6. Kết cấu đề tài
3.3. Liên hệ giữa lối hài âm trong thơ Nôm NguyễnTrãi và thơ Việt
thơ ca hiện đại sau này. Những điều đó làm nên nét rất riêng và độc đáo chỉ có ở Nguyễn trãi trong cái nền chung của thơ ca trung đại lúc bấy giờ.
3.3. Liên hệ giữa lối hài âm trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Việt Nam hiện đại. hiện đại.
Trong các vần thơ, chức năng hoà âm của thanh điệu được biểu hiện ở chỗ các âm tiết hiệp vần với nhau chỉ có thể mang một thanh điệu hoặc hai thanh mang đồng loại tuyến điệu(cùng bằng hoặc cùng trắc) tức đó là sự đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhất ở đặc trưng ngữ âm rất quan trọng của thanh điệu. Điều này chúng ta có thể bắt gặp ở các thể thơ quen thuộc của ta như lục bát, song thất lục bát và các thể thơ mô phỏng Trung Quốc như thơ Đường luật, cổ phong hai âm tiết có thể đồng nhất phần vần (vận mẫu) hoặc toàn bộ phần đoạn tính nhưng nếu thanh điệu không phân bố theo quy luật bằng trắc thì cũng không thể bắt vần với nhau được bởi sự vi phạm nguyên tắc ấy đã làm phá vỡ sự hoà âm . Trong thơ truyền thống, nguyên tắc cùng tuyến điệu có thể được coi là nguyên tắc “bất di bất dịch”.
Song nói như thế không nghĩa là hiệu quả hoà âm của thanh điệu ở trong các vần thơ chỉ hoàn toàn do nguyên tắc phân bố “cùng tuyến điệu” chi phối.Quy luật phân bố thanh điệu theo nguyên tắc “cùng tuyến điệu” như đã nói ở trên, có vai trò to lớn trong việc tạo ra sự hoà âm cho các vần thơ nhưng không hoàn toàn là duy nhất, có lẽ nó chỉ là duy nhất với thơ ca truyền thống mà thôi.Đặc biệt là lục bát, song thất lục bát và Đường luật. Trong thơ ca hiện đại, để tạo ra sự hoà âm giữa các vần thơ với nhau không chỉ có sự tham ra của các cặp thanh điệu cùng tuyến điệu mà có thể cả những cặp không cùng tuyến điệu.Hai mặt đối lập này ở trong vần không làm ảnh hưởng đến sự hoà âm vì chính sự tồn tại của chúng đảm bảo cho âm điệu bình thường. ví dụ cụ thể:
“Ôi mưa trường sơn cây trốc đá lăn Dù lá cọ che vượt lũ băng
Mưa Đồng Tháp ướt đầm vai pháo nặng Mưa răng màn lọc cát khu năm
( Khúc hát tháng năm- Nguyễn Mỹ) Trở lại với vấn đề gieo vần theo nguyên tắc hài âm của thơ Nôm Nguyễn Trãi đây có thể coi là trường hợp đặc biệt trong văn học trung đại. Bởi văn học thời kì nói chung và thơ ca nói riêng mang tính quy phạm rất cao các nhà nghiên cứu văn học như Lê trí Viễn, Đặng Thanh Lê, Trần Đình Sử,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên Đăng Mạnh..đã từng đề cập đến tính quy phạm của thời đại này. Nó được thể hiện ở cả nội dung và hình thức. Tài nghệ của nhà thơ chủ yếu được đong đếm ở kĩ thuật đúc chữ, luyện câu, điểm nhãn sao cho đắt, cho cân xứng và hài hoà. Có cảm tưởng việc làm thơ nhiều khi như là “trò chơi” kĩ thuật mặc dù ai cũng thừa nhận cái gốc của thơ là tình.
Đứng trước cái nền chung đó, Nguyễn Trãi cũng là một thi nhân,ông cũng nắm rõ những quy định chặt chẽ của niêm luật trong làm thơ.Nhưng một người như Nguyễn Trãi - một người luôn mang trong mình ý thức sáng tạo mạnh mẽ đã muốn xây dựng lên những nét riêng, sự phá cách trong thơ. Ông đã biến thể thơ Đường luật với những chặt chẽ về vần luật sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật phóng túng hơn, mang những nét đặc thù và làm nền móng cho sự ra đời và phát triển của thơ ca Việt Nam. Cùng với đó là việc Nguyễn Trãi sáng tạo ra thể thơ thất ngôn xen lục ngôn để sau này phát triển mạnh mẽ trở thành một thể thơ truyền thống của thơ ca việt sau này. Đó là những đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi cho nền thơ ca của dân tộc.
