SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thực hiện hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao hiểu quả tiếp nhận tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác Có đính kèm: Mô hì
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thực hiện hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao hiểu quả tiếp nhận
tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2015-2016
Trang 2Sở Giáo Dục – Đào Tạo Đồng Nai CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Kiệm Tân Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
- Thống Nhất, ngày 15 tháng 03 năm 2016
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2015 -2016
Họ và Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
Trang 3SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
3 Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn
III KINH NGHIỆM GIÁO C:
1 Lĩnh vực chuyên môn giảng dạy môn Ngữ văn
2 Số năm giảng dạy kinh nghiệm 7 năm
Trang 4
Mục lục Phần mở đầu I Lí do chọn đề tài 5
1 Cơ sở lí luận: 5
2 Cơ sở thực tiễn
6
II.Mục đích nghiên cứu: 7
III Kết quả cần đạt: 7
IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7
1 Đối tượng : 8
2 Phạm vi nghiên cứu: 8
Phần nội dung: 8
I Mục đích của hoạt động ngoại khóa: 9
II Lên kế hoạch thực hiện ngoại khóa: 9
1 Về giáo viên: 10
2 Về học sinh: 11
3 Nội dung thực hiện: 13
III Hiệu quả đề tài: 14
1 Về phía giáo viên: 14
2 Về phía học sinh: 15
3 Những thành quả đạt được : 16
IV Một số kinh nghiệm rút ra: 22
1 Bài học kinh nghiệm: 22
2.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 23
3 Khả năng ứng dụng và triển khai 23
V Những kiến nghị đề xuất 25
Trang 5mà không có chủ kiến của mình Học sinh có thể tự mình khai thác, tiếp cận
và lĩnh hội và có thể vận dụng vào việc giải quyết các tình huống trong đời sống thực tiễn thì mục đích của giáo dục mới đạt được
Vậy nên, hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm từ các lãnh đạo cho đến giáo viên đứng lớp và cả học sinh Đổi mới là sự thay đổi quan điểm dạy học từ nhiều phía, thay đổi hướng tiếp cận từ nhiều phía, có vậy học sinh mới có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc Môn Ngữ văn lại càng cần thiết hơn khi mà nó là môn học dạy cho học sinh cách làm người
Việc học văn cần được thay đổi, nghĩa là học sinh cần có cơ hội để được trình bày quan điểm, suy nghĩ trước một vấn đề của tác phẩm văn học thay
vì chỉ rập khuôn theo cảm nhận chủ quan của thầy cô giáo áp đặt Muốn vậy thì học sinh cần phải có cơ hội để thực hành và trải nghiệm
Từ trước tới nay, học sinh thường được các thầy cô hướng dẫn là cần nắm chắc kiến thức nào, kĩ năng nào để phục vụ cho kiểm tả và thi cử Cho nên, nhiều học sinh lúng túng trước một văn bản mới, một tình huống mới xảy ra trong cuộc sống mà học sinh chưa từng gặp trong văn bản văn học
Có khi, học sinh tham gia một chương trình trước đám đông mà không diễn đạt được hoặc được giáo viên giao cho một kĩ năng liên quan đến bộ môn
mà không biết xử lí như thế nào
Bản thân giáo viên thì thường chú trọng những kiến thức phục vụ cho thi cử, kiểm tra mà quên đi việc ứng dụng kiến thức vào thực tế nên khiến cho giờ học nặng về lí thuyết, học sinh thì chán nản, thiếu hứng thú môn học Mà một khi không hứng thú, đam mê với môn học thì sắt sẽ dẫn đến hiệu quả không cao
Đặc biệt, đối tược học sinh trường Kiệm Tân còn thấp về đầu vào, khả năng diễn đạt còn gặp nhiều trở ngại, nếu giờ học chỉ hướng vào những mục đích gom vào dạng bài này, kiêu bài kia sẽ làm cho học sinh đã thụ động lại thụ động hơn Hơn thế, học sinh càng nản thì môn học càng trở nên nặng nề,
Trang 6thiếu thực tiễn Vô hình dung, người dạy sẽ làm cho học sinh có cảm giác
“văn nói láo, báo nói thừa” như xưa nay người ta vẫn lưu truyền
Vậy làm như thế nào để nâng cao hứng thú, niềm đam mê môn Văn cho các em và nâng cao kĩ năng sống để từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Văn toàn diện? Đó là nỗi niễm
không của riêng ai?
