1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CON NGƯỜI NHÀN DẬT, TỰ TẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT pdf

7 731 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 182,93 KB

Nội dung

Trong thơ Nôm Đường luật, con người nhàn dật, tự tại xuất hiện khi lý tưởng bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống.. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến, con

Trang 1

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012

CON NGƯỜI NHÀN DẬT, TỰ TẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

Hà Ngọc Hòa Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt Trong thơ Nôm Đường luật, con người nhàn dật, tự tại xuất hiện khi lý

tưởng bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống Khác với con người hành đạo luôn chủ trương nhập thế, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn quay về với quê hương, ruộng vườn, để thanh thản với cuộc sống “Cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống” Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến, con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật đã có những biểu hiện khác nhau, góp phần làm cho văn học trung đại Việt Nam trở nên sâu sắc và tinh tế trong việc phân tích, mổ xẻ các trạng thái tâm hồn con người

Thế kỷ XV, khi Nho giáo chiếm địa vị độc tôn trong thượng tầng kiến trúc phong kiến, thì cũng chính là lúc thơ Nôm Đường luật khẳng định vị trí của mình trong dòng chung của văn chương dân tộc Tư tưởng đạo đức – chính trị của học thuyết Nho giáo, được các nhà thơ khai thác trên nhiều bình diện, nhiều thể loại khác nhau và trở thành âm hưởng chủ đạo cho văn học viết từ thế kỷ XV trở về sau Cùng với những thay đổi về tư tưởng, hình tượng nhân vật trong thơ Nôm Đường luật cũng

có nhiều xáo trộn và vận động không ngẫu nhiên, mà con người nhàn dật, tự tại là một minh chứng điển hình

Khác với con người hành đạo luôn háo hức nhập thế, để thực hiện lý tưởng “trí quân, trạch dân”, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn xuất thế, quay lưng với cuộc đời, sống yên phận “Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực” (Tề thư - Đào giếng mà uống,

cày ruộng mà ăn), mặc cho thế sự xoay vần đổi thay:

Cày ăn đào uống yên đòi phận,

Sự thế chăng hay đã Hán Tần

(Nguyễn Trãi Tự thán Bài 32)

Để minh chứng cho sự vận động của con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV trở về sau, chúng tôi đã khảo sát và lập bảng thống kê: (1)

Trang 2

Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật

bài thơ

Số bài Tỷ lệ (%)

Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta thấy con người nhàn dật, tự tại chiếm tỷ lệ cao trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi (39,76%), Nguyễn Bỉnh Khiêm (45,34%)

và hầu như không xuất hiện trong Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn Điều này, không gây bất ngờ cho người đọc, vì “giàn đồng ca” thời đại ấy không có chỗ cho những “nốt nhạc trầm” Trên con đường “về đích”, thơ Nôm Đường luật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua tiếng cười “như mảnh vỡ thủy tinh” (Chế Lan

Viên) của ông Tú thành Nam, đã có sự kết hợp phức điệu giữa trào phúng và trữ tình

trong việc phơi bày “tấn trò đời” của xã hội Việt Nam buổi giao thời Nhưng nền kinh

tế hàng hóa của đời sống thị dân “Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Tú Xương Chữ nho) không phải là “miền đất hứa” cho những nhà nho - nhà thơ lánh đục về trong giữa

cuộc đời nhiễu nhương, bụi bặm Vì thế, con người nhàn dật, tự tại không xuất hiện trong thơ Tú Xương, âu cũng là điều dễ hiểu

Khi so sánh Nho giáo ở hai thời kỳ phát triển khác nhau của thế kỷ XV, qua hai nhân vật tiêu biểu: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã có

những nhận xét thú vị “Nho giáo Nguyễn Trãi còn dung chứa nhiều yếu tố Phật giáo và Lão Trang, đặc biệt là Trang Điều này thật khác với Nho giáo, thời Lê Thánh Tông, khi

nó trở thành quốc giáo, và vừa lên ngôi độc tôn bèn đàn áp tín ngưỡng dân gian, kì thị Phật giáo, Đạo giáo và loại chúng ra khỏi đời sống chính thức của cung đình Bởi thế, nhà nho quân tử thời Lê Thánh Tông tuy đạo cao đức trọng nhưng thật phiến diện một chiều Một chiều trong lối sống, lối cảm, lối nghĩ Đó là con người không có con người

tự nhiên, con người không có con người cá nhân, con người không có lạc thú cá nhân, con người chức năng Điều này thật khác với nhà Nho mới Nguyễn Trãi - một con người phong phú, đa diện, nhiều chiều kích, giàu tài năng Tuy thời đại Nguyễn Trãi không hẳn là thời đại có khả năng sinh ra những người khổng lồ như Hy Lạp cổ đại, phục hưng Châu Âu hoặc nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng tôi vẫn thấy ông là một người khổng lồ một cách đơn độc” (Loại hình các nhân vật trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ X- XIX) Những nhận xét trên, một lần nữa giúp chúng ta lý giải được

tại sao trong Nguyễn Trãi lại có nhiều con người đến như vậy và tại sao bên cạnh một

