trở

về với một thời vàng son của kinh thành Thăng Long nay chỉ còn vang bóng:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Thăng Long hoài cổ - Huyện Thanh Quan)

Cái nhìn của tác giả không phải say đắm với hiện tại, mơ màng hướng tới tương lai

mà là cái nhìn đau đáu, ngược dòng trở về với quá khứ Cái nhìn ấy đã góp phần tạo nên một cảm quan hoài cổ trong thế giới thơ của bà Ám ảnh trong lòng người đọc là một sắc

Trang 31

vàng tàn tạ: màu vàng úa của thu thảo (cỏ mùa thu); màu vàng nhạt của bóng tịch dương

(bóng mặt trời sắp lặn) Sắc vàng đó, thời gian đó càng khiến lòng thi nhân dâng trào bao nỗi niềm hoài cổ, nhớ tiếc quá khứ Câu thơ cũng là tiếng nấc nghẹn ngào của bà Huyện Thanh Quan trước cuộc đời dâu bể, trước biến thiên vật đổi sao dời của cảnh vật Còn đâu những con đường bàn cờ ngang dọc suốt ngày đêm rộn rịp ngựa xe của các ông hoàng, bà chúa, những xe tứ mã của các vương công quốc thích, còn đâu những cung điện nguy nga, những lầu son gác tía của một đế đô Thăng Long vàng son rực rỡ Thay vào đó là hồn thu thảo, là bóng tịch dương héo úa, điêu tàn Cảnh vật thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tâm trạng đầy tiếc nuối, bâng khuâng Con người của hiện tại nặng lòng với quá khứ được đặt trong sự tương phản đối lập với sự hoang tàn, đổ nát của cảnh vật khiến lòng bà Huyện Thanh Quan quặn thắt từng khúc:

Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường

Với âm điệu du dương, trầm bổng, bà Huyện Thanh Quan đã đưa người đọc trở về với thế giới của hoài niệm, của thời một đi không trở lại Đó cũng chính là nỗi niềm u hoài của một kiếp người không biết đến tháng năm, thời đại

Nhịp bước của mùa trong năm còn thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm

mong ước về một xã hội an lành, tốt đẹp Đến với bài thơ Cảnh xuân của Trần Nhân Tông,

người đọc như lạc vào một thế giới cảnh mùa xuân thật yên bình, thư thái:

Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thúy vi

(Xuân cảnh – Trần Nhân Tông)

(Khách sang không hỏi chuyện đời Cùng nhau dựa ngắm núi trời xanh xanh) Trước cảnh mùa xuân ấy, chủ nhân được sự đồng thuận của khách đã gạt đi những

lo lắng việc đời, những bon chen, danh lợi để cùng đắm mình trong những phút giây thoát tục tuyệt vời, trong cái xanh thăm thẳm của đất trời, rừng núi ngày xuân Trong sự im lặng

Trang 32

của chủ - khách mà lại nói lên được bao điều Qua cái nhìn, ánh mắt của họ cùng say sưa ngắm nhìn trời đất mà ta cảm nhận được sự đồng điệu trong tâm hồn của những con người tri âm tri kỉ Họ đều vui sướng, mãn nguyện trước vẻ đẹp của mùa xuân tuy đơn sơ, thanh đạm nhưng lại thanh cao, khoáng đạt, trong sáng đến lạ kì Bức tranh cảnh ngày xuân yên bình đó là phản chiếu một triều đại thịnh vượng, phản chiếu một cuộc sống ấm no của nhân dân trong mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người Là một nhà vua – người đứng đầu đất nước với những bộn bề lo âu, trăn trở để mang lại cuộc sống yên vui cho nhân dân thì dường như niềm vui ấy càng được nhân lên gấp nhiều lần Những phút giây thanh thản của chủ - khách trong im lặng để lắng nghe hơi thở của đất trời và của lòng mình là mong muốn cháy bỏng của mỗi người, ngay cả những bậc vĩ nhân

Trong bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi, qua bức tranh cảnh ngày

hè sôi động, rực rỡ, tràn đầy sức sống, tác giả đã thể hiện niềm mong ước về một xã hội an lành tốt đẹp, đặc biệt là ở bốn câu thơ cuối:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khăp đòi phương

Trong ngày nhàn rỗi rãi, Nguyễn Trãi đã thả hồn mình vào bức tranh cảnh ngày hè nơi làng quê, lắng nghe được hơi thở của thiên nhiên cũng như hơi thở của cuộc sống qua

