1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1)

112 472 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 758 KB

Nội dung

Đưa ra phương pháp dạy học mới đối với tác phẩm Chí Phèo: vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương (tiếp cận lịch sử phát sinh, tiếp cận văn bản, tiếp cận lịch sử chức năng) Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo hướng tiếp cận đồng bộ. Qua các tình huống, bài tập, câu hỏi…phát huy được vai trò chủ thể, tính sáng tạo, chủ động của học sinh trong giờ học.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN HOÀNG DƯƠNG

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ TÁC PHẨM

VĂN CHƯƠNG VÀO DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO (SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 – TẬP 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thời Tân

Trang 2

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

Kết quả của luận văn còn có sự đóng góp không nhỏ của các thầy côgiáo và các em học sinh trường THPT Nguyễn Du – Bắc Ninh, nơi tác giảluận văn tiến hành thực nghiệm Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệttình, quý báu đó.

Nhân dịp này, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình,bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi sự quan tâm, chia sẻ trong suốt thời gianhọc tập, nghiên cứu

Hà Nội, tháng 11 năm 2013

Tác giả luận văn

Trần Hoàng Dương

Trang 4

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GV Giáo viên

HS Học sinhSGK Sách giáo khoaSGV Sách giáo viênTHPT Trung học phổ thông

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Những chữ viết tắt trong luận văn ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1 Quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương 9

1.1.1 Tiếp cận theo hướng lịch sử phái sinh 10

1.1.2 Tiếp cận văn bản 12

1.1.3 Tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng 13

1.2.Vị trí truyện ngắn Chí Phèo trong lịch sử văn học, trong nhà trường và thực trạng dạy học tác phẩm……… 15

1.2.1 Vị trí truyện ngắn Chí Phèo trong lịch sử văn học và trong nhà trường 15

1.2.2 Thực trạng dạy học truyện ngắn Chí Phèo ở nhà trường phổ thông 16

CHƯƠNG 2: DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ 27

2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và phong cách nghệ thuật Nam Cao 27

2.1.1 Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của Chí Phèo 27

2.1.2 Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao 31

2.2 Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản tác phẩm 38

2.2.1 Nhận diện cốt truyện 39

2.2.2 Tiếp cận hình tượng nhân vật 43

2.2.3 Phân tích kết cấu trần thuật 47

2.3 Hướng dẫn học sinh bộc lộ những cảm nhận và điều chỉnh những hiểu biết, đánh giá lệch lạc về tác phẩm 52

2.4 Một số biện pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo theo hướng tiếp cận

Trang 6

đồng bộ 54

2.4.1 Học sinh đọc sáng tạo tác phẩm 54

2.4.2.Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng theo hướng tiếp cận đồng bộ 57

2.4.3 Tích hợp kiến thức văn học sử và kiến thức lí luận văn học trong dạy tác phẩm Chí Phèo theo hướng tiếp cận đồng bộ 62

2.4.4 Giáo viên hướng dẫn học sinh giảng bình những chi tiết nghệ thuật đặc sắc 64

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 66

3.1 Giáo án thực nghiệm 66

3.2 Thuyết minh cho giáo án thực nghiệm 97

3.3 Một số vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm 98

3.3.1 Mục đích thực nghiệm 98

3.3.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 98

3.3.3 Các thức tiến hành 99

3.3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 99

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Lí do thực tiễn

Chí Phèo được đánh giá là tác phẩm xuất sắc không chỉ trong sự

nghiệp sáng tác của Nam Cao mà cả trong trào lưu văn học hiện thực phê

phán 1930 – 1945 Từ khi ra đời đến nay, Chí Phèo luôn là đối tượng hấp dẫn

của mọi thế hệ độc giả và các nhà nghiên cứu Có thể khác biệt về mục đích,quan điểm, đề tài nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất vềgiá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm Do đó, chúng tôiquyết định một lần nữa, nghiên cứu về kiệt tác này

1.2 Lý do sư phạm

Chí Phèo đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 11 từ

khá lâu Mặc dù được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của NamCao trước Cách mạng và là kiệt tác đánh dấu bước phát triển của chủ nghĩa

hiện thực trước 1945 nhưng thực trạng dạy học Chí Phèo hiện nay do nhiều

nguyên nhân chủ quan và khách quan còn nhiều bất cập Giáo viên và họcsinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận tác phẩm một cách toàn diện và sâusắc Giờ học chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu đặt ra Ngoài tiếp cận,tìm hiểu tác phẩm, giờ học cần phát huy được vai trò chủ thể của người học.Luật Giáo dục điều 28.2 đã chỉ ra rằng: “Phương pháp giáo dục phổ thôngphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợpvới đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khảnăng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”

Từ những yêu cầu trên, nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho mỗi giáo viên là phảiđổi mới phương pháp giảng dạy Bởi vậy, đây là mảnh đất hứa hẹn nhiềuphương hướng và cách thức nghiên cứu, chiếm lĩnh văn bản… để nâng caochất lượng và hiệu quả cho giờ dạy học

Trang 8

Từ những lý do trên, chúng tôi triển khai đề tài: “VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG VÀO DẠY

HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NHÀ VĂN NAM CAO (SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 – TẬP 1) với hi vọng sẽ cung cấp thêm một tư

liệu phục vụ cho việc dạy học của giáo viên, đồng thời giúp các em học sinh

có thể từng bước chiếm lĩnh tác phẩm một cách hiệu quả, toàn diện

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu về tác gia Nam Cao

Sinh thời, Nam Cao và tác phẩm của ông không thực sự được chú ý.Nhưng sau khi nhà văn hy sinh, đặc biệt sau cách mạng tháng Tám,có rất nhiềucông trình, bài viết nghiên cứu về tác gia Nam Cao và tác phẩm của ông từ nhiều

góc độ Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn, tư tuởng và phong cách đã viết: “Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đầy đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường.” [25, tr.221] Tác giả đã chỉ ra vẻ đẹp tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của Nam Cao: “Nam Cao

là người hay quan tâm đến vấn đề nhân phẩm và lương tâm.” [25, tr.221]

Trong cuốn Nam Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc, GS Hà Minh Đức

đã chỉ ra những nét độc đáo trong các tác phẩm của Nam Cao và cho rằng:

“Nam Cao thiên về phân tích những biểu hiện nội tâm của nhân vật Do đó, hầu hết các tác phẩm của Nam Cao thường theo lối tâm lý” [10, tr.184]

Trong Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao, Phong Lê nhận định như sau: “Nói bút pháp hiện thực Nam Cao là nói một bút pháp hiện thực nghiêm ngặt Một bút pháp chủ trương lách vào tận đáy sâu sự thật, lách vào từng ý nghĩ, từng suy tính cùng cực.”[5, tr.437]

GS Nguyễn Văn Hạnh trong bài “Nam Cao và khát vọng một cuộc sống lương thiện, xứng đáng” đã nhận xét: “Với quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình, có thể nói trong văn học ta nửa đầu thế kỷ XX, hơn bất kỳ một nhà văn nào khác, Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề kiếp người, vấn đề thân

Trang 9

phận con người, vấn đề con người bị tha hoá, không được sống như bản tính của mình, theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của mình” [27, tr.129]

Đào Tuấn Ảnh trong bài “Tsekhop và Nam Cao – một sáng tác hiện thực

kiểu mới” đã nêu lên ba đặc điểm chung trong sáng tác của hai nhà văn đó là

“cả hai đều viết về những điều vặt vãnh của đời sống hàng ngày (…) Cốt lõi của cái mới trong sáng tác của họ là ở cách hiểu cuộc sống của họ phức tạp hơn, biện chứng hơn”, cả hai đều “khước từ kiểu cốt truyện truyền thống trong truyện ngắn và truyện vừa Nhiều tác phẩm của họ không có cốt truyện, không

có sự kiện gì đặc sắc xảy ra mà chỉ là sự diễn tả tâm trạng, suy nghĩ, đối thoại của các nhân vật” [27, tr.166-169] Và “cảm hứng bi kịch, hài kịch là cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao và Sêkhôp.”[27, tr.169]

Từ khi có phong trào đổi mới, bên cạnh hướng tiếp cận cũ, giới nghiêncứu đã mở rộng các hướng tiếp cận thế giới nghệ thuật của Nam Cao - nhà văn

đã có những đóng góp lớn vào cuộc cách tân ngôn ngữ của thể loại truyệnngắn.Tính mới mẻ, hiện đại của ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao cũng đã thu hút rấtnhiều giới nghiên cứu, phê bình và đã có nhiều bài viết đề cập khá sâu sắc xung

quanh vấn đề này Tác giả Bích Thu với bài “Sức sống của một sự nghiệp văn chương” đã nhận xét: “Ngôn ngữ trong các sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ

đa âm, phức điệu hiện đại, dù được viết vào thời đại ông nhưng bây giờ đọc vẫn thấy mới Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Cao là sự hoà âm, phối hợp của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên như thế” [27, tr.32]

Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về Nam Cao như:Huệ Chi – Phong Lê (1960), Đọc Truyện ngắn Nam Cao soi lại những

bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực, Tạp chí Văn nghệ (8), Hà Nội

Huệ Chi – Phong Lê (1964), Con người và cuộc sống trong tác phẩm

Nam Cao, Tạp chí Nghiên cứu văn học (1), Hà Nội

Hà Minh Đức (1961), Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm

lý, Tạp chí Văn học (6), Hà Nội

Nguyễn Đình Chú (1990), “Đôi mắt” của Nam Cao, Tạp chí Văn học

(3), Hà Nội

Trang 10

Trần Đăng Suyền (1991), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội

Hà Bình Trị (1996), Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ độc đáo của nam Cao

– sự ý thức về cá nhân, Tạp chí Văn học (9), Hà Nội

2.2 Những công trình nghiên cứu về Chí Phèo và các phương pháp dạy học tác phẩm

Chí Phèo là một kiệt tác được đông đảo bạn đọc và các nhà khoa học

dày công tìm hiểu, nghiên cứu Trước cách mạng, Chí Phèo không thực sự

được chú ý Tác phẩm chỉ xuất hiện trong bài viết giới thiệu của Lê Văn

Trương Trong lời tựa Đôi lứa xứng đôi, tác giả viết: “Giữa lúc người ta

đang đắm mình trong những chuyện tình thơ mộng và hùa nhau phụng sự cái thị hiếu tầm thường của độc giả, ông Nam Cao đã mạnh dạn đi theo lối riêng, nghĩa là ông không thèm đếm xỉa đến cái sở thích của độc giả Nhưng cái tài của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, ở thiên chức của mình”.[27, tr.325]

Sau cách mạng, các công trình nghiên cứu về Chí Phèo xuất hiện

ngày càng nhiều Năm 1961, Hà Minh Đức đã nghiên cứu một cách hệ thống

và đầy đủ về Nam Cao trong cuốn chuyên luận Nam Cao nhà văn hiện thực

xuất sắc Ông cũng đã phân tích sâu sắc về giá trị điển hình của hình tượng

nhân vật Chí Phèo

Trong bài “Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực

của Nam Cao”, nhà nghiên cứu Trần Tuấn Lộ cho rằng: “Ra đời năm 1941,

Trang 11

truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đã khẳng định ngay từ đầu sự hình thành của một phong cách mới, vững vàng và sắc sảo Có thể nói, trong toàn bộ những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám về đề tài nông dân, Chí Phèo là một thành tựu đặc biệt, tiếp tục truyền thống của những tác

phẩm hiện thực trước đó như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của

Nguyễn Công Hoan.” [27, tr.179] Tác giả đã bước đầu nhìn nhận so sánh sự

phát triển trong nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sự tiếp tục truyền

thống của Tắt đèn, Bước đường cùng đó là vạch ra những mâu thuẫn trong

nội bộ giai cấp

Nguyễn Quang Trung trong bài viết “Tính chất lưỡng hóa trong nhânvật Chí Phèo” đã nêu lên sự khác nhau cơ bản trong tính cách chị Dậu, anh

Pha và Chí Phèo Theo ông, “Anh Pha, chị Dậu là con người tốt thuần nhất,

họ thăng trầm về số phận nhưng khá tĩnh tại về tính cách Chỉ đến Chí Phèo, Nam Cao mới thực sự tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, phong phú hơn và vì thế cũng sâu sắc hơn về con người Nhờ thế ông đã trình làng một loạt nhân vật mới, một kiểu tính cách mới trong hình ảnh con người vừa đánh mất, vừa

Trang 12

Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu như:

Hoàng Cao (1997), Những mẩu truyện xoay quanh các nhân vật trong

“Đôi lứa xứng đôi”, Tạp chí Văn học (10), Hà Nội

Phạm Tú Châu (1992), Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo và AQ, Tạp chí Văn học (1), Hà Nội

Đặng Anh Đào (1991), Khả năng tái sinh của Chí Phèo, Báo văn nghệ

(51), Hà Nội

…………

Toàn bộ các bài viết, công trình nghiên cứu trên nghiên cứu về Nam

Cao và tác phẩm của ông nói chung, Chí Phèo nói riêng dưới góc độ văn học

sử, phong cách tác giả, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm v v… chính

là nền tảng cơ bản, vững chắc để chúng ta có thể tham khảo, kế thừa khinghiên cứu hướng đi mới

Nam Cao và truyện ngắn của ông đã được đưa vào dạy học ở THCS,THPT từ khá lâu Trong mấy chục năm qua, nhất là khoảng mười năm trở lạiđây, có nhiều nhà phương pháp, thầy cô giáo đầy tâm huyết đã mở ra nhiềuhướng nghiên cứu ở các góc độ, khía cạnh cùng với những tìm tòi, phát hiện

đầy mới mẻ nhằm tìm ra phương pháp, biện pháp dạy học Chí Phèo của Nam

Cao sao cho đạt hiệu quả tốt nhất

Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, tính đến nay đã có tới hàngtrăm công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt

nghiệp viết về Chí Phèo Chỉ riêng ở ĐHQG Hà Nội đã có những luận văn thạc

sĩ nghiên cứu về phương pháp dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” như:

Dạy học tác phẩm “Chí Phèo”, “Đời thừa” của Nam Cao theo đặc trưng thể loại của Phạm Thị Hoài Thu

Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác phẩm Chí Phèo

(Nam Cao) của Vũ Thị Khánh Hòa

Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn của Trần Thị Thìn

Trang 13

Vận dụng văn học so sánh trong dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao của Hoàng Huyền Thương

Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao của Vũ Thị Mận

Phương pháp dạy học tác phẩm “Chí Phèo”, “Đời thừa” của Nam Cao

từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn của Hoàng Thị Chuyên

Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong những thời điểm khácnhau nhưng các tác giả đều thống nhất khẳng định tài năng bậc thầy của NamCao và giá trị của tác phẩm Mỗi tác giả đã đưa ra phương pháp dạy học khácnhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về việc vận dụng quan điểm

tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong dạy học tác phẩm Chí Phèo Tiếp

thu những phát hiện, những ý kiến rất có giá trị của những nhà nghiên cứu,luận văn tập trung nghiên cứu hướng “Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ

tác phẩm văn chương trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Đề xuất hướng dạy học mới tác phẩm Chí Phèo để giúp học sinh tiếp

nhận đầy đủ, sâu sắc, toàn diện tác phẩm

3.2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học Chí Phèo ở trương phổ thông

qua phiếu điều tra giáo viên, học sinh; qua giáo án của giáo viên; qua các bàikiểm tra của học sinh

-Từ đó phân tích và vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ để đi đếnmột phương án tối ưu cho việc dạy học Chí Phèo

4 Giả thuyết khoa học

Nếu dạy tác phẩm Chí Phèo theo quan điểm tiếp cận đồng bộ sẽ tận

dụng được lợi thế của từng hướng tiếp cận, đưa giờ học thực sự đúng bản chấtcủa tác phẩm văn chương, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học

truyện ngắn nói chung và Chí Phèo nói riêng.

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

- Khái quát hóa lí luận, từ đó đưa ra các định hướng phục vụ cho yêucầu của đề tài

-Khảo sát điều tra: sử dụng phiếu điều tra về thực trạng dạy học tác

phẩm Chí Phèo ở trường phổ thông.

- Phân tích tổng hợp: khảo sát, phân tích văn bản từ đó tổng hợp thànhmột số vần đề có ý nghĩa trong việc giảng dạy tác phẩm

- So sánh: so sánh tác phẩm Chí Phèo với một số tác phẩm khác cùng

đề tài của Nam Cao và những nhà văn khác

- Thực nghiệm sư phạm

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Điều tra thực trạng dạy học tác phẩm Chí Phèo trong nhà trường hiện nay.

- Nghiên cứu biện pháp dạy học mới, hiệu quả cho tác phẩm: Vận dụngquan điểm tiếp cân đồng bộ tác phẩm văn chương

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến đượctrình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Dạy học tác phẩm Chí Phèo theo hướng tiếp cận đồng bộ Chương 3: Thực nghiệm

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương

Sáng tác tác phẩm văn chương là một quá trình khép kín bao gồm:cuộc sống – nhà văn – tác phẩm – bạn đọc – cuộc sống Quá trình đó làvòng đời của một tác phẩm

Hiện nay tồn tại ba khuynh hướng tiếp cận tác phẩm thường thấy: Tiếpcận lịch sử phái sinh, tiếp cận văn bản, tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng

Có thể nói, mỗi phương pháp tiếp cận đều có ưu điểm riêng Nếu phươngpháp “Tiếp cận theo khuynh hướng lịch sử phái sinh” xem xét tác phẩm trongmối quan hệ với xã hội thì “Tiếp cận văn bản” nhìn tác phẩm ở chính bản thân

nó, còn “Tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng” đánh giá tác phẩm trong mốiquan hệ tác động tới bạn đọc

Đặt vấn đề tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, tức là phải xem xéttác phẩm trên tất cả các mặt một cách đồng thời hợp lý, đúng mức vào quátrình nghiên cứu, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm Không nghiêng lệch về mộtphương pháp tiếp cận nào, bao giờ cũng phải nhìn nhận tác phẩm trong mốiquan hệ gắn bó tác động lẫn nhau giữa xã hội – tác phẩm – bạn đọc

Quan điểm tiếp cận đồng bộ đã được giáo sư Phan Trọng Luận đánhgiá cao trong bài “Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường”

Ông cho rằng: “Một kết luận khoa học quan trọng và cơ bản đối với người nghiên cứu và giảng dạy văn học là luôn nắm vững quan điểm tiếp cận đồng

bộ, một sự vận dụng hài hòa các phương pháp Lịch sử phát sinh, Cấu trúc văn bản và Lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương Một phương pháp tiếp cận như vậy được xây dựng từ nhận thức đúng đắn về nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương, đó cũng là sự vận dụng nhuần nhuyễn những quan điểm khách quan

và khoa học về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể” [22,tr.12].

Trang 16

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc và tiếp nhận

văn chương” cũng khẳng định: “Hoạt động tiếp cận tác phẩm văn chương là thao tác đầu tiên của cơ chế tiếp nhận Hoạt động này cần tiến hành một cách đồng bộ, không thể quá nặng, quá nhẹ với bất cứ một khuynh hướng nào Khuynh hướng Tiếp cận lịch sử phái sinh quan tâm đến tính chất xã hội của tác phẩm, đến nguồn gốc nhận thức của văn học với đời sống Hướng tiếp cận bản thể tác phẩm đào sâu vào cơ cấu hình thức được sáng tạo của tác phẩm Đây là cách tiếp cận mang tính thẩm mỹ văn học Khuynh hướng Tiếp cận chức năng – tác động tuy không bao hàm nhiều thao tác trí tuệ phức tạp nhưng lại phải vận dụng sự sáng suốt của trái tim để sự cộng thông giữa những vấn

đề của con người trong quá trình tiếp nhận diễn ra tốt đẹp…” [13,tr.34]

Như vậy có thể khẳng định: tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương làmột phương hướng đúng đắn, cần thiết Nó vừa là một phương pháp “khoahọc quan trọng” để tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm, vừa giải quyết được bănkhoăn nên hiểu tác phẩm như thế nào cho hợp lý Vận dụng quan điểm Tiếpcận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường chính là tìm một phương

án tối ưu cho giờ giảng văn ở trường trung học phổ thông

1.1.1 Tiếp cận theo hướng lịch sử phái sinh

Mỗi tác phẩm văn chương luôn được ra đời trong những bối cảnh lịch

sử xã hội văn hóa cụ thể, những yếu tố thẩm thấu chắt lọc thông qua lăng kínhcủa nhà văn để đi vào tác phẩm Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà muốnnghiên cứu một tác phẩm văn học cụ thể, chúng ta không thể không tìm đến

bối cảnh và nhà văn Bài thơ Quê hương của Giang Nam ra đời những ngày

quân thù đang ra sức truy lùng bắt bớ, tàn sát những người thân của các cán

bộ cách mạng Từ cái chết thê thảm của người yêu, tác giả xây dựng nên tứthơ Nếu không nắm được bối cảnh lịch sử cụ thể miền Nam thời kỳ đó thì sẽkhông hiểu được dụng ý nghệ thuật của tác giả và ý nghĩa khái quát điển hình

của nỗi đau trong bài thơ khi nói đến cái chết có vẻ riêng tư Nếu tách Tống

biệt hành ra khỏi hoàn cảnh 1940-1945, chúng ta dễ thiên về ý nghĩa khái

Trang 17

quát muôn thuở của tình cảm tống biệt mà quên đi nỗi đau trăn trở giằng xécủa một thế hệ thanh niên Việt Nam hồi bấy giờ đang muốn lên đường tìm lốithoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, bế tắc với bao nhiêu níu kéo nặng nề Cũngtương tự như vậy, nếu không hiểu mối tình và bệnh tình của Hàn Mặc Tử,chắc hẳn ta cũng không lắng nghe hết nỗi quằn quại trong thơ người thanhniên tài hoa mà bất hạnh ấy Nhưng nếu chỉ thu gọn bài thơ trong giới hạnmột mối tình, một bệnh trạng, một hoàn cảnh cá nhân thì ý nghĩa của bài thơlại bị hạ thấp về giá trị và ý nghĩa chung Giữa năm 1930 – 1945, cảm nhận vềhạnh phúc bấp bênh, hư ảo không chỉ là nỗi đau riêng của chàng thi sĩ tậtnguyền bất hạnh mà đó cũng là nỗi đau thời đại của lớp thanh niên Việt Namchưa có lối thoát cho con đường hạnh phúc và số phận mình Hàn Mặc Tử từniềm riêng bắt gặp cõi lòng chung.

Tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng lịch sử phái sinh là cách tiếp cậnhình thành sớm hơn cả Trước đây, không ít người đã lấy những hiểu biết vềlịch sử phát sinh để giải thích và tìm hiểu tác phẩm mà không cần tìm hiểuchính bản thân tác phẩm Đó là một sai lầm bởi nếu lạm dụng phương pháptiếp cận này để dễ đưa đến chỗ thoát li tác phẩm, bàn luận và lí giải một cách

áp đặt giá trị tác phẩm bằng các yếu tố ngoài văn bản Vẫn biết rằng tác phẩmvăn chương là tác phẩm của một thời đại nhất định, là sản phẩm của một cánhân cho nên không thể hiểu tác phẩm mà không biết xuất xứ của nó Songkhông nên độc tôn hay tuyệt đối hóa phương pháp tiếp cận này, không nênđồng nhất tác phẩm với cuộc đời thực Bởi hiện thực trong tác phẩm là hiệnthực được nhà văn lựa chọn, phản ánh, đánh giá theo quan niệm thẩm mỹriêng của mình Tiếp cận theo khuynh hướng Lịch sử phái sinh là một phươngpháp tiếp cận hết sức quan trọng để tìm hiểu tác phẩm, là cơ sở để lí giải đánhgiá tác phẩm, phương hướng để tìm ra sợi dây liên hệ giữa xã hội với tácphẩm, giữa tác phẩm với hoàn cảnh mà nó ra đời

Để khắc phục những hạn chế của phương pháp tiếp cận theo khuynhhướng lịch sử phái sinh, chúng ta phối hợp cùng các phương pháp tiếp cậnkhác để bổ sung những ưu điểm của chúng

Trang 18

1.1.2 Tiếp cận văn bản

Những hiểu biết ngoài văn bản vô cùng quan trọng nhưng không thểthay thế cho việc khám phá bản thân văn bản Quan điểm Tiếp cận văn bảngiúp người đọc, người nghiên cứu giảng dạy không thoát ly văn bản vốn là đề

án tiếp nhận mà nhà văn gửi đến bạn đọc Hướng tiếp cận này quan tâm đếnthế giới bên trong của tác phẩm để xác định vị trí riêng và giá trị độc lập củatác phẩm Đây là phương hướng tiếp cận quan trọng nhất bởi có văn bản mớitồn tại giá trị nghệ thuật Tiếp cận theo hướng bản thể là xem văn bản là đốitượng chủ yếu để khai thác các giá trị của tác phẩm từ tiêu đề, bố cục, kết cấu,giọng điệu, nhịp điệu… Nếu như Tiếp cận lịch sử phái sinh là sự giao tiếp với

xã hội về nghệ thuật ngoài tác phẩm thì Tiếp cận bản thể là giao tiếp với xãhội nghệ thuật trong tác phẩm Thực chất của Tiếp cận bản thể là bắt nguồn từchính tác phẩm để hiểu tác phẩm Từ việc tìm hiểu văn bản mà khám phá tưtưởng nghệ thuật, chiều sâu tác phẩm, tiềm năng sáng tạo của người nghệ sĩ.Phương pháp tiếp cận này đảm bảo được tính khoa học chính xác của việcphân tích giá trị của tác phẩm văn chương Có đi vào chi tiết, có bám sát vănbản tác phẩm mới hiểu nó một cách thấu đáo

Văn bản là thông điệp nhà văn gửi tới bạn đọc Đặc trưng cơ bản củavăn bản nghệ thuật là thông tin thẩm mĩ Nhà văn gửi đến cuộc đời niềm xúcđộng mãnh liệt nhất, những rung cảm tha thiết nhất về cuộc sống, con người.Đây là điểm mấu chốt để phân biệt phương pháp tiếp cận văn bản đích thựcvới với lối xã hội học hay một hiện tượng lịch sử cằn cỗi, một phương tiệnminh họa giản đơn cho hiện thực xã hội…Tuy nhiên, chúng ta cần tránhkhuynh hướng cực đoan chỉ nhìn nhận giá trị của văn bản nghệ thuật ởphương diện thẩm mĩ Một tác phẩm luôn chứa đựng trong đó muôn vẻ củacuộc sống, con người, xã hội mà bạn đọc không thể bỏ qua

Tác phẩm văn chương là một văn bản trong chỉnh thể chặt chẽ giữa nộidung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vôhình… Tác phẩm được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây dựng

Trang 19

một thế giới nghệ thuật riêng Trong giảng văn, giáo viên không nên coi nhẹtính chỉnh thể của tác phẩm; tránh xu hướng xé lẻ, đập vụn khiến tác phẩmmất đi tính nhất quán; cảm hứng chủ đạo của nhà văn, tư tưởng chủ đề của tácphẩm bị mờ nhạt hoặc hiểu một cách lệch lạc.

Một trong những con đường đi vào tác phẩm văn chương là nhận diệnđược loại thể Mỗi loại thể có một phương pháp tiếp cận khác nhau: kịchkhông giống với tự sự, văn học trung đại không giống với văn học hiện đại

… Nếu không xác định đúng loại thể sẽ dẫn đến nhiều hạn chế trong việc cắtnghĩa tác phẩm

Khi tiếp cận văn bản, không nên tuyệt đối hóa văn bản, cắt đứt mốiquan hệ giữa hoàn cảnh tạo nên nó cũng như người tiếp nhận nó Nếu chỉ tiếpcận trong bản thân văn bản sẽ khiến ý nghĩa tác phẩm mờ nhạt và không thựchiện được chức năng cao cả của văn học

1.1.3 Tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng

Trước kia, khi phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường, người

ta chỉ chú ý hai hướng tiếp cận chính: Lịch sử phái sinh và Tiếp cận văn bản.Trong những thập kỉ gần đây, lí luận văn học đã nhấn mạnh thêm hướng lịch

sử chức năng Nếu như trước đây, tác phẩm văn chương được coi như mộthiện tượng tĩnh thì nay được nhìn trong trạng thái động, trong sự vận độngđến với bạn đọc Đây là khuynh hướng tiếp cận hết sức mới mẻ, khai thác tácphẩm qua sức đồng cảm và sáng tạo của bạn đọc khi đi vào tìm hiểu tácphẩm Như trên đã trình bày, tác phẩm văn chương là hệ thống mở Tác phẩmvăn chương chỉ thực sự đi trọn vòng đời trong mối quan hệ với bạn đọc để trở

về lại với cuộc sống - nơi vốn là xuất phát điểm của tác phẩm Nhiều nhà vănlớn như Tchekôp, Mac Sac, A.Tônxtôi… đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai tròcủa bạn đọc như một yếu tố quyết định sinh mệnh của tác phẩm Một tácphẩm được coi là tác phẩm chết nếu không được bạn đọc tiếp nhận Hay nóicách khác, đó chỉ là những đống giấy câm lặng, vô hồn nếu không có bạn đọc

Mỗi tác phẩm văn học là một thế giới nhân sinh thu nhỏ dưới con mắt

Trang 20

thẩm mỹ của nhà văn Khi sáng tác, nhà văn luôn hướng tới người đọc để tâm

sự, gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình Và tác phẩm luôn tác động đến ngườiđọc qua các thế hệ Khi tiếp cận một tác phẩm văn học, cần chú ý đến mốiquan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc, xem xét ảnh hưởng, tác động của tác phẩmvào tình cảm, tư tưởng, nhận thức, thẩm mỹ của người đọc

Lí luận về tác động chức năng của văn bản làm sinh động hơn, phongphú hơn cách hiểu, cách cắt nghĩa tác phẩm văn chương đồng thời làm choviệc phân tích giảng dạy văn học trong nhà trường có hiệu quả hơn, phát huykhả năng cảm thụ nghệ thuật, vai trò bạn đọc sáng tạo của mỗi học sinh.Trong dạy học văn, nếu chỉ thiên về văn bản, dễ khiến học sinh rơi vào tìnhtrạng thờ ơ với số phận nhân vật, với tiếng nói nhà văn Học sinh sẽ trởthành người ngoài cuộc, một khách thể chịu tác động một chiều của giáo viên

là chính Thậm chí mối quan hệ giữa học sinh với tác phẩm cũng bị giãn cáchnếu giáo viên chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến nghệ thuật truyền giảng màkhông tìm hiểu học sinh có những phản ứng như thế nào về tác phẩm Tuynhiên, khi nhấn mạnh đến quan điểm người đọc, đến phản ứng và đáp ứng củahọc sinh trong giờ học văn, chúng ta không cường điệu hay tuyệt đối hóa sởthích của học sinh mà luôn cần có sự hài hòa giữa cảm thụ cá nhân học sinhvới định hướng sư phạm của người thầy Quan điểm tiếp cận đồng bộ vănbản, ngoài văn bản và đáp ứng của học sinh là sự kết hợp hài hòa, đảm bảohiệu quả vững chắc cho việc nghiên cứu và dạy học tác phẩm văn chươngtrong nhà trường

Ba hướng tiếp cận lịch sử phái sinh, văn bản và lịch sử chức năng đềurất cần thiết để đi vào khám phá tác phẩm văn chương Không thể có cáchhiểu, lý giải thấu đáo, toàn vẹn nếu chỉ sử dụng một trong ba hướng tiếp cậnnày Bởi mỗi hướng tiếp cận đề có ưu điểm và khuyết điểm riêng Tiếp cậnđồng bộ tác phẩm là cách tiếp cận khoa học, tối ưu, xuất phát từ bản chất vănhọc và quy luật tiếp nhận

Từ những ưu điểm của phương pháp tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn

Trang 21

chương, chúng tôi đề xuất phương pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà

văn Nam Cao theo quan điểm tiếp cận đồng bộ để tìm hiểu tác phẩm một cáchsâu sắc, toàn diện

1.2 Vị trí truyện ngắn Chí Phèo trong lịch sử văn học, nhà trường và

thực trạng dạy học tác phẩm

1.2.1 Vị trí truyện ngắn Chí Phèo trong lịch sử văn học và trong nhà trường

Nam Cao là nhà văn được đánh giá là một trong số ít những gương mặtnổi bật nhất của văn xuôi hiện đại, là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất khôngchỉ của trào lưu văn học hiện thực trong giai đoạn phát triển cuối cùng (1940-1945) mà của cả dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945

Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao Tên tuổi Nam Cao gắn

liền với Chí Phèo Tác phẩm này được giới nghiên cứu phê bình văn học và

đông đảo bạn đọc mấy chục năm qua đánh giá là tác phẩm nổi bật nhất, khôngchỉ đối với sự nghiệp sáng tác của Nam Cao mà đối với cả trào lưu văn học hiệnthực 1930 – 1945 và được coi là một kiệt tác bất hủ của văn học dân tộc

Là một kiệt tác bất hủ, đồng thời, Chí Phèo còn là tác phẩm có vị trí

văn học sử đặc biệt Đây vừa là tác phẩm mở đường của nhà văn lớn NamCao lại vừa được coi như là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của chủnghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam trước 1945

Chí Phèo được giảng dạy ở nhà trường trung học phổ thông suốt từ

năm 1964 cho đến nay Trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11, tác phẩmđược đặt ở bài cuối cùng của thời kỳ văn học hiện thực phê phán 1930 –

1945 Tác gia Nam Cao cùng tác phẩm Chí Phèo được dạy trong 3 tiết, là

một trong những nội dung quan trọng có trong chương trình kiểm tra học kì

và thi cao đẳng, đại học Tác phẩm là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội thựcdân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cảnhân hình lẫn nhân tính Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện vàkhẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay khi tưởng như

họ đã không còn là con người Việc đưa Chí Phèo vào dạy ở nhà trường

Trang 22

phổ thông sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn quan điểm nghệ thuật, phongcách nghệ thuật, tư tưởng nhân đạo của một nhà văn lớn và giá trị nội dung,giá trị nghệ thuật của một kiệt tác.

1.2.2 Thực trạng dạy học truyện ngắn Chí Phèo ở nhà trường phổ thông

1.2.2.1 Mục đích khảo sát

Khi khảo sát tình hình dạy học Chí Phèo ở nhà trường phổ thông hiện

nay sẽ giúp chúng ta đánh giá được những việc đã làm được, những tồn tạitrong quá trình DH tác phẩm, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp thựchiện tối ưu nhất

1.2.2.2 Nội dung khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát việc DH tác phẩm Chí Phèo của GV và

HS lớp 11 trường THPT

1.2.2.3 Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu tình hình dạy học tác phẩm Chí Phèo trong nhà trường phổ

thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai đối tượng cơ bản tham giavào quá trình DH trong nhà trường, đó là GV và HS

Đối với GV là chủ thể dạy – chủ thể tác động và định hướng quá trìnhtiếp nhận những tác động thẩm mỹ của một văn bản văn chương trong họcsinh- qua việc tìm hiểu, đánh giá, điều tra hướng khai thác tác phẩm, phân tích

các bài soạn giảng Chí Phèo cũng như dự giờ, chúng tôi có thể rút ra những

mặt tích cực, hạn chế trong thực tế DH tác phẩm này ở nhà trường phổ thông

Đối với học sinh, hiện nay, vai trò của người học đã được xác định vàđánh giá đúng mức, HS là chủ thể của quá trình học tập, khác với trước đây,các em chỉ là những khách thể bị động Hoạt động học của HS không chỉ giữvai trò quan trọng trên bình diện phương pháp luận mà còn có ý nghĩa quantrọng trong thực tiễn DH Cho nên, chất lượng của quá trình DH chỉ thực sựđạt kết quả khi có sự tìm hiểu, phân tích thấu đáo thực trạng học tập của HS

Vì thế, việc khảo sát đối tượng này sẽ giúp chúng tôi đánh giá được hứng thúhọc tập, mức độ tiếp nhận tác phẩm cũng như khả năng vận dụng, thực hành

Trang 23

các kỹ năng hành văn của HS.

1.2.2.4 Tư liệu khảo sát

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Tập 1,sách chỉnh lý hợp nhất, NXBGD,

H, 2000)

- Phiếu điều tra

- Vở ghi và bài làm văn của học sinh

* Thời gian khảo sát

Học kì I năm học 2013 – 2014

* Địa bàn khảo sát:

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại trường THPT Nguyễn Du – thànhphố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh Gồm:

- Tổ Văn trường THPT Nguyễn Du (gồm 15 GV)

- Lớp 11A2 và 11A3 trường THPT Nguyễn Du

1.2.2.5 Hình thức khảo sát

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra đối với GV và HS,xem vở ghi của học sinh, giáo án của GV; dự các buổi thảo luận cũng nhưchấm bài kiểm tra của học sinh để từ đó rút ra được kết quả khách quan nhất

về việc DH Chí Phèo.

Cụ thể như sau:

* Đối với giáo viên:

Chúng tôi đã có những cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với một số GVNgữ văn ở trường THPT Các câu hỏi đều xoay quanh vấn đề “ GV hiện nay

tiếp nhận, cảm thụ và DH Chí Phèo như thế nào?” Chúng tôi nhận được

những câu trả lời khá phong phú, đa dạng phần nào phản ảnh đúng với thực tế

Trang 24

tố nào sau đây?

