Lịch sử vấn đề:Xung quanh vấn đề rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trongdạy học lịch sử đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa họcđề cập đến:Trong cuốn “Phương pháp d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1917 – 1945
(LỊCH SỬ 11 - NÂNG CAO)
Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Hà
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Phương Thảo
VINH – 2011
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Luật giáo dục 2005 quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe,thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lựccủa công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[11,8]
Trong những môn được lựa chọn giảng dạy ở trường phổ thông thìLịch sử là một bộ môn có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ Bởi “trongnền văn hóa dân tộc, kiến thức lịch sử không chỉ giúp cho việc xây dựngmột biểu tượng chính xác, đầy đủ về quá khứ mà còn làm cho người đangsống có ý thức về xã hội, suy nghĩ, cảm thụ những gì đã xảy ra trong ngàyqua, rút ra bài học kinh nghiệm Lịch sử để làm tròn trách nhiệm với hiệntại và tương lai” [14, 25]
Để Lịch sử phát huy hơn nữa ưu thế của mình trong việc giáo dục thế
hệ trẻ thì vấn đề đặt ra là ngày càng phải đổi mới phương pháp, đổi mớinhận thức sao cho phù hợp với tình hình mới Đổi mới để khắc phục lốitruyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học
Tuy vậy đã có một thời gian khá lâu và hiện nay vẫn còn tồn tại daidẳng ở một số người quan niệm Lịch sử là một môn học thuần túy lýthuyết, chỉ là những câu chuyện với kiểu học thuộc lòng, cho rằng học lịch
sử không cần bài tập, không cần thực hành Do đó mà sao nhãng việc rènluyện kỹ năng thực hành cho học sinh, biến giờ học lịch sử trở nên khôkhan, khó hiểu Điều này lý giải vì sao hiện nay rất nhiều học sinh khôngthích học lịch sử, kiến thức lịch sử của học sinh rất hời hợt
Thực tế đó cũng đang đặt ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ để tìm rabiện pháp khắc phục Quan điểm “học đi đôi với hành” gắn liền giáo dụcvới thực tiễn cuộc sống một lần nữa lại được đề cao Do vậy việc rèn luyệncho học sinh những kỹ năng thực hành là điều cần thiết Nó không chỉ giúp
Trang 4học sinh tăng hứng thú học tập mà còn rèn luyện cho các em các kỹ năng
để vận dụng vào thực tiễn sau này Vì thế việc rèn luyện KNTH là mộtbiện pháp quan trọng để phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực hànhđộng cho học sinh, làm cho giờ học lịch sử trở nên sinh động hơn
Để khắc phục tình trạng trên, phát huy được những tích cực trongviệc phát triển, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh cũng như giảiquyết những nhiệm vụ đang đặt ra cho lý luận dạy học bộ môn Nên tôi đãquyết định lựa chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinhtrong dạy học khóa trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” ( Lịch sử 11
Tài liệu “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử” (doNguyễn Thị Côi chủ biên, trường Đại học sư phạm - Đại học quốc gia HàNội, Hà Nội, 1995) chủ yếu trình bày việc rèn luyện kỹ năng thực hành chosinh viên sư phạm nhưng cũng đã đề cập tới một số kỹ năng thực hành vềcác mặt: vị trí, ý nghĩa, yêu cầu của các kỹ năng và cách hướng dẫn họcsinh rèn luyện các kỹ năng đó Tuy vậy việc rèn luyện kỹ năng thực hànhcho học sinh lại chưa được trình bày kỹ
Trong các tài liệu nói về kênh hình hay việc sử dụng đồ dùng trựcquan của một số tác giả đã có nhắc tới việc rèn luyện kỹ năng thực hành bộ
Trang 5môn thông qua việc thiết kế và trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan.Tuy nhiên lại chưa đề cập một cách cụ thể cách thức rèn luyện cho học sinhnhư thế nào.
