1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT Ở LỚP 10

46 604 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 161,98 KB

Nội dung

Thực tế cho thấy việc dạy học thơ Nôm Đường luật cho học sinh THPT hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy học thơ Nôm Đường luật đã được nhiều người quan tâm cả ở trong và ngoài nhà trường. Đã có nhiều hướng nghiên cứu về giảng dạy và tiếp nhận thơ Nôm Đường luật, đã có nhiều kiểu dạy học truyền thống và hiện đại về thơ Nôm Đường luật. Và thực tế qua nhiều năm đứng trên bục giảng cùng với nhiều những giáo viên say mê với nghề, nhưng cho đến nay việc dạy thơ Nôm Đường luật vân là một thách thức và chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một nguyên nhân mà người viết bận tâm nhiều nhất để phát hiện đúng bản chất của công việc này chính là việc chưa bám sát thi pháp của thơ ca trung đại vào trong giảng dạy. Việc dạy học thơ trung đại là dạy thơ trên giảng đường khác tiếng. Vì vậy công việc này phải được tiến hành một cách bài bản. Từ tương quan văn hóa của hai thời kì hiện đại với trung đại, người công dân mới và người công dân thời trung đại trong sự kế thừa và phát triển, sự phù hợp của thơ trung đại với việc đọc hiện đại, những bài thơ được chọn trong sách giáo khoa đã thật tiêu biểu cho thời đại đó chưa (chẳng hạn tính chất tập quyền thời trung đại trong thơ thời Lí – Trần và người công dân hiện đại để chuẩn bị cho tâm lí tiếp nhận những tác phẩm Lí – Trần. Chẳng hạn tính chất “Thượng trí quân, hạ trạch dân” trong thơ thời Lê tiêu biểu là Nguyễn Trãi qua một số hình ảnh “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “Ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức” )

Trang 1

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI PHÁP

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM

ĐƯỜNG LUẬT Ở LỚP 10

Thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay

Thực trạng dạy học thơ trung đại ở trường trung học phổ thông hiện nay

Thực tế cho thấy việc dạy học thơ Nôm Đường luật cho học sinh THPThiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn Việc dạy học thơ Nôm Đường luật đãđược nhiều người quan tâm cả ở trong và ngoài nhà trường Đã có nhiều hướngnghiên cứu về giảng dạy và tiếp nhận thơ Nôm Đường luật, đã có nhiều kiểudạy học truyền thống và hiện đại về thơ Nôm Đường luật Và thực tế qua nhiềunăm đứng trên bục giảng cùng với nhiều những giáo viên say mê với nghề,nhưng cho đến nay việc dạy thơ Nôm Đường luật vân là một thách thức và chưađạt được hiệu quả tối ưu Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một nguyênnhân mà người viết bận tâm nhiều nhất để phát hiện đúng bản chất của côngviệc này chính là việc chưa bám sát thi pháp của thơ ca trung đại vào tronggiảng dạy

Việc dạy học thơ trung đại là dạy thơ trên giảng đường khác tiếng Vì vậycông việc này phải được tiến hành một cách bài bản Từ tương quan văn hóa củahai thời kì hiện đại với trung đại, người công dân mới và người công dân thờitrung đại trong sự kế thừa và phát triển, sự phù hợp của thơ trung đại với việcđọc hiện đại, những bài thơ được chọn trong sách giáo khoa đã thật tiêu biểucho thời đại đó chưa (chẳng hạn tính chất tập quyền thời trung đại trong thơ thời

Lí – Trần và người công dân hiện đại để chuẩn bị cho tâm lí tiếp nhận những

tác phẩm Lí – Trần Chẳng hạn tính chất “Thượng trí quân, hạ trạch dân”

trong thơ thời Lê tiêu biểu là Nguyễn Trãi qua một số hình ảnh “Tướng sĩmột lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “Ta lấy toàn quân làhơn để nhân dân nghỉ sức” )

Như vậy công việc dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn là một vấn

Trang 2

đề khá nan giải Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần thiết phảitiếp cận hình thức nghệ thuật của nó Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thốngnhất của hai mặt hình thức và nội dung Hình thức là sự biểu hiện của nội dung,

là cách thể hiện nội dung Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy

ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” (Trần Đình Sử) Vì vậy

phương pháp chủ yếu của thi pháp học là phương pháp hình thức, có thể hiểu

“Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó” (Nguyễn Văn

Dân) Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững

mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy ” và “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức ” (Belinxki) [11; 256] Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, không

ít cách dạy, cách học vi phạm nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức Họctác phẩm văn học nhưng thoát ly văn bản Trong nhà trường phổ thông có rấtnhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản,

học sinh học đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm

“ý”, vì thế mới có tình trạng dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý chính ( Nguyễn Viết Chữ) [3; 9] Đặc biệt là khi dạy đến

những tác phẩm thơ trung đại, việc dạy và học thơ trung đại Việt Nam đến nayvẫn còn là nỗi khổ của người giáo viên trung học phổ thông Như chúng ta đãbiết, để khám phá, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một một bài thơ trung đại thìkhông chỉ đòi hỏi ở người giáo viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc những kiếnthức về thi pháp thời đại, thi pháp tác giả, thể loại văn học,… mà còn đòi hỏi người học sinh cũng phải có những kiến thức nhất định về những vấn đề trên Đây là một đòi hỏi chỉ

có thể thực hiện ở những học sinh yêu thích, say mê tìm hiểu tác phẩm văn học Trong bối cảnh hiện nay, còn được mấy học sinh yêu thích bộ môn này trong một lớp!