- Văn bản tác phẩm và câu hỏi trong SGK

- Hướng dẫn trong SGV

- Kết hợp các tài liệu khác có liên quan đến văn bản tác phẩm

- Ý kiến khác

Câu 2:

Khi DH tác phẩm Chí Phèo, thầy/cô yêu cầu HS làm những việc gì?

- Đọc văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK

- Tìm hiểu và soạn thêm những câu hỏi về hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh

Biện pháp chủ yếu khi DH Chí Phèo là gì?

- GV thuyết giảng, HS lắng nghe, tiếp nhận

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi gợi mở

- GV tổ chức cho HS đối thoại để tìm hiểu tác phẩm

Hướng tiếp cận nào được thầy cô ưu tiên sử dụng khi DH Chí Phèo

- Tiếp cận trong văn bản

- Tiếp cận những yếu tố ngoài văn bản

Trang 25

- Tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng

- Ý kiến khác

Chúng tôi cũng đã tham gia những buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ bộ

môn về cách DH Chí Phèo sao cho phù hợp nhất với yêu cầu hiện nay Phần

đa GV nhất trí với hướng triển khai trong SGK chương trình chuẩn Bên cạnh

đó, một số GV đã mạnh dạn đề xuất những cách DH mới đối với kiệt tác này.Đây là tín hiệu đáng mừng trong xu hướng đổi mới phương pháp DH màchúng ta đang thực hiện

Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành tham khảo một số giáo án về Chí

Phèo cũng như dự giờ tại lớp Qua đây, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung giáo

án của GV đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cho HS trên cả phươngdiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuy nhiên, hầu hết các giáo án cho

thấy khi DH Chí Phèo, GV thường thiên về hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và

tiếp cận văn bản, chưa chú trọng đến hướng tiếp cận lịch sử chức năng Thực tế

cho thấy chúng ta thiếu vắng những giáo án DH Chí Phèo thể hiện được sự kết

hợp đồng bộ, nhuần nhuyễn của cả ba hướng tiếp cận này

* Đối với HS

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các em HS trước và sau khi học tác

phẩm Chí Phèo để nắm được sự chuẩn bị bài cũng như mức độ tiếp nhận tác

phẩm của các em Thực tế cho thấy nhiều HS chưa hứng thú với môn học, họcmột cách đối phó, hiểu bài chưa sâu, chưa đạt được mục đích DH mà GV đề ra

Khi xem vở ghi của HS, chúng tôi thấy rằng đa số các em tuân thủ theogiáo án GV đã dạy, song vẫn còn một số em ghi chép tùy tiện, sơ sài

Chúng tôi cũng đã dự các buổi thảo luận của các em xoay quanh tác

phẩm Chí Phèo Mặc dù ý kiến, nhận xét của các em đưa ra còn mang tính

chủ quan, non nớt nhưng đó vẫn là điều đáng khích lệ bởi các em đã thể hiện

sự quan tâm đến bài học và mạnh dạn nêu ra quan điểm của riêng mình

Qua khảo sát các bài làm văn của HS (gồm các bài thu hoạch sau tiết

Trang 26

học, bài kiểm tra 15 phút, bài viết 2 tiết), chúng tôi cũng thu nhận được nhữngkết quả nhất định Một số học sinh đã cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tácphẩm, biết vận dụng kiến thức vào bài làm một cách nhuần nhuyễn nhưngcũng không ít học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu mà đề bài đặt ra, chưa cảmnhận và phân tích, cắt nghĩa vấn đề một cách thấu đáo cũng như chưa đưa rađược những đánh giá của riêng mình, lệ thuộc nhiều vào bài giảng của GV.

* Đối với SGK và SGV Ngữ văn 11

 SGK Ngữ văn 11

- Về văn bản tác phẩm:

Tác phẩm Chí Phèo được trích từ Nam Cao – Tác phẩm tập I (NXB

Văn học 1997) Đây là văn bản có độ chính xác cao, được nhiều nhà nghiêncứu tin cậy

- Về câu hỏi hướng dẫn học bài trong chương trình cơ bản: Các soạngiả đưa ra 6 câu hỏi:

1 Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ýnghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện

2 Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời ChíPhèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?

3 Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chốichung sống Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu,xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát)?

4 Qua hình tượng Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa củaNam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm

lý nhân vật)

5 Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyệnngắn này có gì đặc sắc?

6 Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này

- Về câu hỏi hướng dẫn học bài trong chương trình nâng cao: Các soạn

Trang 27

giả đưa ra 6 câu hỏi:

1 Tóm tắt đoạn trích, nêu ý chính của từng đoạn văn đã được đánh số

2 Hãy nêu ý nghĩa chi tiết tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo

3 Các mối quan hệ Bá Kiến – Chí Phèo và Thị Nở truyện ngắn có ýnghĩa gì trong việc thể hiện tính cách, số hận của nhân vật Chí Phèo?

4 Nêu những diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở Vìsao khi bị Thị Nở dứt tình, Chí Phèo lại xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát? Bikịch lớn nhất của Chí Phèo được thể hiện trong truyện là gì?

5 Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này cónhững điểm gì đặc sắc? (Chú ý lời trần thuật nửa trực tiếp ở đoạn mở đầu(đoạn 1); độc thoại nội tâm của Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu (đoạn 3); nhữnglời đối thoại giữa Chí Phèo với Thị Nở (đoạn 4) và nhất là với Bá Kiến ở gầncuối truyện (đoạn 5)

6 Nêu nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắnChí Phèo

Có thể thấy rằng, người biên soạn đã cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏihướng dẫn học bài Chí Phèo một cách xác thực, cụ thể, đề cập đến những vấn

đề trung tâm của tác phẩm như giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ, tàinăng truyện ngắn bậc thầy của nhà văn Hệ thống câu hỏi đi từ nội dung đếnhình thức, các câu hỏi về giá trị nội dung đặt ở trên, tiếp theo là các câu hỏikhám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tuy nhiên, để có được cái nhìn sâusắc, tổng thể về tác phẩm, hệ thống những câu hỏi trên còn thiếu những câuhỏi gợi mở, so sánh, nêu vấn đề phù hợp với HS, chưa tạo điều kiện để các

em bộc lộ cảm xúc, đánh giá, phân tích của riêng mình

 SGV Ngữ văn 11 (tập I)

Mục đích, ý nghĩa của việc biên soạn SGV là để GV tham khảo, định

hướng cho GV trong quá trình giảng dạy SGV đã định hướng khai thác Chí

Phèo ở những vấn đề sau:

Tìm hiểu, phân tích nhân vật Chí Phèo, tài liệu hướng dẫn tập trung

Trang 28

khai thác quá trình tha hóa của Chí từ một người lương thiện trở thành conquỷ dữ của làng Vũ Đại Đó là sự tha hóa cả về ngoại hình lẫn bản chất.Nhưng sâu thẳm bên trong của con quỷ dữ đó, nhà văn vẫn tin tưởng và nhìnthấy tia sáng của lương tri, của những khát khao đẹp đẽ, lương thiện.

Với nhân vật Bá Kiến, SGV tập trung khai thác bản chất nham hiểmcủa hắn Tài liệu hướng dẫn đã chỉ ra hướng tiếp cận giá trị hiện thực khi đặtnhân vật trong mối quan hệ với nhau Mâu thuẫn nông dân – địa chủ gay gắt,Nam Cao đã xây dựng nên một bức tranh hiện thực rộng lớn mang ý nghĩakhái quát về tình trạng lưu manh hoá của người nông dân và hiện tượng đènén, áp bức của bọn cường hào ở nông thôn lúc bấy giờ

Về mặt nghệ thuật, SGV hướng dẫn cũng tập trung đi sâu và khai thácnhững thành công trong cách xây dựng nhân vật điển hình hóa, trong hoàncảnh điển hình, lối kể chuyện hấp dẫn, lối phân tích tâm lý nhân vật, ngônngữ, giọng điệu độc đáo

Nhìn chung ở tài liệu này, với vai trò định hướng, phần nào đã tậptrung khai thác được ý nghĩa cơ bản rộng lớn của tác phẩm, bám sát vào nộidung tư tưởng cũng như hình thức của truyện Tuy nhiên, cũng tương tự nhưSGK, SGV mới định hướng cho GV tập trung khai thác tác phẩm theo hướngtiếp cận lịch sử phát sinh, tiếp cận văn bản tác phẩm mà chưa dành sự lưu ýđáng kể đến hướng tiếp cận lịch sử chức năng, chưa khai thác tác phẩm quasức đồng cảm và sáng tạo của bạn đọc (học sinh) khi đi vào tìm hiểu tác phẩm

sẽ tác động đến ai? Tác động như thế nào? Trong quá trình DH, GV khôngchỉ quan tâm đến văn bản, đến nghệ thuật truyền giảng mà còn phải tìm hiểuxem học sinh – những bạn đọc sáng tạo - đã và đang phản ứng như thế nào vềtác phẩm? Như vậy, cả hai tư liệu chúng tôi khảo sát đều tồn tại một số bấtcập, hạn chế cần khắc phục để DH Chí Phèo nói riêng và DH tác phẩm vănchương trong nhà trường nói chung đạt hiệu quả cao hơn

1.2.2.6.Kết quả khảo sát

Căn cứ vào phiếu điều tra phát cho GV và học sinh, chúng tôi thu được

Trang 29

kết quả như sau:

