1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009

83 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 338,5 KB

Nội dung

1 Trờng đại học vinh Khoa lịch sử ===== ===== Nguyễn thị thơ Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009 khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: lịch sử Việt Nam Vinh - 2010 2 Trờng đại học vinh Khoa lịch sử ===== ===== Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009 khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: lịch sử Việt Nam Giáo viên hớng dẫn: ThS. Mai Thị Thanh Nga Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thơ Lớp : 47B1 - Lịch Sử Vinh - 2010 Lời cảm ơn Trải qua một quá trình làm việc khẩn trơng và nghiêm túc, đề tài khóa luận tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo - ThS. Mai Thị Thanh Nga đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tôi từ khi nhận đề tài cho đến khi khóa luận đợc hoàn thành. Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập; cảm ơn Phòng thống kê, Phòng GD&ĐT, UBND huyện Nam Đàn, Th viện trờng Đại học Vinh, Th viện tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát thực tiễn và su tầm tài liệu phục vụ cho đề tài. Tuy nhiên do khả năng và trình độ bản thân có hạn, lại là lần đầu tiên tập dợt trên con đờng nghiên cứu khoa học, thêm vào đó là sự hạn chế của nguồn tài liệu nên trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này tôi không tránh khởi những thiếu sót. Rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Thơ 3 Bảng quy ớc viết tắt CNH HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDTX : Giáo dục thờng xuyên MN : Mầm non NXB : Nhà xuất bản UBND : Uỷ ban nhân dân TB : Trung bình TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông 4 Mục lục Trang Mở đầu 1 Chơng 1. Khái quát tình hình giáo dục Nam Đàn trớc năm 2001 .6 1.1. Nam Đàn - mảnh đất và con ngời 6 1.1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên 6 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 9 1.1.3. Truyền thống hiếu học, khoa bảng 11 1.2. Khái quát tình hình giáo dục Nam Đàn từ 1986 đến 2000 13 1.2.1 Bối cảnh lịch sử 13 1.2.2 Giáo dục Nam Đàn từ 1986 2000 .15 Chơng 2. Giáo dục Nam Đàn từ năm 2001 đến năm 2006 .19 2.1 Những chủ trơng đối với giáo dục .19 2.1.1 Chủ trơng của Đảng và Nhà nớc 19 2.1.2. Chủ trơng của Đảng bộ, chính quyền và Sở giáo dục - đào tạo tỉnh Nghệ An 21 1.2.3. Chính quyền huyện Nam Đàn với vấn đề đổi mới giáo dục .23 2.2. Tình hình giáo dục Nam Đàn từ năm 2001 đến 2006 .25 2.2.1. Những kết quả đạt đợc 25 2.2.2. Những tồn tại yếu kém 37 Chơng 3. Giáo dục Nam Đàn giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009 41 3.1. Những chủ trơng đối với giáo dục 41 3.1.1. Chủ trơng của Đảng và Nhà nớc 41 3.1.2. Chủ trơng của Đảng bộ chính quyền và Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An .43 3.1.3. Sự cụ thể hoá của chính quyền huyện Nam Đàn về nhiệm vụ GD&ĐT .45 3.2. Tình hình giáo dục Nam Đàn từ năm 2006 - 2009 48 3.2.1. Những kết quả đã đạt đợc 48 5 3.2.2. Những tồn tại yếu kém 65 3.3. Một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đặt ra cho giáo dục Nam Đàn trong thời gian tới 68 3.3.1. Mục tiêu 68 3.3.2. Nhiệm vụ .69 3.3.3. Giải pháp .72 Kết luận .74 Tài liệu tham khảo 77 6 A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Điều 35, Hiến pháp nớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nớc và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dụchình thành và bồi dỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo những ngời lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vơn lên góp phần làm cho dân giàu nớc mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, giáo dục là tơng lai của mỗi con ngời, hạnh phúc của mỗi gia đình, hng thịnh của mỗi quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: một dân tộc yếu là một dân tộc dốt. Qua đó, Ngời muốn khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển của đất nớc. Thông qua giáo dục, con ngời đợc cung cấp những kiến thức, kỹ năng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hiện tại và vạch kế hoạch cho tơng lai. Giáo dục đang trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự hng thịnh của mỗi quốc gia, trở thành nhịp cầu nối giữa các nền văn hóa, văn minh nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nớc ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH HĐH), yêu cầu về nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đó phải là nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề, đợc tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến, hiện đại. Từ đó đặt ra nhiệm vụ cho giáo dục trong thời kì đổi mới đó là giáo dục phục vụ cho chiến lợc phát triển con ngời. Sự biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới, trớc những xu thế mới của thời đại đang tạo ra cho đất nớc ta những thời cơ mới nh- ng cũng không ít thách thức và trở ngại, buộc chúng ta vừa phải biết phát huy những thuận lợi vừa phải tìm cách vợt qua những khó khăn. Một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nớc cần phải làm ngay đó là phát triển con ngời, đào tạo con ngời. Qua đó góp phần xây dựng một đội ngũ trí thức đông 7 đảo, những ngời công dân sống có lí tởng, có hoài bão và đặc biệt là có lòng yêu nớc, yêu chủ nghĩa xã hội. Họ sẽ là những chủ nhân tơng lai của đất nớc, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, xây dựng n- ớc Việt Nam giàu mạnh. Nghệ An nói chung và huyện Nam Đàn nói riêng là vùng đất có truyền thống hiếu học từ bao đời. Con ngời nơi đây cần cù, chịu khó và ham học. Huyện Nam Đàn từng đợc xem là cái rốn khoa bảng của cả nớc, đã cống hiến cho dân tộc 36 vị đại khoa trí tuệ uyên thâm nh: Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, hay nh cụ Phan Bội Châu - một nhà Nho có tấm lòng yêu nớc thơng dân. Truyền thống tốt đẹp đó đợc nhân dân Nam Đàn giữ gìn và tiếp tục phát huy trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu tình hình giáo dục Nam Đàn từ năm 2001 đến năm 2009 còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giáo dục ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với huyện Nam Đàn mà còn đối với cả nớc. Đồng thời, việc nghiên cứu về giáo dục Nam Đàn cũng sẽ góp phần cung cấp, bổ sung vào nguồn tài liệu để giảng dạy, tìm hiểu về lịch sử địa phơng, góp phần giáo dục t tởng, tình cảm cho thế hệ trẻ hôm nay biết khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học của mảnh đất Nam Đàn - nơi đợc xem là lò trí thức văn hóa. Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề Tình hình giáo dục huyện Nam Đàn từ năm 2001 đến năm 2009 làm khoá luận tốt nghiệp đại học. 2. Lịch sử vấn đề Nam Đàn là một trong những vùng đất giàu truyền thống của cả nớc đã thu hút đợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và nhiều công trình nghiên cứu nh: - Cuốn Nam Đàn, quê h ơng chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả Ninh Viết Giao đã trình bày khá trọn vẹn sự hình thành và phát triển của huyện Nam Đàn qua các thời kì với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội, những truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nam Đàn từ xa đến nay. Đồng thời tác giả đã 8 làm rõ đợc những chuyển biến của huyện Nam Đàn trên tất cả các mặt trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở năm 2000 và cha đi sâu vào từng giai đoạn cụ thể, tình hình giáo dục mới chỉ đợc trình bày khái quát trong cả một thời kì dài. - Cuốn Nam Đàn x a và nay, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, của nhiều tác giả cũng đã khái quát một cách khá đầy đủ những chặng đờng phát triển, những thành tựu của huyện Nam Đàn trong thời kì đổi mới. Tuy vậy, các tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở năm 2000, đồng thời cha đi sâu vào tình hình giáo dục của huyện nhà qua từng giai đoạn. - Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Đàn tập 1, tập 2 sơ thảo đã trình bày về sự ra đời, phát triển và quá trình lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng bộ huyện Nam Đàn. Cùng với đó là quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân huyện nhà thực hiện đờng lối đổi mới do Đảng và Nhà nớc đề ra. Song tài liệu này chủ yếu thiên về khái quát những thành tựu của Đảng bộ huyện mà ít đề cập đến vấn đề giáo dục đặc biệt là giáo dục huyện từ năm 2001 đến nay. - Bên cạnh đó còn có các báo cáo chính trị, xã hội tại các kì đại hội của Đảng bộ huyện Nam Đàn từ năm 1986 đến năm 2009. Các báo cáo đã tập trung đánh giá, tổng kết những thành tựu về kinh tế, xã hội của huyện Nam Đàn qua từng giai đoạn cụ thể. Nhng những báo cáo đó chỉ đi sâu vào lĩnh vực kinh tế là chủ yếu, mới chỉ dừng lại khái quát một các chung chung về tình hình giáo dục huyện