Trang 3

Vì vậy mà giáo viên chỉ đơn giản là truyền thụ kiến thức một chiều thiên vềnội dung hoặc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền thụ cho họcsinh mà không chú ý đến khát vọng, tâm lý học sinh Việc tìm hiểu tác phẩmquá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn trong một thời giandài đã gây hậu quả nghiêm trọng Một thực trạng nữa trong dạy học văn hiệnnay là còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết, say mê với nghềnghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, hấp dẫn Đặc thù của cácmôn khoa học xã hội là nội dung kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa,sách giáo viên nên nếu giáo viên không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vàocon đường mòn là trình bày lại nội dung cố định Chúng tôi đã dự nhiều giờthao giảng và nhận thấy giáo viên chỉ cố gắng trình bày lại những điều có sẵntrong sách giáo khoa, vì thế giờ học rơi vào tình trạng hình thức Ngay cả giờgiảng được đánh giá là thành công thì tính chất độc diễn của giáo viên thể hiệnkhái rõ nét Thậm chí có giờ dạy diễn ra sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một màn

kịch diễn ra khéo léo, tất cả được giáo viên tập dượt trước, cả những câu hỏi bài

cũ, và chỉ định học sinh nào phát biểu Nhiều giáo viên được khen là hay nhưngthực chất là diễn thuyết hay Học sinh học xong là kiến thức hầu như không cònđọng lại là bao nhiêu

Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự

nỗ lực của giáo viên thì không đem lại kết quả mà quan trọng cần có sự hưởngứng tích cực từ phía học sinh Thói quen học tập thụ động, đối phó của học sinh

là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học Hiện nay họcsinh phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tư thời gian đích đángcho tất cả các môn sinh ra tình trạng học lệch Học theo phương pháp mới đòihỏi các em phải đầu tư thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử

lý thông tin khoa học Đa số học sinh không có đủ tài liệu cần thiết và chưa hìnhthành tư duy phản biện, độc lập trong học tập Những khó khăn từ hai phía thầy

và trò khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học rơi vào vòng luẩn quẩn,hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả chưa cao Từ thực trạng trên, cóthể thấy môn Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay đang mất

Trang 4

đi rất nhiều sức hấp dẫn đối với học sinh Để lí giải điều này là cả một vấn đềkhông đơn giản Từ chương trình, nội dung đến phương pháp giảng dạy củagiáo viên cũng như tâm lí học tập của học sinh cũng cần phải xem xét.

Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT hiện nay

- Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT

*Mục đích khảo sát:

- Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trường THPT ở địa bàn tỉnh Nam Địnhnhằm phát hiện những khó khăn, thuận lợi, những ưu điểm và hạn chế của giáoviên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thơ Nôm Đường luật ởtrường THPT hiện nay

- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện phápkhắc phục

*Thời gian và đối tượng khảo sát:

Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay,chúng tôi đã tiến hành khảo sát 84 học sinh lớp 10 trường THPT Giao Thủy Chuyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và 84 lớp 10 trường THPT Quất Lâm huyệnGiao Thủy tỉnh Nam Định để thu thập các thông tin về sở thích, kiến thức, kỹnăng cơ bản của học sinh khi học các văn bản thơ Nôm Đường luật

Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến, giáo án của 15 giáo viên giảng dạy Ngữvăn ở 02 tổ Văn của 02 trường THPT trên địa bàn (có cả những giáo viên phụtrách những lớp có học sinh được chọn khảo sát ở trên) để nắm rõ về quá trìnhdạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay

Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT là ở học kì I trong năm học 2014 – 2015

* Tư liệu khảo sát:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 10

- Sách giáo viên Ngữ văn 10

- Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 10

Trang 5

- Giáo án của một số thầy cô dạy Ngữ văn lớp 10

* Nội dung khảo sát:

- Những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các tác phẩmthơ Nôm Đường luật

- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy thơ Nôm Đường luật của giáo viên

- Tâm lí, thái độ của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật

- Năng lực cảm thụ, phân tích thơ Nôm Đường luật của học sinh

Mẫu phiếu khảo sát và giáo án ở phần phụ lục

*Phương pháp khảo sát:

- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp vàđánh giá kết quả khảo sát

- Nghiên cứu bài làm của học sinh

- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên

- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo

Trang 6

Số TT Tên bài thơ Số câu hỏi

phần tìm hiểu bài

câu hỏi về thi pháp

Tỉ lệ %

Bảng 2.2 Thống kê kết quả khảo sát giáo án

án khảo sát

Kết quả

Có chú trọng đến thi pháp

Tỉ lệ

%

Chưa chú trọng

Trang 7

Bảng 2.3 Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học

của giáo viên (15 giáo viên)

lựa chọn

TỈ LỆ

%

1 Quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ

Nôm, các thầy cô có quan tâm đến việc

vận dụng thi pháp không?

2 Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho

học sinh về thi pháp văn học trung đại

chưa?

3 Để giúp cho học sinh hiểu được các

tác phẩm thơ Nôm Đường luật các thầy

cô thường dùng biện pháp nào?

4 Để hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu

các văn bản các thấy cô thường chú

trọng đến phương pháp nào?

Trang 8

5 Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho

học sinh hiểu về đặc điểm thơ Nôm

Đường luật chưa?

- Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay

Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT có 02 bài thơ Nôm Đường luật, đó là

“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Quá trình thu thập, xử lý thông tin đã giúp chúng tôi có một số nhận xét như sau:

* Ưu điểm:

- Học sinh được điều tra, khảo sát của hai trường đều là những học sinh có ýthức học tương đối tốt Việc soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trongsách giáo khoa đã trở thành việc làm thường xuyên của các em Nhiều em còndành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học

- Đa số học sinh được hỏi đều nắm được tên tác giả, thể thơ, nội dung cơ bảncủa các bài thơ Nôm Đường luật Các em đều thích học 2 bài này hơn so với cácbài thơ Trung đại khác cũng như các bài thơ Đường của Trung Quốc bởi họcsinh không phải tìm hiểu văn bản chữ Hán khó thuộc, khó nhớ, khó hiểu Nhiều

em đã học thuộc bài ngay sau khi học, các em cũng hiểu được vai trò quan trọngcủa hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm, sự liên quan mật thiết giữa các tácphẩm thơ Nôm Đường luật với hoàn cảnh xã hội đương thời Nhiều em có khảnăng cảm thụ tương đối tốt đối với nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, hầu hết đềuđạt trình độ chuẩn Các thầy cô đều là giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm vàyêu nghề Giáo viên đều ý thức được vị trí vai trò của thơ Nôm Đường luật,đồng thời hiểu được những khó khăn của học sinh khi học các tác phẩm vănhọc này Không những vậy, các giáo viên đều được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm,

Trang 9

nhiều giáo viên không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin thu hút hứng thú học của học sinh.