1 Số GV dạy Chí Phèo dựa vào hướng dẫn trong SGV 10 66.7

Số GV DH Chí Phèo dựa vào việc kết hợp các tài liệu

khác có liên quan với văn bản tác phẩm 1 6.6

Số GV khi DHChí Phèo yêu cầu HS đọc văn bản tác

2 Số GV khi DH Chí Phèo yêu cầu học sinh tìm hiểu và

soạn thêm những câu hỏi về hoàn cảnh lịch sử, xã hội

và về tác giả

Số GV khi DH Chí Phèo yêu cầu học sinh tìm hiểu

trước về tác phẩm và nêu cảm nhận, suy nghĩ riêng của

bản thân về tác phẩm

Khi DH Chí Phèo, số GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác

3 Số GV tổ chức cho HS đối thoại để qua đó tìm hiểu tác

Trang 30

Số GV DH theo hướng tiếp cận lịch sử chức năng 0 0

* Đối với HS:

Số HS trước mỗi giờ văn thường đọc và tìm hiểu

trước tác phẩm và những tài liệu liên quan 20 22.2

1 Số HS chuẩn bị bài theo những câu hỏi trong SGK 60 66.7

Số HS không chuẩn bị bài trước khi học 10 11.1

3 Số HS cho rằng khó khăn khi học Chí Phèo là do tác

phẩm dài nhưng thời lượng học trên lớp ít 45 50

Trang 31

* Đối với GV:

Qua phỏng vấn, tham khảo giáo án, dự các buổi sinh hoạt chuyên đề vàqua kết quả phiếu điều tra cho thấy:

Các GV đều khẳng định Chí Phèo là một tác phẩm hay nhưng không

dễ dạy Có những khó khăn và thuận lợi khi tiếp cận tác phẩm Nam Cao làmột trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại Các em đã

từng được làm quen và học tác phẩm của ông, đó là tác phẩm Lão Hạc – chương trình Ngữ văn lớp 9 Tuy nhiên, khi dạy Chí Phèo, GV gặp một số

khó khăn bởi đây là tác phẩm khá dài nhưng quỹ thời gian trên lớp hạn chế (2tiết), không dễ để khai thác, khám phá hết vẻ đẹp của một kiệt tác như thế.Hầu hết các GV chỉ chú ý vào việc khai thác nội dung tác phẩm Học sinh chỉnắm được những kiến thức rất cơ bản: nhan đề tác phẩm, phân tích hình tượngnhân vật Chí Phèo, Bá Kiến GV chưa chú trọng đến việc vận dụng hướngtiếp cận đồng bộ trong DH tác phẩm

Về việc chuẩn bị bài ở nhà, phần lớn GV chỉ yêu cầu học sinh chuẩn bịbài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong SGK, không yêu cầu, gợi ý HS tìm hiểucác tài liệu liên quan đến tác phẩm để mở rộng và khắc sâu kiến thức

* Đối với HS:

Việc chuẩn bị bài ở nhà của HS chủ yếu vẫn đơn thuần là đọc tác phẩm

và trả lời các câu hỏi trong SGK Các yếu tố ngoài văn bản và so sánh để mởrộng kiến thức chưa được các em chú trọng Do đó, HS khó có thể hiểu, cắtnghĩa tác phẩm một cách sâu sắc, thấu đáo

Trên lớp học, các em vẫn thụ động nghe giảng – ghi chép là chính.Không nhiều học sinh mạnh dạn, chủ động, hào hứng trao đổi, đối thoại với

GV và các bạn về tác phẩm

Đối với những bài kiểm tra, có một số ít bài thoát khỏi tình trạng dàidòng Các em đã biết bình luận, phân tích nhưng phần lớn vẫn lệ thuộc vàobài giảng của giáo viên; chưa có những cảm thụ, đánh giá sắc bén, chưa mởrộng bài viết của mình bằng những kiến thức tự tham khảo, nghiên cứu

1.2.2.8.Thực trạng DH tác phẩm Chí Phèo hiện nay ở nhà trường phổ thông

Trang 32

Hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực thực hiện chương trình cảicách, đổi mới phương pháp DH nhằm khơi dậy những tiềm năng văn học, sựyêu thích môn học trong HS để các em chủ động tiếp cận và chiếm lĩnh tácphẩm một cách sáng tạo Đó là một yêu cầu cấp thiết.

Văn học hiện thực phê phán 1930-1945 là một phần quan trọng trongchương trình Ngữ văn 11 Ngay từ những năm học trước, các em học sinh đãđược học một số tác phẩm thuộc dòng văn học này Đặc biệt, những tácphẩm được đưa vào DH trong chương trình đều là những tác phẩm tiêu biểu,kết tinh tài năng nghệ thuật của những nhà văn hiện thực xuất sắc

Chí Phèo là một trong những tác phẩm xuất sắc được đưa vào giảng

dạy trong chương trình Ngữ văn 11 từ khá lâu Là một tác phẩm hay nhưngcũng là một tác phẩm khó Tác phẩm dài, thời lượng học ít, hơn nữa HS chỉđược tiếp cận với tác phẩm khi tác phẩm đã được lược gọn nhiều phần, do đóđể HS vừa hiểu được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm; vừanắm được phong cách nghệ thuật đặc sắc của tác giả lại vừa biết so sánh vớicác tác phẩm khác để hiểu được những những đóng góp quan trọng của tácphẩm là vấn đề không hề đơn giản

Hiện nay, các GV khi DH Chí Phèo đều chú ý vận dụng, đổi mới

phương pháp Tuy nhiên, qua điều tra, khảo nghiệm về tình hình DH truyệnngắn Chí Phèo của Nam Cao ở nhà trường THPT, chúng tôi nhận thấy: Nhìnchung, giờ học tiến hành khá đơn điệu, tẻ nhạt, chưa thoát khỏi sự rập khuôn,máy móc Tác động của tác phẩm văn chương đối với học sinh sau giờ họcchưa cao Học sinh vẫn thiếu cách tiếp cận tác phẩm một cách toàn diện, sâusắc Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng quan điểm tiếpcận đồng bộ tác phẩm văn chương vào DH tác phẩm văn chương trong nhà

trường nói chung và DH Chí Phèo nói riêng là rất cần thiết.

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

Trang 33

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ

Như chúng tôi đã trình bày, nhìn vào thực trạng dạy học tác phẩm Chí

Phèo trong nhà trường hiện nay, chúng ta thấy GV và HS tiếp cận tác phẩm

chưa đồng bộ Tác phẩm được tiếp cận chủ yếu theo hướng lịch sử phái sinh

và văn bản, còn hướng tiếp cận lịch sử chức năng thì chưa được áp dụng vàcoi trọng đúng mức Đó là một trong những lí do quan trọng khiến cho hiệuquả giờ học chưa cao – đặc biệt chưa phát huy được khả năng cảm thụ nghệthuật và sáng tạo trong tiếp nhận của học sinh

Phương hướng DH theo quan điểm tiếp cận đồng bộ chú ý đến khámphá tác phẩm ở những đặc trưng của nó với chức năng nhận thức, chức năngthẩm mỹ, chức năng giáo dục nhằm tạo cho học sinh tính chủ động, sáng tạotrong cảm thụ tác phẩm, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh Bởi vậy

nó chú ý tôi luyện cho học sinh biết tiếp cận tác phẩm trên cả ba khuynhhướng, không bỏ qua hay xem nhẹ bất kì khuynh hướng nào Trong hai tiếthọc, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm qua việc giải quyết mốiliên hệ giữa tác phẩm văn học và thời đại, giữa tác phẩm và tác giả, qua việcphân tích tác phẩm ở kết cấu với những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, giọngđiệu qua việc tìm hiểu tác phẩm sẽ tác động đến bạn đọc như thế nào?

2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và phong cách nghệ thuật Nam Cao

2.1.1 Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của Chí Phèo

Nam Cao đã từ bỏ văn học lãng mạn để đến với văn học hiện thực khámuộn Nhưng với cái nhìn sắc sảo, mới mẻ; với trái tim nhân ái, yêu thươngđối với những cuộc đời nghèo khổ trong xã hội đương thời đã khiến Nam Caonhanh chóng khẳng định vị trí của mình Ông sớm trở thành cây bút hiện thựcxuất sắc của văn học Việt Nam Thấu hiểu, cảm thông với những tấn bi kịchcủa con người khiến Nam Cao gắn bó với cuộc đời hơn Nhưng từ cõi sâuCao lại làm sáng ngời lên ngọn lửa của tâm hồn con người dẫu nhỏ bé, mong

Trang 34

manh, thậm chí đó chỉ còn là một đốm lửa nhỏ vùi sâu vào trong lớp tro tàn

nguội lạnh Nam Cao đã viết Chí Phèo với cảm hứng như vậy để làm nổi bật

lên bi kịch bị đời xô đẩy đến bước đường cùng và bị cự tuyệt quyền làmngười ở Chí Qua tác phẩm, Nam Cao không chỉ muốn phản ánh vấn đề về sốphận bi kịch của người nông dân trong hoàn cảnh xã hội điển hình mà còntiếp tục đặt niềm tin vào sự hồi sinh giá trị người ngay trong cái bi kịch ấy

Chí Phèo ra đời năm 1941, trong bối cảnh xã hội rối ren, đen tối Mùa

thu năm 1940, phát xít Nhật với danh nghĩa quân của phe đồng minh đã nhảyvào Đông Dương Việt Nam không nằm ngoài biến động đó Năm 1941, thựcdân Pháp và phát xít Nhật bắt tay nhau cai trị và khai thác thuộc địa – ViệtNam Chúng thi hành nhiều chính sách thay đổi về kinh tế Chúng bắt nhândân nhổ lúa, phá ngô khoai để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho mục đích quân

sự của chúng Nhân dân Việt Nam sống một cổ hai tròng, chịu nhiều áp bứcbóc lột Tài nguyên bị khai thác, vơ vét đến kiệt quệ Kinh tế trì trệ, cái đói cáinghèo bám riết lấy người nông dân Nhiều gia đình ở nông thôn Việt Namlâm vào tình trạng phá sản, bị đẩy vào sự cùng quẫn Thậm chí, một bộ phậnngười nông dân của nông thôn Việt Nam bị đẩy vào con đường lưu manh hóa

Về đời sống chính trị - xã hội, bao trùm là không khí ngột ngạt Cáccuộc đấu tranh của nhân dân bị đàn áp dã man Quyền dân chủ bị bóp nghẹt.Chí Phèo của Nam Cao đã ra đời trong bối cảnh lịch sử - xã hội như thế Tácphẩm là bức tranh thu nhỏ chân thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạngTháng tám Điều đó lí giải vì sao cùng viết về người nông dân và cuộc sống

nông thôn trước cách mạng, nhưng Chí Phèo của Nam Cao và Vợ Nhặt của

Kim Lân lại được kết thúc theo những cách rất khác nhau

Nam Cao viết Chí Phèo khi khi dòng văn học hiện thực phê phán đang

trên đà thoái trào nhưng tác phẩm vẫn tạo ra sức ám ảnh ghê gớm Có đượcsức ám ảnh, sự sinh động ấy một phần không nhỏ do Nam Cao đã bám sáthiện thực đời sống nông thôn Chí Phèo được viết dựa trên người thật, việcthật của làng Đại Hoàng – làng quê nghèo khó của nhà văn

Trang 35

Làng Đại Hoàng quê hương Nam Cao là một trong những vùng đất

“thang mộc” của vương triều nhà Trần thuộc quyền Anh Sinh vương TrầnLiễu Đây là nơi gặp gỡ của dòng sông con – sông Châu Giang và dòng sông

mẹ - sông Hồng Đất phù sa màu mỡ, ruộng ít vườn nhiều, hoa trái bốn mùa

mà một trong những thứ nổi tiếng nhất là chuối ngự Chuối ngự Đại Hoàngđược tiến vào cung dân cúng phật nơi chùa tháp Phổ Minh Có lẽ vì thế màngôi làng cuối phủ, cuối huyện ấy là đất “quần ngư tranh thực”, các phe pháixâu xé, đấu đá lẫn nhau và nạn nhân cuối cùng là những người nông dân cùngkhổ, thân cô thế cô Những người nông dân hiền lành hoặc sống cam chịunhẫn nhục hoặc phá phách mù quáng Tệ nạn cờ bạc rượu chè hoành hành phánát biết bao gia đình Nam Cao gần gũi và quen thuộc chốn đồng quê vànhững cảnh đời lầm than, đau khổ và chính cái làng quê ấy đã đi vào thế giớinghệ thuật của Nam Cao một cách chân thực đến xót xa Nam Cao thườngviết về những gì mà ông đã thấy, đã sống sâu sắc với nó Khi cuốn “Đôi lứaxứng đôi” xuất hiện, ba Bính – nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến – đã phải tứctối nói với đám hào mục ở làng Đại Hoàng: “ Rồi phải ném đi vài mẫu ruộngđể nó (tức Nam Cao) rũ tù cho các ông xem.”

Tiếp xúc, cọ sát với nhiều loại người, nhiều số phận khác nhau, NamCao đã từ cái bao quát chung để thấm thí và chiêm nghiệm cho thân phận tầnglớp và của riêng mình Sự gắn bó cảm động với bà con dân quê là một tìnhcảm nổi bật trong con người Nam Cao Nhà văn lớn lên trong sự đùm bọc củanhững người nông dân nghèo khổ ruột thịt Đó là bà ngoại nhà văn góa chồngnăm 22 tuổi, suốt đời cực nhọc vất vả nuôi con cháu Đó là người mẹ hiềnlành lam lũ Đó là người vợ chịu thương chịu khó ĐÓ là người dì nuôi đã bế

ẵm nhà văn khi còn bé Hình ảnh những con người trở đi trở lại trong nhữngtrang viết của Nam Cao Tác phẩm của ông luôn luôn hiện lên cái làng ĐạiHoàng thân thiết Hình ảnh quê hương đã nâng đỡ nhà văn lúc bi quan, bế tắc

Trong tác phẩm của Nam Cao, ta thường gặp những nhân vật nông dânxấu xí, thô lỗ, nhục nhã trong cuộc sống của họ Điều đó khiến cho một số

Trang 36

người hoài nghi ý nghĩa hiện thực và nhân đạo của nhiều truyện ngắn NamCao Đúng là trong sự biểu hiện của một số truyện Nam Cao có vẻ tự nhiênchủ nghĩa Nhưng không như những nhà văn chủ nghĩa nhìn quần chúng nhưmột lũ sinh vật – người ngu dốt, thú tính Trái lại, từ cái bề ngoài xấu xí, cókhi rất thú vật của người nông dân, đã phát hiện ra tâm hồn con người bị đàyđọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước đoạt Tác phẩm là tấmlòng tri ân, yêu thương, cảm thông sâu sắc của nhà văn với người nông dân

nghèo khổ Chí Phèo cũng là tác phẩm như thế.

Lúc mới ra đời truyện có tên là Cái lò gạch cũ, do nhà văn Nam Cao

đặt Tên gọi này thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm Ngụ ý củanhà văn khi đó muốn phản ánh thân phận của người nông dân ngay từ khi rađời đã không được hưởng một quyền sống nào của con người: Chí Phèo tứ cố

vô thân, vô thừa nhận, sinh ra trong cái lò gạch cũ bỏ hoang “Cái lò gạch

cũ” đề cập tới sự nối tiếp đọa đày hết kiếp này sang kiếp khác, hết đời này

sang đời khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân Vì thế kết thúc

truyện, Thị Nở “đột nhiên thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không,

xa nhà cửa và vắng người qua lại” Mở đầu là hình ảnh cái lò gạch cũ, kết

thúc vẫn bằng hình ảnh đấy – kết cấu vòng tròn của truyện đã thể hiện sựquẩn quanh, bế tắc không lối thoát của kiếp người nông dân bị bần cùng hóa.Như vậy, chính là sự bế tắc đã quán xuyến, bao trùm tác phẩm, giống như baotác phẩm hiện thực khác cùng thời, trước 1945 Lần đầu in thành sách, nhà

xuất bản Đời mới đã đổi tên tác phẩm thành Đôi lứa xứng đôi Với tên gọi

này, giá trị hiện thực của tác phẩm giảm đi nhiều Nhà xuất bản đặt tên tácphẩm như vậy chỉ nhằm mục đích thương mại, đáp ứng thị hiếu người đọcđương thời – tầng lớp thị dân, các cậu ấm cô chiêu Cuối cùng, Nam Cao đã

quyết định đổi tên tác phẩm thành Chí Phèo Với tên gọi này, giá trị hiện thực

của tác phẩm thể hiện rõ nhất, sâu sắc nhất Truyện chủ yếu đề cập đến nhânvật chính là Chí Phèo (từ hoàn cảnh, diễn biến đến tính cách, số phận củanhân vật), các nhân vật, sự kiện khác đều xoay quanh nhân vật chính Chí

Trang 37

Phèo để tạo nên xung đột mang tính kịch.

Về tên gọi Chí Phèo của nhân vật chính, một số nhà nghiên cứu điền dãsưu tầm, tìm hiểu như sau: ở làng Đại Hoàng hồi ấy có lão Trương Pháo,chuyên làm nghề giết lợn Ông này thường bắt phèo (ruột non của lợn) đểbán Món này được rất nhiều khách trong làng ưa chuộng Chí (hồi đó là thuêcho Trương Pháo) cũng học cách bắt phèo cho chủ bán Chí bắt cũng ngonnhư chủ Từ đó người ta gọi Chí là Chí Phèo Cũng có cách giải thích khácnhư sau: làng Đại Hoàng có một người tên Chí, quê quán ở đâu không rõ,người cao to khỏe mạnh Khi dân làng có việc, Chí thường giúp Các nhà cómáu mặt thường thuê Chí đi đòi nợ, xong việc, cho Chí vài xu uống rượu.Uống say, Chí nằm phèo ở ngay đó ngủ nên người ta gọi là Chí Phèo

Những cách giải thích trên có thể đúng, có thể chỉ là võ đoán Nhưngđiều đó không quan trọng Sự thật là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế củalịch sử, của vùng quê lam lũ thân thương, Nam Cao đã xây dựng được mộtnhân vật điển hình bất hủ trong một tác phẩm bất tử của nền văn học Việt

Nam: Chí Phèo.

2.1.2 Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực lớn nhất của nềnvăn học Việt Nam Ông thuộc trong số những cây bút hiếm hoi của nền vănxuôi hiện đại có tư tưởng, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo,

có những cách tân lớn lao góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóanền văn học dân tộc

So với các nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn công Hoan, NgôTất Tố, Vũ trọng Phụng, Nam Cao là người đến muộn song với tài năng và sự

nỗ lực của mình ông đã trở thành đại diện ưu tú nhất cho trào lưu văn họchiện thực phê phán 1930 – 1945 Sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đềtài: người nông dân và người trí thức nghèo trước cách mạng tháng tám NamCao không chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình trạng thê thảm của xã hội và conngười trước cách mạng mà còn trực tiếp phân tích, cắt nghĩa, truy tìm nguyên

Trang 38

nhân dẫn tới tình trạng đó Dù ở đề tài người nông dân hay người trí thứcNam Cao đều bộc lộ sự cảm thông, thương xót trước những đau khổ, bất hạnhcủa con người Tác phẩm của ông là lời kết án đanh thép xã hội thực dân nửaphong kiến bất công chà đạp nhân phẩm của con người, đồng thời là tiếng kêukhẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm con người.

Về phương diện nghệ thuật, Nam Cao đã đánh dấu sự cách tân ở nhiềumặt: kết cấu, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật…góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hiện đại hóanền văn học dân tộc

Nói đến phong cách nghệ thuật là nói đến cái riêng, cái độc đáo về tưtưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác củamỗi nhà văn ưu tú Chỉ những nhà văn thực sự có tài năng mới có thể hìnhthành phong cách riêng Bước vào làng văn trong khi khuynh hướng văn họchiện thực phê phán đã có những tên tuổi được khẳng định với những phongcách nghệ thuật độc đáo như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ TrọngPhụng, Nam Cao đã tạo cho mình một phong cách riêng, độc đáo không lẫnvới ai, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả Trở thành đại diện ưu tú nhấtcho nền văn học hiện đại, Nam Cao tiếp nhận những thành tựu mà các nhàvăn đi trước đã đạt được đồng thời đem đến một phong cách riêng, mới lạ vàđầy ấn tượng Ông chính là người đặt những mảng màu cuối cùng hoàn chỉnhbức tranh của văn học hiện thực cả về mặt nội dung biểu hiện cũng như khảnăng biểu hiện nghệ thuật

Chí Phèo được xem như kiệt tác tiêu biểu cho tài năng, phong cách

nghệ thuật của ông Muốn DH tác phẩm đạt hiệu quả giáo viên phải nắm vữngnhững đặc điểm nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật của Nam Cao (đề tài,chủ đề; cốt truyện, kết cấu; nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngôn ngữ, giọngđiệu), từ đó chỉ ra phong cách nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện như thếnào trong tác phẩm đó Điều đó sẽ giúp học sinh hiểu, giải mã tác phẩm đầy

đủ và sâu sắc hơn

Trang 39

* Đề tài, chủ đề

Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài: ngườinông dân và người trí thức Nam Cao thường hướng ngòi bút của mình vàomiêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ranhững vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người,cuộc sống, nghệ thuật Qua những sáng tác về đề tài người nông dân, NamCao đã dựng lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơxác, đầy những xung đột, mâu thuẫn, trong đó cuộc sống của người nông dânhiện lên hết sức bi thảm

Viết về người nông dân, ngoài cái nghèo, cái đói Nam Cao còn tậptrung miêu tả tình trạng những con người hiền lành, lương thiện luôn bị lăngnhục, bị xúc phạm về nhân phẩm, bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh

hóa Chí phèo, Binh chức, Năm Thọ trong Chí Phèo vốn là những con người

lương thiện nhưng bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, mất cả nhânhình và nhân tính Viết về những người nông dân bị đẩy vào con đường thahóa Nam Cao đã lên án gay gắt xã hội bất công, ngang trái đã chà đạp lênnhân phẩm con người, đồng thời phát hiện và khẳng định bản chất lương thiệnvẫn luôn tồn tại ở ngay cả những con người bị tha hóa ấy

Đề tài người trí thức tiểu tư sản khá quen thuộc đối với văn học ViệtNam 1930 - 1945 nhưng chỉ đến Nam Cao, với ngòi bút hiện thực tỉnh táo,nghiêm ngặt, với sự phân tích tâm lý sắc sảo, hình ảnh những nhân vật trí thứctiểu tư sản mới hiện lên thật cụ thể và sinh động qua những tấn bi kịch tinhthần dai dẳng, bế tắc Đó là bi kịch của những trí thức nghèo có tài năng, hoàibão, khát vọng lớn lao nhưng bị hiện thực đói nghèo gánh nặng áo cơm ghìsát đất, không thực hiện được ước mơ của mình, luôn dằn vặt, đau đớn về tinh

thần như Hộ trong “Đời thừa”, Thứ trong “Sống mòn”, Điền trong “Giăng sáng”.

Dù viết về đề tài người nông dân hay trí thức tiểu tư sản Nam Cao đềudựng lên bức tranh chân thực về xã hội Việt Nam trước cách mạng, đồng

Trang 40

cảm, thương xót với những đau khổ, bất hạnh của con người Đồng thờikhẳng định phẩm chất của con người dù bị hoàn cảnh chà đạp, vùi dập Đóchính là chủ nghĩa nhân đạo cao cả bao trùm sáng tác của ông.

* Cốt truyện, kết cấu

Trong tác phẩm của Nam Cao, cốt truyện có vai trò khá khiêm tốn, ôngkhông coi đó là yếu tố hàng đầu tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm Cốt truyệnđược xây dựng đơn giản, dường như không cần đến sự tổ chức, sắp xếp, thậmchí có tác phẩm không có cốt truyện

Nam Cao thường xây dựng cốt truyện trên cơ sở miêu tả những cuộcđấu tranh nội tâm của nhân vật Có thể nói, đây là một sự cách tân của NamCao, góp phần phát triển nền văn xuôi hiện đại Việt Nam

Trong sáng tác của Nam Cao ta không chỉ gặp một kiểu kết cấu màthường thấy xuất hiện nhiều kiểu kết cấu Đó là những kiểu kết phóng túng

mà chặt chẽ, tạo dựng những tình huống, xếp đặt các sự kiện, tổ chức hệthống tính cách hợp lý, biến chúng trở thành những phương tiện để thể hiện tưtưởng của tác phẩm

Trong nhiều truyện Nam Cao sử dụng kiểu kết cấu đi thẳng vào vấn đề

trung tâm của tác phẩm (Chí Phèo, Tư cách mõ, Từ ngày mẹ chết…) Ngay từ

những dòng đầu tiên của tác phẩm đã nói tới chi tiết, sự kiện thể hiện bảnchất, vấn đề cốt lõi của câu chuyện và sau đó nhà văn mới quay lại phía sau,

miêu tả quãng đời quá khứ của nhân vật Ngay mở đầu truyện Chí Phèo,

Nam Cao đã để nhân vật xuất hiện bằng tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đầu hắn chửi trời…”.

Cách mở truyện như vậy gây ấn tượng và tạo sự cuốn hút với người đọc vềcuộc đời, số phận của nhân vật

Nam Cao cũng hay sử dụng và sử dụng thành công kiểu kết cấu vòngtròn - phần mở đầu và phần kết thúc của tác phẩm có sự tương ứng với nhau;những hình ảnh, những tình tiết xuất hiện ở đầu tác phẩm bằng hình thức nàyhay hình thức khác, lại được gợi ra một cách đầy ám ảnh ở cuối tác phẩm

Ngày đăng: 23/02/2018, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1991), “Phong cách truyện ngắn Nam Cao”, Báo Quân đội nhân dân thứ 7 (76) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách truyện ngắn Nam Cao”, "Báo Quânđội nhân dân thứ 7
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1991
2. Lại Nguyên Ân (1992), “Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷXX”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1992
3. Hoàng Cao (1997), “Những mẩu chuyện xoay quanh các nhân vật trong Đôi lứa xứng đôi”, Tạp chí văn học (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mẩu chuyện xoay quanh các nhân vật trongĐôi lứa xứng đôi”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Hoàng Cao
Năm: 1997
4. Phạm Tú Châu (1992), “Đôi điều so sánh về AQ và Chí Phèo”, Tạp chí Văn học (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều so sánh về AQ và Chí Phèo”, "Tạp chíVăn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1992
7. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chươngtheo loại thể
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
8. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chươngtrong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
9. Trần Thanh Đam (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loạithể
Tác giả: Trần Thanh Đam
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1971
10. Hà Minh Đức (1986), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Vănhóa
Năm: 1986
11. Hà Minh Đức (2005), “Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm lý”, Tạp chí Văn học (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâmlý”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2005
12. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học. NXB Văn học, Hà Nội 13. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương. NXB Giáodục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận văn học. "NXB Văn học, Hà Nội13. Nguyễn Thanh Hùng (2002), "Đọc và tiếp nhận văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học. NXB Văn học, Hà Nội 13. Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2002
14. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhàtrường
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
15. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở nhà trường THPT. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp nhận tác phẩmvăn học ở nhà trường THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
16. Nguyễn Hoành Khung (1998), “Đọc Nam Cao – phác thảo sự nghiệp và chân dung”, Tạp chí Văn học (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Nam Cao – phác thảo sự nghiệp vàchân dung”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Hoành Khung
Năm: 1998
17. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học
Tác giả: Nguyễn Lai
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1996
18. Phan Trọng Luận (1999), Đôi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THP. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi mới giờ học tác phẩm văn chương ởtrường THP
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
19. Phan Trọng Luận (2002), Văn chương, bạn đọc sáng tạo. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương, bạn đọc sáng tạo
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia
Năm: 2002
20. Phan Trọng Luận (2004), Phương pháp dạy học văn. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2004
21. Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường nhận diện – tiếp cận – đôi mới. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nhà trường nhận diện – tiếp cận –đôi mới
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
22. Phan Trọng Luận (2000), “Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trongnhà trường, "Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Phan Trọng Luận
Năm: 2000
23. Phan Trọng Luận (1999), Thiết kế bài giảng văn chương ở nhà trường phô thông. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng văn chương ở nhà trườngphô thông
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w