MỤC LỤC
Như L.Tôn-xtôi tâm sự với M.Pogoodin tháng 3-1869 về tác phẩm Chiến tranh và hòa bình: “Những suy nghĩ của tôi về ranh giới giữa tự do và phụ thuộc và quan điểm lịch sử của tôi không phải là một ngịch lí ngẫu nhiên bất chợt đến với tôi. Lí Nhuệ cũng cùng quan điểm trên khi gạt sang một bên lịch sử vĩ đại, hoành tráng của anh hùng, vĩ nhân…Ông quan sát lịch sử từ cuộc đời của những con người nhỏ bé trong những năm tháng đau thương, tao loạn từ anh nặn phân trâu bánh Vượng Tài, từ anh Đông gánh nước thuê cho tới những người phụ nữ lấy tình yêu làm lẽ sống.
Cho đến hôm nay dư âm của nó hãy còn vang vọng trong tiểu thuyết của các nhà văn đương đại Trung Quốc như Alai, Dư Hoa, Mạc Ngôn, Thiết Ngưng…Mười năm Cách mạng văn hoá vô sản (1966 - 1976) là mười năm Trung quốc chìm trong loạn lạc và đau thương với 20 triệu người chết, 100 triệu người bị đấu tố tra tấn. Nhiều người không thể chịu đựng được sự dày vò, hành hạ về thể xác và tinh thần đã phải tìm đến cái chết mong giải thoát như nhân vật Bạch Thu Vân ở tác phẩm Chốn xưa (Lí Nhuệ), bố mẹ Tôn Vĩ trong tác phẩm Huynh đệ (Dư Hoa), cậu và mẹ Đường Phi trong tác phẩm Những người đàn bà tắm (Thiết Ngưng)….
Hận đời nhiều khổ đau, sóng gió không ngừng xô Lòng đau chịu sao thấu, lệ người chảy thành sông Ôi số phận đáng thương, chết đi còn hơn sống Nếu đời là như vậy, khó rũ buồn trong tim. Lí Nhuệ tâm sự: “tôi nhìn những nhân vật cứ lần lượt chết dưới ngòi bút, nhìn câu chuyện thê thảm kết thúc trong gió lạnh mùa đông, nỗi đau không cầm giữ nổi cứ ngâm nga trong buốt lạnh thời gian” [43]. Có những cái chết oan uổng, có cái chết vì nghĩa lớn nhưng đọng lại vẫn là niềm tiếc thương vô hạn của tác giả bởi cái quý giá nhất của đời người chính là sinh mệnh là sự sống.
Không thể trốn chạy cái chết trong những năm tháng ấy, ý nghĩa của những cái chết và những năm tháng cuộc đời mất đi khiến tôi cảm thấy sâu sắc nỗi đau của con người và vì con người” [43].
Cô cần tình yêu hơn hết thảy nên không thể hiểu vì sao biết bao chàng trai trẻ cứ lao đầu vào chốn hiểm nguy, vào cái chết như con thiêu thân lao đầu vào lửa, vì sao người cô yêu cứ quyết trở thành một bài thơ?. Từ số phận của Tử Hận, Hoko, Mười Một… ta thấy trong mắt Lí Nhuệ, người phụ nữ sống thiên về tình cảm và luôn chủ động để có tình yêu hay chỉ là để cảm nhận được chút chân thật của lòng người. Bút lực của ông không chỉ thể hiện ở những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn với lịch sử mà còn ở cả những người phụ nữ sống nặng về tình cảm, ở những người lao động quanh năm vất vả không quan tâm xem cách mạng và bạo động là gì.
Lí nhuệ đã hiện thực hoá quan điểm của mình: “nông dân tạo phản, quan quân giữ thành, khách trâu nặn phân bánh, đồ tể nhà hàng… đều quan trọng như nhau trong tác phẩm của tôi.
“Khi tất cả mọi thứ thuộc về Ngân Thành đều trở thành quá khứ, nhoà dần ở một góc nào đó của lãng quên, thì món khô trâu vẫn thay sách vở và lịch sử, được lưu giữ trong khẩu vị của mỗi người, người nọ truyền người kia, tiếng lành đồn xa” [41, 260]. Vì những lí do đó, Lí Nhuệ chỉ mượn bối cảnh lịch sử để tập trung vào các vấn đề như số phận con người, vai trò của mỗi con người trong diễn trình lịch sử cũng như giá trị bền vững mà con người tạo dựng sau những cuộc biến thiên của lịch sử là văn hoá. Một bộ sử có thể chỉ là ghi chép đều đặn chuỗi ngày tháng và địa điểm của hành động, sự việc, con người (sử biên niên chi chép đều đặn chuyện quốc gia, triều chính, nhân vật lớn theo ngày tháng) nhưng một cuốn tiểu thuyết lịch sử thì tiếp cận, chiếm lĩnh lịch sử qua những tình huống.
Tình huống này không chỉ tô đậm thêm tấn bi kịch của gia đỡnh Nói Chi trong cỏch mạng văn hoỏ, khi cụ con gỏi xỏc định rừ ranh giới với kẻ thù là cha mình, lấy Lệch để lột xác làm nông dân trong sạch mà còn cho ta thấy con người bị cuốn theo vòng quay dữ dội của lịch sử như thế nào.