- Các trường, tổ, nhóm bộ môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng(những bài thơ Nôm Đường luật có số tiết giảng dạy trùng với dịp 20-11) nêngiáo viên có cơ hội đầu tư, tìm hiểu sâu hơn các bài thơ Nôm Đường luật.Thông qua dự giờ, góp ý, giáo viên học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm chogiờ dạy của mình

- Gần đây có rất nhiều sách tham khảo trên thị trường giúp giáo viên, học sinh

có những hướng dẫn cụ thể cho từng bài để dạy và học các bài thơ Nôm Đườngluật được tốt hơn

* Hạn chế:

- Đa số giáo viên đều cho rằng các bài thơ Nôm Đường luật đưa vào chươngtrình Ngữ văn lớp 10 là chưa phù hợp vì ở độ tuổi này các em khó có thể hiểuhết giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ do tầm hiểu biết văn học sử chưa

đủ và tầm nhận thức, cảm thụ còn hạn chế

- Cũng nhiều học sinh không thích học văn học Trung đại trong đó có thơ NômĐường luật vì đây là phần văn khô và khó Các em soạn bài rất sơ sài, nhiều emchép trong các loại sách học tốt mà không hiểu nội dung Các em hầu hết chỉnắm được nội dung cơ bản của ba bài thông qua phần ghi nhớ chữ chưa nhậnthức được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chưa có kiến thức về thểloại thơ cũng như hoàn cảnh lịch sử ra đời của các bài Sự cảm nhận của các emcòn thụ động, máy móc và công thức, phần lớn là diễn nôm tác phẩm Nhiềuhọc sinh học xong bài vẫn không hiểu học những tác phẩm thơ Nôm Đường luật

để làm gì Từ việc không hiểu ý nghĩa nhân văn, giá trị bất tử của các tác phẩmthơ Nôm Đường luật dẫn đến việc không có hứng thú tiếp nhận

- Đa số giáo viên được hỏi về phương pháp giảng dạy của ba bài thơ NômĐường luật đều sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chépcòn các phương pháp đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, so sánh đối chiếu về thi pháp thể loại, giảng bình thì rất ít Vì họ đều cho rằng mất thời gian, không đủ giờ và các em đều soạn bài ở nhà nên đã đọc rồi Do đó chất lượng giờ dạy trên lớp chưa cao.

Trang 10

- Khảo sát giáo án của hai giáo viên, chúng tôi thấy hai giáo án chưa thấy đượctính chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy tác phẩm đúng đặc trưng thể loại; hệthống câu hỏi chưa hợp lý còn vụn vặt, đơn điệu, chưa phân loại được các đốitượng học sinh; lượng kiến thức còn hạn chế Nhiều giáo viên được phỏng vấn

có tâm lý ngại đổi mới phương pháp, giáo án soạn một lần dạy trong nhiều nămtrừ các tiết hội giảng mới đầu tư hơn

- Do khoảng cách về vốn sống, tầm văn hóa, tầm hiểu biết của học sinh và thờiTrung đại Các tác phẩm thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều các thành ngữ, tục

ngữ, điển tích mà các em không hiểu được Thí dụ: khi học bài “Thương vợ”

của Trần Tế Xương, một số em chỉ hiểu đơn thuần bài thơ nói về tình thươngđối với vợ Mà thực ra thành ngữ “dãi nắng dầm mưa” được Tú Xương vậndụng sáng tạo, đảo trật tự thành “ năm nắng mười mưa dám quản công” để diễn

tả số phận long đong, vất vả, gian chuân của bà tú hoặc trong bài Cảnh ngày

hè, Nhàn thì những điển cố, điển tích như Ngu cầm, Rượu đến cội cây học

sinh cũng chưa thực sự hiểu sâu sắc Việc vận dụng các tri thức về lịch sử xã hộivào việc lý giải nội dung các tác phẩm này còn gặp nhiều khó khăn nên các em không hiểu và không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.

- Việc tiếp nhận văn học Trung đại nói chung, thơ Nôm Đường luật nói riêng phảidựa trên hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống hình tượng- nghệ thuật Nhưngnhững hệ thống này hiện nay đều không phù hợp nữa Vì thế việc dạy học văn

Trang 11

học thơ Nôm Đường luật gặp nhiều lúng túng.

- Thơ Nôm Đường luật phát triển và tồn tại có chịu ảnh hưởng lớn của văn họcTrung Quốc Vì thế việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật không thể tách rời vớiviệc xem xét ảnh hưởng của văn học Trung Quốc Công việc này gần như quásức với cả giáo viên và học sinh

- Giáo viên chưa có các biện pháp thích hợp với đặc trưng thể loại của thơ NômĐường luật Hầu hết các giờ học đều đơn điệu, xa cách nhận thức thẩm mỹ của họcsinh nhất là học sinh lớp 7 Giáo viên chỉ chú trọng đến thuyết giảng mà chưa quantâm học sinh lĩnh hội như thế nào Trong khi giảng bài, giáo viên thường liệt kê nộidung phân tích một cách đơn thuần, học sinh thì thụ động nghe và ghi chép Nhiềucâu hỏi cần được chia sẻ, khám phá nội dung nghệ thuật thì chưa được phát huy.Giáo viên còn cảm thụ giúp học sinh, hệ thống câu hỏi đơn điệu chưa kích thíchđược tính tích cực trong nhận thức của học sinh Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọngđến hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên sức hấp dẫn, trường tồn của thơ Nôm Đườngluật Vì vậy, giờ học chưa có trọng tâm, chỉ tìm hiểu bề ngoài mà không thấy hếtchiều sâu của tác phẩm

Từ thực trạng tìm hiểu trên, chúng tôi nhận thấy rằng muốn giảng dạy tốt thơ Nôm Đường luật ở THPT giáo viên phải có những biện pháp thích hợp gắn với việc vận dụng thi pháp của văn học trung đại để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn về thơ Nôm Đường luật Tình trạng duy ý văn bản còn diễn ra khá phổ biến, việc giải mã thông tin nghệ thuật của văn bản cũng chưa được giải quyết một cách

cụ thể, thấu đáo, việc dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn xa rời nguyên lí dạy học hiện đại đó là đi từ khái quát dến cụ thể Hiểu được thi pháp thì mới có cơ

sở để hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của các nhà thơ biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể Có như vậy, giáo viên mới tạo cho học sinh những điều kiện cần thiết

