Gieo vần trái thanh điệu (hài âm) trong một dòng thơ

Một phần của tài liệu hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ nôm nguyễn trãi (Trang 57 - 92)

6. Kết cấu đề tài

3.1. Gieo vần trái thanh điệu (hài âm) trong một dòng thơ

3.1.1 Khảo sát, thống kê

Trong Tập thơ Nôm Quốc âm thi tập như đã nói ở chương hai , Nguyễn Trãi đã sử dụng vần trong trong 162/254 bài, có thể thấy là sự sáng tạo tài tình và độc đáo của Ức Trai. Mặt khác, nét đặc biệt nữa mà qua khảo sát chúng tôi thấy được đó là cách gieo vần trái thanh điệu được Nguyễn trãi sử dụng trong một dòng thơ. Theo thống kê sơ bộ số lần sử dụng gieo vần trái thanh điệu trong dòng thơ là 145 lần /162 bài sử dụng vần trong theo kết quả khảo sát của tiến sĩ Phạm Thị Phương Thái [69].Chúng tôi đưa ra bảng thống kê sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gieo vần trong câu Trái thanh điệu Cùng thanh điệu Tổng

Số lượng 145 169 314

Có thể thấy qua các dẫn chứng cụ thể :

- Trung hiếu niềm sưa mựa nữa đời( Bài 10) - Chẳng bằng cài cửa ngáy pho pho( Bài 20) - Sự nghiệp nhàn khoe phú tử hư( Bài 36) - Cội cây là đá lấy làm nhà( Bài 54)

- Một khắc cầm nên mấy lạng vàng( Bài 55) - Ta chẳng còn nghe tiếng thị phi( Bài 57) - Tiếng thị phi chẳng dóng đến tai( Bài 84)

Tất cả các câu thơ gieo vần trong kể trên mặc dù cùng được gieo trong một dòng thơ nhưng các tiếng được gieo lại có thanh điệu trái nhau. Thanh bằng và thanh trắc đã tạo ra một cặp song hành với nhau đây là điều này rất hiếm xuất hiện trong thơ Đường luật, bởi những quy định chặt chẽ về niêm luật của thể thơ này.

- Áo quan mấu ấu cá lên bầy( Bài 11) - Chẳng bằng cài cửa ngáy pho pho( Bài 20)

- Nước chẳng còn có Sử Ngư ( Bài 36) - Nhà ngặt quan thanh lạnh nữa đèn( Bài 46) - Rừng thiền ắt thấy nên đầm ấm( Bài 47)

- Thức nằm nghĩ ngợi còn mường tượng( Bài 51)

Thanh điệu trong thơ ca luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sự hoà âm, nhịp nhàng của thơ, đặc biệt là trong thơ ca trung đại. Trong tập thơ Nôm

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi tạo nên sự độc đáo mới mẻ trong dòng thơ khi sử dụng tài tình cách gieo vần trái thanh điệu. Điều này thể hiện ý thức xây dựng nét riêng thơ ca và những cách tân của Nguyễn Trãi ngay trong thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kỳ xây dựng nền móng của thơ ca Việt Nam. Đến ngày nay trong thơ ca hiện đại cách gieo vần này chúng ta bắt gặp rất nhiều trong các bài thơ của nhiều nhà thơ hiện đại. Đây là nét độc đáo riêng của thơ Nôm Nguyễn Trãi.

3.1.2. Nét độc đáo trong câu thơ sử dụng hiện tƣợng hài âm.

Tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi nét độc đáo nhất như đã chỉ ra ở trên đó là lối gieo vần trong. Chúng ta có thể thấy, thơ Nôm đường luật sử dụng lối gieo vần chân và các tiếng gieo vần là thanh bằng. Tuy nhiên, trong thơ Nôm Nguyễn Trãi ông đã sử dụng thanh trắc, chúng ta không thấy trong thơ Đường luật. Điều này đã khắc phục được rất nhiều những hạn chế của thơ Đường luật trong việc diễn tả tư tưởng, tình cảm phức tạp của con người. Nhất là chúng ta lại bắt gặp cách gieo vần trái thanh điệu ngay trong một dòng thơ.Ví dụ như:

- Hôm dao đáo để cố công mang

( Bài 117)

- Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh

( Bài 136)

- Phúc nhiều xưa bởi nơi ta thích

( Bài 138)

Trời đã có kho vô tận

( Bài 146)

