Khảo sát, thống kê

Một phần của tài liệu hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ nôm nguyễn trãi (Trang 31 - 92)

6. Kết cấu đề tài

2.1.1.Khảo sát, thống kê

Lối gieo vần trong câu hay còn gọi là gieo “vần trong” thực chất chưa có nhà nghiên cứu nào định nghĩa nó một cách đầy đủ và chính thức. Tuy nhiên, có thể nhận thấy qua các ý kiến của một số nhà nghiên cứu, có thể kể đến như nhà thơ, nhà lí luận phê bình văn học Xuân Diệu khi bàn về thơ Nguyễn Trãi từng có lời bình sau: “bản lĩnh của Ức Trai có cái chất cứng, rất cứng; cái cứng ấy lộ ra trong văn bản của các câu thơ, nếu chẳng hạn nói: “khó khăn trọn nghĩa, cháo càng ngon” thì cũng là câu giáo huấn thông thường; nhưng Nguyễn Trãi đã biến chân lí ấy thành chân lí của bản thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mình “Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon” láy tiếng, đặt cái vần lặp lại ở giữa câu thơ, làm cho nó cứng cỏi cương quyết hai lần khẳng định” [16.27]. Như vậy chúng ta có thể thấy Xuân Diệu đã để ý và tâm đắc đến kiểu gieo vần mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong câu thơ,nhịp thơ dược lối nhau ở giữa dòng thơ làm câu thơ trở nên cứng cáp khoẻ khoắn hơn.

Tác giả Phạm Thị Phương Thái trong luận văn thạc sỹ “Thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng quan niệm: “Vần trong được tạo nên bằng cách sắp vần của tiếng cuối của đoạn nhịp trước có thể hiệp được với vần của tiếng đầu đoạn nhịp tiếp sau. Do vậy vần trong có quan hệ với lối ngắt nhịp câu tthhơơ ”[68.27].

Như vậy có thể thấy thơ Đường luật chỉ dùng lối gieo vần ở cuối câu ( vần chân), hay độc vận thường là ở cuối câu. Thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng vậy, nhưng ở thơ Nôm Nguyễn Trãi ta cũng bắt gặp lối gieo vần ít thấy ở thơ Đường luật chữ Hán, đó là lối gieo vần trong.

Nói đến sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong cách gieo vần và bộc lộ rõ nét nhất bản tính cứng cỏi của nhà thơ cũng như sự uyển chuyển nhịp nhàng thể hiện rõ điều đó qua lối gieo vần trong. Sự xuất hiện của gieo vần trong đã tạo nên một lối thơ riêng và thấy được bản lĩnh sự độc đáo của Ức Trai. Trong

Quốc âm thi tập theo thống kê sơ bộ trong Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Phương Thái thì vần trong được xuất hiện 314 ở 162/254 bài, như vậy ta thấy cứ bình quân 100 bài thì có 63 bài gieo vần trong [69].Vần trong được tạo ra khi mà câu thất ngôn và lục ngôn có hai tiếng cùng vận mẫu hoặc cùng thanh bằng hoặc thanh trắc. Trừ những trường hợp đó là từ ghép hay từ láy.Ví dụ:từ ghép: Quân thân chưa báo lòng canh cánh. Từ láy: Một ao niềng niễng mấy đòng đong (Bài 56). Theo thống kê của tiến sĩ Phạm Thị Phương Thái [69] chúng tôi đưa ra bảng thống kê sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Gieo vần trong Cạnh nhau Cách 1 tiếng Cách 2 tiếng Cách 3 tiếng Cách 4 tiếng Cách 4 tiếng Số lượng 72 40 78 74 36 10

Chúng ta có thể thấy qua một số ví dụ điển hình sau: Hai tiếng gieo vần trong đặt cạnh nhau:

Trung hiếu niềm xưa/mựa nỡ rời (Bài 10/câu 6) Lại tu thân khác/mặc thi thư. (Bài 34/câu 8) Cơm kẻ bất nhân/ ăn ấy chớ. (Bài 39/ câu3) Nhật nguyệt soi / đòi chốn hiện. (Bài 45/câu5) Làm quan thời dại/tài chẳng đủ.(Bài 61) Lấy khi đầm/ấm pha khi lạnh (Bài 62)

Ta bắt gặp 72 trường hợp. Ngoài ra, cũng có thể đặt cạnh nhau. Một tiếng như:

Thương Chu bạn cũ gác chưa đôi( Bài2) Cởi tục trà thường pha nước tuyết(Bài10) Duyên nào đeo đẳng khó chẳng tha(Bài 10) Ẩn cả lọ chi thành thị nữa(Bài 17)

Đêm thanh nguyệt hiện ngoài hiên trúc(Bài 180)