để hiểu được kết cấu, ngôn ngữ, quan niệm nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật Vì

vậy chúng tôi đề xuất một một số biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo hướng vận dụng thi pháp sau:

Trang 12

Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông

Những yêu cầu có tính nguyên tắc

- Bám sát thi pháp của thơ Hán Nôm Đường luật trung đại

Thi pháp thơ Nôm Đường luật nói riêng và thơ trung đại nói chung đềumang được vẻ đẹp của tâm hồn người Việt, vì thế khi tìm hiểu khám phá cáctác phẩm văn học giai đoạn này chúng ta phải bám sát đặc trưng thi phápcủa thơ Hán, Nôm Đường luật thì mới hiểu sâu sắc được nội dung và nghệthuật của tác phẩm

Phân tích một văn bản thơ chữ Nôm Đường luật bao giờ cũng đòi hỏi ngườitiếp nhận phải phân định được bố cục và kết cấu, đề tài, thể loại, thi liệu, ngônngữ giọng điệu của bài thơ Trên những cơ sở đó hướng dẫn học sinh đi tìmhiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của nó trong việc biểu hiện nội dung và thểhiện những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả

Trước hết việc xác định bố cục của một bài thơ Đường luật là tương đối

dễ dàng vì nó đã có quy định chặt chẽ Đó là cái khung cố định cho những bàithơ chung một thể loại Bố cục là cách để gọi tên chức năng cho từng phần Ví

dụ hai câu đề có chức năng mở bài bằng cách nêu ra sự vật, hiện tượng để giớithiệu khái quát vấn đề mà nhà thơ đề cập tới Hai câu thực có chức năng nêu racác hiện tượng, sự vật sát với đề thơ để làm rõ hơn, cụ thể hơn vấn đề Hai câuluận có chức năng luận bàn về những hiện tượng, sự vật đã được nói từ bốn câu

kể trên Đó là sự nhận thức trên cơ sở thực tiễn của hình tượng, sự vật mà kháiquát nâng lên thành một luận đề mang tính lí luận để làm sâu sắc thêm ý thơ.Hai câu kết có chức năng làm ngưng kết ý bài Giáo viên cần căn cứ vào đó để

có cách tìm hiểu linh hoạt Ví dụ, khi dạy bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương

thì đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơĐường Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh khai thác theo bố cục của bàithất ngôn bát cú, gồm 4 phần đề - thực – luận – kết Ở mỗi phần luôn có sự songhành bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn họcsinh khai thác tìm hiểu

Trang 13

Tiếp cận văn bản theo hướng vận dụng thi pháp hướng chúng ta đặt mốiquan tâm đến ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu của tác phẩm Ngôn ngữ, giọngđiệu của tác phẩm chính là thái độ đánh giá cuộc sống của tác giả thông qua cảmxúc thẩm mĩ gửi gắm qua câu chữ Nhiều khi ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệutrong tác phẩm văn chương lại có mối liên hệ khăng khít với nhau Ta có thểnhận ra giọng điệu nhẹ nhàng, nhịp điệu khoan thai, ung dung như những bước

chân đang thả bộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu thơ “một mai, một cuốc, một cần câu” trong bài thơ Nhàn Ta có thể lắng nghe âm thanh “lao xao chợ cá” của làng ngư phủ đang vang vọng lại trong tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè để thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân khi cảm nhận về cuộc sống.

Bám sát đặc trưng thi pháp của thơ Hán, Nôm Đường luật là giúp giáo viên

và học sinh nắm được những điều cơ bản nhất về nội dung và hình thức nghệthuật của tác phẩm thơ ca trung đại

- Bám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Mỗi tác phẩm văn chương lại được ra đời vào những hoàn cảnh lịch sử cụthể, trong đó phải kể đến yếu tố văn bản gốc của nhà văn – người sáng tác vàhoàn cảnh lịch sử xã hội tác động đến việc ra đời của tác phẩm Vì vậy trongquá trình dạy tác phẩm thơ trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nóichung chúng ta phải có sự hiểu biết kĩ lưỡng về tác giả đã sáng tác bài thơ tronghoàn cảnh nào, phong cách nghệ thuật của nhà văn ra sao Bởi lẽ đời tư của tácgiả cũng góp một phần quan trọng để tạo nên cá tính sáng tạo hoặc ngôn ngữgiọng điệu của nhà thơ

Ví dụ khi tìm hiểu về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta phải biết

được hoàn cảnh sáng tác bài thơ này của tác giả là khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn chonên mọi hình ảnh, cảnh vật đều mang đậm những nét của cảnh làng quê thôn dãvới cây hòe, cây lựu, ao sen, âm thanh của tiếng chợ quê quen thuộc Và chínhđiều này đã làm cho giọng điệu của bài thơ trở nên tươi vui, ấm áp mang tínhngợi ca vẻ đẹp cuộc sống của nhà thơ khi được sống hòa mình vào với thiênnhiên và cuộc sống của nhưng con người nơi làng quê mộc mạc, giản dị

Trang 14

Bên cạnh đó chúng ta còn cần phải bám sát vào văn bản gốc của bài thơ vìđây đều là những bài thơ được sáng tác, được viết bằng chữ Nôm mà thế hệ ngàynay ít biết đến những loại văn tự này Cũng ở bài thơ Cảnh ngày hè củaNguyễn Trãi ta có thể thấy được nhiều từ, ngữ cổ mà nay rất ít dùng vì thếngười giáo viên phải bám sát vào văn bản gốc để giải thích, cắt nghĩa cho học

sinh Ví dụ như từ “rồi” nghĩa là rỗi rãi, rảnh rỗi, nhàn hạ, từ “tiễn” mà văn bản gốc là từ “tịn” nghĩa là sen dưới ao đã gần hết mùi hương để muốn nói tới mùa

hè đã sắp hết, từ “dắng dỏi” nghĩa là tiếng ve ngân lên nghe thánh thót, lúc trầm lúc bổng như những bản đàn Hoặc từ “dẽ có” mà văn bản gốc là “lẽ có” nghĩa

là lẽ ra nên có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong ca ngợicuộc sống thái bình của nhân dân