âm thanh "lao xao chợ cá" - tiếng trao đổi của kẻ mua người bán của một làng chài từ xa

vọng lại Đó là âm thanh báo hiệu một cuộc sống bình yên, no đủ của người dân nơi đây Trước cảnh tượng ấy tác giả chỉ có khao khát cháy bỏng muốn có được cây đàn của vua Ngu để gẩy lên khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Niềm mong ước đó càng làm ngời sáng thêm vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một bậc anh hùng suốt đời vì nước, vì dân

Như vậy, trong những bức tranh thiên nhiên nói chung thì những bức tranh chứa biểu tượng mùa vừa diễn tả được sự trôi chảy của thời gian vừa giúp người đọc khám phá

Trang 33

ra những vẻ đẹp kì thú của tạo hóa Nhưng cái tạo nên sức lôi cuốn nhất của mùa vẫn là những tâm trạng, cảm xúc của các thi nhân trước thời gian, không gian ấy Những biểu tượng mùa luôn có sức ảm ảnh, gợi những suy nghĩ, trăn trở, day dứt trong thẳm sâu tâm hồn của mỗi nhà thơ

1.1.3 Mùa xuân – thời điểm đặc biệt trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

Đã từ lâu, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông không chỉ được biết đến là bước chuyển của thời gian trong năm mà còn trở thành đối tượng thẩm mĩ để các thi nhân miêu tả và bộc lộ nỗi niềm Trong chuỗi thời gian đó thì mùa xuân là mùa khởi điểm trong năm với những đặc điểm riêng về khí hậu, thời tiết gắn liền với sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật Do vị trí địa lý đã tạo nên đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với bốn mùa luân chuyển rõ rệt Mỗi mùa lại có đặc điểm nhận biết riêng được thể hiện ở sự đổi thay của hệ thống động, thực vật Trong thiên văn học, mùa xuân được xem là bắt đầu từ thời điểm diễn ra xuân phân (khoảng 21 tháng 3 ở Bắc bán cầu

và 23 tháng 9 ở Nam bán cầu và kết thúc vào thời điểm diễn ra tiết hạ chí (khoảng ngày 21 tháng 6 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 12 ở Nam bán cầu) Ở Việt Nam, người dân thường lấy ngày lập xuân là ngày bắt đầu của mùa xuân và kết thúc vào ngày diễn ra tiết lập hạ (khoảng từ tháng 2 đến tháng 5)

Trong mùa xuân, trục tự quay của trái đất nghiêng tăng dần về phía mặt trời cho nên đất trời sang xuân bao giờ cũng ấm áp, nhiệt độ tăng lên đáng kể so với mùa đông Ở nước

ta khí trời mùa xuân đặc biệt ôn hòa, bầu trời trong xanh, nắng xuân nhè nhẹ - thứ nắng tươi non đem lại cho vạn vật cảm giác dễ chịu chứ không phải cái nắng oi nồng của mùa hè Nếu mùa đông đến mang theo những cơn gió bấc oan nghiệt cắt da, cắt thịt, nếu những cơn gió Lào mùa hạ cho ta cảm giác rát thịt, bỏng da thì những cơn gió xuân lại êm đềm, mơn trớn như bàn tay nhẹ nhàng mơn man trên da thịt Chính vì vậy mà mặc dù mùa xuân vẫn lạnh nhưng cái rét mùa xuân là cái rét ngọt – cái rét kích thích thực vật đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết nụ chứ không phải hủy diệt sự sống

Trang 34

Mùa xuân còn khiến thiên nhiên thêm đẹp, lòng người thêm xốn xao bởi làn mưa bụi giăng mắc trên những thảm cỏ, trên những cánh đồng hoa đồng nội khiến cho cảnh như

thực, như mơ Những "cơn mưa nụ ái ân ngọt ngào" của mùa xuân làm duyên làm dáng khiến đất trời càng trở nên có hồn hơn, tình tứ hơn Những gì thuộc về mùa xuân: nắng, gió, mưa, rét đã hội tụ lại tạo nên điều kiện thời tiết lí tưởng để cỏ cây, muôn loài chợt

bừng tỉnh giấc tiếp nhận một nguồn năng lượng vô biên mà đất trời ban tặng Tất cả những đặc điểm đó đã tạo nên dấu ấn không thể phai mờ của mùa xuân – mùa đặc biệt trong năm Đứng trước bức tranh thiên nhiên với sức sống diệu kì ấy, tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của các thi sĩ đã thu trọn kết lại thành những kiệt tác thơ xuân