Ở các tài liệu hướng dẫn giảng dạy như: “Thiết kế bài giảng lịch sử11”(do Nguyễn Thị Thạch chủ biên, NXB Hà Nội, 2008), sách giáo viênLịch sử lớp 11” (do Phan Ngọc Liên - Nguyễn Ngọc Cơ chủ biên, NXBGiáo dục, 2007)….đã nhắc tới trong từng bài học cụ thể thì cần rèn luyệncho học sinh những kỹ năng gì thông qua mục tiêu bài học Từ đó giáo viêndựa vào mỗi bài mà rèn luyện kỹ năng cho học sinh mà chủ yếu là các kỹnăng thực hành bộ môn Song trong các tài liệu này mới chỉ nêu ra là ở mỗibài học cần rèn luyện những kỹ năng nào chứ không đề cập tới nội dung,cách thức để giúp giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành
Như vậy cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu,
cụ thể về “Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóatrình Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 (Lịch sử 11 - nâng cao)” nhằmphát triển năng lực thực hành cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bàihọc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này là những kỹ năngthực hành cơ bản cần rèn luyện cho học sinh trong dạy học khóa trình
“Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11 - nâng cao) nhằm pháthuy tối đa khả năng tư duy sáng tạo của người học
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1 Mục đích nghiên cứu:
- Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc dạy học lịch sửchúng tôi muốn làm rõ thêm ý nghĩa của vấn đề rèn luyện KNTH cho họcsinh trong dạy học lịch sử
- Tìm hiểu nội dung, vai trò, tác dụng của những kỹ năng thực hành
cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
Trang 6- Đề xuất phương pháp rèn luyện KNTH cho học sinh trong dạy họckhóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động, tăng hứng thú học tập môn lịch sử của học sinh.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, đề tài giải quyết những nhiêm vụ cơ bảnsau:
- Nghiên cứu những tài liệu lý luận và thực tế dạy học ở trường phổthông để rút ra những cơ sở của việc rèn luyện KNTH trong dạy học lịchsử
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa để xác định nội dung cơbản làm căn cứ cho việc rèn luyện các KNTH
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện KNTH cho học sinh trong dạy họckhóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11- nâng cao)
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính hiệu quả, khả thicủa vấn đề nghiên cứu
5 Giả thuyết khoa học:
Nếu rèn luyện tốt các KNTH cho học sinh trong dạy học lịch sử khóatrình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11- nâng cao) thì sẽnâng cao được hiệu quả của các bài học làm cho bài học lịch sử trở nênsinh động, gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu các tác phẩm lý luận có liên quan đến đề tài, các tácphẩm của Đảng ta về giáo dục, các công trình của các nhà khoa học giáodục, lịch sử trong và ngoài nước về việc rèn luyện KNTH cho học sinhtrong dạy học lịch sử
Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy, các tài liệulịch sử có liên quan
- Nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra, khảo sát tình hình thực tế của việc rèn luyện KNTH chohọc sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua dự giờ, trao đổi
Trang 7với giáo viên, học sinh Sau đó tổng hợp xử lý thông tin và rút ra nhận xétkhái quát.
Soạn và thực nghiệm một bài cụ thể trong khóa trình “Lịch sử thếgiới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11- nâng cao) để chứng minh tính hiệuquả của các đề xuất của đề tài
7 Bố cục của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo, Nộidung của đề tài được trình bày trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện KNTH
cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
CHƯƠNG 2: Những kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh trong
dạy học khóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11- nângcao)
CHƯƠNG 3: Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành cho học
sinh trong dạy học khóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945”(Lịch sử 11- nâng cao)
Trang 8B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.
1.1.1 Khái niệm kỹ năng thực hành:
Khái niệm KNTH có hai khái niệm nhỏ cần được làm rõ: kỹ năng làgì? Thực hành là gì?
