1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ nôm nguyễn trãi

92 2,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 716,49 KB

Nội dung

Bùi Văn Nguyên với bài viết của mình đã có nhận định và chứng minh của mình để thấy được tục ngữ và ca dao được sử dụng trong Quốc âm thi tập khá nhuần nhuyễn, tác giả viết “Có thể nói y

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VĂN HOÀNH

HIỆN TƯỢNG ĐẶC THÙ TRONG NGHỆ THUẬT

GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM

DƯƠNG VĂN HOÀNH

HIỆN TƯỢNG ĐẶC THÙ TRONG NGHỆ THUẬT

GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học :TS Phạm Thị Phương Thái

Thái Nguyên, năm 2012

Trang 3

cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại hoc Thái Nguyên cùng các thấy, các cô đã tham gia trực tiếp giảng dạy và đóng góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập , nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trong và biết ơn sâu sắc đối với TS Phạm Thị Phương Thái, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp

đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành Luận văn

Xin chân thành cảm ơn những ngươi thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học

Mặc dù tác giả đã có nhiều sự cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô

và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến Luận văn này

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2012

Tác giả

Dương Văn Hoành

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nói chung 7

4 Mục đích nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Kết cấu đề tài 8

NỘI DUNG 9

Chương 1: NGUYỄN TRÃI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9

1.1 Con người và thời đại Nguyễn Trãi 9

1.1.1 Con người 9

1.1.2 Thời đại 13

1.2 Khái niệm về tính dân gian và tính hiện đại 16

1.2.1 Tính dân gian 16

1.2.2 Tính hiện đại 17

1.3 Nguyên tắc gieo vần trong thơ Việt 22

Chương 2: TÍNH DÂN GIAN TRONG NGHỆ THUẬT GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 26

2.1 Hiện tượng bắt vần trong câu 26

2.1.1 Khảo sát, thống kê 26

Trang 5

2.1.3 Hiệu quả của lối gieo vần trong câu trong QATT 31

2.2 Tiếng cuối câu trên bắt vần tiếng câu dưới ở vị trí tiếng thứ1-6 35

2.2.1 Khảo sát thống kê 35

2.2.3 Giá trị, hiệu quả 43

Chương 3: TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 52

3.1 Gieo vần trái thanh điệu (hài âm) trong một dòng thơ 52

3.1.1 Khảo sát, thống kê 52

3.1.2 Nét độc đáo trong câu thơ sử dụng hiện tượng hài âm 54

3.2 Gieo vần từ câu trên xuống câu dưới theo nguyên tắc hài âm 63

3.2.1 Thống kê, phân loại 63

3.3 Liên hệ giữa lối hài âm trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Việt Nam hiện đại 66

KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Lý do khoa học

Quốc âm thi tập là tập thơ đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ của ta, cổ nhất,

chính xác nhất còn lại cho văn học Việt Nam Với tập thơ Nôm này,

Nguyễn Trãi được đánh giá là “vĩ nhân… có một vị trí cao trong bảo tàng văn học Việt Nam, đó là một nhà thơ mở đầu thơ cổ điển Việt Nam[16.587- 638] Bởi đây là một tập thơ có giá trị lớn cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật Cho đến nay giá trị của Quốc âm thi tập vẫn cần tiếp

tục được khẳng định trên nhiều phương diện, góc độ

Nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi có vai trò quan

trọng trong nghệ thuật Quốc âm thi tập nói riêng và nền thơ dân tộc viết

bằng tiếng Việt nói chung Cách gieo vần, ngắt nhịp biến tấu linh hoạt tạo

cho thơ Nôm Nguyễn Trãi đa phần có nhịp điệu tự do, uyển chuyển Quốc

âm thi tập vì thế, đã tránh được đơn điệu, gò bó - điểm hạn chế của thơ

Đường luật và trở thành bản nhạc đa thanh phù hợp với cảm xúc trầm bổng khi chân chất, hồn nhiên khi tân kì, sâu sắc của tác giả Ngoài lối

gieo vần thông thường của thơ Đường luật, Quốc âm thi tập sử dụng

những lối gieo vần có tính chất “phá cách”, vừa mang tính chất dân gian vừa có nét hiện đại Có thể xem, những kiểu gieo vần đó như minh chứng

để khẳng định tài năng sáng tạo và ý thức khát khao xây dựng cho dân tộc một lối thơ riêng

Khám phá hiện tượng đặc thù của nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, để qua đó thêm một lời khẳng định giá trị nghệ thuật của tập thơ

và vị thế của Nguyễn Trãi trên thi đàn dân tộc là mong muốn của đề tài này

Trang 7

1.2 Lý do thực tiễn

Nguyễn Trãi với các di sản tư tưởng, văn hoá đã được sưu tầm, phân tích đánh giá khá là đầy đủ, đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia.Chúng ta có thể nhận thấy và khẳng định rằng Nguyễn Trãi có sự ảnh hưởng và một địa vị rất lớn trong đời sống văn hoá của dân tộc Vì vậy các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi, trong đó có thơ Nôm đã được giới thiệu rộng rãi, được đưa vào trong các trường phổ thông, chuyên nghiệp học tâp ngày càng nhiều, cũng như là nguồn đề tài phong phú cho hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cao

Với những lí do kể trên, việc thực hiện đề tài “Hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ Nôm Nguyễn Trãi’’ là một trong những cách để

tiếp cận tri thức, rèn luyện khả năng tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học Đồng thời giúp cho người thực hiện đề tài có thêm những hiểu biết nhất định về thơ Nôm Nguyễn Trãi - một tác phẩm lớn được giới thiệu và tuyển chọn trong chương trình giảng dạy các cấp, các bậc học hiện nay Chúng tôi

hi vọng công trình sẽ đóng góp tích cực vào quá trình giảng dạy và học tập thơ văn Nguyễn Trãi trong nhà trường

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tính đến nay, lịch sử nghiên cứu Quốc âm thi tập đã có một bề dày Tuy nhiên, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng chưa có

là bao Có thể kể đến một số công trình, bài viết tiêu biểu của các tác giả như

“Âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” của Bùi Văn Nguyên, “Hành văn trong thơ Nguyễn Trãi” của Xuân Diệu, “Cống hiến của Nguyễn Trãi với tiếng Việt” của Hoàng Tuệ, “Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập” và “Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam” của Phạm Luận, “Một bản lĩnh thơ dân

Trang 8

tộc” của Minh Hiệu, Luận văn tiến sĩ của Phạm Thị Phương Thái “ Ngôn ngữ

và thể thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” Song, chúng tôi nhận

thấy, do mục tiêu nghiên cứu khác nhau nên việc tìm hiểu, khai thác và đánh giá về tính dân gian và tính hiện đại trong nghệ thuật gieo vần thơ Nôm Nguyễn Trãi còn thiếu tính cụ thể và chưa mang tính hệ thống

Bùi Văn Nguyên với bài viết của mình đã có nhận định và chứng minh

của mình để thấy được tục ngữ và ca dao được sử dụng trong Quốc âm thi tập khá nhuần nhuyễn, tác giả viết “Có thể nói yếu tố tục ngữ, ca dao khá đậm đà trong nhiều câu, nhiều bài thơ quốc âm của Ức Trai tiên sinh.Tiếng nói của tổ tiên ta được truyền lại gần như nguyên vẹn trong tục ngữ, ca dao qua bao thế hệ…chính nhờ Nguyễn Trãi ghi lại một số câu tục ngữ ca dao trong thơ quốc

âm của mình mà chúng ta có được cái mốc lịch sử chắc chắn để tìm hiểu một

số dạng tục ngữ ca dao với ý nghĩa lịch sử của nó”[62.807] BùiVăn Nguyên

đã có thống kê, đối chiếu khá cụ thể, từ đó ông đi đến kết luận cách khai thác vốn cổ trong tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi cũng linh hoạt, sáng tạo có chỗ như “lẩy” có chỗ như “tập” có chỗ như “phỏng”có chỗ lấy ý mà từ có bổ sung, hay có chỗ lấy từ mà ý bổ sung[62.812]

Tác giả Bùi Văn Nguyên còn dẫn ra một loạt các ví dụ về cách sử dụng tục ngữ khi sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi Thí dụ, ông cho rằng Nguyễn

Trãi đã lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý câu tục ngữ “giầu người hợp, khó người tan”

để lấy đó làm câu phá đề cho bài Bảo kính cảnh giới 12 như sau:

Giàu người họp, khó người tan Hai lấy hằng lề sự thế gian…

Hay trong một bài thơ khác, bài Bảo kính cách giới số 30 Bùi Văn

Nguyên đã cho rằng câu tục ngữ khá dài: “khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét” đã được Nguyễn Trãi

cắt thành hai câu :

Trang 9

Chẳng khôn chẳng dại luống ương ương, Chẳng dại người hoà lại chẳng thương…

Ông cho rằng ở 2 câu này Nguyễn Trãi sử dụng 2 vần “ương” và “ thương” được rút ra từ câu tục ngữ Có thể rút ra rằng, tác giả Bùi Văn

Nguyên quan tâm chủ yếu đến mối quan hệ ảnh hưởng của văn vần dân gian

và thơ Nôm Nguyễn Trãi Trường hợp ông quan tâm đến cũng chỉ mới là một

ví dụ làm rõ hơn về mối quan hệ đó mà thôi Những nhận định này của Bùi

Văn Nguyên cần phải bàn thêm Bởi cho đến nay những câu tục ngữ, ca dao lấy ra để so sánh với thơ Nôm Nguyễn Trãi ra đời vào khi nào? Vì vậy mà không biết rằng Nguyễn Trãi đưa tục ngữ, ca dao vào trong thơ mình hay là từ thơ ông mà đưa ra cuộc sống để trở thành tục ngữ, ca dao tạo thành nguồn vốn của dân gian

Xuân Diệu với “Hành trang trong thơ Nguyễn Trãi”đã nghiên cứu cấu

trúc và cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm Tác giả bài viết

đã rút ra rằng cách dùng từ đặt câu của Nguyễn Trãi chân phương, đưa vào thơ nhiều Nôm nhiều từ ngữ sáng tạo, sinh động và tinh tế…

Ở một bài khác, bài “Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ cổ Việt Nam”, đã bình khá sắc sảo về trường hợp gieo vần trong bài Bảo kính cảnh giới số 22 của Nguyễn Trãi.Ông viết như sau: “bản lĩnh của Ức trai có cái chất cứng, rất cứng cái cứng ấy lộ ra trong văn của câu thơ, nếu chẳng hạn nói “khó khăn trọn nghĩa, cháo càng ngon” thì cũng là một câu giáo huấn bản thân mình , đặt cá tính của mình vào: “Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon”; láy tiếng đặt các vần trắc lặp lại ở giữa câu, làm cho nó cứng cỏi, cương quyết, hai lần khẳng định[16.601] Lời bình của Xuân Diệu làm nổi bật

loại gieo vần ở giữa câu – gieo đúng vào vị trí ngắt nhịp Ông còn tinh tế nhận

ra đó là vần trắc, loại vần rất hiếm gặp trong thơ Đường luật và ông cho rằng chính lối gieo vần này đã làm lên bản lĩnh cứng cỏi của Nguyễn Trãi trong

Trang 10

thơ Nôm Như vậy Xuân Diệu đã tìm hiểu về gieo vần trong Quốc âm thi tập

Tuy nhiên, thì việc tìm hiểu cũng chỉ mới dừng lại ở một trường hợp cụ thể khi xem xét nhiều vấn đề thuộc nội dung tư tưởng của tập thơ mà thôi

Hoàng Tuệ cũng đã nói đến bản lĩnh và cống hiến của Nguyễn Trãi đối

với tiếng Việt, Hoàng Tuệ khẳng định Quốc âm thi tập là biểu hiện một tư tưởng chính trị, một ý chí đấu tranh Nhưng tập thơ còn biểu hiện những vấn

đề của tiếng Việt sáu thế kỉ trước đây, và bản lĩnh ngôn ngữ của Nguyễn Trãi trước những vấn đề ấy Bản lĩnh ấy rất tích cực và đó là mặt khác trong cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt.[72.818] Từ đó Hoàng Tuệ đã chỉ ra hiện tượng đáng ghi nhận về mặt ngôn ngữ trong Quốc âm thi tập : Bộ phận

từ vựng Việt- kể cả những từ gốc Hán đã đồng hoá từ lâu đời - chiếm vị trí nổi bật Ngữ pháp cũng là Việt; tục ngữ rõ ràng được quý chuộng Về chất

liệu Hán trong Quốc âm thi tập, Hoàng Tuệ cũng phân tích kĩ để thấy được vì

sao một người như Nguyễn Trãi, một người đang muốn thử nghiệm làm giàu đẹp tiếng Việt lại dụng nhiều tiếng Hán…Song dù Nguyễn Trãi có sử dụng nhiều từ vựng Hán nhưng Hoàng Tuệ vẫn đánh giá sự cống hiến của Nguyễn

Trãi rất cao: cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt, đó là cống hiến thật to lớn…Nguyễn Trãi , người mở đầu gian khổ và xuất sắc sự nghiệp lớn lao về tiếng Việt Văn học…[72.826]

Hoàng Hữu Yên đã chỉ ra rằng:“khả năng biểu đạt trong thơ Nguyễn Trãi đạt đến vẻ đẹp tinh vi, tế nhị, kho từ thuần Việt phong phú, đa dạng Nguyễn Trãi đã khẳng định vai trò của mình trong lịch sử ngữ âm, lịch sử từ vựng, lịch sử ngữ pháp tiếng Việt

Phạm Luận với hai bài viết “Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập và “Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam”.Trong Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập, Phạm Luận đã chỉ ra: thể thơ của Quốc âm thi tập tuy có làm theo quy

Trang 11

cách thơ Đường luật Song số bài hoàn toàn theo quy cách thơ Đường luật thực sự không nhiều, số lớn bài thơ đều ít nhiều viết khác niêm luật thơ Đường.[54.839-840]

Theo Phạm Luận, Nguyễn Trãi sử dụng nhiều câu thơ bảy chữ, cách ngắt nhịp phổ biến 3/4 (lẻ trước chẵn sau) nó khác với cách ngắt nhịp phổ biến 4/3 (chẵn trước lẻ sau) trong thơ Đường luật Nguyễn Trãi cũng sử dụng vần lưng.Việc dùng câu sáu không cố định nhiều khi dẫn đến thất niêm, điều

đó cho thấy sự phóng túng của Nguyễn Trãi trong việc sử dụng cách điệu thơ Đường Luật Pham Luận đã phân tích, chứng minh rất tỉ mỉ, thấu đáo để rút ra

kết luận: “Quá trình sáng tác thơ bằng tiếng Việt, Nguyễn Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi pháp luật Đường như thế nào Nhưng điều đáng chú ý hơn là từ những tiềm năng quý báu của thể thơ Trung Quốc này, Nguyễn Trãi đã có “một cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam ở giai đoạn chữ Nôm mới bắt đầu hình thành và phát triển” [55.856] Phạm Luận còn phát hiện ra sự sáng tạo

của Nguyễn Trãi về cách gieo vần lưng đã thể hiện bước mở đầu trong quá trính xây dựng thi pháp Việt Nam

Trong “Mấy suy nghĩ về thể thơ sáu lời( lục ngôn) xen bảy lời trong Quốc âm thi tập”, NgôVăn Phú cho rằng thể thơ thất ngôn và lục ngôn có từ thời Trần, Nguyễn Trãi đã “đóng góp lớn cho thể thơ này định hình và tồn tại”

Từ những bài chính nói về thể thơ trong Quốc âm thi tập, chúng tôi

thấy các tác giả đều đánh giá đóng góp lớn lao của Nguyễn Trãi trong việc định hình và khẳng định một thể thơ dân tộc Tuy nhiên do sự biến thiên thời gian, do các tài liệu lưu lại không còn đầy đủ, các tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở đó và câu giải đáp vẫn còn ở phía trước cần được tìm hiểu thấu đáo hơn

Tuy “Hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ Nôm Nguyễn Trãi” mới chỉ “thấp thoáng” trong các công trình nghiên cứu

Trang 12

trên, nhưng nó là sự gợi dẫn quý báu giúp chúng tôi tìm hiểu một cách cụ thể hơn, hệ thống hơn về nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi

Từ đó thấy được sự đóng góp to lớn của tác giả đối với sự ra đời của thể loại thơ Nôm Đường luật nói riêng và tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà nói chung

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của công trình là phương diện thể hiện

Hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- 254 bài thơ Nôm trong Quốc âm thi tập“Nguyễn Trãi toàn tập tân

biên”, Trung tâm nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2000

- Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát một số tác phẩm thơ ca dân gian, văn vần dân gian và văn thơ trung đại, một số nhà thơ hiện đại để so sánh và đối chiếu khi cần thiết

4 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện đề tài này là nhằm hệ thống những phương diện thể hiện tính dân gian và tính hiện đại trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm Nguyễn Trãi Với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài như vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm những mục đích sau:

- Tìm và phát hiện ra những nét độc đáo trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm Nguyễn Trãi và những hiệu quả biểu đạt của lối gieo vần ấy Qua tìm hiểu lối gieo vần trong thơ Nôm của ông để thấy được một phần tài năng

và qua đó góp phần một lần nữa khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Trãi trong quá trình xây dựng và phát triển của thi pháp thơ ca Việt nói riêng và nền văn họcViệt Nam nói chung

Trang 13

- Hy vọng rằng với kết quả tìm hiểu một vấn đề có thể coi là mới này sẽ đóng góp tiếng nói nhỏ bé của mình vào trong quá trình nghiên cứu và học tập cũng như giảng dạy thơ văn Nguyễn Trãi trong nhà trường

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết tốt mục tiêu đặt ra của đề tài Trong quá trình thực hiện chúng tôi tiến hành những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tạo cơ sở lý luận vững chắc, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác cho đề tài

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Cụ thể hóa từng đối tượng phân tích chi tiết Trên cơ sở đó đưa ra kết luận tổng hợp về vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp thống kê phân loại: Để làm căn cứ cụ thể giải quyết một cách triệt để mục tiêu của công trình nghiên cứu đó là nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi

- Phương pháp so sánh: Để tạo ra tương quan so sánh nhằm chỉ ra sự tiếp nối cũng như tính sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tượng nghiên cứu

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Luận văn gồm

ba phần:

Chương 1: Nguyễn Trãi và một số vấn đề liên quan đến đề tài

Chương 2: Tính dân gian trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm Nguyễn Trãi

Chương 3: Tính hiện đại trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm Nguyễn Trãi