Trong tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ông đã đặc biệt sáng tạo ra lối gieo vần trong, lối gieo vần chưa có trong thơ Đường luật và độc đáo hơn nữa là cách gieo vần trong nhưng lại sử dụng trái thanh điệu điều không hề thấy xuất hiện trong thơ ca trung đại. Có chăng chỉ xuất hiện trong một số câu tục ngữ, thành ngữ dân gian có tồn tại một số vần “bằng- trắc ví dụ như:
Tiền trao, cháo múc Đắt chè hơn rẻ thuốc Giàu về bạn, sang về vợ
Nhưng chúng ta cần lưu ý những trường hợp kể trên sự hiệp vần trái thanh điệu “bằng - trắc với tư cách là “vần chuỗi” chứ chúng ta chưa gặp vần “bằng- trắc” với tư cách là vần lưng vốn tồn tại trong thơ lục bát hay song thất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lục bát và tuyệt nhiên chưa gặp theo cách gieo vần chân và vần trong trái thanh điệu như trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi.Ví dụ như:
Thế giới đường hiểm chẳng hay, Cưỡng còn đi ấy thác vay,
Nước kiến phong quang hầu mấy kiếp
(Bài số 112)
Chúng ta xem xét cách gieo vần theo nguyên tắc hài âm trong thơ ca truyền thống là không có. Bởi sự gò bó về niêm luật rất chặt chẽ, trong các vần thơ thanh điệu phải phân bố theo “luật bằng trắc”(thậm chí không chỉ ở những âm tiết là vần thơ mà cả những âm tiết khác ở trong dòng). Vì vậy những thể thơ truyền thống như lục bát, song thất lục bát chúng ta cũng không thấy có những vần lưng “bằng- trắc” như vậy. Do đó với vần lưng có thể khẳng định rằng quy luật phân bố thanh điệu theo nguyên tắc cùng tuyến điệu vẫn hoàn toàn được tôn trọng. Ngay trong thời kì phát triển lên đỉnh cao của thơ Nôm thế kỉ XVIII- XIX trong thơ của Hồ xuân Hương, Nguyễn Du, Trần Tế Xương…chúng ta cũng không hề gặp cách gieo vần đầy mới lạ đó là gieo vần theo nguyên tắc hài âm như trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
Theo tiến trình phát triển của văn học chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học hiện đại các thể loại văn học đã vận động mạnh mẽ đặc biệt là trong thơ ca. Khác với thơ truyền thống, thơ hiện đại không gò bó bởi quy định về niêm luật chặt chẽ. Với thơ ca hiện đại, nhà thơ có quyền sáng tạo, không bị gò bó bởi các công thức định sẵn, cụ thể là không bị quy định số chữtrong một bài, số dòng trong một khổ, số khổ trong một bài, không bị gò bó theo nguyên tắc luật bằng trắc thống trị, nhà thơ có điều kiện tạo ra hoà âm cho các vần thơ theo một lối mới, miễn sao phù hợp với thính giác của con người hiện đại, phù hợp với việc biểu đạt nội dung.Chính sự thay đổi căn bản ấy đã tạo ra nhiều cách hiệp vần mới, vần “vần bằng - trắc” đã mang đến thơ ca hiện đại một dáng vẻ mới, một sinh lực mới. Nó làm cho bức tranh về vần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong khổ thơ thêm đa dạng, phong phú. Ví như trong khổ thơ tứ tuyệt với tư cách là những vần chân :
“ Cánh đồng quê ta Đợi xanh cây lúa Thương em vất vả
Mưa về đó em
( Mưa bên kia sông- Lê Điệp)
Ở ví dụ này chúng ta thấy hiện tượng cặp vần “ta - vả” mang hai thanh không cùng tuyến điệu. Mặc dù đối lập nhau về tuyến điệu vẫn tạo nên sự hoà âm thậm chí chúng ta còn thấy tốt hơn khi chúng cùng tuyến điệu. Ở đây ngoài việc nhà thơ không bị niêm luật cũ (luật bằng trắc) thống trị, mà như chúng ta đã biết ở khổ thơ tứ tuyệt khi trong khổ có một cặp vần (2 âm cuối trong số 4 âm tiết bắt vần với nhau) theo nguyên tắc hai thanh bằng và hai thanh trắc, phân bố ngang tự thân khổ thơ cũng tạo nên sự hài hoà đáng kể. Khi xem xét cách gieo vần đến đây chúng tôi thấy một sự trùng lặp giữa cách gieo vần trái thanh điệu trong tập thơ Quốc âm thi tập và thơ ca hiện đại có nét tương đồng với nhau một cách ngẫu nhiên và nó đặt ra một câu