Mùa xuân thường gắn liền với hoa, xuân đến các loài thảo mộc thi nhau phô sắc, khoe hương góp phần tạo nên những bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu, ngào ngạt hương thơm Xuân về trăm hoa đua nở bởi lẽ khí hậu mùa xuân là khí hậu lí tưởng cho nhiều thức hoa, vừa đủ ấm cho những loại hoa này cũng đủ lạnh cho những loài hoa kia

Những loài hoa đặc trưng mang hơi thở và dấu ấn của mùa xuân như: hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa mơ, hoa ban, hoa thủy tiên Được tích nhựa và vượt qua ba tháng mùa đông

gió tuyết nên những loài hoa này còn mang ý nghĩa cho lời chúc may mắn, thịnh vượng trong năm mới

Nằm trong mạch phát triển ấy, các loài động vật cũng hân hoan đón chào mùa xuân bởi mùa xuân đem lại nguồn thức ăn dồi dào giúp chúng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng Mùa xuân còn là thời điểm lí tưởng để chúng đi tìm bạn tình, là môi trường thuận

lợi để chúng sinh sản, tiếp tục duy trì phát triển giống loài Từ các loài mãnh thú như: hổ, báo, sư tử đến các loài chim én, chim oanh cũng sinh sản mạnh vào mùa xuân Hình ảnh

cánh chim én chao liệng trên bầu trời hay tiếng hót rộn ràng của chim oanh sau lùm cây đã trở nên quen thuộc để báo hiệu xuân về Sự xuất hiện của chúng khiến bức tranh mùa xuân không chỉ đa sắc, đa hương mà còn đa thanh và gợi cảm

Trong không gian hòa quyện của khí trời ấm áp, vạn vật hồi sinh, chim hót líu lo, bướm lượn rập rờn, tâm hồn con người hòa cùng theo nhịp với đất trời cũng trở nên hân hoan, xốn xang, rạo rực chào đón những lễ hội truyền thống của dân tộc Trong tiềm thức

Trang 35

của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, mùa xuân còn là mùa của những lễ hội truyền thống Trên dải đất hình chữ S thân thương của chúng ta, khi tết đến xuân về đâu đâu cũng ngập tràn trong niềm vui, niềm hân hoan của những điệu hò câu hát, những nghi lễ truyền thống Hương sắc mùa xuân quyện hòa trong khói hương trầm làm mỗi chúng ta cảm thấy ấm lòng, xúc động bởi sự nối kết vô hình giữa hai thế giới âm dương, giữa thế giới của người đã khuất với con cháu mai sau Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp cho nên mùa xuân là khoảng thời gian nhàn rỗi hiếm hoi của người lao động quanh năm vất vả, lam lũ Lúc này, người dân đã làm xong vụ chiêm mà vụ mùa chưa tới, thời tiết lại lý tưởng cho nên đó là khoảng thời gian thư thái tuyệt vời để họ thưởng xuân

Hơn nữa, Việt Nam là một dân tộc luôn đề cao đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ

kẻ trồng cây" cho nên đến với lễ hội cũng là cách người dân tỏ lòng biết ơn, sự ngưỡng

vọng đối với những vị thần linh – trong đó có những nhân vật lịch sử có thật Lễ hội còn là dịp để người dân bày tỏ những mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của dân tộc được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Chúng ta không thể không nhắc đến một số các

lễ hội nổi tiếng như: lễ hội chùa Hương, bà Chúa Kho, lễ hội khai ấn đền Trần, hội Lim, lễ hội chùa Yên Tử Sự phong phú của lễ hội cả nước vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc đồng

thời cũng là nhu cầu về đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam

Tóm lại, có thể khẳng định mùa xuân là một món quà kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho con người chốn nhân gian Sức sống mãnh liệt của mùa xuân đã lan tỏa và chi phối tâm trạng, cảm xúc của con người Niềm vui ấy càng trọn vẹn hơn khi con người được hành hương trở về với thế giới của Phật trong những lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa xuân Mùa xuân vừa là thời điểm đặc biệt của đất trời, vừa là thời điểm đặc biệt của lòng người trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

1.2 Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại và tương quan giữa các mùa

1.2.1 Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại

Trang 36

Từ bao đời nay, thiên nhiên luôn là niềm say mê, đắm đuối đối với người nghệ sĩ

Trong bài Cảm tưởng đọc thiên gia thi, Hồ Chí Minh đã viết:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió,trăng, hoa, tuyết, núi sông