Trang 14

NỘI DUNG

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Con người và thời đại Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi sinh ra trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố lớn của dân tộc Xuất thân trong một gia đình quan lại quý tộc, cha ông Nguyễn Ứng Long là người có tài và đỗ Thái học sinh năm 1374 và làm quan thời Trần nhưng không được trọng dụng Ông ngoại là Trần Nguyên Đán một quý tộc nhà Trần Vì vậy ngay từ nhỏ Nguyễn Trãi đã được giáo dục theo tư tưởng của nho giáo và chính tư tưởng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến con người Nguyễn Trãi trong cả cuộc đời Đạo Khổng nho luôn đề cao tu tưởng trung quân, ái quốc, như bao nhà nho khác trong xã hội phong kiến, Nguyễn Trãi

luôn mong muốn “nhập thế”mang tài năng của mình giúp đời Ở ông ta luôn

bắt gặp tư tưởng nhân nghĩa và ý thức dân tộc sâu sắc qua từng suy nghĩ và hành động Tuy nhiên ở Nguyễn Trãi tư tưởng “Trung quân” của ông được hiểu một cách rất linh hoạt và tiến bộ so với hệ tư tưởng của các nhà nho cùng

thời Nhà nho xưa luôn tâm niệm “Tôi trung không thờ hai chủ” nó được coi

như gốc dễ của bề tôi trung thành Nhưng Nguyễn Trãi chữ “Trung” không hẳn là trung với vua mà ông tâm niệm trung hiếu được hiểu theo nghĩa rộng

Trang 15

hơn, đó là trung hiếu với nước, với dân, mang lợi ích cho nhân dân Điều đó

đã được Nguyễn Trãi thể hiện khá rõ ràng qua những hành động cụ thể Năm

1400 khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, ông đã không như một số nhà nho khác tìm cách ở ẩn mà khi nhà Hồ mở khoa cử ông đã ứng thi

và đỗ Thái học sinh cùng với cha mình là Nguyễn Ứng Long ra làm quan cho nhà Hồ Năm 1407 nhà Hồ bị thất bại trước sự xâm lược của quân Minh, cha con họ Hồ và một số quan lại bị bắt trong đó có Nguyễn Phi Khanh thân phụ của ông Tướng giặc là Trương Phụ đã buộc Nguyễn Phi Khanh phải gọi Nguyễn Trãi ra hàng và giam ở Đông Kinh Nguyễn Phi Khanh đã khuyên ông bỏ trốn và tìm con đường cứu nước, cứu dân Nghe lời khuyên của cha, trong suốt 10 năm trời li loạn từ 1407 đến 1418 ông đã “Lênh đênh góc bể chân trời” đi tìm chân chúa nhằm cứu nước cứu dân Cuối cùng ông đã tìm

đến Lê Lợi và dâng Bình Ngô Sách

Từ đó Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi tin tưởng và cùng bàn mưu lược đánh giặc và trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến chống Minh Dù đây là những ngày tháng đầy khó khăn, gian khổ nhưng Nguyễn Trãi đã được mang hết tài năng, trí tuệ để phục vụ cho cuộc kháng chiến mong muốn đánh đuổi

giặc Minh, mang lại hòa bình, xây dựng cuộc sống cho “Bách tính trăm họ”

ấm no, hạnh phúc Có lẽ đó là những tháng ngày thỏa chí nhất trong cuộc đời của Nguyễn Trãi

Năm 1428 khi mà Lê Lợi lập nên nhà Lê chưa được bao lâu đã nghe lời sàm tấu của bọn nịnh thần bức hại một số người tài giỏi giúp mình Trần Nguyên Hãn, Trần Văn Xảo đã bị bức tử và bị giết Nguyễn Trãi bị Lê Lợi nghi ngờ, bắt giam rồi được tha Khi Lê Lợi mất, Lê Thái Tông nên ngôi, xuống chiếu phong

cho Nguyễn Trãi chức Nhập nội hành khiển môn hạ sảnh ty, hữu gián nghị đại phu kiêm Hàn Lâm viện thừa chỉ học sĩ, tri quan tam sự tưởng là một lần nữa

được trọng dụng để mang tài năng giúp nước, giúp dân nhưng do bản tính thẳng

Trang 16

thẳn và cương trực nên ông bị triều thần ghen ghét Sống giữa trốn quan trường chứng kiến đầy sự bất công, nghi kị xảy ra trong triều mà bất lực không làm gì được ông rất đau khổ Cuối cùng ông không thể nhẫn nhục chịu đựng được sự lộng hành của bọn gian thần và hoạn quan trong triều đình, Nguyễn Trãi đã xin cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn Ở Nguyễn Trãi, tư tưởng yêu nước không đơn

thuần là một khái niệm hay một đạo lí phải tuân theo “Ái quốc, ưu dân”nó đã trở

thành lý tưởng luôn hiện hữu ám ảnh ,dày vò thôi thúc nhà thơ Ngay cả khi không được trọng dụng phải lui về Côn Sơn ở ẩn, xa lánh việc đời, nhưng tràn ngập trong thơ Quốc âm là tấm lòng yêu nước, thương dân như nước cuồn cuộn chiều đông, không ngừng chảy ra biển lớn

Còn có một lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung

hóa Đại Việt lên một tầm cao mới “Nền văn hóa yêu nước, tiến bộ có tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc, có giá trị hiện thực lớn, có tính chiến đấu cao, thể hiện đầy đủ nhất, mạnh mẽ nhất của chủ nghĩa yêu nước thế kỉ XV ”[67.910]

Trang 17

Trước hết ta thấy đóng góp của Nguyễn Trãi Trong nền văn hóa Đại

Việt ở phương diện người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa Nguyễn Trãi đã

gắn văn hóa vào sự nghiệp cứu dân, cứu nước Ông dùng ngòi bút của

mình, ngòi bút “Viết thư thảo hịch tài giỏi hay hơn hết thảy mọi thời”như một vũ khí chiến đấu “có sức mạnh hơn nhiều đạo quân” để chống kẻ thù

Nguyễn Trãi đã dùng tài năng văn chương của mình để tập hợp lực lượng,

cổ vũ tinh thần quân sĩ, góp công rất lớn cho sự thắng lợi của cuộc kháng

chiến chống quân Minh Ông gắn hoạt động văn hóa với hành động “Trừ độc, trừ gian, trừ bạo ngược” và xây dựng lối sống cao đẹp có nhân cách

“Có nhân, có chí, có anh hùng”

Cũng như đã nói ở trên, Nguyễn Trãi là người luôn đề cao tư tưởng nhân nghĩa và làm cho tư tưởng đó ăn sâu và lan tỏa rộng khắp trong tâm thức của xã hội, từ đó biến thành nguồn nội lực, thành sức mạnh của dân tộc Tư tưởng nhân nghĩa này được Nguyễn Trãi thể hiện qua lòng yêu nước, thương dân, tình yêu thương nhân đạo sâu sắc , cao cả và được biểu

hiện rõ nét qua thơ văn của ông.Nguyễn Trãi “ca ngợi tình yêu thương đồng bào cốt nhục, cuộc sống tươi đẹp yên vui, chống lại sự chà đạp lên nhân phẩm con người và những hành động bất nhân, bất nghĩa Thơ văn của ông chiến đấu vì chính nghĩa, vì lẽ phải, vì đời sống ấm no hạnh phúc của nhân dân, vì sự hòa bình muôn thủa, vì sự hòa hiếu giữa các dân tộc ”[67.910] Đóng góp của Nguyễn Trãi còn ở vị trí của ông trong sự

nghiệp văn chương của mình Từ đó góp phần đua vị thế văn hóa, vị thế của dân tộc được nâng tầm cao mới

Ý thức đó, tấm lòng nhân nghĩa đó của Nguyễn Trãi luôn luôn như dòng thác chảy không bao giờ ngừng nghỉ trong tiến trình vận động và phát triển của nền văn hóa dân tộc Những cống hiến lớn lao đó sẽ vẫn còn nguyên giá trị đối với mỗi chúng ta

Trang 18

1.1.2 Thời đại

Cuộc đời của Nguyễn Trãi đã trải qua một thời đại đầy bão táp với những biến cố xã hội sôi động Nhưng Nguyễn Trãi là nhân vật kiệt xuất, ông

đã có những tác động không nhỏ đến thời đại của mình

Giai đoạn đầu của thời đại Nguyễn Trãi là giai đoạn đất nước không được ổn định Ông sinh ra trong lúc nhà Trần đang suy yếu và tất yếu bị diệt vong theo quy luật của lịch sử các triều đaị phong kiến Giặc Chiêm nhiều lần xâm lược và tàn phá nước ta từ phương Nam Khi Nguyễn Trãi trưởng thành thì cũng là lúc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần (1400) Nhà Hồ đã thực hiện những cải cách xã hội triệt để, Hồ Quý Ly là người thực hiện các cải cách rất táo bạo và kiên quyết trên rất nhiều mặt như thực hiện chính sách hạn nô, hạn điền, phát hành tiền giấy, di dân khai hoang, xây thành trì kiên cố, mở các trường học ở phủ huyện hay đưa môn toán vào dạy, trong dụng nhân tài Tuy

nhiên đã không mấy thành công Do chính sách của Hồ Quý Ly “Không thể giải quyết được các mâu thuẫn của xã hội lúc bấy giờ và không có khả năng tập hợp các lực lượng xã hội đoàn kết ở xung quanh”[51.14] Mặc dù nhà Hồ