Trang 3

Nguyễn Trãi “Ơn quân thân cực nặng” vẫn có một Nguyễn Trãi luôn cô độc trên hành

trình đi tìm nhân nghĩa cho cuộc đời

Nguyễn Trãi (1380-1442) lớn lên khi mà cục diện chính trị, lịch sử có nhiều thay

đổi Nhà Trần suy vong Nhà Hồ cướp ngôi Nhà Minh mượn tiếng “Diệt Hồ phục Trần” kéo quân sang xâm lược Gia đình và bản thân cũng gặp nhiều biến cố Năm

1407, nhà thơ bị cuốn vào cơn lốc lịch sử Mười năm ở Đông Quan Mười năm theo minh chúa nằm gai nếm mật Đất nước thái bình, nhà thơ lại bị vua Lê giam vào ngục vì

những lời xu nịnh, gièm pha của chốn quan trường “Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn” (Bảo kính cảnh giới Bài 9) Những biến động xảy ra dồn dập, khiến tâm hồn đa cảm ấy nhận ra thực chất vấn đề “Ta dư cửu bị nho quan ngộ / Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân” (Nguyễn Trãi Đề Từ Trọng phủ Canh ẩn đường) (Thân ta bị cái mũ nhà nho

đánh lừa đã lâu / Vốn ta là người cày (trong thanh) nhàn, câu (trong hiu) quạnh Đề

Canh ẩn đường của Từ Trọng phủ) Lặp đi lặp lại trong Quốc âm thi tập và cả trong Ức Trai thi tập là con người luôn khao khát - khao khát đến cháy bỏng thoát khỏi lợi danh vây, thoát khỏi “cửa quyền nhiều hiểm hóc; đường lợi cực quanh co” (Nguyễn Trãi Ngôn chí Bài 20), ước muốn “Đem công danh đổi lấy cần câu” (Nguyễn Trãi Mạn

thuật Bài 8), để quay trở về với quê nhà, sống thanh thản với chính mình:

Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi Ông này đã có thú ông này

(Nguyễn Trãi Mạn thuật Bài 6) Vẫn biết, trong tâm hồn luôn cuồn cuộn sóng ấy, bao giờ cũng trăn trở, dằn vặt giữa lạc thú cá nhân và con người chức năng bổn phận, nhưng những ngày tháng -

những khoảnh khắc ngắn ngủi “Qui khứ lai từ”, đốn ngộ bằng triết lý Phật giáo, bằng tư

tưởng Lão - Trang, hiển hiện trong thơ là một Ức Trai khác, một Ức Trai thanh thản đến

kỳ lạ, một Ức Trai đắm mình trong thiên nhiên, bầu bạn cùng trăng gió và đúng nghĩa

“cày lấy ruộng mà ăn”:

- Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bẻ cây

(Nguyễn Trãi Ngôn chí Bài 11)

- Quét trúc bước qua lòng suối Thưởng mai về đạp bóng trăng

(Nguyễn Trãi Ngôn chí Bài 16)

Khi đã “mũ ni che tai” trước những nhiễu nhương của cuộc đời, thì thiên nhiên,

không gian bán sơn địa luôn là sự lựa chọn tối ưu của con người nhàn dật, tự tại Từ năm 1435 đến năm 1440, Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn - nơi mà tuổi thơ của ông đã trải

qua những ngày tháng êm đềm với ông ngoại - Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán để “Độc

Trang 4

thiện kỳ thân” Có lẽ, “Quốc âm thi tập” được sáng tác nhiều trong thời gian này Hiển hiện trong thơ là một triết gia luôn đắm mình trong thiên nhiên, đón nhận bốn mùa xoay

chuyển, mọi vật đến rồi đi bằng cái tâm thanh tĩnh, biết vượt lên trên mọi hư ảo, phù

hoa thế sự Vì thế, người đọc không hề ngạc nhiên khi những hình ảnh “chim kêu hoa

nở, chè mai đêm nguyệt, quét trúc, thưởng mai, kho thu phong nguyệt, thuyền chở yên hà” xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Trãi như những người bạn tri âm, tri kỷ của hồn

thơ ung dung, tự tại Điều này cho thấy, chủ trương nhập thế của học thuyết Nho giáo

vẫn không ngăn nổi những phút xao lòng của người trí thức; khát vọng “Xênh xang áo phượng sân rồng” vẫn không tránh khỏi ước muốn “an bần lạc đạo”, quay trở về cố hương để dưỡng thân nhàn bằng cuộc sống “ăn cơm rau, uống nước suông, gối đầu lên