Như vậy việc bám sát văn bản gốc và thời đại, giai đoạn sáng tác đóng mộtvai trò khá quan trọng trong quá trình dạy học văn chương nhất là các tácphẩm thơ, ca trung đại Vì điều này sẽ hướng cho học sinh hiểu đúng, hiểusâu về tác phẩm

- Đối chiếu các văn bản, phát hiện, khơi gợi, kích thích sự hình thành năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng

Tìm hiểu, khám phá, phân tích các tác phẩm văn học trung đại không chỉđơn thuần là phân tích ngôn từ, lớp nghĩa mà muốn học sinh ngoài sự cảm thụ

và say mê còn phải thực sự hiểu được những cái mới trong những tác phẩm đểcủng cố thêm niềm say mê với văn học trung đại, trân trọng những sự sáng tạocủa cha ông ta Những cái mới ở đây là mới về nội dung, ngôn từ của tác phẩm

so với những tác phẩm ra đời trước nó, cùng nó và sau nó, đó là những giá trị,những khía cạnh còn phù hợp với thời đại mới ngày nay

Tác phẩm văn chương là sản phẩm lịch sử của thời đại, nhưng với tài năngcủa mình, nhà văn có những sáng tạo vượt qua tầm thời đại của mình, thậm chí

có thể mang tới những dự báo cho tương lai Muốn tìm ra cái mới cần phải dựatrên những giá trị được xem là ổn định của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, thi lệu,

cảm hứng, phương thức Ví dụ bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi một đề

tài khá mới mẻ, nổi bật trong thơ ca trung đại đương thời Sự sáng tạo của bài

Trang 15

thơ là ở việc phá vỡ những quy định chặt chẽ của thơ Đường luật Thông thườngvới những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục : đề , thực, luận, kết (2– 2 – 2 – 2) nhưng Nguyễn Trãi đã phá luật tạo nên một bố cục mới 1 – 5 – 2.Không những vậy ngôn ngữ thơ ông không cầu kì, kiểu cách mà toàn là ngônngữ thuần Việt bình dị, dân dã, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của ngườidân nhưng được sử dụng khéo léo, tinh tế Đặc biệt là việc chêm, xen một số câulục ngôn vào bài thơ làm cho thơ Nguyễn Trãi mang được cái tươi mới, độc đáo,đặc sắc của thơ Nôm Đường luật Thi liệu không phải là thi liệu của văn học

cổ, những điển cố, điển tích mà những cảnh vật sống động, mang đậm dấu ấnlàng quê thôn dã mộc mạc Vì vậy, người giáo viên vừa phải đảm bảo truyền đạtnhững giá trị lịch sử đã ổn định mà nhà thơ phản ánh trong tác phẩm vừa phảigiúp học sinh nhận thức được những cái mới nhất, những giá trị xã hội thẩm

mĩ hiện đại trong tác phẩm, tức là cái mới cũng phải nằm trong sự so sánh đốichiếu với những yếu tố tương tự trước và sau nó Đối với tác phẩm muốn phântích, đánh giá đúng đắn nội dung, nghệ thuật của tác phẩm phải vận dụng quanđiểm và phương pháp lịch sử “ Cần phải đặt mỗi tác phẩm cũ vào điều kiệnlịch sử của nó, nhận rõ quan hệ giữa tác phẩm và thời đại, như thế chúng tamới có thể hiểu được những giá trị cũ và tìm thấy trong đó những bài họccho chúng ta ngày nay” [9, tr.17] để làm được điều này giáo viên phải có vốnsống ở nhiều lĩnh vực, phải sống phong phú cuộc sống hiện tại và nhạycảm với cái mới

Trong giảng dạy tác phẩm văn chương, so sánh là một biện pháp được dùngkhá phổ biến vì nó luôn mang hiệu quả bất ngờ So sánh sẽ giúp học sinh mởrộng, khắc sâu kiến thức văn học cho chính bản thân mình, đồng thời thấy đượcnhững nét riêng, nét chung, sự kế thừa, phát triển đặc biệt là những dấu ấn sángtạo của từng tác giả trong tác phẩm Thông qua so sánh sẽ giúp học sinh khắcsâu ấn tượng về những hình tượng nổi bật trong tác phẩm

Khi dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT cũng vậy, giáo viêncũng cần sử dụng biện pháp so sánh để học sinh ấn tượng hơn với nội dung củabài thơ, đồng thời giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về văn học trung đại

Trang 16

thời bấy giờ cũng như đặc điểm sáng tác văn chương của từng tác giả Khi dạy

bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, giáo viên có thể so sánh với các bài thơ có

hình ảnh liên quan như:

“Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá Rừng tiếc chim về ngại phát cây”

( Mạn thuật bài 6)

Hay ở hai câu cuối Cảnh ngày hè có thể so sánh:

“ Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền”

( Tự thán bài 4) Hoặc những bài thơ cùng chủ đề trong thơ Lê Thánh Tông như: Vịnh cảnh mùa

hè, Lại vịnh nắng mùa hè Các bài thơ này đều miêu tả cảnh mùa hè, hoặc hình

ảnh về cỏ cây hoa lá, cuộc sống ở thôn quê , cảnh ở đây thường rất tươi đẹptràn đầy sức sống, làm cho giọng điệu bài thơ trở nên tươi vui, rạng rỡ, tình thì

sâu lắng, thiết tha Giáo viên cũng có thể so sánh với hình ảnh “đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” trong thơ Nguyễn Du để thấy được sự tài tình trong nghệ

thuật miêu tả cảnh vật của mỗi nhà thơ ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm

Khi dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên mở rộng, so sánh với các

bài thơ khác của ông cùng đề tài hoặc có hình ảnh tương tự như khi nói về “dại, khôn”nhà thơ đã từng viết:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn

Hoặc khi nói về sự đua chen danh lợi nơi chốn quan trường đầy khắc nghiệt ông lại viết:

“Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”

Hay: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười

Có của thì hơn hết mọi lời”

Tóm lại việc so sánh, đối chiếu là một việc làm hết sức cần thiết khi giảngdạy văn chương và đặc biệt là với văn học trung đại Qua việc so sánh đối chiếu

Trang 17

làm cho học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hôn về tác phẩm, về tác giả và về cả hoàncảnh, thời đại mà tác giả sáng tác Từ đó học sinh có cái nhìn toàn diện sâu sắc

về bài thơ và cũng có kĩ năng tìm hiểu, khai thác, so sánh đối chiếu với các tácphẩm văn học khác

- Tạo không khí tranh luận, đối thoại giữa các tổ, nhóm, cá nhân

Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần tạo ra được không khí tranhluận, đối thoại sôi nổi giữa các tổ, nhóm hoặc giữa các cá nhân với nhau để vừakích thích sự hứng thú trong học tập lại vừa phát huy được tính chủ động sángtạo của học sinh Hoạt động nhóm là một ví dụ: Nhóm được hiểu ở mức đơngiản là tập hợp những cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nhất định, giảiquyết những vấn đề trong những thời gian xác định phụ thuộc vào số người,nhiệm vụ và sự tương tác của các thành viên Theo hướng đi này người họcđược cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chủ đạo, hướngđạo Người học sinh không bị động tiếp thu sự truyền giảng của thầy như trướcđây mà chủ động, tự giác, tích cực

Về cách thức, giáo viên có thể chia học sinh thành từng nhóm nhỏ ( theo tổ hoặc theo bàn), cùng thảo luận, trao đổi vấn đề mà giáo viên đưa ra Sau đó,mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày Các nhóm khác lắng nghe và phát biểu nhận xét, bổ sung, thậm chí tranh luận, bác bỏ Mỗi nhóm phải trình bày sao có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình Giáo viên tham gia định hướng, khái quát kịp thời và điều khiển để cuộc đối thoại không biến thành cuộc tranh cãi khiến giờ học trở nên căng thẳng Những cuộc đối thoại như vậy có tác dụng rèn cho học sinh thói quen hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tựđánh giá, điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo luận Qua đối thoại, học sinh rèn luyện được kĩ năng nói, phát biểu trước tập thể, tăng cường tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, kích thích sự chủ động sáng tạo của các em

Phạm vi: nhóm, tổ, lớp sẽ tạo môi trường giao tiếp ở từng mức độ lớndần, người học sinh theo từng mức độ đặt trong những tình huống chủ động thểhiện được mình trong chừng mực phản biện, bảo vệ, bác bỏ, tiếp nhận với tư

Trang 18

cách chủ thể.

Về nội dung, đối thoại trong quá trình tiếp nhận văn học ở nhà trường

là đối thoại dựa trên sự cảm thụ tác phẩm một cách cá nhân, sáng tạo Ở đây,học sinh đọc tác phẩm (bản thể thẩm mĩ) là để đối thoại với tác giả (chủ thểthẩm mĩ) về giá trị nghệ thuật của những kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng nghệthuật, tính cách nhân vật, tình huống, cảm xúc… và đối thoại với chính mình

để xác lập mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác của tác giả và những yếu tố nghệthuật của tác phẩm với tri thức, kinh nghiệm của chính bản thân mình Trên cơ

sở đó, học sinh lại tiếp tục đối thoại với giáo viên, với các học sinh khác đểđược tiếp xúc với những quan niệm, điểm nhìn, cách lí giải khác, để đượcnghe nhiều tiếng nói, giọng điệu khác, tức là được tham gia trực tiếp vào mộtcuộc đối thoại lớn, nhiều chiều

2.2.2 Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

2.2.2.1 Hướng dẫn học sinh xác định những nét tiêu biểu của thi pháp văn học trung đại liên quan đến tác phẩm

Để học sinh hiểu thấu đáo, sâu sắc về các tác phẩm thơ Nôm Đường luậttrong chương trình người dạy cần từng bước hướng dẫn các em tìm hiểu về đặctrưng của thi pháp thơ trung đại để học sinh nắm bắt được vấn đề và có sự chủđộng, sáng tạo trong việc tiếp cận, khám phá tác phẩm Ở chương trình Ngữ vănlớp 10 THPT chỉ có hai bài thơ tiêu biểu của hai nhà thơ cũng rất tiêu biểu của

nền văn học trung đại là Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn

Bỉnh Khiêm Đây chỉ là hai bài thơ nhỏ trong một mảng thơ Nôm khá lớn củahai nhà thơ nổi tiếng trong văn học trung đại Vì vậy nếu không tiếp cận với văn

học trung đại một cách khái quát thì dễ rơi vào tình trạng “Thầy bói xem voi”.

Khi dạy những bài thơ này, dù thời lượng hạn hẹp, chúng ta cũng không thể bỏqua việc giới thiệu một cách khái quát nhất về một số phương diện như thi phápvăn học trung đại (giới thiệu một số nội dung liên quan như đề tài, bút pháp, thiliệu, quan niệm về thiên nhiên,…) Với cách dạy từ hướng vận dụng thi pháp thì

Trang 19

việc giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về thi pháp thời đại chính

là chìa khóa để giải mã những bài thơ cụ thể sau này

* Với bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có thể hướng dẫn học sinh tìm

hiểu một số đặc điểm thi pháp sau:

+ Đề tài: Đề tài về mùa hè là một trong những đề tài ít gặp trong thơ ca, nhất là

thơ ca trung đại Vì thế chọn một bức tranh cảnh ngày hè đã cho thấy được nétđộc đáo trong tâm hồn và thơ ca của Nguyễn Trãi

+ Thể thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được viết theo thể thơ Nôm thất ngôn

bát cú đường luật nhưng đã được phá cách độc đáo bằng việc chen thêm nhữngcâu lục ngôn vào phần đầu và phần cuối của bài thơ Với lối viết giản dị, dễ hiểungôn ngữ mộc mạc của thể thơ thì bài thơ đã tạo được những nét độc đáo chothơ ca trung đại nói chung và thơ ca Nguyễn Trãi nói riêng Điều này tạo chobài thơ mang được âm hưởng và tiếng nói rất riêng của người Việt

+ Bút pháp: bài thơ cũng sử dụng những bút pháp quen thuộc của văn học trung

đại như tả cảnh ngụ tình, bút pháp điểm xuyết, tượng trưng với những nét chấmphá, chớp lấy cái hồn của tạo vật

+ Thi liệu: thơ viết về mùa hè thường ít gặp trong văn học Trung đại Việt Nam.