(Có 40 trường hợp) Hai tiếng, như:

Đi nghỉ đều thì kém hết hai( Bài 6 ) Dễ hay ruột bể sâu cạn ( Bài 6 )

Tà dương bóng ngả thuở hồng lâu( Bài 14)

Song im hương tan khói sơ tàn ( Bài 17) Nhà còn thi lễ âu chi ngặt( Bài 31 )

(Có 76 trường hợp ) Ba tiếng, như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt( Bài 4 ) Người mòn mỏi hết phúc còn ta( Bài 8 )

Lặn mọc làm chi cho nhọc hơi( Bài 10 ) Tham nhàn lánh đến giang san( Bài 17) Nẻo có ăn thì có lo ( Bài 20 )

(Có 70 trường hợp) Bốn tiếng, như:

Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho (Bài 3 )

Phần du lẽo đẽo thương quê cũ (Bài 16 )

Ta được thanh nhàn ta xá yêu (Bài 24 ) Lẩn thẩn làm chi áng mận đào (Bài 35 ) Bổ báo chưa hề đặng mỗ phân (Bài 37)

(Có 36 trường hợp) Năm tiếng, như:

Đã mấy thu nay để lệ nhà(Bài 8 )

Bảy tám mươi bằng một bát tay( Bài 45) Xử một ta nay ắt có dư( Bài 180 )

Ai thấy rằng cười là thế thái( Bài 124 )

(Có 10 trường hợp)

[69.Tr.151-154] Ta cần chú ý ở vần trong có mối quan hệ chặt chẽ với lối nhịp của câu thơ. Lối gieo vần này tạo ra sự cộng hưởng âm thanh, đó là do 2 tiếng lặp lại cùng với độ mở, khép, vang,..và sự đồng nhất hoặc khác biệt về âm vực cao thấp tạo nên. Một điều ta thường bắt gặp ngắt nhịp trong thơ lại hay trùng với ngắt ý. Như vậy, vần trong sẽ xuất hiện khi kết thúc ý của một vế câu thơ và bắt vần với ý tiếp theo cũng ở câu thơ đó. Điều đó tạo nên sự uyển chuyển, nhịp nhàng của câu thơ, giúp câu thơ như có thêm chất kết dính đặc biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Trãi là một người nghệ sĩ có tâm hồn phong phú, là con người hết mình tận cùng với những vui buồn của cuộc đời. Với việc sáng tạo ra lối gieo vần độc đáo ông đã chứng tỏ rõ cái bản lĩnh vững vàng ấy của Ức Trai. Đồng thời, làm cho câu thơ tạo ra tính nhạc uyển chuyển, nhẹ nhàng, câu thơ có một sức sống mới mãnh liệt hơn.

2.1.2. So sánh lối gieo vần trong câu với thói quen diễn đạt trong dân gian.

Hiện tượng vần trong độc đáo này chúng ta có thể bắt gặp nhiều trong tục ngữ,ca dao dân gian Việt Nam. Có thể thấy rõ điều đó qua một số ví dụ tục ngữ như sau:

Về gieo vần đặt cạnh nhau:

Khoai ruộng lạ/mạ ruộng quen. Dày sao thì nắng/vắng sao thì mưa. Cơm quanh rá/mạ quanh bờ.

Nhặt hàng sông/đông hàng con. Đất có lề/quê có thói.

Đặt cạnh 1 tiếng, như:

Anh em khinh trước, làng nước khinh sau. Kén dâu thì dễ, kén rể thì khó.

gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ. Đặt cách 2 tiếng, như:

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay. Đi buôn nói ngay, bằng đi cày nói dối. Bà chúa đứt tay bằng ăn mày xổ ruột. Đặt cách 3 tiếng, như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Giàu ăn ba bữa, khó cũng đỏ lửa ba lần.

Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ. Thua trời một vạn, không bằng thua bạn một li.

[75]

Nhận định của nhà nghiên cứu văn học Cao Huy Đỉnh ta thấy thật xác đáng ở trường hợp này: “Lối nói ví von vần vè và ngắn gọn của nhân dân ra đời từ rất xưa cùng với tiếng mẹ đẻ, bây giờ với Nguyễn Trãi chính thức trở thành nguồn khai thác của văn học và văn học thành văn đã chan hoà với sáng tác dân gian” [22.97].

Như vậy có thể nghĩ đến một điều hết sức thú vị là thơ Nôm Nguyễn Trãi có mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng với văn vần dân gian. Những khảo cứu ở trên có thể góp phần nói lên phần nào quan hệ nhiều chiều và tương đối phứ tạp qua lại đó.

2.1.3. Hiệu quả của lối gieo vần trong câu ở trong QATT

Tập thơ Quốc âm thi tập được đánh giá là tập thơ Nôm cổ nhất hiện còn, là tập thơ mà “trong kĩ thuật viết(…) rõ ràng có một cố gắng để xây dựng lối thơ Việt Nam”[33.tr.929]. Chúng ta không thể phủ nhận rằng tập thơ của ông dựa theo thể Đường luật của Trung Quốc, có nhiều bài mà theo các nhà nghiên cứu có thể sánh ngang với các tác phẩm Đường thi,nhưng thành công của Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đâu chỉ gây ấn tượng vì điều đó. Nếu chúng ta đặt Quốc âm thi tập so sánh với thơ Quốc âm của hội Tao Đàn thời Hồng Đức sau này thì có thể thấy rằng “vẫn là tiếng Việt đấy, nhưng tiếng Việt mà cả vị khoa bảng trong triều đình Lê Thánh Tông dùng, tuy đã có những vật lộn tìm tòi đáng kính nể , ngày nay đọc lại với tất cả sự thông cảm và tỉnh táo cần có, phải nói không ít bài sao vẫn “nệ” khuôn sáo và “quanh đi quẩn lại”(…). Quốc âm thi tập với sức mạnh đã được kiểm chứng, với tư cách là tập thơ đơn thuần, một tập thơ có thể nói đã truyền được tất cả tinh thần của thời đại mà Nguyễn Trãi đã sống cho hậu thế sau này thấy được. Đó mới là lí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

do chính để lịch sử thơ ca Việt Nam ghi công đầu cho Nguyễn Trãi”[33.939].Các nhà nghiên cứu còn liệt kê một loat những lý do làm nên một tập thơ đơn thuần nhưng lại mang những cảm xúc tinh tế . Đó là, Nguyễn Trãi đã đem ngôn ngữ tiếng Việt thông tục vào thơ ca, rồi ông mạnh dạn từng bước rời bỏ thơ Đường, tìm những biểu thức riêng biểu đạt ngôn ngữ thơ ca dân tộc đây là nét phá cách, sự sáng tạo của Nguyễn Trãi. Trong những hình thức riêng do ông tìm kiếm và sáng tạo đó, vần là yếu tố được Nguyễn Trãi hết sức coi trọng. Vần có “vần thêm” và “vần trong”, đặc biệt ở đây ta xét vần trong của tập thơ Quốc âm thi tập. Như ở trên chúng ta đã có dịp so sánh kiểu gieo vần trong với thói quen diên đạt trong tục ngữ, ca dao dân gian . Chúng ta đã thấy sự tương đồng trong lối gieo vần ấy do ông đã chịu ảnh hưởng tự nhiên từ chất liệu dân gian hay nói đúng hơn có lẽ đó là ông cố tình dân gian hoá lối thơ của mình. Vần trong cùng với các kiểu gieo vần khác được sử dụng trong Quốc âm thi tập đã mang một âm hưởng mới lạ cho tập thơ. Thơ dù có được đọc thầm bằng mắt hay được cất lên để tri giác bằng tai thì âm hưởng của nó là rất quan trọng. Âm hưởng này sẽ mang vẻ đẹp cho thơ, gieo cảm xúc thẩm mĩ cho người được tiếp nhận. Chúng ta biết rằng, vần là sự lặp lại không hoàn toàn một loại đơn vị ngữ âm - tiếng đơn vị âm thanh đặc biệt này lặp lại sẽ gây tiếng vang trong thơ. Vậy là mỗi lần lặp vần tiếng vang lại được cất lên, bài thơ được cấp thêm âm hưởng. Ví dụ:

- Trung hiếu niềm xưa ,mựa nữa đời ( Bài 10) - Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế ( Bài 11)

Âm thanh nghệ thuật sẽ ngân nga hơn nếu đó là sự hoà âm phối thanh ở mức độ cao, nếu có thể hiểu như vậy thì ta thấy những bài thơ Nôm Đường luật nhưng lại “dư vận” của Nguyễn Trãi sẽ giàu âm hưởng và tiếng vang biết bao. Những câu thơ gieo vần trong trên không phải là tiêu biểu nhất của tập thơ nhưng đọc lên ta cũng thấy sự khác lạ, gây cảm xúc mới mẻ cho người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đọc, người nghe. Đó đâu thể hiện rằng Nguyễn Trãi không chắc luật Đường thi. Gieo vần như thế cùng với các yếu tố niêm luật khác nữa có lẽ là dụng ý nghệ thuật mà Nguyễn Trãi muốn làm. Đó là sự đổi mới,Việt hoá thơ ca, quần chúng hoá, dân tộc hoá thơ ca. Từ đó tạo nên nền móng của thơ ca Việt trong nền thơ ca trung đại con chịu ảnh hưởng nhiều của các luật thơ, thể thơ Trung Quốc.