đá mà ngủ” của nền kinh tế tự cung tự cấp:

- Ao cạn vớt bèo cấy muống Trì thanh phát cỏ ương sen

(Nguyễn Trãi Thuật hứng Bài 24)

- Ngày tháng kê khoai những sản hằng, Tường đào ngõ mận ngại thung thăng

(Nguyễn Trãi Mạn thuật Bài 1) Khác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) nhập thế khi chế độ phong kiến bước dần vào con đường suy tàn Chiến tranh giữa ba tập đoàn Mạc - Trịnh - Nguyễn xẩy ra liên miên, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực Ra làm quan với triều đình nhà Mạc, không phải Nguyễn Bỉnh Khiêm không thấy những khó khăn trước mắt,

nhưng ông vẫn tin vào sự phục hưng của chế độ, vào tài “phù nghiêng đỡ lệch” của mình, để rồi cuối cùng phải ngậm ngùi “Giúp nước thương dân chưa thỏa lòng ta hồi trước Băn khoăn rất thẹn già không có tài” (Trung Tân quán ngụ hứng) treo mũ từ quan, về lại làng Trung Am quê nhà, vui thú “Một mai, một cuốc, một cần câu”

(Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài 73) đến trọn tuổi trời

Cũng như các nhà thơ ẩn dật trong quá khứ, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thường nói

đến “nhàn”, “tiên”, “vô sự”, “lâng lâng”, “tự tại”: “Thân nhàn, phúc lại được về nhàn” (Bài 11); “Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng” (Bài 66); “Vô sự thì hơn nữa ngọc vàng” (Bài 90); “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc/ Thuyền chở yên hà nặng với then” (Bài 128)… Nhưng, “nhàn” trong thơ ông vẫn đượm nỗi niềm ưu thời mẫn thế của một con người luôn nặng lòng với bổn phận, với cuộc đời “Tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi” (Tự thuật) Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Khâm Lân cho rằng

“Tuy ở nhà bốn mươi tư năm mà lòng không ngày nào quên đời, ưu thời mến tục đều lộ trong thơ” (2) Con người nhàn dật, tự tại trong Tuyết Giang phu tử vì thế vẫn chưa thoát khỏi học thuyết Nho giáo, vẫn chưa ra ngoài quan niệm “hành-tàng”, “xuất-xử”,

“nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư” để hòa mình vào thế giới của Lão Trang Đằng

Trang 5

sau cái thú thanh nhàn “Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách/ Được thú, ta đà có thú ta” (Bài 31), đằng sau cuộc sống nhàn hạ của nền kinh tế tự cung tự cấp “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” (Bài 73) vẫn là:

- Quân thân thề hết lòng thờ một Xuất xử cầu chưa đạo được hai

(Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài 12)

- Nghĩa cả luống quên tôi chúa cũ Thề xưa nỡ phụ nước non xanh

(Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài 13) Cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Khuyến (1835-1909) ra làm quan khi đất nước đang

từng ngày rơi vào tay giăc Lý tưởng “Thượng trí quân, hạ trạch dân” (Trên thì giúp

vua, dưới thì chăm dân) ôm ấp một đời, giờ trở nên lạc lõng trước hiện thực đời sống Mười năm làm quan Mười năm vào Nam ra Bắc, chứng kiến sự hèn yếu của vua quan nhà Nguyễn, thấy được những nỗ lực trong tuyệt vọng của phong trào Cần Vương, để

rồi lẳng lặng lui về khi mới bước vào độ tuổi “tri thiên mệnh” Dẫu biết rằng, lui về

trong cảnh nước mắt nhà tan chưa chắc bạn bè, con cháu đã khen, nhưng - lui về là bảo

toàn danh tiết khi “lương tri, lương năng chưa đến nỗi mất” (Đêm xuân thương con

thiêu thân)

Hai mươi lăm năm cuối đời, Nguyễn Khuyến sống trong cảnh nước mất nhà tan

Xã hội phong kiến cổ truyền trở thành một xã hội thực dân nửa phong kiến đầy những

chuyện “chướng tai gai mắt” đang làm tha hóa nền đạo đức truyền thống của dân tộc

“Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu” (Nguyễn Khuyến Hội Tây) Nền kinh tế tự túc, tự

nhiên cổ xưa bị biến mất và thay vào đấy là nền kinh tế hàng hóa, tạo nên sự cách biệt giàu - nghèo, làm con người mất thuần phác Hơn thế, nhà thơ lui về trong một tâm trạng đầy mâu thuẫn Mâu thuẫn về lý tưởng, về bổn phận tôi trung, Tất cả những đặc điểm ấy làm cho nhà thơ ít có cảm giác tận hưởng trọn vẹn thú vui nhàn tản thoát tục

của các nhà nho ẩn dật xưa “Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước / Ngán kẻ phương trời chẳng dứt dây” (Nghe hát đêm khuya) Và dường như trong không gian nhỏ hẹp của

“Vườn Bùi chốn cũ” ấy, tâm trạng của con người ẩn dật cũng không mấy thanh thản:

- Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Nguyễn Khuyến Thu vịnh)

- Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

(Nguyễn Khuyến Thu ẩm)

Trang 6

- Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà Nghĩ ta, ta lại chỉ thương ta

(Nguyễn Khuyến Cáo quan về ở nhà) Đất đai, ruộng vườn của làng quê Yên Đổ đã hóa tâm hồn thơ Nguyễn Khuyến bằng những cảm xúc chân thành Ở đấy, có không gian lễ hội tràn ngập tiếng cười, có cảnh sinh hoạt đầm ấm, chan hòa, có những tập tục văn hóa cổ truyền của một vùng quê

nghèo “chiêm khê mùa thối” được “lưu giữ” qua hàng loạt bài thơ như “Lên lão; Dựng nhà tế đường; Chợ Đồng; Cảnh tết; Khai bút”… Có điều, sau những tiếng ồn ào là khoảng không thinh lặng của tâm hồn; sau những giây phút thăng hoa “Một năm một tuổi, trời cho tớ/ Tuổi tớ trời cho, tớ lại càng…” (Nguyễn Khuyến Khai bút) là nỗi niềm “nhớ nước vẫn nằm mơ” của một hồn thơ đầy bế tắc và mâu thuẫn trước thực trạng đất nước đương thời “Cờ đương dở cuộc không còn nước/ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng” (Nguyễn Khuyến Tự trào) Chuyển sang những trải nghiệm mới, con người

nhàn dật, tự tại trong thơ Nguyễn Khuyến dần trở nên khác lạ so với truyền thống của

cha ông Vì thế, các hình ảnh “chim kêu hoa nở, gánh yên hà, kho thu phong nguyệt…” hầu như không xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến, âu cũng là điều dễ hiểu Trước sau

Nguyễn Khuyến vẫn là một nhà nho - một nhà nho ít thanh thản trong cuộc đời:

Người cũ xa xăm thương bóng chiếc Bước xưa ngất ngưởng ngại chân giày

(Nguyễn Khuyến Núi lão huyện ta)

Tóm lại, ước vọng ngoài vòng cương tỏa, lánh đục về trong của con người nhàn

dật, tự tại đã có những biểu hiện khác nhau giữa các nhà thơ, giữa các thời đại trong quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật Nhờ có hình tượng nhân vật này, mà văn học trung đại Việt Nam có thêm những sắc thái mới về người trí thức nho sĩ và có thêm những cảm nhận mới về sự lựa chọn tư tưởng Nho - Phật - Lão trong cuộc đời hành - tàng, xuất - xử của các nhà nho - nhà thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Xuân Diệu (giới thiệu), Thơ văn Nguyễn Khuyến (tái bản lần thứ hai), Nxb Văn học,

Hà Nội, 1979

2 Phạm Trọng Điểm, Bùi Văn Nguyên, Hồng Đức quốc âm thi tập, Nxb Văn học, Hà

Nội, 1982

3 Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập (in lần thứ hai), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,

1976

4 Nguyễn Văn Huyền, Tú Xương- Tác phẩm giai thoại, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1987

Trang 7

5 Đinh Gia Khánh (chủ biên), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1983

6 Đinh Gia Khánh (chủ biên), (tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội, (1998), 430

LEISURE MAN IN THE POETRY OF NOM-DUONG LUAT

Ha Ngoc Hoa College of Sciences, Hue University

Abstract In the poetry of Nom-Duong luat, leisure man appeared when the

intellectual’s ideal and responsibility begins fluctuating in the reality of life.Different from man doing the work of mandarins, leisure man wishes to return

to his hometown and rice field in order to enjoy life “Ploughing rice for eating, digging well for drinking water” From Nguyen Trai to Nguyen Khuyen, leisure man in the poetry of Nom-Duong Luat has exposed different expressions and has made the Middle Age Literature of Vietnam profound and subtle in the process of analyzing, exploiting the soul states of human beings

Ngày đăng: 25/03/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w