Vì thế có thể nói bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi khá mới mẻ, hấp dẫn vàrực rỡ sắc màu Cảnh ngày hè ở đây không vắng vẻ, đìu hiu, u buồn như một sốbài thơ trung đại khác mà ngược lại rất đẹp, rất tươi mới, sinh động

+ Âm hưởng: âm hưởng chung của bài thơ là bức tranh ngày hè tươi mát, giàu

màu sắc, hình ảnh, đường nét, âm thanh, hình khối với không khí tươi vui rạng

rỡ, với vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân hòa cùng thiên nhiên tràn đầy sức sống vàcuộc sống sôi động, náo nhiệt của mọi người Bài thơ mang một âm hưởng hoàntoàn khác với nhiều tác phẩm của thơ ca trung đại

Với bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm dấu ấn của thi pháp thơ trung đại

lại được thể hiện trên các bình diện sau:

+ Đề tài: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại thể hiện được một đề mang đậm

chất triết lí về lẽ sống nhàn tản của một số nhà thơ trung đại khi họ lánh đục

về trong để giữ mình, giữ khí tiết Với họ cuộc sống nhàn tản không vướng

Trang 20

vòng danh lợi được sống hòa mình vào với thiên nhiên, đất trời trong cái thú

tự do, tự tại như những nhà hiền triết

+ Thể thơ: Nhàn là một bài thơ Nôm được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú

Đường luật tuân thủ chặt chẽ theo bố cục đề, thực, luận, kết, bình đối của thơ catruyền thống Tuy nhiên ở đây lại có những nét khác biệt độc đáo so với thơĐường luật thông thường, đó là thơ Đường luật bốn câu đầu nghiêng về cảnh,

bốn câu sau nghiêng về tình thì ở Nhàn lại có sự đan xen giữa cảnh và tình

xuyên suốt bài thơ

+ Thi liệu: thơ viết về cảnh vui thú điền viên, ung dung tự tại của các nhà Nho

về ở ẩn để lánh đời thoát tục, không vướng bụi trần, không màng danh lợi cũngđược khá nhiều nhà thơ trung đại lựa chọn để gửi gắm tâm tư, tình cảm, gửigắm những tâm sự của mình về nhân tình thế thái

+ Âm hưởng: âm hưởng chung của bài thơ là âm hưởng của một cuộc sống tự

do, nhàn tản, thảnh thơi, thư thái, được sống với những gì mình có, những gìmình thích, không phải vội vã, bon chen, không lo toan, tính toán, lại được sốnghòa hợp với thiên nhiên, đất trời, cỏ cây hoa lá

+ Ngôn ngữ: về ngôn ngữ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng giản dị,

mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ gần gũi với ngôn ngữ của cuộc sống đời thường

2.2.2.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội văn bản trên cơ sở thi pháp tác giả.

Tác phẩm văn chương là sự sáng tạo của nhà văn vì thế ở mỗi tác giả lại

có những phong cách riêng, mỗi tác phẩm lại có những giọng điệu riêng nênviệc tìm hiểu, nghiên cứu về thi pháp phải đặc biệt lưu ý vấn đề này Mỗimột tác phẩm văn học dẫu thuộc cùng một thể loại nhất định cũng là mộtsáng tạo mà nhà văn phải nung nấu cả đời Nếu không chú ý đến việc khámphá cái riêng của thi pháp tác giả, bức tranh văn học sẽ nghèo nàn, đơnđiệu cả về bố cục và màu sắc, dễ ra lò theo lối công nghiệp hàng loạt, triệttiêu phần cá nhân, tính sáng tạo của con người Trong khi đó vận động củadòng chảy văn học ngày càng khẳng định phẩm chất sáng tạo như một đặcđiểm sống còn của người viết Vì vậy dạy những bài thơ Nôm Đường luậttheo hướng vận dụng thi pháp thì đặc điểm thi pháp tác giả là hết sức cần

Trang 21

thiết không thể bỏ qua.

* Với bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: Thi pháp thơ Nguyễn Trãi

là những nét nghệ thuật sáng tạo đặc sắc mang dấu ấn riêng của tác giả vượt

ra ngoài những quy phạm của văn học trung đại Trong bài thơ Cảnh ngày

hè nét đặc trưng thi pháp thơ Nguyễn Trãi được thể hiện ở những bình diện

sau:

+ Thi đề: Nguyễn Trãi đã phá vỡ tính ước lệ ngay từ thi đề của bài thơ Nếu

như thơ ca cổ chọn mùa xuân với mưa bay lất phất, mùa thu với lá vàng rơi, tuyết phủ thì ở đây Nguyễn trãi lại chọn cho mình bức tranh phong cảnh của

ngày hè oi ả, chói chang mà thơ ca trung đại ít khi đụng tới Tuy nhiên ở Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta lại bắt gặp một mùa hè dịu mát, rực rỡ sắc màu

với một không gian thoáng đãng, cởi mở tràn đầy sức sống của con người và cảnh vật cùng âm thanh, ánh sáng, đường nét hết sức tươi đẹp, sinh động, hấp dẫn Và có lẽ từ sau Nguyễn Trãi đề tài mùa hè đã được quan tâm nhiều hơn

trong thơ ca trung đại, đặc biệt là trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông đã xuất hiện rất nhiều bài thơ về cảnh ngày hè như: Vịnh cảnh mùa hè, Lại vịnh nắng mùa hè trong đó có nhiều hình ảnh về ngày hè rất gần gũi với cuộc sống đời thường: “Nghi ngút tàn mây tán lửa che

Rùng người thay bấy gọi là hè” Hay đó là những ngày hè oi ả, chói

chang

“Mai gầy liễu guộc, cỏ le te Biết chạy làm sao khỏi nắng hè”

hoặc “Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi Ngày

nắng chang chang lưỡi chó lè”