Với tư cách là người đứng lớp, tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học
và có sự so sánh để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, lôi cuốn niềm yêu thích và hứng thú nhất, và một khi đã tạo được sự hứng thú thì việc học trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết Vì thế,mà tôi đã lựa chọn thực hiện hoạt động ngoại khóa để góp phần kích thích sự hứng thú của các em
Khi áp dụng phương pháp này, học sinh hứng thú hơn hẳn với môn học, yêu thích hơn và tự giác hơn với môn học mà các em từng cho rằng thiếu tính thực tế, không có tính ứng dụng thực tiễn này
Nhờ phương pháp ngoại khóa, học sinh hiểu biết hơn về tác phẩm, biết cách xử lý tình huống, biết áp dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn,nhận thức tốt hơn về thực tế cuộc sống, hình thành những kĩ năng cần thiết cho bản thân mình trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt các em hình thành tư duy sáng tạo hơn trong quá trình học và tự học
2 Cơ sở thực tiễn:
Văn học vốn là một bộ môn trừu tượng , là những sáng tạo tinh thần nên vừa phong phú, vừa đa dạng, phức tạp Tác phẩm văn học chứa đựng những quan điểm, tư tưởng nghệ thuật đôi khi mang nặng chất triết lý, tính hàn lâm khiến học sinh khó hiểu, khó tiếp nhận
Học văn không đơn giản hoặc xem tác phẩm văn học ấy có gì, nói gì, học
kĩ năng phân tích ra sao, viết một bài văn như thế nào mà học văn đích cuối cùng là hoàn thiện nhân cách, là phát huy khả năng sáng tạo, là ứng dụng được những điều đã học vào cuộc sống Trong những lần đổi mới, thay sách, các nhà nghiên cứu cải cách đều chú trọng mục đích học Ngữ Văn và đều nhận thấy những tác động to lớn của bộ môn tới học sinh Chương trình dù thay đổi thế nào thì đều hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, những tác phẩm thay đổi nhằm hướng cho học sinh có cái nhìn thực
tế, tích cực hơn, gần hơn về cuộc sống Từ đó học sinh ứng dụng dễ dàng hơn vào thực tiễn
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn đều nhận thức được mục tiêu của môn học nhưng do còn nặng về thi cử, nặng về kết quả, do sự kì vọng của nhà trường , gia đình phụ huynh…nên nhiều khi giáo viên phải làm khác đi mục đích cuối cùng của bộ môn: hoàn thiện nhân cách, học sinh biết áp dụng vào thực tế cuộc sống
Cũng chính vì vậy hoạt động ngoại khóa dành cho môn học bị xem nhẹ, bởi
Trang 7mọi người ( người dạy, lãnh đạo, phụ huynh học sinh) coi đó là hoạt động ngoài, hoạt động để học sinh được thực hành, được vui chơi, được tự do thể hiện những điều mà tự bản thân nhận thức được Những điều đó lại không có tác dụng nhiều cho thi cử,
không có tác dụng nhiều cho thành tích ( mặc dù hoạt động này đóng góp rất nhiều cho những mục đích đó khi học sinh khơi dậy được hứng thú với bộ môn) Nhiều giáo viên ngại tổ chức một hoạt động ngoại khóa vì dù tổ chức theo hình thức nào đều cần sự đầu tư nhiều công sức, tốn thời gian chuẩn bị, lạm vào thời gian học hoặc ôn tập theo chuẩn kiến thức , kĩ năng cần đạt Một số giáo viên có ý thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhưng chưa tìm hiểu đa dạng các hình thức ngoại khóa dẫn đến chất lương của hoạt đông ngoại khóa hiệu quả chưa cao, thiếu linh hoạt, thiếu sự phong phú để thu hút học sinh
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Kiệm Tân, giáo viên
thường chú trọng nhiều tới kiến thức và kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt trong tiết học
Trong khi đó theo đòi hỏi đổi mới dạy và học môn Ngữ Văn, học sinh phải được làm việc thật sự, được tìm tòi, nghiên cứu, được thể hiện những điều mình vận dụng sau bài học hay nói cách khác là lấy học sinh làm trung tâm Cái mà giáo viên vẫn thường làm là hướng tới kiến thức kĩ năng cần đạt cơ bản để vận dụng nên đôi khi có phần áp đặt, khiến học thấy môn học nặng
nề hơn Khi học sinh khả năng diễn đạt chưa tốt, kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo hầu như không có, môn Ngữ Văn thành một môn học chính căng thẳng, nhiều áp lực Thực tế đã chứng minh, khi căng thẳng
và áp lực thì người học sẽ học chống đối, học lấy điểm số, học để thi chứ những mục tiêu giáo dục hàng đầu khác- giáo dục con người không được quan tâm Vậy để môn học không căng thẳng, học sinh vừa học tốt vừa được thực hành, vừa được sáng tạo,vừa được “chơi”, tôi đã thử nghiệm thực hiện hoạt động ngoại khóa với tác phẩm Chí Phèo để vừa góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận các giá trị của kiệt tác văn chương mẫu mực , cổ điển này vừa góp phần kích thích sự sáng tạo, hứng thú của học sinh với các tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông nói chung
Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu điển hình cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực của nền văn học đầu thế kỉ 20 đến 1945 Nhắc tới Chí Phèo chắc chắn ai cũng biết, cũng nhớ và cũng mường tượng ra được Bới hình tượng Chí Phèo được Nam Cao xây dựng thành một hình tượng điển hình mà không thể lẫn vào đâu được Nếu chỉ dạy trên lớp truyện ngắn Chí Phèo như cách dạy thông thường ắt hẳn học sinh sẽ khó được khắc sâu được những vấn đề cốt lõi của văn bản Đồng thời, học sinh sẽ khó nắm chắc được giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm Hơn nữa, Chí Phèo quá mẫu mực
Trang 8về nghệ thuật xây dựng điển hình và để phân tích được tính chất điển hình
đó đối với học sinh quả là không phải một việc làm dễ dàng Chính vì vậy,
để đi sâu khai thác giá trị tác phẩm Chí Phèo,đồng thời trao cho các em niềm yêu thích hứng thú học Văn không chỉ trong tác phẩm Chí Phèo mà còn các tác phẩm khác, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Thực hiện hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận tác phẩm Chí Phèo” để thực hiện
và nghiên cứu
II.Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao kĩ năng hoạt động tổ chức ngoại khóa cho học sinh
- Tiếp cận tác phẩm Chí Phèo theo hướng tích hợp
- Bồi dưỡng niềm đam mê, hứng thú với môn Văn cho học sinh
III Kết quả cần đạt:
- Học sinh biết tự tổ chức hoạt động ngoại khóa nghiêm túc, tích cực, sáng tạo
- Học sinh biết tiếp cận tác phẩm Chí Phèo từ nhiều hướng
- Vận dụng được những kĩ năng học được từ hoạt động ngoại khóa để tiếp cận tác phấm Chí Phèo
- Học sinh hứng thú với việc học môn văn
IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
I Mục đích của hoạt động ngoại khóa:
Ngoại khoá văn học là những hoạt động diễn ra ngoài giờ dạy - học chínhkhoá, ở đó việc tiếp nhận tri thức văn chương có sự kết hợp với các hoạt động vui chơi dưới các dạng thức nhẹ nhàng, thư giãn
Mục đích của ngoại khoá văn học :
* Đối với học sinh:
- Ngoại khoá văn học giúp học sinh củng cố ôn luyện, nắm chắc kiến thức
cơ bản dưới nhiều dạng thức phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi
- Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khoá còn tạo điều kiện để học sinh mở rộng, nâng cao hiểu biết về văn chương nói chung và về những vấn đề có liên
quan đến tác giả tác phẩm có học trong nhà trường nói riêng
- Đồng thời ngoại khoá văn học cũng tạo tính hấp dẫn, sinh động cho các tiết dạy và học văn Các em hứng thú say mê môn Ngữ văn, có điều kiện
Trang 9bộc lộ khả năng chủ động lĩnh hội, khám phá, sáng tạo, được thể hiện mình
- Rèn cho học sinh tư duy nhanh, trí nhớ tốt, óc liên tưởng phong phú, khả năng ứng xử linh hoạt, năng lực làm việc nhóm hiệu quả cũng là tác dụng của hoạt động ngoại khoá văn học Các em sẽ làm quen với thao tác nghiên cứu khoa học khi nhận một đề tài, tự sưu tầm tư liệu và hoàn thành sản phẩm trí tuệ theo quan điểm riêng của mình
* Đối với giáo viên:
- Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá giúp bản thân mỗi giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, khuyến khích khả năng tìm tòi, sáng tạo; cập nhật với những yêu cầu thời đại, gắn văn học gần hơn với cuộc sống
- Ngoại khoá văn học giúp giáo viên đổi mới thực sự trong phương pháp dạy học môn Ngữ văn, hướng vai trò trung tâm là học sinh, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn
- Giáo viên thông qua hoạt động ngoại khoá sẽ tích luỹ được cho mình kho
tư liệu phong phú giúp ích cho quá trình dạy học lâu dài
II Lên kế hoạch thực hiện ngoại khóa:
1 Về giáo viên:
- Giáo viên đăng kí , trình bày ý tưởng với ban giám hiệu, tổ chuyên môn
- Lên kế hoạch ngoại khóa cho học sinh
- Có thể liên hệ giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ để hoạt động ngoại khóa hiểu quả và sinh động hơn
- Yêu cầu mỗi nhóm chọn một vấn đề mà nhóm yêu thích và chuyển thể sang kịch bản văn học (yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung bài Một số thể loại văn học: Kịch và nghị luận” để hiểu rõ hơn về những đặc trưng của kịch trong quá trình chuyển thê)
- Học sinh phân vai và diễn xuất theo kế hoạch của từng nhóm
* Những yêu cầu về kịch bản:
- Giữ nguyên tên của các nhân vật chính : Chí Phèo, Bá Kiến., Thị Nở, Bà
Ba
- Tái hiện được bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX- 1945
- Bám sát nội dung tác phẩm , tái hiện được mâu thuần của tác phẩm
Trang 10- Tái hiện rõ nét con đường tha hóa và con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo
* Thời gian chuẩn bị : 2 tuần
3 Nội dung thực hiện:
a Học sinh viết kịch bản theo yêu cầu:
- Học sinh được phân nhóm thành các nhóm nhỏ và lựa chọn các vấn đề mà nhóm yêu thích để triển khai vấn đề
Học sinh cần đọc kĩ văn bản trước để tìm hiểu bối cảnh văn hóa, bối cảnh lịch sử - xã hội được đề cập đến trong văn bản
- Xác định rõ mâu thuần trong tác phẩm và vai trò của các nhân vật
- Viết kịch bản đảm bảo về mặt nội dung và đảm bảo thời gian
b Thực hiện hoạt động ngoại khóa:
- Chọn nhóm trưởng là người năng động, có khả năng quán xuyến công việc, nhiệt tình,mạnh dạn
- Cho học sinh trình bày ý tưởng trước nhóm và cách thức thực hiện ý tưởng
- Chuẩn bị cho bối cảnh sân khấu: trang phục, sân khấu, đạo cụ, phụ họa
- Địa điểm: lớp học hoặc hội trường
- Thời gian: Tiết học tự chọn hoặc tiết ngoại khóa ( có thể bù vào tiết tự chọn)
III Hiệu quả đề tài;
1 Về phía giáo viên:
- Giáo viên nắm bắt được rõ hơn năng lực, năng khiếu , phẩm chất và cá tính sáng tạo của mỗi học sinh qua hoạt động ngoại khóa
- Giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khóa cho học sinh từ vấn đề lựa chọn, dẫn dắt và đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh
Trang 11- Học sinh có cơ hội được thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước lớp, trước tập thể
- Hình thành kĩ năng sáng tạo văn bản, khả năng chuyển thể văn bản từ truyện ngắn sang kịch nói theo tư duy cảm nhận của bản thân
3 Những thành quả đạt được :
a Các kịch bản được chuyển thể từ truyện ngắn Chí Phèo của các
nhóm :
Nhóm 2: Kịch bản Chí Phèo Bi kịch cự tuyệt làm người
Cảnh: Thị nở về gặp bà cô, Chí phèo đợi Thị Nở và chia Tay
1 Người dẫn truyện: sau khi nghe cô nói như vậy Thị không thể cãi được
gì, không biết cãi làm sao? Nên tức lắm Và như thế Thị biết bản thân cần
đổ cái tức đó lên ai rồi Thị ton ton chạy đến nhà Nhân ngãi Trong lúc đó, Chí Phèo đợi Thị lâu quá và vừa uống rượu vừa chửi
2 Chí Phèo : Mẹ cha con Nở Mày về nhà làm cái gì mà giờ này chưa chịu lại ? Mẹ cha cái con Nở… (Thị Nở đùng đùng bước vào)
3 Chí Phèo : (Vừa nhìn thấy Nở, hắn nói nhanh) Mày làm cái gì mà lâu vậy?
4 Thi Nở : Ớ tôi làm gì mà anh chửi ? Mà anh lấy cái quyền gì mà chửi tôi, hứ… ? (vè mặt hầm hực, giậm chân rồi nhảy cẫng lên giận dỗi)
5 Chí Phèo : (thú vị và lắc lư cái đầu cười khoái chí) haha
6 Thị Nở : A…aaaixxxs Lại còn cười… Anh nhạo tôi đấy hử ? Trời ơi là trời! Tôi điên lên mất thôi (vênh mặt, dớn môi trút giận) Bà cô tôi nói tôi
mà lấy cái đứa như anh thì nhục cho cha ông nhà tôi lắm ! Ngoài ba mươi tuổi, ai mà còn đi lấy chồng; mà hết đàn ông rồi hay sao lại đi lấy cái thằng không cha không mẹ, chẳng được cái gì ngoài ăn vạ! Trơi ơi, Từ nay tôi với anh không còn quan hệ gì nữa … (hả hê … về)
7 Chí Phèo (chạy theo) : Nở…Nở
8 Thị Nở: Ai mà thèm ở lại Còn muốn lôi thôi cái gì! (Thị gạt tay Chí Phèo ngã xuống sân) 9 Chí Phèo : Ối làng nước ơi …
10 Cảnh diễn: cầm cục gạch toan đập đầu nhưng nghĩ lại, CP tự nhủ: như thế mình thiệt, không được, mình phải đến nha nó, đến nhà cái con Nở, phải đâm chết cái con Nở kia Chí Phèo: rượu, rượu của tao
11 Chí Phèo (Lảo đảo đi, vừa đi vừa lẩm bẩm): tao phải đâm chết nó Tao phai đâm chết nó!
Trang 1212 Người dẫn truyện: Miêng nói đến nhà Thị Nở, nhưng tâm hấn mách đến đến nhà Bá Kiến Cảnh : Cái kết của Chí Phèo (tại nhà Bá Kiến)
13 Người dẫn truyện: trời nắng đường vắng, hắn vừa đi vừa chửi, cứ dọa giết ‘’nó’’, cứ thế cứ thế mà đi Đến ngõ nhà Bá Kiến hắn xông vào Trong khi dó, nhà đi làm hết thảy còn mỗi mình cụ đang nằm nghỉ trưa
14 Bá Kiến : Bà Tư đi đâu mà lâu thế không biết? Giá có bà ở nhà,bóp đầu cho ông thì sướng phải biết đấy nhỉ ! Người gì đâu mà bốn mươi tuổi rồi còn
cứ phây phây, bọn trai trẻ nó trêu đùa, cười tít cả mắt lại mới chết chứ Kiểu này, ông phải cho đi tù, đi tù hết ! Chí Phèo đến
15 Bá Kiến : Ông đau đầu quá mà sao chưa thấy bà Tư về nhở ? 16 Chí Phèo : Bá Kiến ! Thằng Bá Kiến đâu rồi ?
17 Bá Kiến (thì thầm) : Người cần thì chẳng thấy đâu, người không cần thì
cứ vác mặt đến - Thằng Chí đấy hả ? - Lè bè cũng vừa vừa thôi chứ ? - Tôi không phải là cái kho (nói rồi Bá móc trong túi sẵn 5 hào)
18 Bá Kiến (quăng tiền ra cho Chí Phèo) : Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh Rồi làm mà ăn đi chứ, cứ báo người ta mãi à ?
19 Chí Phèo (trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ Bá) : Tao không đến đây để xin năm hào của mày
20 Bá Kiến (dịu giọng): Thôi,anh cầm lấy hộ đi Tôi không còn hơn nữa đâu
21 Chí Phèo (vênh mặt, giọng kiêu ngạo): Tao đã bảo tao tới đây không phải để xin tiền cơ mà ! 22 Bá Kiến : Giỏi…Mãi đến hôm nay tôi mới nghe thấy anh không cần tiền Thế thì anh cần gì ? 23 Chí Phèo (dõng dạc) : Tao muốn làm người lương thiện
24 Bá Kiến (cười) : Ồ tưởng gì ! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ
nó nhờ
25 Chí Phèo : Không, tao không thể là người lương thiện được nữa Ai ai cho tao lương thiện ? Ai có thể xoá hết những vết mảnh chai trên khuôn mặt này? -Tao không thể làm người lương thiện được nữa.Chỉ có một cách… biết không! Chỉ còn một cách là cái này! Biết không! Chí Phèo rút dao
ra và đâm Bá Kiến chết rồi hắn cũng tự sát Dân làng túm xụm nhao lên bàn tán -Trời có mắt đấy, anh em ạ! -Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không
ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau nào cần đến ngươi khác chứ Bàn dân thiên hạ bàn tán sôi nổi -Bọn đàn em: thàng mọt già ấy chết anh em mình