nhà, cha làm rõ đợc những chuyển biến của ngành giáo dục huyện trong từng thời kì. Nhìn chung, các công trình bài viết nghiên cứu về huyện Nam Đàn rất đa dạng và phong phú song tất cả các công trình mới chỉ khái quát một cách chung chung tình hình kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn mà cha có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết về tình hình giáo dục của huyện Nam Đàn qua từng giai đoạn đặc biệt là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc. 9 Chính vì thế khóa luận tập trung tìm hiểu một cách có hệ thống và cụ thể hơn về tình hình giáo dục Nam Đàn giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009, nhằm làm rõ những kết quả đạt đợc cũng nh những yếu kém, tồn tại của giáo dục huyện Nam Đàn trong thời gian trên. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu - Chúng tôi xác định đối tợng nghiên cứu của đề tài là: Tình hình giáo dục huyện Nam Đàn từ năm 2001 đến năm 2009. - Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là: huyện Nam Đàn - Phạm vi thời gian: chúng tôi giới hạn từ năm 2001 đến năm 2009. Những vấn đề nằm ngoài giới hạn trên không thuộc đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu Để có nguồn tài liệu phong phú phục vụ cho đề tài, chúng tôi đã khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Tài liệu thành văn: Trớc hết là các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X. Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu viết về lịch sử, văn hóa xã hội huyện Nam Đàn. Đồng thời, chúng tôi còn tập trung khai thác các tài liệu đợc lu giữ ở kho lu trữ của huyện, các báo cáo của Huyện ủy, ủy ban nhân dân, các báo cáo chính trị tại các kì đại hội Đảng bộ huyện qua các nhiệm kì từ 1986 đến 2009. - Tài liệu điền dã: Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với các cán bộ huyện, các thầy giáo, cô giáo ở Phòng giáo dục - đào tạo huyện Nam Đàn nh: thầy giáo Lê Mạnh Hà - Chủ tịch công đoàn giáo dục huyện, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà - Trởng phòng giáo dục - đào tạo huyện Nam Đàn. Qua đó, chúng tôi có điều kiện thu thập thêm một số tài liệu kết hợp với các tài liệu thành văn để hoàn thành công trình nghiên cứu. 4.2 Phơng pháp 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009 - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
nh hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009 (Trang 1)
Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009 - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
nh hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009 (Trang 2)
Bảng quy ớc viết tắt - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
Bảng quy ớc viết tắt (Trang 4)
Bảng quy ớc viết tắt - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
Bảng quy ớc viết tắt (Trang 4)
2.2. Tình hình giáo dục Nam Đàn từ năm 2001 đến 2006 - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
2.2. Tình hình giáo dục Nam Đàn từ năm 2001 đến 2006 (Trang 31)
Qua bảng số liệu ta thấy, từ năm học 2001-2006 số lợng học sinh MN, số trờng giảm kéo theo đó là số lớp cũng giảm. - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
ua bảng số liệu ta thấy, từ năm học 2001-2006 số lợng học sinh MN, số trờng giảm kéo theo đó là số lớp cũng giảm (Trang 32)
Tình hình giáo dục Tiểu học Nam Đàn giai đoạn 2001-2006 - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
nh hình giáo dục Tiểu học Nam Đàn giai đoạn 2001-2006 (Trang 35)
Tình hình giáo dục THCS Nam Đàn giai đoạn 2001-2006 - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
nh hình giáo dục THCS Nam Đàn giai đoạn 2001-2006 (Trang 37)
Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt luôn đợc các trờng phát huy, điển hình nh trờng THCS Kim Liên, THCS Xuân Hòa, THCS Nam Giang - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
hong trào thi đua dạy tốt, học tốt luôn đợc các trờng phát huy, điển hình nh trờng THCS Kim Liên, THCS Xuân Hòa, THCS Nam Giang (Trang 38)
Tình hình giáo dục Mầm non Nam Đàn giai đoạn 2006-2009 - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
nh hình giáo dục Mầm non Nam Đàn giai đoạn 2006-2009 (Trang 54)
Tình hình giáo dục THCS Nam Đàn giai đoạn 2006-2009 - Tình hình giáo dục huyện nam đàn từ năm 2001 đến năm 2009
nh hình giáo dục THCS Nam Đàn giai đoạn 2006-2009 (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w