Như vậy đề tài về ngày hè trước đó ít được quan tâm thì từ sau Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi mùa hè đã trở thành một nguồn cảm hứng trong thơ

ca trung đại

+ Thi hứng: Các nhà thơ xưa thường tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung Hoa,

như sông Xích Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dương, sông Tiêu Tương, Nhưngtrong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi tuyệt nhiên không thấy có các cảnh sắc

Trang 22

Trung Hoa, hay các cảnh xây dựng theo tưởng tượng theo lối ước lệ, có chăng

là giấc mơ Nghiêu, Thuấn thoảng qua trong cái niềm mong mỏi “Dân giàu đủkhắp đòi phương”để luôn mong cho dân giàu, nước mạnh Còn lại ở đây là nhữngcảnh quen thuộc, bình dị dân dã thường ngày của làng quê Việt Nam đã đemđến nguồn cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Trãi Sở dĩ như vậy là vì gần suốt đờimình, Nguyễn Trãi đã gắn bó với nhân dân, yêu nhân dân, yêu cuộc sống của

họ, ông lo trước nỗi lo của dân, đau nỗi đau của dân và cùng chia sẻ nhữngbuồn vui với họ Có lẽ vì điều đó mà những hình ảnh gần gũi, giản dị ở chốnthôn quê như lảnh mùng tơi, bè rau muống, luống dọc mùng ` vẫn thường xuấthiện trong thơ Nguyễn Trãi

“Ao cạn vớt bèo cấy muống Trì thanh phát cỏ ương sen”

+ Thi liệu: Các nhà thơ xưa khi miêu tả cảnh sắc trong thơ ca của mình thường

chọn những thi liệu rất quen thuộc, mang tính công thức, ước lệ như tả cây ngôđồng, hoa cúc, lá vàng rơi, hay đó là cảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt Và đặcbiệt là nói tới ngày hè các nhà thơ xưa thường nhắc tới tiếng cuốc kêu như:

“Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc”

hay “cuốc, cuốc, cuốc hằng khua mõ cuốc” (Lê Thánh Tông)

Ngay cả trong thơ Nguyễn Du sau này cũng là âm thanh quen thuộc của tiếng

cuốc gọi hè: “Dưới trăng quyên đã gọi hè”

Nhưng trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi nhà thơ đã tránh được những

công thức ước lệ đó, mặc dù cảnh ở đây vẫn là cỏ cây, hoa lá, tiếng ve nhưngthi liệu quen thuộc ấy lại có ngay trong cuộc sống nơi thôn dã của làng quêViệt Nam Nói chung các hình ảnh thơ ở đây đều được hiện lên với đặc điểmchung là rất sinh động, cụ thể, gần gũi của vùng thôn quê Việt Nam Điểm mới,độc đáo ở đây là vẫn có “cảnh cũ” “người xưa” nhưng hồn thơ thì đã vượt rakhỏi sự khuôn sáo của thi tứ cổ điển

+ Ngôn ngữ nghệ thuật: Phá vỡ tính ước lệ, tính quy phạm trong thơ ca trung đại nói chung và trong thơ Nôm Nguyễn Trãi nói riêng và trong đó Cảnh ngày hè là một nét tiêu biểu, nổi bật của thơ Nguyễn Trãi Nghệ thuật sử

dụng ngôn ngữ thuần Việt của tác giả đã đạt đến sự tinh tế, phá cách độc đáo,

Trang 23

mạnh mẽ Bài thơ dùng rất ít các điển cố, điển tích của thơ ca cổ mà chủ yếudùng hình ảnh, ngôn ngữ của cuộc sống đời thường Thấy rất rõ là trong bàithơ này, Nguyễn Trãi đã sử dụng chủ yếu những từ thuần Việt trong sáng,

gần gũi, dể hiểu, giàu sức gợi: hóng mát, đùn đùn, tán rợp giương, phun thức

đỏ, tiễn mùi hương

Ở đây tác giả đã huy động đến mọi giác quan để miêu tả cảm nhận về bứctranh ngày hè, từ phong thái ung dung thư thái, thảnh thơi để hóng mát trongngày trường đến cảnh vật được quan sát một cách tinh tế, giàu cảm xúc; đó lànhững cây hòe đang giương tán lá sum xuê xanh tốt trong những ngày hè để tỏabóng mát cho đời Hình ảnh cây hòe một loại cây rất gần gũi với cuộc sống đời

thường, đây cũng được coi là loài cát mộc (cây mang lại niềm vui) nên hầu hết

được đều được trồng trong các gia đình ở nông thôn, cây hòe cũng đã đi vào nhiềuáng thơ ca trung đại:

“ Hồng bay lựu, màn vây liễu, Hương nức sen, bóng rợp hòe ”

(Hồng Đức quốc âm thi tập – Lê Thánh Tông) Hay

trong thơ Nguyễn Du: “Thừa gia chẳng hết nàng Vân,

Một cây cù mộc một sân quế hòe ”

Trong văn học Trung Hoa cũng có nhắc tới hình ảnh của cây hòe:

“Xuân sang hoa nở thiếp về Chàng ơi đến gốc cây hòe nhận con”.

Còn ở đây cây hòe trong thơ Nguyễn Trãi đang độ sinh sôi, nảy nở một cách

mãnh liệt đến mức “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương” tất cả như đang đùn ra,

tuôn ra, chảy ra, giương ra một màu xanh của tán lá Theo thuật phong thủy củaphương Đông thì những nơi cây cối tốt tươi, giàu sức sống thì nơi đó sinh khíhội tụ, vượng khí dồi dào, rất tốt cho tinh thần, sức khỏe của con người

Bức tranh phong cảnh ngày hè còn phải kể đến là hình ảnh của cây lựuđang trổ hoa đỏ thắm trước hiên nhà, đó là những bông sen đang dìu dịu ngát

hương dưới ao, đó còn là âm thanh dắng dỏi của tiếng cầm ve đang báo hiệu

hè về hòa cùng âm thanh lao xao của chợ cá từ làng ngư phủ đó đây vang

Ngày đăng: 29/04/2016, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w