Quả thật như vậy! Các nhà thơ xưa thường yêu cái đẹp mà cái đẹp gần gũi nhất với thi nhân đó là thiên nhiên Thi nhân thường thả hồn mình theo áng mây bay, theo dòng nước chảy, ánh trăng ngần Trong vẻ đẹp chung ấy của thiên nhiên thì vẻ đẹp tươi non, căng mọng, tràn đầy sức sống của mùa xuân có sức mê hoặc khiến các nhà thơ khó cưỡng lại được Hầu như người nghệ sĩ nào trong cuộc đời cầm bút của mình cũng có dăm ba bài thơ

xuân đắc ý Mùa xuân với khí hậu thời tiết lý tưởng: nắng xuân dịu dàng, gió xuân khe khẽ, mưa xuân sương sương, rét xuân ngòn ngọt là chất xúc tác khiến hồn thơ của các thi nhân cất

cánh, thăng hoa Các thi nhân bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của mình đã chớp lấy những khoảnh khắc tuyệt vời của mùa xuân để dệt lên những vần thơ xuân còn mãi với thời gian Điểm qua các sáng tác của các nhà thơ trong văn học trung đại Việt Nam có thể thấy mùa xuân xuất hiện với tần suất khác nhau trong thơ của các tác giả như: Nguyễn Trãi, các nhà thơ thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương

Nhà thơ Nguyễn Bính – một đại diện tiêu biểu của phong trào thơ mới đã không kìm

nén được cảm xúc của lòng mình khi thốt lên cảm nhận chung về mùa xuân “Mùa xuân là

cả một mùa xanh” Sắc xanh ấy được dệt lên bởi sức sống mạnh mẽ của vạn vật trong trời

đất theo một quy luật vĩnh hằng của tạo hóa:

Xuân qua trăm hoa rụng Xuân tới trăm hoa cười

Trong hành trình trở về với mùa xuân trong thơ ca trung đại, chúng ta hãy cùng cảm nhận sắc xanh của vạn vật cùng sức sống của mùa xuân được hiện rõ qua hình ảnh cỏ cây

trong Trại đầu xuân độ của Nguyễn Trãi:

Trang 37

Độ đầu xuân thảo lục như yên Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên

Dã kính hoang lương hành khách thiểu

Cô châu trấn nhật các sa miên

(Cỏ xuân như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi)

Bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng gắn bó với quê hương đất nước, Nguyễn Trãi đã lắng nghe hơi thở của mùa xuân qua những hình ảnh quen thuộc, thân thương của vùng quê thôn dã có mưa, cỏ, con đường đồng vắng vẻ và con đò gối bãi nghỉ ngơi Khung cảnh mùa xuân của chốn thôn quê đất Việt hiện lên thật đẹp, yên bình và như thực, như mơ Tất cả đều chìm trong làn mưa bụi mùa xuân và cũng chính vì thế khiến cho

cỏ đang trong quá trình giao thời giữa màu trắng non và độ xanh rì mang màu “xanh như khói’’ độc đáo Dường như lúc này tâm hồn thi nhân cùng chung nhịp đập, hơi thở với vẻ

đẹp của mùa xuân

Nếu cỏ trong bức tranh mùa xuân của Nguyễn Trãi mang vẻ đẹp hương đồng gió nội thì cỏ trong thơ của Nguyễn Du lại tràn đầy sức sống:

Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lên trắng điểm một vài bông hoa

(Truyện Kiều – Ngyễn Du)

Mùa xuân càng trở nên rực rỡ hơn, luôn cựa quậy trong sự sinh sôi của muôn loài hơn là bởi có hoa Hình ảnh hoa càng khiến xuân trở nên duyên dáng hơn, tình tứ hơn,

Trang 38

khiến bức tranh mùa xuân đạt đến vẻ đẹp tuyệt mĩ nhất Được tiếp nhận khí dương hòa của mùa xuân, cây cỏ đang khô héo trong mùa đông khắc nghiệt bỗng trở mình trỗi dậy, bứt phá trong sức sống mãnh liệt của lá non và những nụ hoa chúm chím:

Hoa rợp cành khô lúc tiếp xuân

(Tham đồ hiểu quyết – Viên Chiếu)

Dù trong thơ cổ hay thơ ca hiện đại thì bức tranh mùa xuân sẽ không thể thiếu được

hình ảnh của những loài hoa quen thuộc mang linh hồn của mùa xuân như: hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa thủy tiên

Xuân đến cây nào chẳng tốt tươi

Ưa mi vì tiết sạch hơn người

(Mai - QÂTT) Xuân thêm cốt cách hương càng bội Tuyết giúp tinh thần, ngọc hãy còn

(Lão mai – HĐQÂTT) Tiên thụ thùy tương quán lý tài?

Hảo xuân nhất độ hảo hoa khai

(Cây tiên bên quán bởi ai trồng?

Mỗi độ xuân về rực rỡ bông.)

(Đào hoa thi – Nguyễn Bỉnh Khiêm) Nay đào đã quyến gió đông

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

So với tùng và trúc, hoa mai, hoa đào giống ở khí tiết nhưng hai loài hoa này còn có

ưu điểm mà hai người bạn kia không sao sánh được đó là hương Sắc hoa rực rỡ, hương hoa ngào ngạt thu hút sự chú ý của những loài ong, bướm khiến cho khu vườn xuân càng trở

Trang 39

nên hữu tình hơn trong sự giao hòa, quấn quýt của vạn vật Bức tranh thiên nhiên mùa xuân không chỉ đẹp mà còn là nơi các thi nhân ký thác lòng mình, đó không chỉ là mùa xuân thiên nhiên mà còn là mùa xuân lòng người Con người cảm khái thiên nhiên để suy nghiệm về thân phận, lẽ đời Trước hết, ta bắt gặp trong bức tranh xuân của thiền sư Mãn Giác niềm lạc quan, yêu đời qua hình ảnh nhành mai nở lúc cuối xuân:

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền sư)

Nếu trong thơ xuân của Nguyễn Trãi ta bắt gặp hình ảnh một con người luôn rực cháy tấm lòng yêu nước, thương dân thì trong thơ xuân của Nguyễn Du lại khiến lòng ta bùi ngùi trước trước nỗi cảm thương cho thân phận của tác giả Còn thơ xuân của Nguyễn Khuyến lại khiến lòng ta thổn thức không yên bởi nỗi lo lắng cho nỗi khổ của nhân dân của

cụ Tam nguyên Yên Đổ Mỗi thi nhân sống trong hoàn cảnh xã hội khác nhau, cảnh ngộ khác nhau trải lòng với vẻ đẹp mùa xuân trong một tâm trạng, một nỗi niềm riêng

Đến với thơ của Nguyễn Trãi, ta bắt gặp hình ảnh một ông già với phong thái ung dung thư thái, tâm hồn thanh thản sống chan hòa giữa chốn thôn quê Nhưng trong sâu thẳm lại ẩn chứa những nỗi niềm suy tư sâu lắng Đối với nhà nho tài đức luôn có tâm

nguyện làm "ngựa đến tuổi già còn kham rong ruổi" phải từ bỏ chốn quan trường là một

nỗi đau không dễ nguôi ngoai Lý tưởng chưa thực hiện trọn vẹn trong khi sức khỏe vẫn còn nên lòng yêu nước, thương dân luôn đau đáu trong trái tim ông Chính vì vậy trong bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của Nguyễn Trãi luôn thấp thoáng nỗi buồn nhân thế Đó là nỗi buồn nuối tiếc thời gian, nuối tiếc tuổi thanh xuân của mình:

Xuân xanh chưa dễ hai phen lại Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên

(Thơ tiếc cảnh, bài 3)

Trang 40

Còn ám ảnh người đọc trong những bức tranh xuân trong trẻo, thanh tân của Nguyễn

Du lại là tâm trạng cô đơn, u sầu đau đáu hướng về quê nhà của một con người tha phương, lưu lạc trên đất khách quê người Mùa xuân với bao chuyển biến tinh vi của đất trời theo lẽ thường đem đến cho con người niềm tin yêu, hi vọng thì lại khiến Nguyễn Du ý thức rõ hơn cảnh ngộ của mình:

Cộng chỉ mai hoa báo tiêu tức Xuân hòa tằng đạo dị hương nhân!

(Cùng chỉ mai hoa báo tin xuân Nhưng xuân có bao giờ đến với người nơi đất khách)

(An Huy đạo trung)

Hình ảnh thi nhân nơi đất khách, đón xuân trong tâm trạng buồn tủi, cô đơn cứ trở đi trở lại trong thơ của Thanh Hiên Vẻ đẹp của mùa xuân, sức sống của vạn vật không khỏa lấp được nỗi lòng nhung nhớ quê nhà và thiếu vắng tình thân của tác giả Đôi khi trong đêm xuân u tịch nhà thơ khao khát cháy bỏng tìm được ánh sáng mùa xuân nhưng lại tuyệt vọng

vì chỉ thấy bóng liễu âm u:

Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?

Tiểu song khai xứ liễu âm âm

(Đêm tối đen, tìm đâu ánh sáng mùa xuân?

Trước song cửa sổ mở chỉ thấy bóng liễu âm u)

Ngày đăng: 10/10/2017, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w