1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài lịch sử trong hai tiểu thuyết chốn xưa và ngân thành cố sự của lí nhuệ

108 526 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 663 KB

Nội dung

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh -------------- Võ thị thanh xuân đề tài lịch sử trong hai tiểu thuyết chốn xa ngân thành cố sự của nhuệ Chuyên ngành: luận văn học Mã số: 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: ts. Lê thời tân Vinh - 2009 1 2 MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài 1.1. Trong xu hướng vận động tích cực của văn học Việt Nam sau 1986, mảng tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử đã đạt được những thành tựu nhất định. Nội dung khai thác phong phú hơn, hình thức biểu hiện đa dạng hơn cách nhìn nhận lịch sử, quan niệm về lịch sử của các nhà văn cũng mới mẻ hơn. Lịch sử không còn là “những xác chết biên niên ù lì” [6] mà đã được thổi vào tinh thần, hơi thở của cuộc sống hiện đại. Các nhà nghiên cứu, phê bình cũng như bạn đọc yêu văn chương đã giành sự quan tâm nhất định tới thê ̉ loa ̣ i na ̀ y. Người đọc không chỉ tìm thấy ở các cuốn tiểu thuyết li ̣ ch ̉ niềm tự hào dân tộc, tinh thâ ̀ n thươ ̣ ng vo ̃ vơ ́ i như ̃ ng chiến công hiển hách oai hùng…mà còn cả những khoảng lặng để suy tư, chiêm nghiê ̣ m về cuộc sống hiện tại hướng tới tương lai. Cho đến hôm nay, tiểu thuyết lịch sử vẫn đang vận động phát triển không ngừng. Mọi đánh giá, kết luận về nó chưa thật sự làm thoả mãn tất cả mọi người. Việc chúng tôi tìm hiểu về một tác giả nước ngoài say sưa, tâm huyết với đề tài lịch sử là mong góp thêm một cứ liệu để thể cái nhìn rộng rãi, bao quát hơn về thể loại vốn được xem là đã đạt được những giá trị ổn định này. 1.2. Văn học Trung Quốc từng ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc, toàn diện với văn học Việt Nam trong suốt thời kì Trung đại. Hiện nay, mỗi nền văn học sống trong một bầu khí quyển riêng nhưng vẫn sự tương cận về văn hoá lịch sử. Tìm hiểu về một tác giả văn học Trung Quốc đương đại mối quan tâm đặc biệt tới đề tài lịch sử ít nhiều sẽ là một việc làm ích. 1.3. Chúng tôi chọn Nhuệ vì tên tuổi của ông phần nào đã được thế giới biết đến bên cạnh những gương mặt lớn như: Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Dư Hoa…Một số tác phẩm của ông được chọn dịch ở Việt Nam nhiều nước trên thế giới như: Cây không gió, Vạn dặm không mây, Đất dày, Chốn xưa, Ngân Thành cố sự… 3 1.4. Chúng tôi chọn Chốn xưa Ngân Thành cố sự làm đối tượng nghiên cứu hai tác phẩm này tập trung thể hiện đề tài lịch sử cũng như tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tác giả Nhuệ đã gây được ấn tượng tốt đẹp với độc giả yêu văn chương Việt Nam. Tuy nhiên sự hứng thú niềm yêu thích sáng tác của Nhuệ mới chỉ dừng lại ở những bài giới thiệu mang tính chất điểm bình trên báo mạng Internet. Theo quan sát của chúng tôi, ở Việt Nam tới thời điểm hiện tại hai bài viết đáng chú ý về Nhuệ. Bài viết của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn mang tên: Nhuệ mang cho cách viết cũ một triết mới đăng trên tuoitre.com.vn. Về sau tác giả sửa lại với tiêu đề Đề tài lịch sử, cảm hứng hiện đại in ở phần phụ lục của tác phẩm Ngân Thành cố sự (Nxb Hội nhà văn). Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khẳng định “nhiều lần hai chữ lịch sử trở lại trong tác phẩm của ông, đó chính đối tượng ông muốn miêu tả” [31]. Lịch sử qua bàn tay của Nhuệ đã mang “một bộ mặt người” [51], đậm chất nhân văn. Đó là một lịch sử khác xa so với cách nhìn nhân thông thường. “Lịch sử hiện ra như một cái gì bí mật. Không ai dám nói rằng nắm bắt được nó. Giống như những hiên tượng tự nhiên, nó như là một cái gì vô thường, đỏng đảnh, luôn luôn dành cho ta những bất ngờ. lúc nó giản dị, hồn nhiên, lúc lại tàn nhẫn vô lí, để rồi đẹp ngay trong sự tàn nhẫn ấy” [31]. Tác giả cũng chỉ ra sự độc đáo trong cách viết của Nhuệ khi so sánh với xu hướng cách tân, đổi mới không ngừng của các nhà văn đương đại Trung Quốc. “Ông tìm ra cái mới ngay trong cái vẻ cũ. Khi mang cho nó một nội dung mới, ông đã làm cho cái nhất thời gia nhập vào cái vĩnh viễn” [31]. Bài viết của Vương Trí Nhàn đã cho chúng tôi những gợi ý quý báu để triển khai luận văn của mình. Bài viết thứ hai của tác giả Ban Mai đăng trên Talawas chủ nhật với tiêu đề: Lịch sử vô lý - đọc Chốn xưa của nhuệ. Bài viết này khai thác giá trị nội dung của tiểu thuyết Chốn xưa. Tác giả chỉ ra bi kịch của con người trong lịch sử đặc biệt là ở thời kì Cách 4 mạng văn hoá cũng như bút pháp sáng tác quan niệm nghệ thuật của Nhuệ. Ban Mai nhận định: “thông qua những cái chết của hai dòng họ Lí, Bạch tác giả phản ánh rõ nét bi kịch con người trong dòng chảy lịch sử Trung Hoa suốt thế kỉ XX. Quá khứ khốc liệt của một lịch sử xưa được tái hiện qua cuộc đời thăng trầm của cuộc đời những người thuộc dòng họ Lí, Bạch” [28]. Nhìn vào nỗi đau vô cùng tận ấy, Ban Mai mong rút ra bài học lịch sử không chỉ cho một dân tộc. Ngoài hai bài viết kể trên, chúng tôi chưa thấy một công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu nào về sáng tác của Nhuệ cũng như tiểu thuyết thể hiện đề tài lịch sử của ông. Hi vọng rằng luận văn này sẽ chút đóng góp trong hành trình tìm hiểu một tác giả mà tên tuổi của ông dù còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau: 3.1. Tìm hiểu quan niệm của Nhuệ về lịch sử tiểu thuyết lịch sử. 3.2. Tìm hiểu sự thể hiện nội dung lịch sử của Nhuệ qua 2 tác phẩm Chốn xưa Ngân Thành cố sự. 3.3. Tìm hiểu nghệ thuật chiếm lĩnh tái tạo lịch sử của Nhuệ. 4. Phương pháp nghiên cứu Tương ứng với nhiệm vụ, luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn được triển khai qua 3 chương. Chương 1. Tổng quan về tiểu thuyết thể hiện đề tài lịch sử của Nhuệ. Chương 2. Lịch sử qua cái nhìn của Nhuệ. Chương 3. Nghệ thuật chiếm lĩnh tái tạo lịch sử trong tiểu thuyết Nhuệ. 5 Chương 1 Tổng quan về tiểu thuyết thể hiện đề tài lịch sử của Nhuệ 1.1. Khái niệm đề tài lịch sử tiểu thuyết lịch sử 1.1.1. Đề tài lịch sử 1.1.1.1 Khái niệm đề tài Đề tài là khái niệm chỉ phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học. Vai trò quan trọng của đề tài thể hiện ở chỗ, nếu chưa nhận ra đề tài của tác phẩm thì chưa thể tiếp nhận hình tượng nghệ thuật. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi viết: “đề tài là khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan trong nội dung tác phẩm” [9,110]. bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì bấy nhiêu đề tài. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học khẳng định: “đề tài là phạm vi các sự kiện tạo nên sở chất liệu của đời sống cho tác phẩm (chủ yếu là tác phẩm tự sự kịch), đồng thời gắn với việc xác lập chủ đề tác phẩm” [2, 137]. Giới hạn phạm vi đề tài được xác định rộng hẹp khác nhau. thể là một “giới hạn bề ngoài” như đề tài chiến tranh, đề tài tình yêu, đề tài thành thị, đề tài nông thôn nhưng thể là một giới hạn bên trong của các hiện tượng đời sống. Khi đi vào khai thác phạm vi bên trong của đề tài nhà văn người đọc nhận thức sát sao, chân thực hơn cuộc sống con người. 1.1.1.2. Đề tài lịch sử trong văn học thế giới Đề tài là một phạm vi đời sống khách quan được tái hiện trong tác phẩm. Lịch sử vì vậy cũng trở thành một đề tài của văn học. Đối tượng chính được miêu tả trong tác phẩm thường là những nhân vật lịch sử, biến cố, sự kiện lịch sử… Các tác phẩm văn học thể hiện đề tài lịch sử thường hấp dẫn người đọc bởi âm hưởng hào hùng, bi tráng khi nó khắc họa vận mệnh của dân tộc, cộng đồng ở những thời khắc mang tính chất bước ngoặt. Với những tác phẩm viết về đề 6 tài lịch sử, ta thể cảm nhận được sức mạnh, tinh thần dân tộc, niềm tự hào giống nòi tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Song hành cùng lịch sử, dòng văn học viết về đề tài lịch sử cũng không ngừng tiếp nối với sự tham gia của các thể loại như sử thi, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết… Sử thi hay còn gọi là anh hùng ca là thể loại ra đời vào buổi bình minh của loài người. Sử thi thường là những câu chuyện về chiến công hiển hách của các anh hùng như chuyện về chàng A-Sin dũng mãnh kiêu hùng, chàng Uy-li-xơ muôn vàn trí xảo của người Hi Lạp, chàng Rama tài năng xuất chúng của người Ấn Độ, chàng Đam Săn kiên cường với khát vọng bắt nữ thần mặt trời của người Ê-Đê. Họ là kết tinh sức mạnh, tâm hồn trí tuệ của bộ lạc, thị tộc. Họ hội tụ mọi giá trị của tập thể chiến đấu cho sự nghiệp chung cho nên mỗi hành động, mỗi ý nghĩ đều mang vẻ đẹp kỳ diệu, khác thường. Những bộ sử thi tiêu biểu: I-li-át, Ô-đi-xê của Hi Lạp, Ramayana, Mahabrahata của Ấn Độ, Ê- nê- ít của La Mã… Kịch lịch sử thường tập trung vào những sự kiện, những giai đoạn lịch sử “có vấn đề” như sự mâu thuẫn cao độ giữa các lực lượng trong xã hội, sự va chạm giữa các quan điểm về hướng đi của lịch sử. Kịch lịch sử gắn với tên tuổi của W.Sếc-xpia. Ông những vở kịch lịch sử nổi tiếng như: Hen-ri IV, Hen-ri V, Hen-ri VIII, Vua Jôn, Ri-sớc II, Ri-Sớc III… Kịch lịch sử của Sếc-xpia cho chúng ta thấy quan điểm chính trị của ông. Sếc-xpia mượn lịch sử để rút ra những bài học như hôn quân bạo chúa, sức mạnh nhân dân, vai trò nhân dân đồng thời ý thức được vai trò lịch sử của cá nhân anh hùng, vĩ nhân. Kịch lịch sử của Sếc-xpia là những bức tranh hoành tráng bao quát được nhiều sự kiện, biến cố tiêu biểu đặc trưng cho một giai đoạn lịch sử. Ở Việt Nam một số vở kịch lịch sử nổi tiếng như Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi. Bên cạnh sử thi kịch, tiểu thuyết là một thể loại biểu hiện đắc lực cho đề tài lịch sử. Trên thế giới 7 những bộ tiểu thuyết tiêu biểu viết về đề tài lịch sử như Những người khốn khổ (Víc-to Huy-gô), Chiến tranh hoà bình (L.Tôn-xtôi), Sông Đông êm đềm (M.Sô-lô-khốp), Tuần lễ thánh (Lu-I Aragông)… Văn học đương đại vẫn tiếp tục quan tâm đến đề tài lịch sử bởi nhu cầu tìm về với quá khứ, tìm về với truyền thống dân tộc luôn tồn tại trong mỗi con người. người muốn ngược dòng thời gian để được sống với những mốc son lịch sử, những chiến công đã thay đổi vận mệnh đất nước. người lại muốn cùng với lịch sử tìm lại những giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp mà cha ông ta đã gọt dũa, vun đắp bao ngày tháng. Cũng người từ bài học hôm qua mà nhìn nhận lại đời sống tươi mới của hôm nay. Tiểu thuyết lịch sử không bao giờ chỉ là một câu chuyện kể đơn thuần. Nhà văn luôn muốn mượn lịch sử để hoá trang cho những suy nghĩ chủ quan về đương thời. Trong những năm gần đây, văn học thế giới đã một số tiểu thuyết lịch sử tầm cỡ như Những kẻ thiện tâm (Nxb Nhã Nam) của Jonathan Littell , Tên tôi là Đỏ (Nxb Nhã Nam) của Orhan Pamuk, Huynh đệ (Nxb CAND) của Dư Hoa… Những kẻ thiện tâm là bộ tiểu thuyết quy mô 900 trang được ken dày bởi các số liệu, sự kiện nhân vật lịch sử trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Nhân vật chính của tác phẩm này là Aue. Y là một người trí tuệ, yêu thích âm nhạc triết học nhưng đồng thời cũng là một kẻ bệnh hoạn, một tên giết người tham gia bộ máy diệt chủng của Đức quốc xã. Aue đã kể lại câu chuyện của đời mình như một lời sám hối thành thực nhưng vô cùng lạnh lùng. Aue không phải là một kẻ chỉ một gương mặt để người đọc dễ dàng nhận diện. Aue từng chửi rủa mình vì sự tàn bạo đã đẩy một người Do thái xuống hố chôn tập thể nhưng lại tự tay bóp cổ mẹ giết bố dượng bằng rìu. Hắn ra khỏi cuộc chiến với tư thế của kẻ trên cao bởi mọi việc làm đều tìm được lý lẽ để biện minh. Thông qua lời kể của Aue, độc giả được chứng kiến cuộc chiến khủng khiếp nhất của loài người trong thế kỷ XX nhưng quan trọng hơn là thấy được 8 thông điệp của tác giả đó là sự hiểu biết cũng chưa thể giúp con người thoát khỏi tội lỗi. Tên tôi là Đỏ đưa ta đến với Thổ Nhĩ Kì ở thế kỷ XVI. Người đọc được đắm chìm trong không gian văn hoá của đất nước Hồi giáo với nền tiểu hoạ độc đáo, với đường phố Istanbul, với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Ta thể xem Tên tôi là đỏ là một câu chuyện tình, một truyện vụ án cũng là lịch sử rút gọn nền tiểu hoạ Thổ Nhĩ Kì. Hai nghìn năm văn hoá, lịch sử của đất nước này đã ngưng kết trong từng trang sách của Tên tôi là Đỏ. Nhưng hơn cả Tên tôi là Đỏ là câu chuyện về sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá Đông - Tây, là mối quan hệ giữa nghệ thuật với thần quyền thế quyền. Huynh Đệ là câu chuyện kể cảm động đau xót về hai anh em Tống Cương Lý Trọc. Qua cuộc đời trái ngược của hai nhân vật này, Dư Hoa dựng lại 40 năm lịch sử Trung Hoa từ Cách mạng văn hoá cho tới nay. Một Trung Hoa hừng hực tinh thần cách mạng, cuồng nhiệt tưởng đồng thời cực khổ, đoạ đày trong Cách mạng văn hoá đã lột xác thành một Trung Quốc phát triển kinh tế như vũ bão kéo theo sự tan vỡ, tiêu biến của những chuẩn mực đạo đức khi đối mặt với nền văn minh vật chất. Thật đúng như nhận xét của Dư Hoa về sản phẩm tinh thần của mình: “Đại cách mạng văn hoá là phản nhân đạo, còn Trung Quốc đương đại thì bày ra một nhân loại cởi bỏ xiềng xích, không bất cứ một quy chế nào, không bất cứ giá trị nào, không quy phạm đạo đức nào, không bất cứ giới hạn nào” [16, 693]. Như vậy, đề tài lịch sử vẫn tiếp tục được văn học đương thời khai thác với những vỉa tầng mới. Trong đó vấn đề con người trong tương quan với lịch sử trở thành tâm điểm của câu chuyện chứ không phải là bản thân lịch sử. Trước đây, lịch sử hiện hình qua giọng điệu nghiêm trang, kính cẩn. Ngày nay, giọng kể về lịch sử trở nên phong phú hơn rất nhiều. Tên tôi là Đỏ mang chất giọng mỉa mai, Những kẻ thiện tâm giọng điệu thản nhiên, tỉnh bơ của một kẻ tội mà biết mình đã thoát tội khiến người đọc như bị đánh lừa giữa thật giả, tốt xấu, thiện 9 ác, Huynh đệ (Dư Hoa) lại đậm chất khoa trương, châm biếm Đàn hương hình (Mạc Ngôn) là một màn hí kịch thấm đẫm chất dân gian… Những dẫn chứng trên cho thấy cái nhìn về lịch sử tiểu thuyết lịch sử đã nhiều thay đổi: dân chủ cởi mở hơn chứ không bó buộc, khô cứng khi công chúng thường lấy sự thật lịch sử để đối sánh thật hư, đúng sai. Nhà văn vì thế không còn chịu áp lực không đáng để tự do sáng tạo với thế giới tinh thần riêng biệt, bất khả xâm phạm. Đó là do khiến cho tiểu thuyết lịch sử được cánh cửa rộng hơn để nhận diện quá khứ, cũng là để thêm hội soi sáng cho cuộc sống hôm nay. 1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Cùng với quá trình phát triển tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử đã đi một chặng đường dài đạt được những thành tựu nhất định. Để được sinh mệnh riêng, tiểu thuyết lịch sử đã tách mình khỏi văn xuôi lịch sử với tư duy nguyên hợp trong thời kỳ trung đại. Tiểu thuyết lịch sử được chúng ta biết đến trước hết với dạng tiểu thuyết chương hồi trong đó tỉ lệ giữa sự thật lịch sử hư cấu là “ bảy thực ba hư” như: Tam quốc chí (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Đông Chu liệt quốc (Phùng Mộng Long)…Những bộ tiểu thuyết này đã để lại nhiều hình tượng văn học sống mãi với thời gian như Tào Tháo, Lưu Bị, Trương Phi…Gần chúng ta hơn là những tác phẩm của A.Dumas, O.Scott…và đặc biệt là Chiến tranh hòa bình của L.Tolstoi. thể xem đây là thiên anh hùng ca, là pho sử thi hiện đại của nước Nga với hàng ngàn nhân vật được xây dựng sống động về tâm lý bước đường tư tưởng. Sang thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử tiếp tục phát triển khi vai trò của chủ thể sáng tạo nghệ thuật càng được nhấn mạnh trong mối quan hệ với lịch sử. Người viết đã nới rộng mức độ phạm vi hư cấu để đạt được hiệu quả tối ưu. Từ điển văn học bộ mới định nghĩa về tiểu thuyết lịch sử như sau: “Tiểu thuyết lịch sử là thuật ngữ chỉ một loại hình tiểu thuyết hoặc tác phẩm tự sự hư cấu lấy lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khát quát, là quá trình 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. M.Arnauđôp (1978), Tâm lí học sáng tạo văn học, Nxb Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học sáng tạo văn học
Tác giả: M.Arnauđôp
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1978
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia HàNội
Năm: 2003
3. Lại Nguyên Ân, Tiểu thuyết và lịch sử, http://w.w.w.Vnn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết và lịch sử
4. M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 1992
5. Nam Dao, Về tiểu thuyết lịch sử, http://amvc.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tiểu thuyết lịch sử
6. Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử, http://Vietbay.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử
7. Trần Xuân Đề (1991), Về những bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: NxbThành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 1991
8. Phan Cự Đệ (2002), “Tiểu thuyết lịch sử của Hella.S.Haase”, Tạp chí Văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử của Hella.S.Haase"”", Tạp chí "Vănhọc
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 2002
9. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
10.Hà Minh Đức (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
11. Eric Emanuel Schmitt (2008), Nửa kia của Hít-le, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa kia của Hít-le
Tác giả: Eric Emanuel Schmitt
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2008
12. Nguyễn Mộng Giác (2003), Sông Côn mùa lũ tập I, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sông Côn mùa lũ
Tác giả: Nguyễn Mộng Giác
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
13. Nguyễn Mộng Giác (2003), Sông Côn mùa lũ tập II, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sông Côn mùa lũ
Tác giả: Nguyễn Mộng Giác
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
14. Trần Thanh Hà (2006), “Chất thơ trong tiểu thuyết - quan niệm độc đáo của Milan Kendura”, Tạp chí Văn học nước ngoài số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất thơ trong tiểu thuyết - quan niệm độc đáocủa Milan Kendura”, Tạp chí "Văn học nước ngoài
Tác giả: Trần Thanh Hà
Năm: 2006
15. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
16. Võ Thị Hảo (2007), Giàn Thiêu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giàn Thiêu
Tác giả: Võ Thị Hảo
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2007
17. Dư Hoa (2009), Huynh đệ (trọn bộ), Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huynh đệ
Tác giả: Dư Hoa
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2009
18. Nguyễn Hoà, Tiểu thuyết - khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế, http:// w.w.w.Vietnam.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết - khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thựctế
20. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2005), Từ điển Văn học bộ mới, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học bộ mới
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2005
21. Đoàn Tử Huyến (chủ biên, 2006), Các nhà văn đoạt giải Nobel 1901 - 2004, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà văn đoạt giải Nobel 1901 -2004
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w