đã thực hiện nhiều cải cách về mặt kinh tế, xã hội đặc biệt là quân sự nhưng chưa xây dựng được nhà nước đủ mạnh, đoàn kết được các tầng lớp trong xã hội để chống lại sự xâm lược của quân Minh, nên đã thất bại Kết thúc triều đại nhà Hồ cũng là kết thúc giai đoạn đầu của thời đại Nguyễn Trãi

Giai đoạn tiếp theo của thời đại Nguyễn Trãi là thời kì quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh, dành quyền độc lập tự

do cho dân tộc Như chúng ta đã biết năm 1407 giặc Minh đã xâm lược nước

ta và chiếm được Đông Đô, bắt được cha con Hồ Quý Ly Sau đó đổi nước ta thành quận Giao Chỉ và xác nhập vào Đại Minh Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp

nổ ra như khởi nghĩa của Trần Quỹ và Trần Quý Khoáng nhưng đều thất bại Năm 1416 Lê Lợi đã tổ chức hội thề Lũng Nhai, chuẩn bị cho khởi nghĩa

Trang 19

1418 Nguyễn Trãi đã dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi – Đây là thời điểm rất quan trọng, là dấu mốc giúp cho cuộc khởi nghĩa rành những thắng lợi sau này Bắt đầu từ đây quân dân ta được sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã dành hết trận thắng này đến trận thắng khác Là mốc son của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Đánh dấu sự thắng lợi và kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi bằng bản Đại Cáo Bình Ngô hào hùng Nguyễn Trãi đã đúc kết toàn bộ sự nghiệp chống giặc Minh của Lê Lợi

và cả dân tộc ta Một trang lịch sử vẻ vang của dân tộc chống giặc ngoại xâm, kết thúc thắng lợi mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho tổ quốc dân tộc

Giai đoạn thứ ba đó là từ khi Lê Thái Tông lên ngôi 1428 thâu tóm quyền lực tính đến khi Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi (1464) Nửa đầu giai đoạn này nhà Lê tập trung quyền lực trong tay Bộ máy nhà nước được củng cố chặt chẽ, công tác lập pháp được các vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông và sau đó là Lê Thánh Tông ban hành những luật lệ để cai trị Điều đó đã góp phần tạo nên sự hùng mạnh của nước Đại Việt thế kỉ XV vào bậc nhất Đông Nam Á thời kì bấy giờ Tuy nhiên phải thấy rằng, khi tập trung quyền lực vào trong tay Lê Thái Tố đã tỏ ra chuyên quyền, tin những kẻ nịnh thần bất tài, ganh ghét những người trung quân tài giỏi, khi lên làm vua đã gây bất bình trong nội bộ triều đình Những công thần đắc lực giúp Lê Lợi chống quân Minh lần lượt bị hãm hại hoặc sau đó bị Lê Thái Tông sát hại Phần lớn những người

bị xử tội chết và bị giết xã hội đương thời đều kêu oan Bên cạnh đó tình hình lục đục, phe cánh hãm hại nhau diễn ra trong triều, các mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, quan lại tham lam vơ vét của dân, đời sống nhân dân không được cải thiện Trong thời kì này Nguyễn Trãi chán nản và ông đã cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, sống cảnh đạm bạc hòa đồng với thiên nhiên, muông thú Nhưng rồi một thảm án thảm khốc đã giáng xuống ông và những người thân trong gia

tộc vào 1442 với vụ án Lệ Chi Viên “Chu di tam tộc”

Trang 20

Nửa cuối giai đoạn này là thời kì Lê Thánh Tông lên ngôi 1460 đây là thời kì nhà Lê lấy lại uy tín với nhân dân Dưới sự trị vì của Lê Thánh Tông

đất nước đã đi vào dần ổn định, Ông đã ban hành Quốc triều hình luật và

những chính sách cai trị sáng suốt hợp lòng dân, nội bộ triều đình ổn định, kinh tế dần được cải thiện và phát triển, đời sống nhân dân dần ấm no, hạnh phúc Nhà vua trẻ đã ban chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi

Nhìn chung lại, thời đại Nguyễn Trãi là thời đại vừa anh hùng nhưng cũng đầy bi kịch, đây cũng chính là mâu thuẫn trong thời đại của ông Bởi vì trong thời kì này cả dân tộc đã đồng lòng đoàn kết, đánh đuổi giặc ngoại xâm dành chiến thắng một cách oanh liệt, vẻ vang Nhưng nó cũng chất chứa bi kịch bởi quyền lợi cá nhân trong triều chính, mà ở đây là vua đặt trên quyền lợi của dân tộc, quyền lợi của nhân dân

Tuy vậy cũng có thể thấy thời đại Nguyễn Trãi là thời đại đầy oai hùng,

vẻ vang, một trang sử vàng của dân tộc trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược Thắng lợi đó đã mở ra một kỉ nguyên mới, thời kì phát triển mới trong

sự phát triển của lịch sử nước nhà

Cả cuộc đời Nguyễn Trãi đã mang hết tâm huyết, tài lược của mình xây dựng nền văn hoá Đại Việt.Với một dân tộc có truyền thống văn hoá được đúc rút qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Truyền thống đó đến thời

Lý - Trần đã có những thành tựu rực rỡ Nguyễn Trãi là người kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và có công lao lớn làm cho nền văn hoá Đại

Việt lên một tầm cao mới, đó là “Nền văn hoá yêu nước tiến bộ có tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc, có giá trị hiện thực lớn Có tính chiến đấu cao, thể hiện mộtcách đầy đủ nhất,mạnh mẽ nhất chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thế

kỉ XV”[67.910] Cống hiến của Nguyễn Trãi về văn hoá còn là đề cao tư

tuởng nhân nghĩa và làm tư tưởng đó ăn sâu, lan toả vào trong tâm thức xã hội, biến thành sức mạnh dân tộc Nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn

Trang 21

Trãi là lòng yêu nước, thương dân, là lòng nhân ái rộng lớn, chủ nghĩa nhân đạo cao cả tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện sâu sắc trong sự nghiệp thơ ca của ông Cống hiến của Nguyễn Trãi cho nền văn hoá Đại việt ngay chính ở

vị trí Ức Trai trong sự nghiệp văn chương Chính địa vị vĩ đại của Nguyễn Trãi đã nâng cao vị thế của dân tộc Những đóng góp trên chúng ta có thể thấy

qua rõ qua sự nghiệp văn chương của ông, đặc biệt là trong tập thơ Nôm Quốc

âm thi tập Tập thơ là cột mốc đánh dấu của quá trình xây dựng và phát triển

nền văn hóa Đại việt nói chung, trong đó có văn học nói riêng

1.2 Khái niệm về tính dân gian và tính hiện đại

1.2.1 Tính dân gian

1.2.1.1 Tính dân gian và biểu hiện của tính dân gian

Tính dân gian hay chất dân gian là khái niệm hay được sử dụng nhưng chưa được định danh thật rõ ràng và chưa có mặt trong Từ điển thuật ngữ văn học, Từ điển văn học

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng tính dân gian là những cách nói, cách diễn đạt hết sức vần vè của dân gian Đặc biệt là người dân Việt hay thích nói kiểu vần vè với nhau trong giao tiếp Thông qua những hình ảnh được ví von hay so sánh.Nó xuất hiện rất nhiều qua các câu tục ngữ,

ca dao với một kho tàng đồ sộ

Ví dụ như những câu sau đây :

Không ưa thì dưa có ròi

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng

Trang 22

điểm của người dân Việt Với cách hiểu như vậy, theo suy nghĩ hạn hẹp chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách hiểu của mình về tính dân gian như sau:

Tính dân gian là khái niệm dùng chỉ thuộc tính, phẩm chất của một nền văn học dân gian hay một bộ phận cấu thành của nó ( Ca dao, tục ngữ, hò,

vè, truyện cổ dân gian )

Tính dân gian trong văn học thể hiện ở hai mặt nội dung và hình thức trong tác phẩm Về mặt nội dung chính là yếu tố về đề tài, sự lý giải chủ đề hay cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả mang đậm chất dân gian Về mặt yếu tố hình thức là thể loại, ngôn ngữ, hình thượng nghệ thuật, nhân vật, kết cấu…có màu sắc của văn học và văn hoá dân gian

Tính dân gian dùng để chỉ thuộc tính, phẩm chất, nội dung của tác phẩm văn học dân gian Gắn hoàn cảnh, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động trong một thời quá khứ xa xưa, ghi dấu ấn thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa

Tính dân gian dùng để chỉ một số đặc điểm nổi bật trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian: mộc mạc, giàu hình ảnh, hay sử dụng kết cấu trùng điệp, kết cấu đối ngẫu, ngôn ngữ và hình ảnh gắn bó với những gì thân thuộc trong cuộc sống sinh hoạt và lao động của cộng đồng dân tộc ấy

1.2.2 Tính hiện đại

1.2.2.1Tính hiện đại và biểu hiện của tính hiện đại trong thơ

“ Hiện đại “ trong tiếng Anh là “ Modern” cũng có nghĩa là tân tiến,

tân kì, hợp thị hiếu Theo từ điển Hán -Việt ( Phan Văn Các) thì hiện đại có nghĩa là thời nay(tiếng Việt hiện đại, ) có nghĩa là áp dụng những phát minh

mới nhất về khoa học Nhìn chung “ hiện đại” được hiểu là những gì tân tiến,

tân kì thời nay

Trang 23

Hiện đại khác với truyền thống, nếu như truyền thống là “các nhân tố

xã hội đặc biệt truyền tư đời này sang đời khác”(từ điển Hán - Việt Phan Văn Các) thì hiện đại là những “nhân tố mới” của xã hội “thời nay” và đến “thời nay” mới có

Như vậy, liệu “hiện đại” có đồng nghĩa với “cái mới” hay không ? cần

phân biệt rõ hai phạm trù này

“Cái mới” là cái chưa từng có trước đó.Tức là cái gì đó đến nay mới

xuất hiện thì là cái mới Nội dung của phạm trù cái mới rất rộng Nó bao gồm

cả cái mới tốt đẹp và cái mới không tốt đẹp

Còn “hiện đại” như chúng ta đã cắt nghĩa, nghĩa là những gì tân kì, tân

tiến của thời nay Đã là tân tiến thì nó không bao gồm cái xấu , cái phản thẩm

mĩ, không thể đồng nhất cái mới và cái hiện đại được Phạm trù hiện đại hẹp hơn phạm trù cái mới, hiện đại là những cái mới hợp thị hiếu, cái mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thời đại

Văn học Việt Nam trải qua các quá trình dài phát triển đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với những thay đổi của thời đại, văn học bước đầu đã có những bước chuyển mình Hấp thụ những tinh hoa văn hóa của nhân loại( văn hóa phương Đông từ thế kỉ XX về trước và Văn hóa phương Tây từ thế kỉ XX), đặc biệt với những vốn chắt chiu từ cuộc sống mới đầy ắp, văn học Việt Nam lúc này đã xuất hiện những yếu tố mới Nhưng không phải cái mới ngay khi xuất hiện đã tạo ra sắc diện ngay cho nền văn học Để có một nền văn học

hiện đại như ngày nay, văn học đã trải qua quá trình “hiện đại hóa”

Hiện đại trong văn học là một quá trình đưa nền văn học nước ta tiến kịp với nền văn học các nước tiên tiến Văn học hiện đại Việt Nam hình thành trên cơ sở của sự phát triển của các đô thị lớn, sự hình thành giai cấp công nhân cùng một lớp công chúng tiểu tư sản thành thị đã tiếp thu ít nhiều văn hóa phương Tây Tất nhiên đi vào quỹ đạo hiện đại thì nó là một chất lượng mới, thi pháp mới với văn học trung đại

Trang 24

Văn học nghệ thuật một mặt kế thừa tiếp tục sử dụng những thành quả của thời đại trước ở thời đại sau, mặt khác còn là sự sáng tạo, tạo ra những giá trị mới phù hợp với từng thời kì phát triển Sự kế thừa và sáng tạo là quy luật muôn thủa của văn hóa nghệ thuật

Phủ định trong kế thừa chính là khâu làm cho phát triển Mục đích của phủ định biện chứng là tạo ra cái mới chưa từng có, mang một trình

độ điêu luyện mới, mở ra một khả năng mới, đề xuất một tư tưởng mới Cái đích của sáng tạo là làm nên những giá trị không lặp lại, phát triển những khả năng chiếm lĩnh đời sống của văn nghệ Mặt sáng tạo trong văn học nhằm tạo ra những giá trị phù hợp với thời đại mới tạo ra tính hiện đại của văn học nghệ thuật

Tính hiện đại là nhân tố quan trọng, bao quát cả nội dung và hình thức trong quá trình sáng tạo nghệ thuật thực chất nội dung tính hiện đại là những nhân tố giá trị mới xuất hiện trong cuộc đấu tranh cách mạng to lớn mà nhân dân ta tiến hành

Đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam biến chuyển và vận động theo một hướng mới, một quy trình mới Đó là nền văn học hiện đại cả về nội dung

và hình thức

Xét về nội dung, hiện đại trong văn học thể hiện ở sự tiếp thu mở rộng những đề tài phản ánh, chủ đề, cảm hứng văn học hiện đại hướng vào phản ánh thế giới đa chiều của con người, văn học trở về gần với cuộc sống thoát khỏi văn học chức năng trung đại

Về nghệ thuật, để diễn tả những nội dung mới trong văn học yêu cầu

có hình thức nghệ thuật mới phù hợp Văn học hiện đại kế thừa và đổi mới các thể loại, ngôn ngữ, các phương tiện tạo hình, biểu hiện tạo thuận lợi cho việc sáng tác Người nghệ sĩ đã vận dụng các hình thức nghệ thuật nhằm tác động vào những tình cảm tiềm tàng của người thưởng thức

Trang 25

Những biểu hiện tính hiện đại trong thơ ca : nó biểu hiện ở 2 mặt nội dung và hình thức, cụ thể:

Biểu hiện về mặt nghệ thuật đó là việc cách tân thơ ca nói riêng cũng như văn học nói chung là yêu cầu và bước đi cần thiết ở Đông Nam Á khi mà các nước trong khu vực muốn thoát khỏi sự ràng buộc của các thể chế xưa cũ, hướng về văn minh phương Tây

Không khí mới của thời đổi mới đã mang đến cho thơ ca luồng sinh khí mới và cũng mang những hình thức biểu hiện mới Có thể thấy, ở mỗi thời đại , mỗi giai đoạn lịch sử thường sử dụng những thể loại thích hợp mà mà ở đấy chúng ta thấy được sự vận động trong tư duy, sáng tạo của nhà thơ Sự vận động này thể hiện ở nhiều cấp độ: từ quan niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ

và cuộc sống , thái độ của nhà thơ với cuộc đời đến tư thế cảm thụ và cách bộc lộ cảm xúc thông qua hệ thống nghệ thuật (đối tượng thẩm mỹ, thể thơ, ngôn ngữ, cách gieo vần, )

Chúng ta thấy rằng; thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ, không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu đã dành cho ngôn ngữ một vị trí xứng đáng

trong các định nghĩa về thơ: “Bài thơ, sự lưỡng lự kéo dài giữa âm và nghĩa”( Voleli); “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ cho chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này”( Phan Ngọc)

Tham gia vào quỹ đạo của thế giới hiện đại, hình thức thơ có nhiều cách tân hiện đại về ngôn ngữ và thể loại Từ trong ý thức, tình cảm các nhà thơ Việt Nam đã phá vỡ khuôn khổ câu thơ cũ để được tự do hơn trong việc thể hiện cảm xúc Câu thơ thoát khỏi hệ thống ước lệ, quy phạm trong thơ xưa

để “chạy tung về chân trời mới” Thơ mới là một bước ngoạn mục trong việc cách tân hình thức thơ ca, đánh dấu một cột mốc đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển thơ ca, đáng ghi nhớ nhất là sự đóng góp của thơ tự do Sau cách mạng tháng tám đã mở ra con đường mới cho thơ ca, nhiều thể thơ được sáng

Trang 26

tạo và phát triển, câu thơ được mở rộng, giãn ra và trong một số trường hợp bị phá vỡ cấu trúc để nâng cao khả năng biểu hiện Thơ tự do được vận dùng theo đúng quy luật hình thức phục vụ nội dung Câu thơ mở rộng ,cách luật do yêu cầu diễn đạt của nội dung

Thơ tự do phát triển và nhiều lúc đi đến hình thức thơ không vần thơ không vần là một nẻo của thơ tự do Thơ tự do xây dựng nội dung thơ ca trên

cơ sở nhịp điệu và hình ảnh, loại bỏ vần, thường làm hạn chế nhịp điệu hài hòa, gợi cảm của thơ, phần lớn các nhà thơ chỉ hiệp vần trong những trường hợp đặc biệt của mạch thơ.Có thể nói thơ không vần là bước phát triển trong

sự cách tân của nền thơ ca hiện đại.Tuy vậy, trong thơ hiện đại vẫn có rất nhiều bài thơ sử dụng các lối hiệp vần nhưng ở mức độ khác nhau và có nhiều cách tân, đổi mới so với thơ trung đại

Về các thể thơ, thơ hiện đại không chỉ làm mới mình bằng cách tìm những hình thức biểu đạt mới mà còn quay về với ngay những thể thơ truyền thống Thể thơ năm chữ, thể thơ bảy chữ, tám chữ vẫn tiếp tục sử dụng với rất nhiều cách tân

Câu thơ bảy chữ nhìn chung không thay đổi cấu trúc về số câu, số từ nhưng có nhiêu yếu tố mới Việc ngắt nhịp đã trở nên hài hòa hơn trong việc phối hợp giữa các nhịp 4/3, 2/2/3, 3/4, làm cho câu thơ bảy chữ khỏe mà vẫn nhịp nhàng:

Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống(4/3) Nhà ai Pha Luông/ mưa xa khơi (4/3)

Anh bạn/ dãi dầu/ không bước nữa(2/2/3) Gục trên súng mũ/ bỏ quên đời( 4/3)

(Tây Tiến – Quang Dũng) Thể thơ năm chữ vẫn giữ một vị trí quan trọng trong thơ hiện đại Câu năm chữ với nhịp ngắn gọn, có khả năng biến hóa rất linh hoạt, có thể dài mạch thơ để kể chuyễn hoặc biểu hiện tâm tình.Vì số từ ít nên thanh điệu của

Trang 27

thể thơ năm chữ khỏe và chắc chắn nếu nghiêng về vần chắc và không kém nhịp nhàng nếu là vần bằng Thể thơ năm chữ này được các nhà thơ vận dụng

khá thành côngvới các đề tài về kháng chiến

Thơ ca hiện đại với sự kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống bên cạch việc sáng tạo những giá trị mới thể hiện được sự thống nhất giữa lí tưởng và hiện tại, giữa ước mơ và khả năng thực hiện, là cơ sở để chắp cánh cho bay cao, bay xa và vươn tới những đỉnh cao của thời đại Những thành tựu của hơn một thế kỉ của văn học hiện đại là vườn hoa tươi thắm cho chúng

ta tin tưởng vào bước đi tới trước của thơ ca nước nhà

1.3 Nguyên tắc gieo vần trong thơ Việt

Trong thơ vần có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong thơ trung đại

thì vần càng không thể thiếu được Vần là “một tổ chức văn bản thơ dựa trên

cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hoà và liên kết các dòng thơ và giữa các dòng thơ”

[29.423] Vần tạo sự kết dính giữa các dòng thơ với nhau, gắn từng đoạn từng khổ thơ lại tạo nên sự thống nhất của chỉnh thể bài thơ Nếu không có vần thì bài thơ chỉ là sự chắp ghép của những mẩu vụn Ngoài ra, cùng với nhịp, vần

có chức năng nữa đó là tạo ra tính nhạc, đây là đặc tính của thơ ca Một bài thơ có hay không, có vần vè với nhau không? phụ thuộc khá nhiều vào việc gieo vần của trong bài thơ.Vần còn là lợi khí đắc lực cho sự truyền cảm của thơ.Vần có thể được phân biệt từ những góc độ khác nhau: xét ở vị trí gieo vần ta có vần chân và vần lưng Vần chân (còn gọi là cước vận) Nó được gieo ở cuối dòng thơ và tạo nên các mối liên kết với các dòng thơ tiếp theo,Vần chân thì đa dạng hơn: khi liên kết, khi giãn cách, khi lại ôm nhau, khi hỗn hợp các loại trên [29.424]

Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay, Trông thế giới phút chim bay

Non cao non thấp mây thuộc,

Trang 28

Cây cứng cây mềm gió hay

………

(Nguyễn Trãi,Quốc âm thi tập- bài 26)

Có thể nói rằng vần chân là lối gieo vần phổ biến trong thi ca, còn vần lưng (yêu(eo) vận) là vần được gieo giữa dòng thơ:

Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng rầm sương, Nhớ ai tát nước bên đưòng hôm nao

(Ca dao) Theo chúng tôi chỉ nên gọi vần lưng khi vị trí ấy là buộc phải có vần như ta gặp vần lưng trong thơ lục bát vậy Còn những trường hợp khác có thể gọi là“vần trong” hay “vần thêm”để phân biệt (vần trong tập thơ Nôm Nguyễn Trãi) Theo các nhà nghiên cứu vần lưng là hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam Nó tạo nên tính chất giàu tính nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Phân biệt các mức độ hoà âm, ta có vần chính và vần thông

Tìm hiểu Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, là tập thơ Nôm tiêu biểu

trong văn thơ trung đại ta càng thấy rõ điều đó, qua việc tập thơ đảm bảo những nguyên tắc gieo vần của thơ Việt đó là :

- Phụ âm đầu(thanh mẫu) không lặp lại khi hiệp vần, nghĩa là một vần

có sự thay đổi về phụ âm đầu Cụ thể ta có thể bắt gặp trong tất cả tập thơ

Một đoá đào hoa khéo tốt tươi Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười

Đông phong ắt có tình hay nữa, Kín tiếng mùi hương dễ động người

(Quốc âm thi tập- bài 227) Ngoại trừ bài số 01, ta bắt gặp câu 1 và câu 8 lặp lại nhau nhưng đây là trường hợp đặc biệt của tập thơ, làm theo dụng ý của tác giả theo thể thủ vĩ

Trang 29

ngâm Nếu phụ âm đầu lặp lại cũng không sao nhưng nghĩa của hai chữ gieo vần gần nhau ấy phải khác nhau

- Nguyên âm chính trong vần phải đồng nhất hoặc cùng dòng:

Khó khăn là của thế gian yêm, Huống mỗ già dại dột thêm

(115/1-2)

- Phụ âm cuối nếu có thì phải đồng nhất với nhau:

Chụm tự nhiên lếu một căn Giũ không thay thảy tấm hồng trần

(102/1-2)

Dửng dưng sự thế biếng đua tranh, Dầu mặc chê khen, mặc dữ lành

(169/1-2) Hiệp vần trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi dựa vào chủ yếu là khẩu ngữ tiếng Việt thời đại ông sống Nếu ta dựa vào cách phát âm hiện nay để xem xét thì thấy một số bài không hiệp vần theo nguyên tắc đã nêu trên.Theo tiến

sĩ Phạm Thị Phương Thái [69] có điều đó là bởi những lí do:

Thứ nhất, chúng ta có thể nhận thấy một số trường hợp cách ghi âm của

chữ quốc ngữ tiếng Việt không hợp với cách đọc của người Việt Nam

Thứ hai, trong phương ngữ thời Nguyễn có những từ, theo thói quen sử

dụng của từng vùng mà việc phát âm không giống nhau Ví dụ như từ “nhiều” theo phát âm ngày nay nhưng phát âm theo phương ngữ thời Nguyễn thì đọc theo kiểu khác nhau là “dèu- nhèu- nhiều”, hay từ “trông” thì đọc là “culung- klông”…

Thứ ba, là cách hiệp vần trong Quốc âm thi tập dự trên cơ sở hệ thống

nguyên âm tiếng Việt Mặc dù các phiên bản đều diễn đạt bằng tiếng Việt hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu đông đảo của công chúng đọc, nhưng trong

Trang 30

thực tế trong tập Quốc âm thi tập có khá nhiều các trường hơp chữ viết theo

cách đọc âm cổ (âm cổ đầu thế kỷ XV)

Như vậy qua những gì trình bày về nguyên tắc gieo vần trong thơ Việt

ở trên ta thấy rõ khi soi chiếu vào trong thơ ca dân tộc và sâu hơn là soi chiếu

vào trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.Chúng ta thấy được 254

bài thơ đã đảm bảo được các nguyên tắc căn bản của thơ Việt

* Tiểu kết

Nhìn chung lại Nguyễn Trãi là tác gia lớn trong nền văn học dân tộc,

với nhiều tác phẩm đặc sắc trong đó phải kể đến tập thơ Nôm Quốc âm thi tập là tập thơ có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam, đánh dấu sự

ra đời của thể loại thơ Nôm Đường luật Sự ra đời thể hiện sự cố gắng của Nguyễn Trãi trong việc phá vỡ tính quy phạm chặt chẽ trong sáng tác thơ Đường luật.Yếu tố Nôm được Nguyễn trãi thể hiện cả mặt nội dung và hình

thức biểu hiện của Quốc âm thi tập, ở việc sử dụng các chất liệu dân gian

trong 254 bài thơ, nó khẳng định ý thức dân tộc sâu sắc cũng như nói nên

tài năng sáng tạo dồi dào của Nguyễn Trãi.Có thể nói rằng với Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng

vững chắc cho thơ Nôm Đường luật phát triển Nhìn vào những biểu hiện

về cả mặt nội dung cũng như hình thức của tập thơ chúng ta mới có thể qua

đó thấy được những đóng góp một cách toàn diện của Nguyễn Trãi với nền văn học dân tộc

Trang 31

Chương 2 TÍNH DÂN GIAN TRONG NGHỆ THUẬT GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI

Thơ Đường luật là thể thơ điển hình của thể thơ cách luật có quy định

về niêm luật nói chung và gieo vần nói riêng là rất chặt chẽ, gò bó Tập thơ

Nôm Quốc âm thi tập cơ bản là viết theo thể Đường luật Vậy trong tập thơ

Nôm này Nguyễn Trãi đã vận dụng niêm luật thơ Đường như thế nào? Ông sẽ vận dụng đưa vào thơ Nôm của mình các lối gieo vần trong dân gian đặc biệt

là việc sáng tạo ra lối gieo vần trong độc đáo đã được Nguyễn Trãi sáng tạo

như thế nào? Đó là những điều chúng tôi tìm hiểu trong chương này Ngoài

ra, chúng tôi còn tìm hiểu hiệu quả sử dụng các lối gieo vần trong tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi để qua đó thấy được đóng góp của ông đối với nền thơ

ca Việt

2.1 Hiện tượng bắt vần trong câu

Sử dụng gieo vần trong câu là một trong những nét sáng tạo đặc sắc tạo nên sự mới lạ, độc đáo làm cho câu thơ nhịp nhàng uyển chuyển của Ức Trai

trong thơ tập thơ Nôm Quốc âm thi tập

2.1.1 Khảo sát, thống kê

Lối gieo vần trong câu hay còn gọi là gieo “vần trong” thực chất chưa

có nhà nghiên cứu nào định nghĩa nó một cách đầy đủ và chính thức Tuy nhiên, có thể nhận thấy qua các ý kiến của một số nhà nghiên cứu, có thể kể đến như nhà thơ, nhà lí luận phê bình văn học Xuân Diệu khi bàn về thơ

Nguyễn Trãi từng có lời bình sau: “bản lĩnh của Ức Trai có cái chất cứng, rất cứng; cái cứng ấy lộ ra trong văn bản của các câu thơ, nếu chẳng hạn nói:

“khó khăn trọn nghĩa, cháo càng ngon” thì cũng là câu giáo huấn thông

thường; nhưng Nguyễn Trãi đã biến chân lí ấy thành chân lí của bản thân

Trang 32

mình “Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon” láy tiếng, đặt cái vần lặp lại ở

giữa câu thơ, làm cho nó cứng cỏi cương quyết hai lần khẳng định” [16.27] Như vậy chúng ta có thể thấy Xuân Diệu đã để ý và tâm đắc đến kiểu gieo vần mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong câu thơ,nhịp thơ dược lối nhau ở giữa dòng thơ làm câu thơ trở nên cứng cáp khoẻ khoắn hơn

Tác giả Phạm Thị Phương Thái trong luận văn thạc sỹ “Thơ thất ngôn

xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng quan niệm: “Vần trong được tạo nên bằng cách sắp vần của tiếng cuối của đoạn nhịp trước có thể hiệp được với vần của tiếng đầu đoạn nhịp tiếp sau Do vậy vần trong có quan hệ với lối ngắt nhịp câu thơ ơ ”[68.27]

Như vậy có thể thấy thơ Đường luật chỉ dùng lối gieo vần ở cuối câu ( vần chân), hay độc vận thường là ở cuối câu Thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng vậy, nhưng ở thơ Nôm Nguyễn Trãi ta cũng bắt gặp lối gieo vần ít thấy

ở thơ Đường luật chữ Hán, đó là lối gieo vần trong

Nói đến sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong cách gieo vần và bộc lộ rõ nét nhất bản tính cứng cỏi của nhà thơ cũng như sự uyển chuyển nhịp nhàng thể hiện rõ điều đó qua lối gieo vần trong Sự xuất hiện của gieo vần trong đã tạo nên một lối thơ riêng và thấy được bản lĩnh sự độc đáo của Ức Trai Trong

Quốc âm thi tập theo thống kê sơ bộ trong Luận án tiến sĩ của Phạm Thị

Phương Thái thì vần trong được xuất hiện 314 ở 162/254 bài, như vậy ta thấy

cứ bình quân 100 bài thì có 63 bài gieo vần trong [69].Vần trong được tạo ra khi mà câu thất ngôn và lục ngôn có hai tiếng cùng vận mẫu hoặc cùng thanh bằng hoặc thanh trắc Trừ những trường hợp đó là từ ghép hay từ láy.Ví dụ:từ

ghép: Quân thân chưa báo lòng canh cánh Từ láy: Một ao niềng niễng mấy đòng đong (Bài 56) Theo thống kê của tiến sĩ Phạm Thị Phương Thái [69]

chúng tôi đưa ra bảng thống kê sau:

Trang 33

Gieo vần trong Cạnh

nhau

Cách 1 tiếng

Cách 2 tiếng

Cách 3 tiếng

Cách 4 tiếng

Cách 4 tiếng

Chúng ta có thể thấy qua một số ví dụ điển hình sau:

Hai tiếng gieo vần trong đặt cạnh nhau:

Trung hiếu niềm xưa/mựa nỡ rời (Bài 10/câu 6) Lại tu thân khác/mặc thi thư (Bài 34/câu 8) Cơm kẻ bất nhân/ ăn ấy chớ (Bài 39/ câu3) Nhật nguyệt soi / đòi chốn hiện (Bài 45/câu5) Làm quan thời dại/tài chẳng đủ.(Bài 61) Lấy khi đầm/ấm pha khi lạnh (Bài 62)

Ta bắt gặp 72 trường hợp Ngoài ra, cũng có thể đặt cạnh nhau

Một tiếng như:

Thương Chu bạn cũ gác chưa đôi( Bài2) Cởi tục trà thường pha nước tuyết(Bài10) Duyên nào đeo đẳng khó chẳng tha(Bài 10)

Ẩn cả lọ chi thành thị nữa(Bài 17) Đêm thanh nguyệt hiện ngoài hiên trúc(Bài 180)

(Có 40 trường hợp) Hai tiếng, như:

Đi nghỉ đều thì kém hết hai( Bài 6 )

Dễ hay ruột bể sâu cạn ( Bài 6 )

Tà dương bóng ngả thuở hồng lâu( Bài 14) Song im hương tan khói sơ tàn ( Bài 17) Nhà còn thi lễ âu chi ngặt( Bài 31 )

(Có 76 trường hợp )

Ba tiếng, như:

Trang 34

Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt( Bài 4 ) Người mòn mỏi hết phúc còn ta( Bài 8 )

Lặn mọc làm chi cho nhọc hơi( Bài 10 ) Tham nhàn lánh đến giang san( Bài 17) Nẻo có ăn thì có lo ( Bài 20 )

(Có 70 trường hợp) Bốn tiếng, như:

Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho (Bài 3 ) Phần du lẽo đẽo thương quê cũ (Bài 16 )

Ta được thanh nhàn ta xá yêu (Bài 24 ) Lẩn thẩn làm chi áng mận đào (Bài 35 )

Bổ báo chưa hề đặng mỗ phân (Bài 37)

(Có 36 trường hợp) Năm tiếng, như:

Đã mấy thu nay để lệ nhà(Bài 8 ) Bảy tám mươi bằng một bát tay( Bài 45)

Xử một ta nay ắt có dư( Bài 180 )

Ai thấy rằng cười là thế thái( Bài 124 )

(Có 10 trường hợp) [69.Tr.151-154]

Ta cần chú ý ở vần trong có mối quan hệ chặt chẽ với lối nhịp của câu

thơ Lối gieo vần này tạo ra sự cộng hưởng âm thanh, đó là do 2 tiếng lặp lại cùng với độ mở, khép, vang, và sự đồng nhất hoặc khác biệt về âm vực cao thấp tạo nên Một điều ta thường bắt gặp ngắt nhịp trong thơ lại hay trùng với ngắt ý Như vậy, vần trong sẽ xuất hiện khi kết thúc ý của một vế câu thơ và bắt vần với ý tiếp theo cũng ở câu thơ đó Điều đó tạo nên sự uyển chuyển, nhịp nhàng của câu thơ, giúp câu thơ như có thêm chất kết dính đặc biệt

Trang 35

Nguyễn Trãi là một người nghệ sĩ có tâm hồn phong phú, là con người hết mình tận cùng với những vui buồn của cuộc đời Với việc sáng tạo ra lối gieo vần độc đáo ông đã chứng tỏ rõ cái bản lĩnh vững vàng ấy của Ức Trai Đồng thời, làm cho câu thơ tạo ra tính nhạc uyển chuyển, nhẹ nhàng, câu thơ

có một sức sống mới mãnh liệt hơn

2.1.2 So sánh lối gieo vần trong câu với thói quen diễn đạt trong dân gian

Hiện tượng vần trong độc đáo này chúng ta có thể bắt gặp nhiều trong

tục ngữ,ca dao dân gian Việt Nam Có thể thấy rõ điều đó qua một số ví dụ tục ngữ như sau:

Về gieo vần đặt cạnh nhau:

Khoai ruộng lạ/mạ ruộng quen

Dày sao thì nắng/vắng sao thì mưa

Cơm quanh rá/mạ quanh bờ

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

Đi buôn nói ngay, bằng đi cày nói dối

Bà chúa đứt tay bằng ăn mày xổ ruột

Đặt cách 3 tiếng, như:

Trang 36

Giàu ăn ba bữa, khó cũng đỏ lửa ba lần

Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ Thua trời một vạn, không bằng thua bạn một li

[75]

Nhận định của nhà nghiên cứu văn học Cao Huy Đỉnh ta thấy thật xác

đáng ở trường hợp này: “Lối nói ví von vần vè và ngắn gọn của nhân dân ra đời từ rất xưa cùng với tiếng mẹ đẻ, bây giờ với Nguyễn Trãi chính thức trở thành nguồn khai thác của văn học và văn học thành văn đã chan hoà với sáng tác dân gian” [22.97]

Như vậy có thể nghĩ đến một điều hết sức thú vị là thơ Nôm Nguyễn Trãi có mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng với văn vần dân gian Những khảo cứu ở trên có thể góp phần nói lên phần nào quan hệ nhiều chiều và tương đối phứ tạp qua lại đó

2.1.3 Hiệu quả của lối gieo vần trong câu ở trong QATT

Tập thơ Quốc âm thi tập được đánh giá là tập thơ Nôm cổ nhất hiện còn, là tập thơ mà “trong kĩ thuật viết(…) rõ ràng có một cố gắng để xây dựng lối thơ Việt Nam”[33.tr.929] Chúng ta không thể phủ nhận rằng tập thơ của

ông dựa theo thể Đường luật của Trung Quốc, có nhiều bài mà theo các nhà nghiên cứu có thể sánh ngang với các tác phẩm Đường thi,nhưng thành công

của Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đâu chỉ gây ấn tượng vì điều đó Nếu chúng ta đặt Quốc âm thi tập so sánh với thơ Quốc âm của hội Tao Đàn thời

Hồng Đức sau này thì có thể thấy rằng “vẫn là tiếng Việt đấy, nhưng tiếng Việt mà cả vị khoa bảng trong triều đình Lê Thánh Tông dùng, tuy đã có những vật lộn tìm tòi đáng kính nể , ngày nay đọc lại với tất cả sự thông cảm

và tỉnh táo cần có, phải nói không ít bài sao vẫn “nệ” khuôn sáo và “quanh đi

quẩn lại”(…) Quốc âm thi tập với sức mạnh đã được kiểm chứng, với tư cách

là tập thơ đơn thuần, một tập thơ có thể nói đã truyền được tất cả tinh thần của thời đại mà Nguyễn Trãi đã sống cho hậu thế sau này thấy được Đó mới là lí

Trang 37

do chính để lịch sử thơ ca Việt Nam ghi công đầu cho Nguyễn Trãi”[33.939].Các nhà nghiên cứu còn liệt kê một loat những lý do làm nên một tập thơ đơn thuần nhưng lại mang những cảm xúc tinh tế Đó là, Nguyễn Trãi đã đem ngôn ngữ tiếng Việt thông tục vào thơ ca, rồi ông mạnh dạn từng bước rời bỏ thơ Đường, tìm những biểu thức riêng biểu đạt ngôn ngữ thơ ca dân tộc đây là nét phá cách, sự sáng tạo của Nguyễn Trãi Trong những hình thức riêng do ông tìm kiếm và sáng tạo đó, vần là yếu tố được Nguyễn Trãi hết sức coi trọng Vần có “vần thêm” và “vần trong”, đặc biệt ở đây ta xét vần

trong của tập thơ Quốc âm thi tập Như ở trên chúng ta đã có dịp so sánh kiểu

gieo vần trong với thói quen diên đạt trong tục ngữ, ca dao dân gian Chúng

ta đã thấy sự tương đồng trong lối gieo vần ấy do ông đã chịu ảnh hưởng tự nhiên từ chất liệu dân gian hay nói đúng hơn có lẽ đó là ông cố tình dân gian hoá lối thơ của mình Vần trong cùng với các kiểu gieo vần khác được sử

dụng trong Quốc âm thi tập đã mang một âm hưởng mới lạ cho tập thơ Thơ

dù có được đọc thầm bằng mắt hay được cất lên để tri giác bằng tai thì âm hưởng của nó là rất quan trọng Âm hưởng này sẽ mang vẻ đẹp cho thơ, gieo cảm xúc thẩm mĩ cho người được tiếp nhận Chúng ta biết rằng, vần là sự lặp lại không hoàn toàn một loại đơn vị ngữ âm - tiếng đơn vị âm thanh đặc biệt này lặp lại sẽ gây tiếng vang trong thơ Vậy là mỗi lần lặp vần tiếng vang lại được cất lên, bài thơ được cấp thêm âm hưởng Ví dụ:

- Trung hiếu niềm xưa ,mựa nữa đời ( Bài 10)

- Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế ( Bài 11)

Âm thanh nghệ thuật sẽ ngân nga hơn nếu đó là sự hoà âm phối thanh ở mức độ cao, nếu có thể hiểu như vậy thì ta thấy những bài thơ Nôm Đường luật nhưng lại “dư vận” của Nguyễn Trãi sẽ giàu âm hưởng và tiếng vang biết bao Những câu thơ gieo vần trong trên không phải là tiêu biểu nhất của tập thơ nhưng đọc lên ta cũng thấy sự khác lạ, gây cảm xúc mới mẻ cho người

Trang 38

đọc, người nghe Đó đâu thể hiện rằng Nguyễn Trãi không chắc luật Đường thi Gieo vần như thế cùng với các yếu tố niêm luật khác nữa có lẽ là dụng ý nghệ thuật mà Nguyễn Trãi muốn làm Đó là sự đổi mới,Việt hoá thơ ca, quần chúng hoá, dân tộc hoá thơ ca Từ đó tạo nên nền móng của thơ ca Việt trong nền thơ ca trung đại con chịu ảnh hưởng nhiều của các luật thơ, thể thơ Trung Quốc

Mặt khác, những bài thơ trong Quốc âm thi tập được Nguyễn Trãi gieo

“vần trong” có thể chỉ thường gặp trong các bài ca dao, tục ngữ Đó là chủ ý sáng tạo độc đáo của Ức Trai nhằm mục đích hết sức rõ ràng là làm cho thơ

ca trở nên quen thuộc và gần gũi khi sử dụng các chất liệu, đặc biệt là cách gieo vần của dân gian vào trong thơ mình Có thể kể đến một số bài gieo vần như thế, trong đó có bài Bảo kính cảnh giới thứ 22 có lối gieo vần như nói trên:

Của thết người là của còn Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon

Thấy ăn chạy đến thì no dạ;

Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn

Chớ lấy hại người làm ích kỷ

Hãy năng tích đức để cho con

Tay ai thì lại làm nuôi miệng

Làm biếng ngồi ăn lở núi non

Đây là một kiểu lời khuyên của Nguyễn Trãi về đạo làm người Trong tập thơ, nhất là các bài Bảo kính cảnh giới(gương sáng để răn đe),

ta thấy lời khuyên của ông thật giản dị, chân tình nhưng lại rất sâu sắc mà đậm chất triết lý dễ đi vào lòng người Mọi điều diễn ra trong cuộc sống dường như được ông nhận biết một cách rành mạch và được nâng lên thành triết lí của cuộc đời Với ông sống là phải biết cư xử, làm sao cho

Trang 39

phải đạo trên đời, dù ông vẫn biết rằng cuộc sống vốn dĩ rất nghiệt

ngã(thấy ăn đến thì no dạ, trợ đánh ắt phải ăn đòn) Ông răn người nhưng

cũng chính là để răn chính bản thân mình: đừng chỉ có biết có bản thân mình mà hãy tích đức cho con cái nữa Ông răn con người phải tự làm để nuôi mình chứ đừng có trông chờ vào người khác hay ngồi một chỗ mà ăn chỉ có “ lở núi non”

Điều đáng chú ý ở đây là chúng ta thấy lời giáo huấn của ông ở trên được truyền đạt hết sức giản dị như một lời thủ thỉ tâm tình Như chúng ta

biết Nguyễn Trãi từng là người ở ngôi cao được trọng vọng, sống trong “phồn hoa đô hội” vậy mà ngôn ngữ ông sử dụng lại giản dị và mộc mạc chẳng khác

gì ngôn ngữ bình dân Nó đã thể hiện lên cốt cách làm nên một Nguyễn Trãi vừa bác học nhưng cũng hết sức bình dị

Của thết người là của còn Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon

Vế lối gieo vần trong câu thơ thứ 2 ( đạo- cháo), đã từng được Xuân

Diệu bình rất hay Ông đã cho rằng việc sử dụng vần ở giữa câu mà lại là vần trắc đã góp phần làm cho chân lý mà Nguyễn Trãi đưa ra trở nên cứng cỏi, bản lĩnh hơn nên đúng với cốt cách của ông Ta thấy ở trường hợp này

âm điệu chủ yếu vẫn được tạo bởi vần bằng, theo đứng quy định của thơ Đường luật, nó chỉ khác chút là gieo thêm 2 vần trắc, việc này vô tình hay hữu ý tác giả lại cài vào đúng nơi cần nhấn mạnh, phải chăng nó là dụng ý của tác giả? Đặc biệt ở dòng thứ 2 của ví dụ trên việc gieo vần ở âm tiết cuối nhịp trước bắt sang nhịp sau làm cho không chỉ nội dung được nhấn mạnh mà ta thấy âm thanh cũng như được bật vang hơn, câu thơ này nó cũng gần gũi với cách nói của quần chúng nhân dân, ta có thể thấy qua một

số câu như: “ăn lấy chắc mặc lấy bền” hay “cái khó bó cái khôn”, đói cho

Trang 40

sạch rách cho thơm…mà có thể coi có được chút tương đồng với câu thơ trên của Nguyễn Trãi

Có thể thấy lối gieo vần trong được sử dụng phổ biến trong dân gian, trong các câu tục ngữ, ca dao…Nó tạo nên sự cứng cỏi cũng như sự uyển

chuyển nhịp nhàng của câu thơ cũng như toàn bài thơ Tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã sử dụng lối gieo vần lưng hay còn gọi là vần trong

hết sức là độc đáo và đã tạo hiệu quả lớn trong tập thơ này, gieo vần trong xuất hiện khá nhiều trông thơ ca dân gian và có lẽ đây là điểm trùng lặp đầy hứng thú có thể là có thủ ý của Nguyễn Trãi Tạo nên những nét riêng trong thơ mình cũng là góp phần vào xây dựng thể thơ của dân tộc

2.2 Tiếng cuối câu trên bắt vần tiếng câu dưới ở vị trí tiếng thứ1-6

2.2.1 Khảo sát thống kê

Nguyễn Trãi, người nghệ sĩ tài hoa luôn khát khao tìm kiếm cái mới Ông đã sử dụng một lối gieo vần rất riêng, khác với lối gieo vần trong thơ Đường luật Lối gieo vần rất phù hợp với quan niệm thẩm mĩ của dân tộc Đó

là lối gieo vần lưng rất độc đáo Có thể nói đây là hiện tượng thường xuyên

khi xem xét về vần của Quốc âm thi tập Trong tập thơ Nôm này, có tới 216

lần tiếng cuối câu trên hiệp vần với tiếng câu dưới ở các vị trí khác nhau( loại trừ những trường hợp theo hiệp vần của thơ Đường) Theo kết quả khảo sát

của Tiến sĩ Phạm Thị Phương trong “ Ngôn ngữ và thể thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”[69.154 -156].Chúng tôi đưa ra bảng thống kê sau:

Tiếng thứ 2 câu dưới

Tiếng thứ 3 câu dưới

Tiếng thứ 4 câu dưới

Tiếng thứ 5 câu dưới

Tiếng thứ 6 câu dưới

Ngày đăng: 16/09/2014, 23:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w