Lịch sử gần một trăm năm của Trung Quốc được tác giả thu lại trong sự quan sát về dòng họ Lý - dòng họ có hơn hai ngìn năm lịch sử đã có công lập ra Ngân Thành với nghề làm muối phồn thịnh, phát đạt. Đó là một lịch sử đã được xúc cảm qua thế giới tinh thần phong phú của nhân vật với muôn vàn nỗi niềm hạnh phúc, đắng cay, tuyệt vọng, ngóng chờ, hân hoan. Càng đi sâu vào thế giới tinh thần của họ ta lại càng cảm phục tài năng và tấm lòng của nhà văn - một người luôn khắc khoải với nỗi niềm nhân thế.
Trong số những nhân vật có mục tiêu lớn lao ở NgânThành cố sự như cha con nhà họ Lưu, Âu Dương Lang Vân, Nhạc Thiên Nghĩa..duy chỉ có Nhiếp Cần Hiên thành công.
Nhưng hiện thực sống sượng ấy không tước đoạt nổi vẻ đẹp tâm hồn của họ.Các nhân vật của Lí Nhuệ biết yêu thương, khát khao hạnh phúc, thèm khát cảm giác bình yên và luôn thường trực những rung cảm sâu xa trước mọi biến thái tinh vi của đời sống đặc biệt là những người phụ nữ. Chất trữ tình trong tiểu thuyết của Lí Nhuệ không chỉ ở những suy tư lớn lao, mang nặng tính triết lí về con người mà còn lắng đọng ở cảnh sinh hoạt đời thường - nơi cuộc sống vẫn êm đềm, thong thả chảy trôi không biết đến máu và nước mắt. Ngòi bút Lí Nhuệ còn tỏ ra vô cùng tinh tế khi khám phá những phút giây xúc động trong lòng người mẹ có con gái sắp đi lấy chồng, hay tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối hụt hẫng của người con trai khi giấc mơ tình yêu không thành hiện thực.
Ông đưa ra quan niệm về hình thức trong tác phẩm văn học như sau: “Hình thức tuyệt nhiên không phải là một thứ thao tác mang tính kĩ thuật bề ngoài, hình thức phải tuôn trào rất tự nhiên và chân thành từ trong thế giới nội tâm của nhà văn.
Người viết sử cần phải có sự quan sát, thâu nhận toàn diện, sắc nét để lịch sử không bị mất đi một phần linh hồn và xác thịt. Người đời sau nhìn vào “dấu vết tinh thần ấy” để hiểu thêm về người đã khuất, về thời đã qua và cũng là để hiểu thêm về lịch sử tâm hồn nhân loại chồng chất nỗi niềm. Thế nhưng trong Cách mạng văn hoá, bút tích Tô Đông Pha đã bị đục đi không thương tiếc cùng với đền chùa, miếu mạo.
Cùng với những đổi thay, thăng trầm của thời cuộc, cây hoè 500 tuổi và cổng đá đôi trở thành chứng nhân vô ngôn của lịch sử.
Bản thân mỗi một dạng văn bản đã chứa trong nó một câu chuyện, một. Chúng hô ứng, tương trợ cho nhau trong việc tập trung thể hiện chủ đề của tác phẩm. Lịch sử hiển hiện ở muôn mặt của đời sống chứ không chỉ ở những tác phẩm lịch sử chính thống.
Ngay cả khi hai con người bị đám đông kích động ném xuống sông “tẩy não” trong cách mạng văn hoá thì “dòng Ngân Khê xanh thăm thẳm vẫn lửng lờ trôi như một tao nhân mặc khách dạo bước ngắm cảnh, dòng nước vẫn xanh như vốn có, nước vẫn lững lờ trôi trên vách đá và lặng lẽ dừng lại nơi Thính Ngư, rồi ung dung không vội vã nhẹ trôi dưới cầu” [39, 263]. Thủ pháp này Lí Nhuệ thường sử dụng ở phần đầu của tác phẩm Chốn xưa.Ví như: ngày 14 tháng 12 năm 1951, sư trưởng Vương Tam Ngưu ra lệnh bắn 108 người mang tội phản cách mạng, Thu Vân sinh Kinh Sinh tại Diên An, Lý Tử Hận ngất trong Cửu Tư Đường, Lý Tử Vân mặc tang phục khóc chồng, Lý Nãi Chi cưỡi trên chiếc máy kéo Staline băng băng trên cánh đồng phì nhiêu. Tác giả đã sử dụng có hiệu quả thủ pháp hãm chậm bằng cách bố trí những đoạn trữ tình ngoại đề như về con trâu, nghề làm muối, dòng Ngân Khê, tre, các cảnh sinh hoạt đời thường.
Người đọc buộc phải phân tán sự chú ý vào nhiều đối tượng vì thế không có cảm giác căng thẳng và có thể chắt lọc cho mình những phút giây lắng đọng, tình ý sâu xa mà tác giả gửi gắm.