1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan hệ con người – tự nhiên trong văn xuôi miền núi pdf

5 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Quan hệ con người – tự nhiên trong văn xuôi miền núi Nói đến miền núi là nói đến con người giữa lòng thiên nhiên, nên việc so sánh con người với thiên nhiên là một thao tác phổ biến trong văn học về đề tài này. Trong văn xuôi miền núi hiện đại, sự đối sánh con người - thiên nhiên đã thoát khỏi những khuôn mẫu gò bó xưa cũ, trở nên đa dạng, linh hoạt và sống động hơn so với văn học trung đại. Thiên nhiên và con người là hai hình tượng sóng đôi, hình tượng này làm nổi bật hình tượng kia. Kế thừa truyền thống với phương thức mượn cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên làm giá đỡ tâm trạng, làm phiên bản của tâm trạng trở thành môtíp nghệ thuật trong nhiều tác phẩm văn xuôi miền núi hiện đại. Qua việc khảo sát văn xuôi dân tộc và miền núi, có thể khái quát mối quan hệ con người và tự nhiên thành các cấp độ như sau: 1. Sự gắn bó giữa con người và tự nhiên - hai thực thể của tạo hoá Marx từng cho rằng “con người trực tiếp là thực thể tự nhiên”, một “thực thể tự nhiên sống” (1) . Con người miền núi tựa vào thiên nhiên mà chiến đấu và lao động, nuôi dưỡng thể chất, bồi đắp tình cảm và thanh lọc tâm hồn. Thiên nhiên vừa là môi trường sinh thái, là cơ sở thiết yếu nhất để con người tồn tại, vừa là bầu bạn của con người. Hầu như bất cứ tác phẩm nào cũng ít nhiều thể hiện mối quan hệ hữu cơ này, nó như là một thuộc tính của văn xuôi miền núi. Người du kích trên núi chè tuyết và đứa cháu xa quê của Bùi Nguyên Khiết kì vĩ hình ảnh một ông già bảy mươi tuổi sống đơn độc trên núi Hoa Thạch Bàn, nơi chỉ có “một màu xanh mênh mông vương vương vài sợi mây trắng”, chỉ huy một bầy khỉ hái chè cho hợp tác xã, sáu năm không về nhà. Một con người như tạc vào thiên nhiên, gắn với thiên nhiên liền một khối. Ông Pồn trong Ông Pồn và chú hổ con (Ma Văn Kháng) cũng sống giữa muông thú như sống với bạn bè, hàng xóm, và mối ân tình của ông với chú hổ mà ông nuôi nấng từ bé cho thấy con người và tự nhiên không chỉ tương liên mà còn tương cảm lạ lùng. Một số hình tượng khác miêu tả con người gần gũi với loài vật, cỏ cây trong Trăng non, Mùa săn ở Na Le… khẳng định thêm cho nhận xét: "Cũng như các đồng nghiệp khác, Ma Văn Kháng luôn luôn chủ trương cổ vũ cho lối sống hợp với tự nhiên, đánh thức khả năng giao hoà, giao cảm với thiên nhiên để đạt tới sự hài hoà trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên" (2) . Chính bởi mối quan hệ ràng buộc vĩnh viễn giữa người miền núi với môi trường tự nhiên của họ mà sự gắn kết giữa hai thực thể của tạo hoá này có khi đến độ sâu nặng, máu thịt. Văn xuôi miền núi ngay từ thuở mới hình thành đã để lại hình ảnh đẹp về một cô sơn nữ trốn khỏi thị thành về với núi rừng thân thuộc, khi cô nhận ra rằng cuộc sống nhung lụa với người tình giàu sang ở chốn phồn hoa “cũng chẳng bằng tiếng con vàng anh hót giữa khoảng trời yên lặng”, “kém xa làn gió xuân êm dịu” và “sao có thể thay hẳn được những giờ mơ mộng bên bờ suối trong xanh…” (Tiếng gọi của rừng thẳm - Lan Khai). Đó là tâm lí chung mọi thời của người miền núi khi bị bứt ra khỏi mảnh đất hoang dã mà họ đã gửi lại cả tâm hồn. Cô Din trong Ngải đắng ở trên núi (Đỗ Bích Thúy) có cùng tâm trạng với anh Pao trong Vùng biên ải (Ma Văn Kháng) ở chỗ cứ đi xa về lại nhớ mùi thơm mộc mạc, nguyên sơ thật sâu xa, đậm đà của cây cỏ ngải - cái mùi rất thương nhớ, như linh hồn xứ sở, quê hương. Cũng phải ân nghĩa lắm nên trong Rừng xà nu, hình tượng cây và người mới hoà làm một: nhựa xà nu bầm đen thành từng cục giống như máu người, và máu người cũng đặc quện lại, tím thâm như nhựa xà nu. Những chi tiết này là sự hình tượng hoá quan điểm cho rằng “giới tự nhiên là thân thể của con người” hay “con người là một bộ phận của giới tự nhiên” (3) . Đắm say và nhạy cảm cao độ trước thiên nhiên, Nguyên Ngọc còn nhận thấy giữa người miền núi và thiên nhiên có một sợi dây rung cảm nối liền: "Khi một thứ hoa trắng bắt đầu nở trên đỉnh núi Chư Krao lan dần xuống các sườn núi xanh biếc, và các chị con gái tự nhiên nghe rạo rực trong ngực, thì biết đúng là mùa