Về vấn đề kỹ năng, các tài liệu tâm lý học và giáo dục học có những
ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng cần xem xét kỹ năng ở góc độ kỹthuật hành động Tiêu biểu cho quan niệm này là các nhà nghiên cứuA.G.Kovaliov, Trần Trọng Thủy, V.V.Isebuseva Có ý kiến khác lại quanniệm kỹ năng được tìm hiểu ở góc độ năng lực của con người Đại diện choquan niệm này là các tác giả: X.I.Kixegof, Ngô Công Hoàn, Nguyễn QuangUẩn
Còn theo Từ điển Tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những
kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [ 13, 501]
Từ các quan điểm khác nhau ấy chúng ta thấy có những điểm chungnhất về “ Kỹ năng” Người có kỹ năng về một hành động nào đó là ngườiphải có:
- Tri thức về hành động, trong đó bao gồm: mục đích, cách thức thựchiện hành động, các điều kiện để thực hiện hành động
- Thực hiện hành động cùng với yêu cầu của nó
- Đạt được hiệu quả hành động như mục đích đã đặt ra
- Có thể hành động đạt kết quả với những hành động tương tự trongđiều kiện khác nhau
Trang 9Còn thực hành theo Từ điển Tiếng Việt: “ Thực hành là làm để áp
dụng lý thuyết vào thực tế” [13, 940]
Như vậy có thể hiểu kỹ năng thực hành là khả năng vận dụng nhữngkiến thức lý thuyết thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế
1.1.2 Đặc điểm tâm lý nhận thức học sinh:
Quá trình dạy học với tư cách là một hệ thống bao gồm toàn bộnhững hoạt động của giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người tổchức, hướng dẫn, nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống trithức, kỹ năng, kỹ xảo, trên cơ sở đó mà phát triển năng lực nhận thức, nănglực hành động Hay nói cách khác thực chất của quá trình dạy học ở trườngphổ thông là quá trình nhận thức của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiểncủa giáo viên Nhưng nó phải đảm bảo sự phù hợp tâm lý nhận thức củahọc sinh Lứa tuổi học sinh phổ thông trung học đánh dấu sự bắt đầutrưởng thành của con người như một cá thể, một nhân cách, một chủ thểnhận thức và một chủ thể lao động Sự trưởng thành này ở học sinh phổthông trung học dẫn đến nội dung, tính chất của hoạt động nhận thức, họctập biến đổi cả về chất và lượng
Đặc điểm nhận thức của học sinh biến đổi là yếu tố quan trọng quyđịnh nội dung và phương pháp giảng dạy Cùng với sự thay đổi về mặt tâm
lý thì học sinh phổ thông trung học cũng đang ở giai đoạn tư duy phát triển
ở mức cao độ, khả năng độc lập tư duy, tính chủ động trong lĩnh hội trithức cũng được biểu hiện rõ Trong khi đó nội dung kiến thức mà học sinhtiếp nhận là cái mới chủ quan, tức là những thành tựu, những kiến thức vànhững kinh nghiệm mà nhân loại đã khám phá Hay nói cách khác quá trìnhnhận thức của học sinh thực ra là một quá trình “khám phá lại”, “phát hiệnlại”, những kiến thức dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên Với đặcđiểm tâm lí, sự trưởng thành về nhân cách và đặc trưng quy luật nhận thứccủa học sinh như vậy, việc dạy học ở trường phổ thông đòi hỏi giáo viên
Trang 10phải tạo điều kiện cho các em lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sángtạo và bền vững hơn
Tuy nhiên khác với những bộ môn khoa học khác, trong học tập lịch sửhọc sinh không thể trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu như trong khoahọc tự nhiên Hay không thể tiến hành được thí nghiệm để dựng lại hiện thựclịch sử quá khứ khách quan Nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp vì conngười là bộ phận không thể tách rời được của đối tượng nghiên cứu Quá trìnhnhận thức của học sinh trong học tập lịch sử phải xuất phát từ các sự kiện.Nhưng chỉ cung cấp sự kiện một cách khô khan thì lại làm cho học sinh khótiếp thu Do vậy giáo viên cần kết hợp các phương pháp dạy học để làm chocác sự kiện lịch sử được trình bày, minh họa một cách sinh động Từ việccung cấp sự kiện trong quá trình nhận thức giáo viên còn phải giúp học sinhphát triển các kỹ năng như mục tiêu môn học đã đặt ra Trong đó việc rènluyện KNTH cho học sinh là một yêu cầu được đặt ra nhằm giúp học sinhnhận thức sâu hơn những sự kiện lịch sử đã biết
Lịch sử là lịch sử của sản xuất, của các phương thức sản xuất kế tiếpnhau trong xã hội và từ khi xã hội phân chia thành giai cấp thì lịch sử làlịch sử đấu tranh giai cấp Trong quá trình này các thế hệ trước đã đúc kếtnhững bài học kinh nghiệm; vì vậy học lịch sử phải biết tiếp thu các bàihọc này trong giờ học lịch sử và vận dụng sáng tạo vào cuộc sống Việc
Trang 11giáo dục nói chung, dạy học lịch sử nói riêng có khả năng khuyến khích vàgóp phần vào định hướng hành động của học sinh.