Việc để thanh bằng và thanh trắc trong dòng thơ ngoài chức năng ngắt nhịp ở dòng thơ đó, nó tạo nên sự cứng cỏi và uyển chuyển của câu thơ, như đã phân tích ở trên của lối gieo vần trong. Việc sử dụng thanh điệu trái dấu với nhau tưởng chừng làm cho câu thơ rời rạc không có sự gắn kết, không có sự hài hoà của các âm từ vựng, từ đó có thể làm giảm đi sự liên kết trong câu thơ. Tuy nhiên, trong tập thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tài tình sử dụng cách gieo vần mới lạ này. Việc sử dụng đó không những làm giảm sự liên kết câu và ý nghĩa của câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thơ, sự nhịp nhàng, đăng đối mà còn tạo nên hiệu quả bất ngờ của câu thơ. Nó vẫn giữ được sự cân đối trong câu thơ mà lại còn làm cho câu thơ ấy trở nên sinh động hơn. Diễn tả được tâm tư tình cảm, cung bậc cảm xúc của con người.

Làm người chẳng có đức cùng tài,

Ði nghỉ đều thì kém hết hai.

Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn, Thanh nhàn án sách hãy đeo đai.

Dễ hay ruột bể sâu cạn,

Khôn biết lòng người vắn dài.

Sự thế dữ lành ai hỏi đến,

Bảo rằng ông đã điếc hai tai.( Bài 06)

Bài thơ có 8 câu thì Nguyễn Trãi đã sử dụng đến 5 câu gieo vần trong. Tạo cho bài thơ sự cứng cỏi khi diễn tả tâm tư mà tác giả gửi gắm. Bài thơ là cách nhìn nhận về con người của Nguyễn Trãi giữa chốn quan trường đầy hiểm hóc, trái tai gai mắt mà ông phải gặp. Con người ấy với khát khao mong muốn mang tài thao lược của mình để giúp dân, giúp nước nhưng giữa quan trường đầy thị phi. Chứng kiến những kẻ kém tài kém đức chỉ biết xu nịnh ghen ghét người tài hỏi làm sao mà ông không đau xót đau đớn được và dường như ta thấy con người đó bất lực trước điều trông thấy để phản kháng lại một cách tiêu cực “Bảo rằng ông đã điếc hai tai” chỉ có như vậy ông mới khỏi phải nghe những điều thị phi, đau đớn về con người. Để nói lên cái tâm tư, suy nghĩ trong lòng đó ông đã sử dụng cách gieo vần trong trong quá nửa bài thơ. Cách gieo vần độc đáo này không làm giảm đi sự liên kết trong dòng thơ mà trái lại nó mang lại cho bài thơ sự cứng cỏi, nói lên được suy nghĩ, tâm tư của nhà thơ. Không những vậy 2/5 câu sử dụng vần trong lại gieo vần trái thanh điệu với nhau. Điều này đáng lẽ ra là không được phép trong thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đường luật vì nó có thể phá vỡ sự gắn kết, nhịp thơ cũng như cách hoà âm trong dòng thơ. Nhưng sự thử nghiệm mới lạ của Ức Trai đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại:

Ði/nghỉ đều thì kém hết hai.

……….

Thanh nhàn/án sách hãy đeo đai.

Chúng ta thấy Nguyễn Trãi khi có dụng ý khi sử dụng hiện tượng trái thanh điệu. Sự kết hợp giữa thanh bằng và thanh trắc trong dòng thơ không làm mất đi sự hoà âm mà dường như lại đạt hiệu quả hơn khi ta thấy âm điệu và tiếng vang của câu thơ cũng được gia tăng đáng cả. Sự sáng tạo độc đáo, khác biệt này nhờ nó nội dung được diễn tả mạch lạc, sâu sắc hơn. Đó là sự sáng tạo thành công của Nguyễn Trãi khi việc sử dụng thanh điệu một cách linh hoạt. Trong nhiều bài thơ khác ta cũng bắt gặp sự kết hợp tài tình của lối gieo vần trong trái thanh điệu đó. Ví như trong bài số 03:

Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu,

Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho.

Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng, Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. Dưới công danh đeo khổ nhục,

Trong dại dột có phong lưu.

Mấy người ngày nọ thi đỗ,

Lá ngô đồng thuở mạt thu.

Bài thơ thể hiện cái khí tiết của đấng trượng phu theo quan niệm nhân sinh. Những ngày tháng quan trường nhìn thấy những điều chướng tai gai mắt mà bất lực, kẻ trượng phu ở đời thà bỏ hết để trở về với thú điền viên thôn dã, an nhàn mà tự tại biết bao. Rời bỏ những vướng bận của cuộc đời, chốn quan trường hiểm ác đầy thị phi để trở về với sự tự do, tự tại trong cuộc sống đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tư tưởng của bậc thần tiên “Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho” cách gieo vần ngay tiếng thứ nhất với tiếng thứ tám trong dòng thơ. Nhìn thì không có gì đặc biệt nhưng khi đọc lên chúng ta thấy cách gieo vần trong ở câu thơ này lại rất độc đáo, nó độc đáo ở điểm đáng lẽ phải gieo vầm theo nguyên tắc thanh điệu của thơ Đường luật thì ở đây là không như vậy mà sử dụng nối gieo vần trái thanh. Tuy nhiên câu thơ không vì thế mà không cân đối, tỏ ra rời rạc thiếu liên kết với nhau trái lại khi đọc lên nó lại tạo nên tiếng vang hơn đến lạ thường, tạo nên phong thái vừa ung dung, vừa nhẹ nhàng không vướng bận bụi trần của dòng thơ thể hiện. Đó là hiệu quả của cách sử dụng khéo léo, linh hoạt sự hoà âm thanh điệu của Nguyễn Trãi.

Như chúng ta đã biết Thơ Đường luật là thể thơ bố cục cân đối, gieo vần hài hoà, nhịp ngắt đều đặn. bởi vậy mà nó diễn đạt được ý tứ hàm súc, âm điệu nhịp nhàng …Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng có những bài Đường thi chuẩn mực như vậy, chuyền tải sâu sắc nội dung tư tưởng. Song trong thơ Nôm của ông cũng thấy hiện tượng viết khác cách niêm luật của thơ Đường một cách phổ biến. Điều chúng ta quan tâm là việc làm thơ Nôm khác với quy cách niêm luật của thơ Đường luật của Nguyễn Trãi đã đem lại cho thơ ông hiệu quả biểu đạt tốt hơn cả về mặt nội dung và mặt thẩm mĩ. Ở đây ta nhìn nhận trên phương diện cách hiệp vần trái thanh điệu hiệu quả biểu đạt do thanh điệu mang lại được đo bằng sự cảm nhận khá cụ thể về những điều có lẽ ngôn từ chưa làm được.

Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu

Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho.

……….

Mấy người ngày nọ thi đỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỗi lần gặp vần trong dòng thơ là chúng ta cảm thấy được nội dung được nhấn mạnh hơn, truyền tải mạnh mẽ hơn . Theo chúng tôi đây là dụng ý của Nguyễn Trãi khi sử dụng vần trong trong một dòng thơ, và trong những bài thơ “đa vận” kể trên với sự kết hợp giữa thanh bằng và thanh trắc . Điều đó một lần nữa đã minh chứng cho sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng và đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi với nền thơ ca Việt Nam không chỉ với các thể thơ truyền thống như lục bát hay sự ra đời và phát triển của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn mà ở Nguyễn Trãi chung ta cũng bắt gặp tính hiện đại ngay trong cách gieo vần trái thanh điệu điều mà ta chỉ gặp ở thơ hiện đại hiện sau nay xuất hiện.

Chúng ta bắt gặp hiện tượng gieo vần trái dấu đến hơn trăm lần trong tập thơ Quốc âm thi tập thì có thể kết luận rằng đây là sự sáng tạo, cách tân mang nét riêng của thơ Nôm Nguyễn Trãi mà thơ ca cùng thời không gặp. Có thể thấy điều đó khi chúng ta đối chiếu với một số nhà thơ trung đại như Nguyễn Bỉnh khiêm - với tập thơ Nôm Bạch vân quốc ngữ thi gồm 177 bài. Cũng có thể thấy được những sáng tạo và hoàn thiện thơ Nôm của dân tộc qua một số bài thơ quan niệm chữ “nhàn”.Nhưng ở một khía cạnh khác, mà ở đây chúng tôi chưa có điều kiện xét đến.

Về nội dung quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như cách hiểu còn chưa nhất trí, và không hẳn là dễ tiếp cận. Song thơ nhàn của ông, nhất là thơ Nôm, lại có những nét độc đáo, những câu thơ hay ít ai sánh nổi. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận là "ông tiên giữa cõi đời", và cõi đời đó có thể nói chính là làng Trung Am quê hương ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm quả thật đã sống "thích chí" giữa trăng nước, cỏ hoa, chim muông, làng xóm. Khó có thể tìm được trong kho tàng thơ Nôm nước nhà những câu thơ hay, giàu hình tượng mà độc đáo viết về sự hòa hợp, hài lòng một cách hồn nhiên vui vẻ giữa nhà thơ và thiên nhiên quê hương đến như những câu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nép mình qua trước chốn xôn xao,

Mấy sự bên tai, gió thổi phào. Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích, Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao.

(Thơ Nôm, bài 83)

Cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà, Nào của nào chăng phải của ta. Ðêm đợi trăng cài bóng trúc Ngày chờ gió thổi tin hoa.

(Thơ Nôm, bài 17)

Có những tứ thơ tinh tế diễn tả cảm xúc vừa hư vừa thực của mối giao hòa giữa nhà thơ và thiên nhiên:

Hiểu lâm thái phố sương niêm lý, Dạ phiếm ngư cơ nguyệt mãn thuyền.

(Ngụ hứng, bài 4)

(Vườn rau sáng dạo, sương vương dép, Bến cá đêm về, trăng đầy thuyền)

Tứ thơ này còn gặp lại một vài lần trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dường như Nguyễn Bỉnh Khiêm không "biếng nhác", ông hay dậy sớm ra vườn như một lão nông siêng năng và ông tìm được sự ấm áp, vẻ thơ mộng của thiên nhiên khiến cho cuộc sống nhàn dật nơi thôn dã đầy lạc thú:

Làng xóm ở phía tây nam quán, Sông ngòi ở mạn tây bắc quán. Giữa có nửa mẫu vườn,

Cạnh vườn có Vân am. Bụi xe chẳng bén tới, Trúc hoa tay tự trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Gậy chống vương hương hoa,

Chén rơi đẫm sắc hoa. Chim phun khói pha trà, Cá nuốt mực rửa nghiên.

Ta không thấy gặp kiểu gieo vần trái thanh điệu như của Nguyễn Trãi. Mà chúng ta thấy thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một lối gieo vần theo thể thơ Đường luật với những quy định chặt chẽ , đăng đối. Có thể xét sang một nhà thơ được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm-Hồ Xuân Hương trên góc độ gieo vần trong thơ ví dụ :

Xuân Hương thích dùng những vần oái oăm khó gieo thi pháp cổ gọi là những “tử vận”, những vần chết, nhưng dùng thành công thì bài thơ lại có dáng dấp rất độc đáo, Chẳng hạn vần ênh trong bài Chiếc bách (nổi nênh, lênh đênh, gập ghềnh ạ tấp tênh) tạo ra cảm giác bất định, mong manh, dễ tan vỡ; vần om trong bài Trăng thu (chín mõm mõm, đỏ lòm lòm,..) tạo ra cảm giác sung mãn, tràn đầy; vần eo trong bài Quán khách như vẽ ra cảnh rừng núỉ cheo leo hiểm trở... Đặc biệt trong bài sau cùng, dường như nhà thơ chỉ dùng vần để tạo hình:

Đứng tréo trông theo cảnh hắt heo, Đường đi thiên thẹo đá cheo leo, Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác Xỏ kẽ kèo tre đốt ngẳng ngheo, Ba chạc cây xanh hình uốn éo, Một dòng nước biếc cảnh leo teo Thú vui quên cả niềm lo cũ, Kìa cái diều ai nó lộn lèo!

Xuân Hương còn thích cái lối nói lấp lửng có hai nghĩa. Về phương diện này nhà thơ cũng tiếp thu truyền thống của câu đối dân gian chứ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải lối thơ có tính chất biểu tượng như thơ ngụ ngôn hay thơ khẩu khí. Trong những bài thơ còn lại, chúng ta thấy Xuân Hương chỉ làm thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt. Đây là hai thể thơ rất phổ biến trong văn học phong kiến. Thơ Đường luật là thể thơ được dùng trong thi cử và các nhà thơ quý tộc thường dùng thể tài này để ngâm vịnh. Với niêm, luật chặt chẽ của nó, thơ Đường luật có một hình thức đường bệ, và thường chứa đựng một nội dung cũng đường bệ thư thế. Nhà thơ rất tiêu biểu cho thể thơ này là bà huyện Thanh Quan. Những sáng tác của bà huyện Thanh Quan đọc lên nghe ''như có con hầu đi theo sau''chữ của Xuân Diệu)

Đối lập với bà huyện Thanh Quan - và cũng đối lập với quan niệm phổ biến về thơ Đường luật của nhiều nhà thơ quý tộc khác, Xuân Hương đem đến cho thể thơ này một nội dung hết sức thông tục. Xuân Hương thực tế đã ''cải

Một phần của tài liệu hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ nôm nguyễn trãi (Trang 57 - 92)