xuân đã đến rồi" (Mùa xuân hoa trắng). Điều này đúng với nhận xét của một nhà nghiên cứu, rằng trong văn xuôi miền núi con người luôn muốn trải lòng mình với thiên nhiên, ngoại cảnh, và ngoại cảnh lại có một tiếng nói riêng của nó mà chỉ con người miền núi mới nghe và cảm nhận được. Ở một số tác phẩm, sự gắn bó giữa con người và tự nhiên còn được biểu hiện trong những hình tượng mang màu sắc tâm linh. Trong thế giới quan của người vùng cao, tự nhiên có khi được xem như một phiên bản của con người. Cây sồi giữa bản người Dao xanh tốt hay héo lá, gẫy cành tùy thuộc vào sức khoẻ và sự sống chết của già làng – người có số tuổi đúng bằng tuổi nó; đời sống dân bản êm ấm, hoà thuận hay không thể hiện ở nước suối đầy hay cạn, cá suối nhiều hay ít. Người thế nào, tự nhiên thế ấy, đó là đức tin thuần phác mà bền chặt của người vùng núi trong Bóng của cây sồi, Đá cuội đỏ (Đỗ Bích Thúy). Tương tự, mỗi cây "vía" có chôn núm nhau của trẻ sơ sinh ở bản người Tày là một cái cây mang hồn người, đứa trẻ khoẻ thì cây xanh tốt, đứa trẻ ốm yếu thì cây cũng quặt quẹo còi cọc (Mùa mắc mật – Bùi Thị Như Lan). Như vậy, tự nhiên đã trở thành khuôn gương thần bí soi chiếu đời sống trần thế và vận mệnh của con người. Sự trân trọng và lòng tin sâu sắc vào thế giới tự nhiên còn chứa đựng trong một số phong tục tập quán của người miền núi, như tục "trả cây" của người Dao được miêu tả trongĐất bằng của Vi Hồng (tin vào truyền thuyết cảm động về người và cây, người làm rẫy sau khi chặt đổ mỗi cây rừng lại lấy một cành nhỏ của nó cắm trả vào gốc với hàm ý “chặt cây to - cho cây con” rồi khấn khứa). Người Tây Nguyên lại tâm niệm cùng sống và cùng chết với rừng, từ đó dẫn đến tục "bỏ mả" nghĩa là sau một số năm thì người sống không quan tâm đến người đã chết nữa vì tin rằng người chết sẽ về với rừng, rừng sẽ tái sinh cho họ (Đêm Dliê Ya ngàn xanh - Hlinh Niê). Tuy nhiên, mối quan hệ con người - tự nhiên không phải bao giờ cũng diễn ra theo hướng tốt đẹp, xuôi chiều. Mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu sinh tồn của con người với nhu cầu sinh tồn của tự nhiên, hiểm hoạ của rừng già cùng những hận thù khủng khiếp giữa người và ác thú đã được đề cập trong nhiều sáng tác, từ Tchya đến Vũ Hạnh, Cao Duy Sơn. Chính ở đây, tính văn hoá trong phương cách ứng xử với tự nhiên của con người được bộc lộ. Con người không chỉ là một thực thể tự nhiên mà là một “thực thể tự nhiên có tính chất người” (Marx), do vậy sự tác động của con người vào tự nhiên phải là sự tác động mang tính người, mang bản chất người. Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một thứ kẻ thù “hung tợn độc ác khét tiếng với 73 cái thác hiểm nghèo”, nhưng ông tin rằng việc trị thủy khiến “sông Đà dì ghẻ rồi sẽ hiền lành, trở thành người mẹ nhân từ của tất cả người Thái, người Mường, người Kinh” (Người lái đò sông Đà). Cũng như vậy, những con người “khổng lồ” trong Sông gọi (Hoàng Hạc) đã ra tay trị cái tính nết hung dữ của sông Chảy, làm cho sông và người trở thành một đôi bạn nuôi nhau, làm giàu cho nhau. Đó là việc tạo ra một “giới tự nhiên thứ hai” (Marx) – giới tự nhiên được nhân hoá, theo quy luật của cái đẹp và sự hài hoà trong mối quan hệ con người - tự nhiên. Thiên nhiên được cải tạo bởi con người, từ một quan hệ đối nghịch đến quan hệ thân quen bè bạn. Biểu hiện của văn hoá trong mối quan hệ con người - tự nhiên là ở chỗ con người điều chỉnh tự nhiên, tái tạo tự nhiên theo nhu cầu và khả năng của mình. . mối quan hệ con người - tự nhiên. Thiên nhiên được cải tạo bởi con người, từ một quan hệ đối nghịch đến quan hệ thân quen bè bạn. Biểu hiện của văn hoá trong mối quan hệ con người - tự nhiên. Quan hệ con người – tự nhiên trong văn xuôi miền núi Nói đến miền núi là nói đến con người giữa lòng thiên nhiên, nên việc so sánh con người với thiên nhiên là một. giữa con người và tự nhiên - hai thực thể của tạo hoá Marx từng cho rằng con người trực tiếp là thực thể tự nhiên , một “thực thể tự nhiên sống” (1) . Con người miền núi tựa vào thiên nhiên

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

Xem thêm: Quan hệ con người – tự nhiên trong văn xuôi miền núi pdf

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w