Mặt khác, những bài thơ trong Quốc âm thi tập được Nguyễn Trãi gieo “vần trong” có thể chỉ thường gặp trong các bài ca dao, tục ngữ. Đó là chủ ý sáng tạo độc đáo của Ức Trai nhằm mục đích hết sức rõ ràng là làm cho thơ ca trở nên quen thuộc và gần gũi khi sử dụng các chất liệu, đặc biệt là cách gieo vần của dân gian vào trong thơ mình. Có thể kể đến một số bài gieo vần như thế, trong đó có bài Bảo kính cảnh giới thứ 22 có lối gieo vần như nói trên:

Của thết người là của còn

Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon. Thấy ăn chạy đến thì no dạ;

Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn. Chớ lấy hại người làm ích kỷ. Hãy năng tích đức để cho con. Tay ai thì lại làm nuôi miệng. Làm biếng ngồi ăn lở núi non.

Đây là một kiểu lời khuyên của Nguyễn Trãi về đạo làm người. Trong tập thơ, nhất là các bài Bảo kính cảnh giới(gương sáng để răn đe), ta thấy lời khuyên của ông thật giản dị, chân tình nhưng lại rất sâu sắc mà đậm chất triết lý dễ đi vào lòng người. Mọi điều diễn ra trong cuộc sống dường như được ông nhận biết một cách rành mạch và được nâng lên thành triết lí của cuộc đời. Với ông sống là phải biết cư xử, làm sao cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải đạo trên đời, dù ông vẫn biết rằng cuộc sống vốn dĩ rất nghiệt ngã(thấy ăn đến thì no dạ, trợ đánh ắt phải ăn đòn). Ông răn người nhưng cũng chính là để răn chính bản thân mình: đừng chỉ có biết có bản thân mình mà hãy tích đức cho con cái nữa. Ông răn con người phải tự làm để nuôi mình chứ đừng có trông chờ vào người khác hay ngồi một chỗ mà ăn chỉ có “ lở núi non”.

Điều đáng chú ý ở đây là chúng ta thấy lời giáo huấn của ông ở trên được truyền đạt hết sức giản dị như một lời thủ thỉ tâm tình. Như chúng ta biết Nguyễn Trãi từng là người ở ngôi cao được trọng vọng, sống trong “phồn hoa đô hội” vậy mà ngôn ngữ ông sử dụng lại giản dị và mộc mạc chẳng khác gì ngôn ngữ bình dân. Nó đã thể hiện lên cốt cách làm nên một Nguyễn Trãi vừa bác học nhưng cũng hết sức bình dị.

Của thết người là của còn Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon

Vế lối gieo vần trong câu thơ thứ 2 ( đạo- cháo), đã từng được Xuân Diệu bình rất hay. Ông đã cho rằng việc sử dụng vần ở giữa câu mà lại là vần trắc đã góp phần làm cho chân lý mà Nguyễn Trãi đưa ra trở nên cứng cỏi, bản lĩnh hơn nên đúng với cốt cách của ông. Ta thấy ở trường hợp này âm điệu chủ yếu vẫn được tạo bởi vần bằng, theo đứng quy định của thơ Đường luật, nó chỉ khác chút là gieo thêm 2 vần trắc, việc này vô tình hay hữu ý tác giả lại cài vào đúng nơi cần nhấn mạnh, phải chăng nó là dụng ý của tác giả? Đặc biệt ở dòng thứ 2 của ví dụ trên việc gieo vần ở âm tiết cuối nhịp trước bắt sang nhịp sau làm cho không chỉ nội dung được nhấn mạnh mà ta thấy âm thanh cũng như được bật vang hơn, câu thơ này nó cũng gần gũi với cách nói của quần chúng nhân dân, ta có thể thấy qua một số câu như: “ăn lấy chắc mặc lấy bền” hay “cái khó bó cái khôn”, đói cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sạch rách cho thơm…mà có thể coi có được chút tương đồng với câu thơ trên của Nguyễn Trãi.

Có thể thấy lối gieo vần trong được sử dụng phổ biến trong dân gian, trong các câu tục ngữ, ca dao…Nó tạo nên sự cứng cỏi cũng như sự uyển chuyển nhịp nhàng của câu thơ cũng như toàn bài thơ. Tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã sử dụng lối gieo vần lưng hay còn gọi là vần trong hết sức là độc đáo và đã tạo hiệu quả lớn trong tập thơ này, gieo vần trong xuất hiện khá nhiều trông thơ ca dân gian và có lẽ đây là điểm trùng lặp đầy hứng thú có thể là có thủ ý của Nguyễn Trãi. Tạo nên những nét riêng trong

Một phần của tài liệu hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ nôm nguyễn trãi (Trang 31 - 92)