1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số nhận xét về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo thời Nguyễn qua tìm hiểu tiến trình phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở điện Hòn Chén (Thừa Thiên Huê) và ý nghĩa của nó

14 622 8
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 5,98 MB

Nội dung

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THỜI NGUYỄN QUA TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH PHAT TRIEN CUA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở ĐIỆN HÒN CHÉN THỪA THIÊN HUẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Đỗ Thị Hoà Hới

Trang 1

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THỜI NGUYỄN QUA TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH PHAT TRIEN CUA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở

ĐIỆN HÒN CHÉN (THỪA THIÊN HUẾ)

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

Đỗ Thị Hoà Hới

Khoa Triết học

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHXz Hà Nội

Ci trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về đời

sống tín ngưỡng ở Huế nói chung, đời sống tín ngưỡng thờ Mẫu ở điện

Hòn Chén (Huế) nói riêng từ nhiều góc độ khác nhau như lịch sử, kiến

trúc, văn hoá dân gian, dân tộc học' Kế thừa kết quả của người di

trước, trong báo cáo này, chúng tôi muốn bổ sung thêm từ góc độ triết học giá trị học một số nhận xét về đời sống tôn giáo tín ngưỡng thời Nguyễn qua tìm hiểu tiến trình phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở điện Hòn Chén (Thừa Thiên Huế) trong thời Nguyễn và ý nghĩa của

hình thức tín ngưỡng này

L VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở

THỪA THIÊN HUẾ

Vùng đất Thừa Thiên Huế trước khi trở thành trung tâm chính trị

của thời Nguyễn đã có một lịch sử nhiều biến động về chính trị, văn hoá Trước thế kỷ XIV, đây là vùng đất thuộc Chămpa với tên gọi châu

! Xin xem: Phan Thuận An, Kiến trúc cố đô Huế, NXB Thuận Hoá, Huế, 2000; Phan Thuận An, Vài đặc điểm kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Huế, Tịc NCTG số 2- 1999; Định Gia Khánh Lẻ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện dại, NXB KHXH, Hà Nội 1993; Huỳnh Đình Kết, Tục thờ thần ở Huế NXB Thuận Hoá, Huế 1996; Các Mác- F.Änghen- Lênin, Về vấn đề tôn giáo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001; Trần Đại Vinh, Tín ngưỡng dân gian Huế, NXB Thuận Hoá, Huế 1995

345

Trang 2

Ô, châu Lý Vào năm 1306 đời Trần, sau lễ cưới giữa vua Chế Mân và

công chúa Huyền Trân, hai châu này đã được giao cho Đại Việt làm của hồi môn Từ đó, hai châu này được đổi thành châu Thuận, châu Hoá và trở thành Thuận Hoá của Đại Việt Đây là giai đoạn giao hảo hữu nghị giữa Chămpa và Đại Việt trước và sau cuộc kháng chiến chống Nguyên

Mông Vì vậy, việc cộng cư phổ biến của người Việt với người Chăm,

cũng như với các dân tộc ít người ở đây đã tạo ra sự tiếp biến và giao

lưu văn hoá "sống" mạnh mẽ, êm đẹp, còn để lại nhiều dấu ấn trong

nhiều lĩnh vực? Trải qua các triều Trần, triều Lê, vùng đất này gắn liền

với tên Thuận Hoá Vào năm 1558, để tránh sự tàn sát của Trịnh Kiểm và

mưu kế lâu đài, Nguyễn Hoàng đã cùng gia quyến thân thuộc vào trấn thủ đất Thuận Hóa và biến nơi này thành Đàng Trong của riêng mình với sông Gianh làm giới tuyến Sau, Nguyễn Huệ đã có công thống nhất

đất nước và định đô tại Thuận Hoá - Huế Năm 1802, Gia Long lên ngôi,

lập nên triều Nguyễn, Huế trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá cho đến năm 1945 Đây là vùng đất mới trong quá trình Nam tiến

của Đại Việt, nằm ở trung độ của trục giao thông Nam - Bắc- Đông -

Tây, tiếp nối giữa rừng núi và biển Đại bộ phận làng mạc không quá cổ xưa cũng không phải hình thành muộn Do đó, chúng vừa có những yếu

tố ổn định căn bản song vừa có những yếu tố mở năng động Về đại thể,

đưới thời Nguyễn, văn hoá Thuận Hoá - Huế là văn hoá hỗn dung với đòng chủ đạo là văn hoá làng xã Việt Đó là nền văn hoá mang đậm tính

chất nông nghiệp lúa nước, vừa có yếu tố tĩnh, vừa có yếu tố động

*

* *

Vào thời Nguyễn, cư dân nơi đây chủ yếu là người Việt Do nhiều

nguyên nhân lịch sử mà từ thế kỷ XIII- XIV, nhất là từ thế kỷ XVI -

XVIII XIX, từ các làng xóm xứ Bắc, họ đã tụ cư tại đây cùng với người

các sắc tộc bản địa Họ đều là thành viên của nền nông nghiệp lúa nước

đạt trình độ chuyên môn hoá phân công lao động ở một mức độ nhất định Bởi vậy, các ngành nghề khác nhau đã sớm xuất hiện như nghề

làm gạch ngói, đúc đồng, mộc, mỹ nghệ kim hoàn, rèn, đánh cá tuy sự

? Xin xem: Mguyên Hữu Thông Những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Huế, Tịc NCTG số 3-2000

346

Trang 3

phân hoá chưa triệt để Dưới thời Nguyễn, đời song tinh than tam linh

của các làng xã người Việt nơi đây có các hình thức tín ngưỡng truyền

thống như: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ vạn vật

Các hình thức này hỗn dung với các yếu tố mới tiếp nhận làm nên sắc thái mới, làm thành chất keo dính giữa các cá nhân với đá nhân, gia đình, cộng đồng làng xã

Trong hoàn cảnh đến nơi đất mới, những người Việt ra đi đã bỏ lại

dang sau luy tre xanh cua đồng bằng Bắc Bộ phần nào sự ràng buộc

nặng nề với các quan niệm Nho giáo, những quan niệm, chang hạn như

"trọng nam khinh nữ", vốn đã từng ảnh hưởng sâu đậm đến họ Tuy nhiên, nhu cầu lao động nơi quê mới quả thật bức bách, việc tăng cường nhân lực đòi hỏi sự tham gia tích cực của phái nữ vào các hoạt động Như vậy, vai trò người mẹ, trước đây vốn quan trọng và đã được phản ánh thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở khắp khu vực Đông Nam Á, trong thời

kỳ này cảng được đề cao Mặt khác, hình tượng người mẹ đất nước - Poh

Inư Nagar - từng được cư dân bản địa coi trọng lâu đời, đến lúc này qua

hỗn cư, thông qua tập quán tín ngưỡng, đã ít nhiều thẩm thấu vào cuộc sống của người mới đến, góp phần vào quá trình hình thành hình tượng

thờ Mẫu vùng Huế Một điểm khác là từ đời Trần đến Lê - Nguyễn,

trong dân gian đã phổ biến giá trị "Trung- Hiếu", trong đó có nội dung

"Hiếu kính cha mẹ" Giá trị ấy làm thành một tiêu chí chuẩn mực đạo

đức trong xã hội là phải hiếu kính với cả cha và mẹ Từ nửa sau thế kỷ

XIX, xã hội biến động mạnh, dần dần với các điều kiện cũ và mới, tất cả

đã góp phần xác định thái độ ứng xử tâm linh thờ Mẫu của cư dân Huế

với các đặc trưng qua giai đoạn khác nhau trong thời Nguyễn mà sau đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu diễn tiến tại một điển hình ở điện Hòn Chén

v

II ĐIỆN HÒN CHÉN VÀ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

Trên một ngọn núi hình chén úp cheo leo bên bờ vực sâu nhất của

sông Hương - núi Ngọc Trần, có một ngôi điện là điện Hòn Chén Xưa kia, nơi đây thuộc đất Chămpa, người Chăm thờ thân Poh Inư Nagar

Tên tuổi của nữ thần Poh Inư Nagar da thay trong một số bi ký có niên đại khoảng thế kỷ III tìm thấy ở Mỹ Sơn, Đồng Dương và Nha Trang Theo thư tịch cổ, trong quan niệm của người Chăm, Poh Inư Nagar

347

Trang 4

chính là Mẹ của nhân dân Chăm, người sáng lập ra vương quốc Chăm Truyền thuyết dân gian phổ biến nhất về thần tích Poh Inư Nagar được tóm tắt như sau: "Có hai ông bà tiểu phu già không có con Một hôm lên rừng gặp cô bé xinh đẹp lạc lõng, bơ vơ giữa rừng vắng Hai ông bà vui mừng đem cô bé về nuôi Một bữa nọ, cô vào rừng thì bắt gặp một khúc

gỗ Kỳ Nam liên trở về nói với cha mẹ nuôi rằng, đây là dấu hiệu của thân Cha Poh Inư Nagar tin cho cô sau khi giáng trần phải đi lấy chồng

là hoàng tử ở biển Bắc Hải Rồi cô nhập vào khúc gỗ trầm Kỳ Nam lênh đênh trên biển Ngư dân biển Bắc gặp được đem về dâng vua Hoàng tử thấy lạ xin vua đem về cung Từ trong khúc gỗ trầm, cô gái, chính là Poh

Inư Nagar sau này, hiện ra và cùng hoàng tử kết duyên Sau khi sinh con, cô trở về tìm cha mẹ nuôi để báo hiếu Sau khi cha mẹ nuôi mất, mẹ

con bà Poh Inư Nagar đều hiển hoá thành thân Nhân dân Chămpa tôn sùng bà là bà mẹ xứ sở Chămpa" Như vậy, với tín ngưỡng bản địa, Nữ thần Poh Inư Nagar - bà mẹ xứ sở - được tôn sùng bên cạnh các vị thần

tối cao như: Brasman, Visnu, Siva hay cùng các nữ thân như Uma, Laskmi,

Sarasvati trong thần điện chịu ảnh hưởng tín ngưỡng Ấn Độ Bà mẹ xứ sở

có thiên chức dạy dân trồng lúa, dệt vải, cứu giúp mọi người khi gặp khó khăn, điều tiết cho mưa thuận gió hoà, hộ quốc an dân

Như trên đã nói, do ảnh hưởng của điều kiện địa lý, lịch sử và nhân văn mà cư dân Việt trong quá trình hỗn cư đã dần tiếp nhận một

cách có chọn lọc và Việt hoá hình tượng bà mẹ xứ sở Poh Inư Nagar

thành Thiên Yana - Mẫu Thiên - Bà mẹ Trời với những sắc thái ý nghĩa mới Những người nông dân Việt Nam qua các triều đại tuy có thể khác nhau về các sắc tộc nhưng đều là thành viên của các làng xã nông nghiệp trồng trọt đã cộng cảm nhu cầu tâm linh xây đắp nên hình tượng Mẫu - Mẹ Trời hỗn dung các yếu tố Chăm - Việt: Thiên Yana Bà được

phụng thờ phổ biến ở miền Trung, điển hình nổi bật là tại Hòn Chén,

Huế, hình thức có thể lúc đầu còn hết sức đơn giản Qua các triều đại Trần, Hồ, Lê với những biến động của tiến trình lịch sử Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu đã dần phức tạp phong phú hơn Giữa thời Lê, để bổ

sung thêm tín ngưỡng Mẫu đã xuất hiện thêm hình tượng mới Nhân

Mẫu Liễu Hạnh với các tên gọi khác nhau Tiên Hương công chúa, Vân Cát thần nữ Mẫu Liễu Hạnh đã được gia nhập bổ sung thêm vào điện

thờ Thiên Yana ở điện Hòn Chén với các thiên chức như trên và đặc biệt

348

Trang 5

cai quản việc cõi người Đây là một thời đoạn kéo đài đến trước thời

Nguyễn với đặc điểm sự hỗn dung diễn ra từ từ hoàn toàn mang tính tự

phát dân gian, thuần tuý đáp ứng như cầu sùng mộ Mẫu của đông dao

quan chung Day là thời kỳ diễn tiến thứ hai của tín ngưỡng thờ Mẫu ở

Hòn Chén

Có thể coi thời kỳ thứ ba bắt đầu từ thời Nguyễn với việc Mẫu

Thiên Yana được các chúa Nguyễn phong tặng sac than Theo dong

người Nam tiến và cùng với sự khuếch trương thế lực các chúa Nguyễn Đàng Trong, sự sùng mộ bà ngày càng củng cố lan rộng, không chỉ ở

trong quần chúng mà đến các quý tộc vua quan cũng trông cậy vào sự

trợ giúp tỉnh thần của bà Theo truyền thuyết địa phương, một trong

những nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng xuống giúp đân lành là tại núi Ngọc

Trản, thuộc làng Hải Cát, Thừa Thiên Huế Dân làng đã dựng lên ngôi đến tại ngọn núi này để thờ phụng Mẫu Thiên Yana và một giáng thế

mới của bà là thánh Mẫu Liễu Hạnh Sự hiện diện của Mẫu Liễu Hạnh

bên cạnh Mẫu Thiên Yana có lẽ bắt đầu từ thời này và các chúa Nguyễn

đã có sắc phong ban cho các làng thờ phụng Vua Gia Long tiếp nối đã

ban sắc cho các nơi thờ Mẫu Thiên Yana như một vị Thượng đẳng thần

Vị nữ thần này đến đây đã được Việt hoá nhiều hơn dưới tên hiệu: Thiên

Yana diễn phi Chúa Ngọc - Dực bảo trung hưng thượng đẳng thần

Về điện Hòn Chén, theo một tờ thần sắc do vua Minh Mệnh ban đề ngày 8-5-1834 thì điện Hòn Chén đã có ở đó từ thời vua Gia Long, nhưng khi đó kiến trúc có lẽ còn đơn giản Vào tháng 3-1832, vua Minh

Mệnh đã cho tu sửa và mở rộng ngôi đền Sau đó hai năm, vào năm

1834, vua lại cho trùng tu Dưới triều vua Thiệu Trị cũng có ban thần sắc

cho Mẫu Thiên Yana làm thượng đẳng thần, hằng năm cử một vị quan

thay mặt triểu đình trực tiếp chỉ đạo quốc lễ ở điện Hòn Chén Tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Yana đã lan rộng vào miền Trong với xu hướng

Việt hoá mạnh mẽ tại các di tích thờ nữ thân Poh Inư Nagar Có nơi

đồng nhất hoá Mẫu Poh Inư Nagar - Mẫu Thiên Yana - Mẫu Liễu Hạnh

Như tại Tháp Bà ở Nha Trang, vào năm 1856, Phan Thanh Giản đã dựa

vào truyền thuyết của địa phương để viết một bài bi ký, trong đó đã trộn lẫn các truyền thuyết về tín ngưỡng Mẫu mang tính Chăm - Việt hoá đặt

tại nơi xưa kia thờ Mẫu Poh Inư Nagar Rõ ràng, trong quá trình người

349

Trang 6

Việt tiến vào khai khẩn vùng đất của người Chăm, qua tiếp xúc và giao

lưu văn hoá mà cả hai dân tộc Việt - Chăm đã góp công tạo nên các truyền thuyết Thiên Yana, góp phần củng cố và phổ biến tục thờ Mẫu

Poh Inư Nagar đưới dạng thức mới, sát cánh với nhau qua tín ngưỡng hồn dung nảy

Tại điện Hòn Chén, truyền thuyết về Mẫu Thiên Yana diễn phi

Chúa Ngọc - Thượng đẳng thần càng được lan rộng và củng cố với việc

vua Đồng Khánh sau những tấn bi kịch của triều đình đã tìm đến với

thánh Mẫu Năm 1886 vua cho xây lại đền này một cách khang trang,

mua nhiều đồ tự khí để thờ và đổi tên là Huệ Nam Điện Vua cũng đưa

vào thân điện mới một loạt các yếu tố hỗn hợp tín ngưỡng Nho - Phật -

Đạo dân gian, sắp xếp vị trí phẩm trật của các vị thần linh theo trật tự của triều đình phong kiến với tam cung, lục viện, cửu tùng đài, Tiên, Thánh, Thần, Thuộc, bốn cõi liên kết với nhau chỉ phối con người Mỗi còi đó lại có cơ cấu quyền lực như một triều đình trần thế: có Đại vương,

thánh Mẫu, các chư tiên; có các hoàng tử, công chúa, khâm sai, giám sát,

các vị châu quân, chầu cô (triểu quân, triểu cô); có các quan văn, quan

võ, ngũ lôi linh quân, ngũ hổ đại tướng và âm binh bộ ha’

Từ triều Đồng Khánh, tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Yana đã mất đi

tính thuần khiết của thờ Mẫu nguyên thuỷ mà mang tính hỗn hợp tôn

giáo rõ nét, tuy rằng các yếu tố lễ nghi của nó tăng lên Tín ngưỡng thờ

Mẫu ở đây vì vậy ngày càng xác lập các tiển đề cho nó trở thành trung tâm thờ Mẫu ở miền Trung cho đến trước năm 1945

II TÌM HIỂU MỘT SỐ GIÁ TRỊ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU THỜI NGUYỄN Ở HÒN CHÉN (HUẾ)

1 Tín ngưỡng thờ Mẫu thời Nguyễn ở điện Hòn Chén thể hiện tiêu

biểu giá trị đa nguyên, khoan dung tín ngưỡng

Huế nằm trong vùng đất mới, với các tính chất cư dân hôn cư đa

sắc tộc với nhiều dòng chảy văn hoá đã hội tụ lại với các yêu cầu hình thành niềm tin thiêng liêng mới cho hiện thực cuộc sống cần được mở

` Trần Đại Vinh, Tín ngưỡng dân gian Huế NXB Thuận Hoá Huế 1995, tr 126

350

Trang 7

mang kiến thức, trong đó cư dân chính là người Việt đã mang nặng di sản tín ngưỡng thờ Mẫu cũ, từ khi bước chân vào miền đất này khai phá,

trong điều kiện đất đai sông nước có khác hơn, do đó đã đẻ ra những

yêu câu tín ngưỡng mới Đồng thời họ phải lo cho cuộc sống hằng ngày

nhiều hơn Kế thừa những thành tựu của dòng văn hoá Đại Việt có cội nguồn là Thăng Long để khỏi mất gốc, song họ vẫn muốn tạo nên những

tính cách riêng để khẳng định sự đối trọng của mình Từ tâm lý mâu thuẫn đị biệt, cư dân di cư Việt đã mở rộng giao lưu và tiếp thu có chủ ý chọn lựa những yếu tố văn hoá Chămpa vốn chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo hàng chục thế kỷ phù hợp với mình, cũng như hội nhập một số phong

tục - tín ngưỡng tại chỗ của các dân tộc khác làm phong phú đời sống

tỉnh thần của mình Cách ứng xử văn hoá của cư đân Việt với những lần

đi đân nhằm xác định vị thế của mình trên đất Huế chính là nhân tố

quan trọng góp phần tạo nên phong cách riêng của người Việt trên đất Huế ở buổi ban đầu và được bồi đắp dân về sau

Khi tín ngưỡng Mẫu theo các cư dân Việt vào khai phá miền Trung

đã tiếp thu thêm việc thờ nữ thần xứ sở của người Chăm Poh Inư Nagar Tín ngưỡng này có pha chút Đạo giáo thần tiên, biến thành thờ Thiên

Yana - bà mẹ y theo mệnh trời Theo văn bia do Phan Thanh Giản soạn dựng năm 1856 ở tháp Bà (Nha Trang), Thiên Yana là con của Ngọc

Hoàng thượng đế giáng trần là cô gái xinh đẹp ở vườn dưa của cặp vợ

chồng giả không con cái ở làng Đại An, tỉnh Khánh Hoà Cô gái được

ông bà mang về nuôi Nhưng cô gái nhớ cảnh bồng lai, tảng hình vào

cây gỗ Kỳ Nam trôi ra biển, đạt vào đất Trung Quốc, kết duyên với một

hoàng tử sinh đủ hai con trai, gái Nhưng vì lại nhớ quê nhà, cô gái lại cùng hai con nhập vào cây gỗ trôi về quê cũ Nhung cha me da mat ca,

cô lập miếu thờ ông bà tại núi Đại Chi Từ đó cô gái thường tàng hình thành thánh Mẫu, xuất hiện đó đây cứu dân độ thế

Huyền thoại trên đây đã Việt hoá huyền thoại về Poh Inư Nagar

theo quy trình Trời, Đất, Cây, Nước là sự kết tụ ngẫu nhiên của Mẫu

Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thuỷ vào Nhân Mau - Thiên Yana - Liễu Hạnh Việc thờ thánh Mẫu Thiên Yana vẫn được duy trì cho đến ngày nay ở Tháp Bà, Nha Trang Tượng Mẫu thờ ở đây được tạc bằng đá, ngồi xếp bằng trên đài sen hai lớp Mặt tượng được kẻ vẽ mắt

Trang 8

xanh, môi son, toàn thân phủ xiêm y, cổ đeo chuỗi hạt Biểu tượng Mẫu

được tôn thờ trên đây là biểu hiện rất rõ hỗn dung đa tín ngưỡng của

người Việt, tiếp thu văn hoá Chămpa - Mẫu vừa là Phật Bà quan âm

ngồi trên đài sen, cổ đeo tràng hạt, vừa là bà mẹ Mẫu Việt với xiém y má

phấn môi son, trên cái nền tín ngưỡng phồn thực đặc tính Ấn Độ giáo được người Chăm tiếp thu

Đất xứ Huế ngày xưa cũng có điện thờ Mẹ xứ sở Poh Inư Nagar của người Chăm trên núi Ngọc Trần Sau này khi trở thành vùng đất của

cư dân Đại Việt, người Việt tiếp thu thành thờ nữ thần Thiên Yana, nơi

thờ đối thành Điện Hòn Chén, hoặc Huệ Nam Điện, vì điện ở trên núi Ngoc Tran (chén ngoc), bởi thế Thién Yana còn được gọi là bà Chúa

Ngọc Dưới thời vua Đồng Khánh, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế được tôn lên là "tiên thiên thánh Mẫu thần giáo" (tôn giáo thờ trời tiên, thánh

Mẫu) Bài trí ban thờ hiện còn trong điện có ban thờ chính Thiên Yana,

hai bên thờ Mẫu Thượng Ngàn, và Mẫu Thoải Đồng thời còn có bài vị

ba vị thánh Mẫu Vân Hương (Vân Cát và Tiên Hương ở Phủ Giây - Nam

Hà) Đó là Mẫu Liễu cùng Quế Hoa và Thuý Hoa - Thần điện Hòn Chén như chúng ta thấy hiện nay được xây dựng dưới triều Đồng Khánh rõ ràng đậm tính chất Mẫu của người Việt miền Bắc du nhập vào Đây là

biểu tượng tiêu biểu của sự hỗn dung tín ngưỡng thờ Mẫu đa sắc tộc,

một biểu hiện của tỉnh thần khoan dung trong đời sống tín ngưỡng

2 Thờ Mẫu ở điện Hòn Chén thời Nguyễn còn lưu giữ một số giá trị tiêu biểu của lễ thức nông nghiệp

Đối với cư dân nông nghiệp thủ công, cấy lúa, trồng màu, chăn nuôi, gia đình thì Trời Đất, Trăng Sao, Mây Mưa, Sấm Chớp, sự giao hoà

Âm Dương đều trở thành những vị thần hộ mệnh cho cuộc sống làm ăn,

người yên vật thịnh của họ Thế nhưng những vị thần này được hình thành ra sao thì ta chưa hề gặp, sự tôn kính những vị thần ấy, hình ấy chỉ được biểu lộ qua những nghỉ thức diễn lễ, những trò vui trong lễ hội

được gọi chung là những lễ thức nông nghiệp Lễ thức mang đậm bản

sắc văn hoá nông nghiệp ở người Việt được biểu lộ ở tôn thờ Nước, Trời,

Trăng, lễ thức phồn thực, các lễ thức này đều thể hiện rất rõ trong các sinh hoạt thờ Mẫu ở điện Hòn Chén

352,

Trang 9

Tôn thờ Nước như các lễ Đảo Vũ (cầu mưa) thường diễn ra phổ

biến ở các Đình Điển, từ vua quan cho đến dân ở các làng xã đều tiến

hành lễ cầu đảo Vào năm 1885, cùng thời điểm vua Đồng Khánh cho tu

sửa ngôi đền và đổi tên Huệ Nam Điện - điện thờ Thánh Mẫu thi ân huệ

nước Nam thì ở Huế bị hạn hán, nhà vua đã ra lệnh cho các quan cầu dao ở nhiều nơi, nhưng không ở đâu linh nghiệm như ở Huệ Nam Điện

Sự linh ứng thật mau chóng Lễ cầu đảo buổi sáng, buổi chiều có mưa Hoặc có các cuộc rước kiệu từ đình điền ra sông lấy nước về làm lễ cúng

tế, tắm thần phật gọi là lễ mộc dục Lễ thức này diễn ra vào các ngày vía Vân Hương Thánh Mẫu (ngày mùng 5,6 tháng 3 âm lịch), hay các ngày vía đức Thiên Yana (ngày 17,18 tháng 4 âm lịch) và vào các tháng 2 va tháng 7 âm lịch hằng năm thường có lễ nghênh thân Thiên Yana từ điện

Hòn Chén về đình làng Hải Cát, làm các lễ cầu an, vẩy nước ra tứ phía,

cầu mưa thuận gió hoà, đất đai phì nhiêu, người an vật thịnh, diệt trừ

ma quỷ Các lễ thức này đều rất tiêu biểu cho văn hoá nông nghiệp

mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, mang nhiều giá trị văn hoá và

sinh hoạt tỉnh thần có tiếng của cố đô Huế

Tôn thờ Trời: với người Việt, Trời, Đất đã trở thành những vị thần

được tôn kính, còn được coi như bà mẹ: Mẫu Thiên, Mẫu Địa Khi Nho giáo du nhập và được người Việt tiếp thu triết lý trời đất là nguồn gốc

sinh ra tất cả các loài và vạn vật, nghề nông là nghề quyết định nuôi

sống xã hội "canh nông vi bản", đã nâng việc tôn thờ trời đất trở nên rất

quan trọng Lệ tế trời đất ở nước ta xuất phát từ quan niệm trong Nho

giáo coi trời đất là cha mẹ vua, chỉ có nhà vua (thiên tử) mới được tế trời

đất, với quan niệm ngày tế trời đất là ngày cúng giỗ cha mẹ nên phải tế

ở đàn Nam Giao Tế Giao là cuộc tế thiêng liêng của nhà nước phong

kiến, nhưng cũng là của cư dân nông nghiệp cầu mong mối giao hoa

giữa trời đất với con người, giữa thần bản mệnh của cả nước với muôn dân cầu mong quốc thái dân an Từ triều Nguyễn, tín ngưỡng thờ Thiên

Yana mang đậm nét lễ thức tôn thờ Trời Mẹ là một nét bổ sung làm

thành bản sắc văn hoá Việt Nho

Tôn thờ Trăng: Như hội Ốc - Om - Bóc, hội cúng Trăng của đồng

bào Khơme đêm 15 tháng 10 thả thuyền trôi trên sông đêm trăng, hội thả

353

Trang 10

đèn giấy trên sông Hương Trong các ngày lễ ở điện Hòn Chén đều có lễ thức thả thuyền, thả trăng này

Tôn thờ phồn thực Tức ý thức về giá trị của sự sinh sôi nảy nở,

mà tư duy của cư dân nông nghiệp thường biện lý chỉ từ những cái cụ thể, cho nên giá trị về sự sinh sôi nảy nở không có gì khác là hình tượng

người mẹ cụ thể mang nặng đẻ đau, sinh sôi nguồn nhân lực Và những

cái gì sinh sôi, nuôi sống, che chở bảo vệ con người chiến thắng thiên tai thú dữ ấy là Mẫu, Mẹ

Câu phồn thực là tín ngưỡng gắn với sự sinh sôi này nở của con

người và tự nhiên, tôn thờ hành vi giao phối và thực hiện hành vi giao

phối trong các lễ cúng thần linh Người Việt cho rằng, hành vi đó được

xem như một hành động có tính ma thuật có tác dụng làm mẫu và kích

động, nhắc nhở Đất Trời ban cho phúc lành Trong các điện thờ Mẫu ở Huế thường có các ban thờ Cô, thờ Cậu, thờ các Linga, Yoni, tục bán

bánh hòn ai hiếm muộn con mua ăn, ở điện Hòn Chén đều có đủ

3 Thờ Mẫu ở Hòn Chén thời Nguyễn còn có giá trị trở về cội nguồn -

nguyên lý Mẹ

Thờ Mẫu vốn đã thể hiện nguyên lý Mẹ sinh hay triết lý âm sinh

Nguyên lý này đã có từ lâu trên đất Bắc, đó là Mẹ Âu cơ sinh trăm trứng

nở ra giống nòi Việt Nam, bà mẹ Man Nương sinh ra hiện tượng thờ Tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện Rồi nó cứ tiếp tục theo dòng chảy dân gian "phúc đức tại mẫu", "thờ mẹ kính cha", để đối lại

"cha sinh từ Nho giáo du nhập vào, để khẳng định "cha sinh không bằng

mẹ dưỡng" "phúc đức tại mẫu", "con dại cái mang", "công cha như núi [hái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", để thành một tín ngưỡng dân gian thờ mẹ Cây (Sơn Lâm), mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Trời Để

đến khi Nho, Phật, Lão không còn đủ niềm tin cứu đời thì Mẫu nhân

xuất hiện, bà chúa Liễu Hạnh được đưa đến để hoàn chỉnh triết lý thờ

Mẫu ở Việt Nam, đó là thờ Tam toà, Tứ phủ Phong kiến nhà Lê chấp nhận thờ Mẫu không nhiệt tình cho lắm, đến phong kiến nhà Nguyễn, Mẫu vào miền Trung, tiếp thu thêm tín ngưỡng thờ Bà mẹ xứ sở Poh Inu Nagar của người Chăm trở thành Thiên Yana, để đến thời vua Đồng

Khánh, tín ngưỡng thờ Mẫu được tôn thành Đạo Tiên Thiên Thánh Mẫu,

thờ điển hình tại điện Hòn Chén, còn lại đến ngày nay

354

Ngày đăng: 12/03/2015, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w