hỏi lớn cần giải quyết tại sao tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi ra đời vào thế kỉ XV lại có được cách gieo vần trái thanh điệu tương đồng với lối gieo vần trong thơ ca hiện đại? phải chăng đó không phải là ngẫu nhiên mà ngay trong thời kì đó Nguyễn Trãi đã có tư tưởng cách tân đổi mới thơ ca, muốn phá bỏ những quy tắc gò bó của thơ Đường luật xây dựng một lối thơ mới phóng khoáng, đa dạng và phong phú về cách gieo vần. Qua nhiều công trình nghiên cứu đã có câu trả lời xác đáng. Đó là sự phá cách, cách tân rất mới mẻ của Nguyễn Trãi. Như vậy, chúng ta có thể thấy được tư tưởng, ý thức sáng tạo tìm ra cái mới lạ không ngừng nghỉ luôn thường trực trong con người Nguyễn Trãi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để đi vào chứng minh sự tương đồng trong lối gieo vần theo nguyên tắc hài âm của tập thơ Nôm Quốc âm thi tập và cách gieo vần trong thơ ca hiện đại, chúng tôi đã khảo sát một số nhà thơ hiện đại tiêu biểu như Xuân Quỳnh, Chế Lan Viên,…
Theo số liệu thống kê sơ bộ tập thơ Xuân Quỳnh với 78 bài thơ kết quả cho thấy về gieo vần trái thanh điệu trong một dòng thơ có tất cả 210 lần/78 bài thơ[76]. Như vậy có thể thấy rằng cứ bình quân mỗi một bài có gần 3 lần gieo vần trong trái dấu. Đây là một tần xuất xuất hiện tương đối nhiều cụ thể như:
-Con sóng dưới lòng sâu -Ôi con sóng nhớ bờ
(Sóng)
-Em sẽ kể anh nghe
-Lòng thuyền nhiều khát vọng Cũng có khi vô cớ
Có bao giờ đứng yên?
( Thuyền và biển)
Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ Cho trẻ nghe tiếng hót những làn gió thơ ngây
Sóng bắt đầu làm sông
Biển thì cho ý nghĩ.
Bố bảo cho biết ngoan Bố dạy cho biết nghĩ
Cục phấn từ đá ra
( chuyện cổ tích về loài người)
Mùa thu ra biển cả Là của mùa thu cũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Kìa bao người yêu mới
( Thơ tình cuối mùa thu)
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao Đi về dối mẹ để mà yêu nhau
Yêu anh em đã là dâu trong nhà
( Mẹ của anh)
Dẫu bây giờ con được yêu đến vậy
Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ cả đời anh.
Dù thế nào con cũng chỉ thứ hai.
( Người thứ hai)
Qua đây để thấy được việc thơ hiện đại được giải phóng khỏi sự gò bó khuôn khổ của thơ văn truyền thống đã tạo điều kiện cho nhà thơ khả năng sáng tạo mạnh mẽ. Chính vì vậy mà cách gieo vần trong thơ hiện đại nhất là thơ tự do cũng phong phú và đa dạng hơn. Ngay trong một dòng thơ vần cũng xuất hiện hơn tạo nên câu thơ dài ngắn tuỳ ý mà người nghe vẫn thấy nhịp thơ uyển chuyển, liền mạch hơn.
Đối chiếu điêu đó vào thơ Nguyễn Trãi ta cũng thấy trong Quốc âm thi tập cũng sử dụng cách gieo vần trong trái thanh điệu tương tự ví dụ:
- Của ấy nào ai cũng được chầy
( Bài số 171)
- Nước tống họa phải một đôi khi
( Bài số 190)
- Nước dẫy triều cường cuối bãi đầy ( Bài số 249)
- Đã mấy thu nay để lệ nhà
( Bài số 8)
- Bảy tám mươi bằng một bát tay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nét khác biệt chỉ ở thể thơ mà 2 tác giả sử dụng. Xuân Quỳnh sử dụng thể thơ tự do, thoải mái với lối gieo vần trong trái thanh điệu làm cho câu thơ có tiếngvang hơn khi đọc, đặc biệt bộc lộ được tâm tư tình cảm mà thà thơ muốn thể hiện mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Trong khi Nguyễn Trãi sử dụng thể thơ Nôm Đường luật với việc sáng tạo ra vần trong và lối gieo vần trái thanh điệu đã mang đến thành công mới, tạo nên sự cứng cáp hơn cho câu thơ, việc gieo vần trái thanh điệu không những làm giảm đi sự cân đối trong câu mà trái lại tạo được sự liên kết hơn và khi đọc lên có cảm giác vang xa hơn. Cả hai trường hợp trên khi sử dụng cặp vần trái dấu có tác dụng hoà âm của các cặp vần được nâng cao lên đáng kể .
Chúng tôi tiếp tục khảo sát sơ bộ thơ Xuân Quỳnh gieo vần câu trên xuống các vị trí từ 1- 6 đó là vần chân theo nguyên tắc hài âm. kết quả cho thấy có 68 lượt/78 bài thơ. Điều đó chứng tỏ thơ Xuân Quỳnh sử dụng khá nhiều cách gieo vần theo nguyên tắc hài âm này, có thể thấy qua một số ví dụ cụ thể sau:
- Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn vơì cách trở. - Biển có từ thuở đó. Biển thì cho ý nghĩ. - Trời nắng mây theo che.
Khi trẻ con tập đi.
( Cổ tích về loài người)
- Mùa thu đi cùng lá. Mùa thu ra biển cả.
( Thơ tình cuối mùa thu)
- Những cửa sổ con tàu chẳng đóng. Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm.
( Tự hát)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lặng sao cái gió mặt hồ.
-Hình như lửa đã tắt rồi.
Gió không thổi nữa anh ơi yên lòng. -Thằng con ta nó nằm mê đó mà. Ngày chơi súng giả, ba lô.
( Hát ru chồng những đêm khó ngủ) Thơ Xuân Quỳnh đằm thắm, ngọt ngào, là tiếng lòng của nhà thơ trước cuộc đời, những trăn trở buồn vui đều được tâm hồn nhạy cảm của nữ thi sĩ đưa vào thơ mình. Ở những ví dụ trên đây chúng ta thấy các cặp vần không cùng tuyến điệu với nhau. Chính sự phân bố thanh điệu khác thường này đã làm cho vần thơ hiện đại có dáng vẻ rất mới và do đó âm hưởng của khổ thơ, dòng thơ từ đó trở nên dồi dào hơn. Việc hiệp vần trái thanh điệu ở thơ Nôm của Nguyễn Trãi cũng rất phong phú và tạo nên cảm giác mới lạ trong cách hiệp vần, ví dụ như:
Vườn còn thông trúc đóng năm mẫu
Câu ước công danh đổi một cần
( Bài số 33)
- Vẫn sinh lẩn thẩn mỗ già, Mọi sự đều nên thuần nhã đa Bà ngựa dầu lành nào Bá Nhạc
(Bài số 114)
- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, Lòng người quanh nữa,nước non quanh
(Bài số 136)
Như đã trình bày trước đó, trong thơ ca truyền thống hay Đường luật thành phần âm điệu, sự hoà âm giữa hai âm tiết chỉ đạt hiệu quả cao khi hai thanh của cặp vần đồng nhất và đặc trưng về tuyến thanh điệu. Nhưng trong thơ Nôm Nguyễn trãi chúng tôi lại bắt gặp sự hiệp vần trái thanh điệu xuất hiện tuy không nhiều nhưng cũng tạo nên nét mới trong cách gieo vần, như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cặp “cá - nhà” hay “già – nhã – bá” điều không hề thấy ở thơ văn trung đại. Điều đó nói lên nhiều điều mới mẻ mà theo chúng tôi hiểu đó là sự cố ý sử dụng của Nguyễn Trãi.
Chúng ta cũng có thể thấy cách gieo vần trái thanh điệu của một số nhà thơ hiện đại khác nữa.Ví dụ như:
“Khẩu hiệu của Đảng Đúc thép,phá hoang
bắc cầu, xây thêm hải cảng
Trên mảnh đất này,khó nhọc,gian nan đời sau còn kể lại
Lau sậy hoang vu,mưa dầm nắng dội Ngày ấy
khẩu hiệu lên đây
đuổi cọp san rừng xẻ núi Khẩu hiệu
đỏ
từng câu nhức nhói
như lương tâm kêu gọi
( Khẩu hiệu- Chính Hữu)
Bài thơ sử dụng thể tho tự do những tưởng không sử sụng gieo vần nhưng kì thực chúng ta bắt gặp các cặp vần liên tiếp với nhau: “đảng – hoang- cảng –nan” hay “ấy - đấy” những cặp này đều gieo vần trái dấu với nhau. Đó là dụng ý sử dụng của tác giả nhằm khi đọc nên tạo nên tiếng vang như tiếng hô khẩu hiệu của mọi người.
Hay trong thơ của Chế Lan Viên: