1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao theo đặc điểm thi pháp thể loại

23 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

Thực nghiệm vận dụng một số đặc điểm thi pháp thể loại để tìm hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao...8 3.4.1... Đề tài nghiên cứu sẽ giúp giáo viên và các em học sinh nắm vững đặc điể

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

3 Các kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3

3.1 Cung cấp cho học sinh kiến thức khái quát về thể loại truyện ngắn và truyện ngắn hiện thực 3

3.2 Hướng dẫn học sinh tiếp cận với quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao 4

3.3 Hướng dẫn học sinh tiếp cận sơ bộ truyện ngắn Chí Phèo từ góc độ thi pháp thể loại 5

3 3.1 Thời gian nghệ thuật 5

3.3.2 Không gian nghệ thuật 5

3.3.3 Điểm nhìn nghệ thuật 5

3.3.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 6

3.3.5 Giọng kể 7

3.4 Thực nghiệm vận dụng một số đặc điểm thi pháp thể loại để tìm hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao 8

3.4.1 Mục đích của thực nghiệm 8

3.4.2 Đối tượng và cách thức thực nghiệm 8

3.4.3 Nội dung của thực nghiệm……… 8

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 21

PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 22

2 Kiến nghị ……… 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 2

để phân biệt một truyện ngắn lãng mạn với một truyện ngắn hiện thực Từ thực

tế này, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao theo đặc điểm thi pháp thể loại”

-2 Mục đích nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu sẽ giúp giáo viên và các em học sinh nắm vững đặc

điểm thi pháp thể loại truyện ngắn qua các yếu tố cơ bản như: Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, điểm nhìn nhìn nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng kể Từ việc nắm vững đặc điểm thi pháp thể loại truyện ngắn, giáo viên sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hơn về tác phẩm “Chí Phèo” và đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

3 Đối tượng nghiên cứu.

Để xác định những thi pháp thể loại truyện ngắn thể hiện trong truyện

ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, tôi tiến hành nghiên cứu các đối tượng sau:

- Một số tài liệu về thi pháp học và thi pháp truyện ngắn

- Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao

- Truyện ngắn“Chí Phèo” và một số truyện ngắn trong tuyển tập truyện

ngắn của Nam Cao

- Học sinh các lớp: 11C2, 11C3, 11C4, 11C5 (Năm học 2015- 2016)

4 Phương pháp nghiên cứu.

Người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, phânloại, thống kê và thực nghiệm để hướng dẫn các em học sinh tiếp cận truyện

ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) dựa trên đặc điểm thi pháp thể loại qua các yếu tố

cơ bản như: Thời gian nghệ thuật; Không gian nghệ thuật; Điểm nhìn nhìn nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Giọng kể

Trang 3

PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Ngày nay, thuật ngữ “Thi pháp học” đã trở nên quen thuộc đối với việc

nghiên cứu và giảng dạy văn chương Khi tìm hiểu thi pháp học người ta không

thể bỏ qua đặc điểm thi pháp thể loại Bởi thi pháp thể loại giúp chúng ta tìm

hiểu tác phẩm văn chương xuất phát từ chính đặc trưng của nó, tránh được cáchtiếp nhận theo kiểu chủ nghĩa đề tài hoặc theo kiểu xã hội học dung tục đã từngtồn tại một thời

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Các nhà biên soạn Sách giáo khoa đã rất chú ý tới đặc trưng thể loại củatác phẩm văn chương, nhưng trong thực tế làm công tác giảng dạy môn Ngữvăn nhiều năm qua, tôi nhận thấy: nhiều giáo viên còn thiếu kinh nghiệm khithực hiện chương trình Ngữ văn được biên soạn theo tinh thần hướng tới đặctrưng thể loại Điều này đã dẫn đến việc giảng dạy các tác phẩm văn học cụ thểchưa đạt yêu cầu, nhất là sáng tác của những tác giả có phong cách lớn và họcsinh tất yếu sẽ rất mơ hồ về đặc điểm thể loại của văn bản văn học

Xuất phát từ cơ sở thực trạng trên, tôi hi vọng sáng kiến kinh nghiệm của

mình sẽ là một đóng góp thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học bộmôn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông hiện nay

Do điều kiện thời gian còn hạn chế nên tôi chỉ thể nghiệm hướng dẫn họcsinh đọc - hiểu một truyện ngắn cụ thể theo đặc điểm thi pháp thể loại Tôi chọn

truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao - một kiệt tác của văn học thế kỷ XX

3 Các kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

3.1 Cung cấp cho học sinh kiến thức khái quát về thể loại truyện ngắn và truyện ngắn hiện thực.

Truyện ngắn hiện đại phát triển theo nhiều hướng khác nhau, tuỳ theocách sử dụng các yếu tố cốt truyện, nhân vật, trần thuật và kết cấu của truyện Truyện ngắn hiện đại có xu hướng tổng hợp, đan xen, xâm nhập về mặt loại hìnhgiữa các thể loại (truyện ngắn với kịch, với tiểu thuyết hoặc với thơ) Sự đanxen, xâm nhập như thế tạo nên các dạng truyện khác nhau: truyện ngắn giàukịch tính (như truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan), truyện ngắn giàu tính trữtình (như truyện ngắn của Thạch Lam), truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết (như

Chí Phèo của Nam Cao)

Trang 4

Theo quan niệm truyền thống, yêu cầu cao nhất của truyện ngắn hiện thựcnói riêng, văn học hiện thực nói chung là xây dựng thành công tính cách điển

hình trong hoàn cảnh điển hình Tính cách điển hình là những tính cách có cá

tính sắc nét, khó quên nhưng có sức khái quát lớn, tiêu biểu cho một hạng người

hay một khuynh hướng tư tưởng lớn trong đời sống xã hội Hoàn cảnh điển hình

là hoàn cảnh tiêu biểu cho một xã hội, có tác dụng giải thích cho sự hình thànhtính cách và số phận của nhân vật

Khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu Chí Phèo, tôi xuất phát từ đặc điểm

chung của truyện ngắn và đặc trưng riêng của một truyện ngắn hiện thực

3.2 Hướng dẫn học sinh tiếp cận quan niệm nghệ thuật về con người của

Nam Cao

Nam Cao là nhà văn luôn luôn tìm tòi, khám phá và sáng tạo.Trong xã hội

cũ, ông đi tìm nhân phẩm và tình yêu thương chân thật ở những người lao động

cùng khổ, bị giày xéo và khinh bỉ, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính Nam

Cao tiếp thu quan niệm con người ảo giác, ông chấp nhận con người bị tha hóa,nhưng ông cũng thấy con người còn giữ được tính người Vì vậy, vấn đề conngười mà ông đặt ra luôn bức xúc nhất, sâu sắc nhất, nan giải nhất

Nam Cao luôn có hứng thú khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm của conngười Ông luôn đề cao tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của conngười, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài Với một quanniệm về con người như thế, ngòi bút Nam Cao có khuynh hướng đi sâu vào phântích nội tâm của con người Dường như mọi đặc sắc nghệ thuật của ông đều gắnvới sở trường này

“Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người Anh thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đày đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường” (Nguyễn Đăng

Mạnh) Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông đã trực tiếp đặt ra vấn đề này và ôngquyết đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách

bất công (Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận…) Đây là một nét hấp dẫn của

phong cách Nam Cao

Như vậy,“Chí Phèo” là tác phẩm thể hiện rõ phong cách nghệ thuật và

quan niệm về con người của Nam Cao Khi dạy tác phẩm, tôi luôn coi đây là

chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa nghệ thuật của kiệt tác“Chí Phèo”.

Trang 5

3.3 Hướng dẫn học sinh tiếp cận sơ bộ truyện ngắn “Chí Phèo” từ góc độ thi pháp thể loại

Từ góc độ thi pháp thể loại, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện ngắn

“Chí Phèo” trên các bình diện: Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật,

điểm nhìn nhìn nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng kể

3.3.1 Thời gian nghệ thuật

Trong tác phẩm văn học, có hai lớp thời gian cơ bản: thời gian trần thuật

và thời gian được trần thuật Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, sự

kể Nó có mở đầu và kết thúc, do vậy là thời gian hữu hạn Nó có tốc độ và nhịp

độ riêng do người kể có thể kể nhanh hay chậm ở hiện tại Thời gian được trầnthuật là thời gian của sự kiện được nói tới Thời gian được trần thuật bao gồm:

thời gian sự kiện và thời gian nhân vật Thời gian sự kiện trong truyện Chí Phèo

là cả cuộc đời Chí Phèo Trong thời gian sự kiện, người ta chia hai lớp thời gian:thời gian tiền sử và thời gian cốt truyện Thời gian tiền sử của Chí Phèo là một

đời Chí Phèo, còn thời gian cốt truyện tính từ khi “Hắn vừa đi vừa chửi” cho

đến khi kết thúc truyện là sáu ngày

Trong truyện ngắn hiện đại, "Nhà văn chỉ cắt lấy một lát”, "Cưa lấy một khúc", “Chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của mình" (Ngữ Văn 11, tập 1, nâng cao) Cho nên, truyện “Chí Phèo” được bắt đầu từ khi

“Hắn vừa đi vừa chửi”, nghĩa là Nam Cao để cho nhân vật xuất hiện ở lát cắt

cuộc đời cùng với tiếng chửi, trong bộ dạng say

3.3.2 Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật của Chí Phèo là làng Vũ Đại Ở đó, mâu thuẫn

giai cấp âm thầm mà quyết liệt Bọn địa chủ cường hào kết thành bè cánh uyhiếp người nông dân, còn người nông dân thấp cổ bé họng thì bị đè nén áp bức,bần cùng hóa, lưu manh hóa Như vậy, chọn không gian nghệ thuật ấy, nhà văn

đã không chỉ “Vạch khổ cho người nông dân bị áp bức bóc lột” (Nguyễn

Hoành Khung) mà còn gián tiếp lên án, tố cáo các thế lực thống trị đã gây ra biếtbao tội ác, đã tước đi cả hình người, hồn người của những người nông dânnghèo khổ

3.3.3 Điểm nhìn nghệ thuật

Trong tác phẩm “Chí phèo”, Nam Cao sử dụng điểm nhìn nghệ thuật khá linh hoạt Điểm nhìn nghệ thuật được hiểu là: "Vị trí từ đó người trần thuật nhìn

ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm" (Từ điển thuật ngữ học) Điểm nhìn nghệ

thuật lại có điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài Đây là hai loại điểm nhìn

thường được nhắc đến khi tìm hiểu nhân vật Điểm nhìn bên ngoài "Là cái có thể

Trang 6

quan sát từ bên ngoài", còn điểm nhìn bên trong "là cái tự cảm thấy, không thể quan sát từ bên ngoài được" (Dẫn luận thi pháp học).Thông thường trong miêu

tả vừa có điểm nhìn bên ngoài (trong tương quan với đối tượng miêu tả) vừa cóđiểm nhìn bên trong (đối với người miêu tả)

Theo cách hiểu về điểm nhìn nghệ thuật như trên thì nhân vật Chí Phèo,

Bá Kiến được hiện lên qua cả điểm nhìn bên ngoài lẫn điểm nhìn bên trong.Ví

dụ: lúc thì theo điểm nhìn tác giả: “Hắn vừa đi vừa chửi” (Khi miêu tả Chí Phèo), “Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình Cụ Bá đang nằm nghỉ trưa.”(Khi miêu tả Bá Kiến); Khi thì theo điểm nhìn nhân vật: “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! ” (Chí Phèo), “Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu? Sao bà ấy còn trẻ quá!” (Bá Kiến).

Có khi điểm nhìn bên trong được thay đổi từ nhân vật này sang nhân vật

khác Ví dụ : Đoạn tả Chí Phèo ăn cháo hành “Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều.Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại” (Điểm nhìn Thị Nở) “Hắn thấy lòng thành trẻ con Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ” (Điểm nhìn Chí Phèo) “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?” (Điểm nhìn Thị Nở) Chính sự luân phiên điểm

nhìn đã tạo hiệu quả đối thoại và giàu kịch tính

3.3.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật trong truyện ngắn vừa ít vừa rất khác lạ, độc đáo và có khảnăng khái quát để phản ánh những phẩm chất, tính cách, những vấn đề xã hộirộng lớn hơn bản thân số lượng nhân vật ấy

Tác phẩm “Chí Phèo” đã ghi nhận thành công của Nam Cao trong việc

xây dựng nhân vật điển hình, tiêu biểu nhất phải kể đến Chí Phèo và Bá Kiến.Đây có thể coi là những nhân vật điển hình sắc nét vừa mang tính khái quát cao,

có ý nghĩa tiêu biểu vừa hết sức sinh động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc

Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sảnphẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng Vì bị đè nén,

áp bức quá đáng, người lao động lương thiện không còn cách nào khác đã buộcphải chống trả bằng cách lưu manh hóa Có thể nói, Nam Cao là nhà văn đãchăm chú theo dõi và luôn bị ám ảnh bởi hiện tượng này Trong không ít tácphẩm, Nam Cao đã xây dựng những nhân vật vốn hiền lành trở thành ngang

ngược Đó là Trạch Văn Đoành trong “Đôi móng giò”, là cu Lộ trong “Tư cách mõ”…Và trong “Chí Phèo”, ngoài Chí còn có Năm Thọ và Binh Chức, Chí

hoàn toàn có thể có kẻ tiếp nối (thông điệp từ chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống

bụng, đầu thị đột nhiên: “Thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua …”) Như vậy, rõ ràng khi bọn địa chủ cường

hào, và nói rộng ra là cái trật tự xã hội đương thời còn ra sức áp bức, bóc lột,

Trang 7

không cho con người được sống hiền lành tử tế thì sẽ còn những dân lành bị đẩy

vào con đường lưu manh “ Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo trước hết là ở chỗ đã vạch ra thật hùng hồn cái quy luật tàn bạo, bi thảm đó trong xã hội đương thời”(Nguyễn Hoành Khung) Hơn nữa, khi

xây dựng nhân vật này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá vàmiêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật, đặc biệt là những diễnbiến tâm lý của nhân vật từ khi gặp Thị Nở đến khi bị Thị Nở khước từ

Bá Kiến cũng là một trong số những nhân vật điển hình xuất sắc, đượcNam Cao xây dựng khá thành công Đối với Bá Kiến, Nam Cao không tả diện

mạo, chỉ nói đến giọng nói ngọt nhạt, tiếng quát“rất sang”và“cái cười Tào Tháo” mà y tự phụ là hơn đời Bằng vài chi tiết nhưng nhà văn đã tạo cho Bá

Kiến những nét độc đáo, khiến người đọc khó quên Tuy vậy, nhân vật này trởthành sống động chủ yếu do năng lực miêu tả nội tâm sắc sảo của tác giả.Ví dụ:chỉ để mấy dòng tả ý nghĩ của cụ Bá về người vợ thứ tư trẻ đẹp ngồn ngộn sức

sống “Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ Khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết răng” nhưng nhờ sự chọn lọc nên vẫn đủ sức khắc sâu trong

lòng người đọc về một nhân cách thảm hại Góp phần vào sự thành công ấy cònphải kể đến vai trò của người kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu tácphẩm và của việc lựa chọn thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật

3.3.5 Giọng kể

Giọng kể là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn xuôi, làyếu tố thống nhất mọi yếu tố khác của nội dung, hình thức tác phẩm vào mộtchỉnh thể Hơn nữa, truyện ngắn hiện đại phải có giọng kể riêng, thiếu giọng kể

có dấu ấn phong cách thì những truyện dù có hấp dẫn đến đâu cũng theo thờigian mà mờ nhạt

Điểm nhìn của người kể là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên

giọng kể Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của

người kể được mở rộng, thấm vào nội tâm nhờ luôn luôn di động góc nhìn Vì

thế, giọng kể của “Chí Phèo” rất độc đáo, phong phú, đa dạng Do đặc điểm này

nên ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều đoạn được lồng

ghép vào nhau Đoạn văn mở đầu thiên truyện là đoạn văn tiêu biểu cho giọng

kể ấy: giọng miêu tả, bình luận của nhà văn “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”; Giọng người dân làng Vũ Đại “Chắc nó trừ mình ra”; giọng Chí Phèo “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?”; Đan xen giọng người kể và giọng nhân vật “Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”…

Nếu điểm nhìn có vai trò quan trọng làm nên một giọng kể, thì thời gian

cũng đóng vai trò quan trọng không kém “Thời gian đích thực của giọng kể chính là thời gian đóng vai tổ chức các sự kiện và diễn biến sự kiện trong đó Đây chính là nhịp điệu đích thực của người kể truyện”(Những vấn đề thi pháp

Trang 8

của truyện) Thời gian này, được tính theo mức tương quan giữa thời gian cốt

truyện và thời gian kể, những chỗ dừng và những điểm nhấn có vị trí quan trọngđối với giọng kể Điều đó thể hiện qua các đoạn văn sử dụng lời nửa trực tiếp(Đoạn Thị Nở trút giận lên Chí Phèo sau khi nghe lời phản đối của bà cô), độcthoại (Đoạn Chí Phèo tỉnh rượu, “kiểm kê” lại cuộc đời mình), đối thoại (ChíPhèo- Thị Nở, Bá Kiến – Chí Phèo),

3.4 Thực nghiệm vận dụng một số đặc điểm của thi pháp thể loại để tìm hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

3 4.2 Đối tượng và cách thức thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm của tôi là học sinh các lớp: 11C2, 11C3, 11C4,11C5 năm học 2015- 2016 Tôi chọn 04 lớp làm thực nghiệm (hai lớp đối chứng

và hai lớp thực nghiệm) Học sinh các lớp có trình độ xuất phát về kiến thức, kĩnăng học tương đương nhau, điều kiện học tập lứa tuổi của các em tương đốiđồng đều, ít có sự khác biệt

Khi tính kết quả thực nghiệm, tôi tính số học sinh 04 lớp thực nghiệm vàlớp đối chứng bằng nhau, lớp nào nhiều hơn tôi sẽ rút ra bất kì bài nào để hai lớp

có sĩ số bằng nhau

Tôi vẫn đi theo cách thức thực nghiệm truyền thống: Một lớp học sinhtiếp cận tác phẩm theo cách thông thường, một lớp học sinh vận dụng đặc điểmthi pháp thể loại để tiếp cận tác phẩm

3.4.3 Nội dung thực nghiệm.

* Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

1 Đọc kĩ văn bản để nắm vững cốt truyện, tình tiết sau đó tóm tắt văn bản

- Khi đọc cần chú ý đến từng chặng đường đời của Chí Phèo, nhữngchặng đường phát triển tính cách của nhân vật

Trang 9

- Giọng đọc cần linh hoạt sao cho phù hợp với giọng điệu của từng nhânvật, giọng của người kể chuyện

2 Chuẩn bị bài theo các câu hỏi Hướng dẫn học bài trong Sách giáo khoa.

3 Ngoài ra, học sinh chuẩn bị thêm các nội dung sau:

- Nhận xét về không gian và thời gian của truyện ngắn Chí Phèo

- Nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến được thể hiện qua sự nhìn nhận và đánh giácủa những ai? Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao

- Tác phẩm Chí Phèo là một truyện ngắn hiện thực hay truyện ngắn lãng

mạn? Vì sao?

* Bước 2: Thiết kế giáo án

CHÍ PHÈO (Nam Cao)

A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đóthấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm

- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như: điển hìnhhóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,…

- Có hiểu biết ban đầu về đặc điểm cơ bản của một truyện ngắn hiện thực

B Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1, Ban cơ bản;

- Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 1, Ban cơ bản;

- Sách Bài tập Ngữ văn, tập 1, Ban cơ bản;

- Thiết kế bài học

- Tài liệu tham khảo khác

C Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết giảng.

D Tổ chức hoạt động dạy- học

1 Ổn định tổ chức lớp

Trang 10

2 Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày các đề tài và sáng tác chính trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao? Vấn đề quan trọng nhất trong đề tài

người nông dân mà Nam Cao đề cập là vấn đề gì?

3 Bài mới:

HĐ1: GV kiểm tra việc chuẩn bị

bài ở nhà của HS thông qua các

yêu cầu:

Anh (chị) hãy cho biết những tên

gọi khác nhau của tác phẩm: “Chí

Phèo” và lí giải vì sao Nam Cao

không giữ tên gọi cũ hay sử dụng

thêm tác phẩm nào của Nam

Cao ? So sánh với truyện ngắn

“ Chí Phèo ”, chỉ ra nét chung ?

Từ đó hãy nêu chủ đề của truyện

I Tìm hiểu chung

1 Ý nghĩa nhan đề

- Nhan đề “Cái lò gạch cũ”: Biểu tượng

về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng ChíPhèo, thể hiện sự luẩn quẩn, bế tắc củangười nông dân bị tha hóa trước CM

- Khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản đã tự ý đổi thành“Đôi lứa xứng đôi” dựa vào mối

tình Chí Phèo –Thị Nở nhằm gây tò mòvới một bộ phận công chúng lúc bấy giờ

- Năm 1946, khi in lại trong tập: “Luống cày”, Nam Cao đã đặt lại là Chí Phèo”,

nhan đề khái quát, súc tích và đầy đủ nhất

về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn

2 Đọc - Tóm tắt tác phẩm

- Tóm tắt theo cuộc đời nhân vật

- Tóm tắt theo bố cục đoạn trích

3 Chủ đề

Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã

cướp đi của người nông dân lương thiện cảnhân hình lẫn nhân tính đồng thời, nhà văntrân trọng, phát hiện và khẳng định bảnchất tốt đẹp của họ ngay cả khi tưởngchừng họ đã bị biến thành quỷ dữ

Trang 11

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm

hiểu chi tiết tác phẩm

Toàn bộ truyện“Chí Phèo” được

diễn ra ở làng Vũ Đại quê hương

tác giả Vậy Nam Cao đã dựng

lại không gian nghệ thuật đó như

- Người nông dân thấp cổ bé họng, suốtđời bị đè nén, áp bức, bị bần cùng hóa, lưumanh hóa

Nam Cao đã dựng lên nên một làng VũĐại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối

Ở đó xung đột giai cấp âm thầm mà quyếtliệt Đây chính là hình ảnh thu nhỏ củanông thôn Việt Nam trước Cách mạngtháng Tám

2 Hình tượng nhân vật Chí Phèo

* Nhân vật Chí Phèo được soi chiếu từnhiều điểm nhìn: Lúc thì trần thuật theođiểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuậttheo điểm nhìn của chính nhân vật, khi lạitrần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Bá

Kiến, Thị Nở

a Sự xuất hiện độc đáo của Chí Phèo

- Nhân vật xuất hiện ở lát cát cuộc đời:xuất hiện cùng với tiếng chửi trong bộdạng say

- Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo:+ Tạo được ấn tượng ban đầu cho người

Ngày đăng: 15/10/2017, 07:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên), Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Trọng Hoàn: Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11, Tập 1. NXB Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ biên"), Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Trọng Hoàn: Giớithiệu giáo án Ngữ văn 11, "Tập 1
Nhà XB: NXB Hà Nội
2. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học.NXB Giáo dục, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Nguyễn Thái Hoà: Những vấn đề thi pháp của truyện. NXB Giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Nguyễn Đăng Mạnh: Nhà văn - Tư tưởng và phong cách. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn - Tư tưởng và phong cách
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội
5. Nhiều tác giả: Ngữ văn 11, Tập 1. NXB Giáo dục, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11, Tập 1
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Nhiều tác giả: Ngữ văn 11, Tập 1, Sách Giáo viên. NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11, Tập 1, Sách Giáo viên
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Nhiều tác giả: Ngữ văn nâng cao 11, Tập 1. NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn nâng cao 11, Tập 1
Nhà XB: NXB Giáo dục
8. Nhiều tác giả: Ngữ văn nâng cao 11, Tập 1, Sách Giáo viên. NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn nâng cao 11, Tập 1, Sách Giáo viên
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Nhiều tác giả: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 - Môn Ngữ văn. NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sáchgiáo khoa lớp 11 - Môn Ngữ văn
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Phan Trọng Luận (Chủ biên): Thiết kế bài học Ngữ văn 11,Tập 1. NXB Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài học Ngữ văn 11,Tập 1
Nhà XB: NXBGiáo dục
11. Nguyễn Kim Phong (Chủ biên): Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 11
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. Trần Đình Sử: Dẫn luận thi pháp học. NXB Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w