Qua những sự kiện cụ thể, lịch sử cung cấp cho học sinh những mẫuhình, những hành động khác nhau, có tác dụng gợi ý, mở ra những hướng,những mặt, những khả năng hành động cụ thể khác nhau trong đời sống xãhội Tính phong phú, đa dạng của lịch sử làm cho sự gợi ý, nêu gương cũngphong phú và đa dạng, muôn hình muôn vẻ Lịch sử không lặp lại - khônglặp lại nguyên xi những gì đã xảy ra - nhưng có sự kế thừa, có mối quan hệgiữa quá khứ và hiện tại và chuẩn bị cho sự ra đời của tương lai Cho nên
có thể và cần rút bài học của ngày qua cho ngày hôm nay và đoán định conđường phát triển tương lai, hợp quy luật mà hành động
Sự kiện lịch sử phản ánh động cơ hành động, hành vi cụ thể, kết quả,cũng như hậu quả, của hoạt động con người Từ những sự kiện ấy, giáo viênvừa khôi phục cho học sinh hình ảnh quá khứ, vừa giúp các em rút ra nhữngkết luận, đánh giá, bài học kinh nghiệm cho cuộc sống ngày hôm nay Côngviệc này có ý nghĩa không nhỏ đối với việc giáo dục hành động Sức mạnhcủa tri thức lịch sử được thể hiện ở chổ khuyến khích, thúc đẩy và định hướnghành động cho học sinh, làm cho hành động ấy đúng, hợp quy luật, có hiệuquả, có phương pháp khoa học Học tập lịch sử không chỉ rèn luyện về nănglưc nhận thức mà còn phát triển năng lực hành động độc lập, chủ động, rènluyện phương pháp hành động
Nguyên lý “học đi đôi với hành” xuất phát từ bản chất nguồn gốc củakhoa học, mà những cơ sở của khoa học này được giảng dạy qua các bộmôn Khoa học ra đời trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người,bao giờ cũng gắn liền với hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội của conngười Nó là sự tổng kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và đấutranh xã hội, đạt tới trình độ khái quát hóa và trừu tượng hóa Việc học điđôi với hành cũng nhằm đáp ứng yêu cầu của con đường nhận thức biệnchứng: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu
Trang 12tượng đến thực tiễn Học đi đôi với hành trong nhà trường không chỉ giúpcho việc thu nhận kiến thức sâu sắc mà còn làm cho học sinh biết vận dụngvào thực tiễn, góp phần vào lợi ích xã hội.
Vì vậy mà việc học tập lịch sử ở trường phổ thông cũng đòi hỏi họcsinh phải có kỹ năng thực hành và phát triển tư duy logic như đối với mọimôn học
Nhưng hiện nay việc rèn luyện KNTH cho học sinh lại chưa đượcquan tâm đúng mức Nguyên nhân chính của tình trạng này là do phần lớngiáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện KNTHcho học sinh Mà chủ yếu chỉ quan tâm đến việc cung cấp đủ kiến thức, chỉbiết nhồi nhét, thông báo thông tin một chiều, thầy đọc trò ghi dẫn đến họcsinh tiếp thu bài giảng một cách gò bó, thiếu tính chủ động sáng tạo
Như chúng ta đã biết sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ không baogiờ lặp lại và tái tạo được mà lặp lại cũng không thể nguyên xi Do vậy màtrong quá trình dạy học ngoài việc cung cấp sự kiện lịch sử, giáo viên cầnbiết kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan, cho học sinh làm việc với
đồ dùng trực quan, kết hợp hỏi học sinh để học sinh phát huy khả năng diễnđạt Mặt khác giáo viên cũng phải có các kỹ năng đó, chính nghệ thuật diễnđạt, sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử sẽ giúp giáo viên thựchiện được các yêu cầu của bộ môn, làm giờ học lịch sử thêm sinh động.Với nhũng ưu thế đó mà việc rèn luyện KNTH cho học sinh là một yêu cầucần được quan tâm áp dụng trong thực tế dạy học lịch sử Tuy nhiên việcrèn luyện KNTH cho học sinh trong dạy học lịch sử chưa được thực hiệnnhiều đặc biệt là trong việc giảng dạy các khóa trình lịch sử
Từ thực tế đó trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đưa ra các kỹ năngthực hành cơ bản cần rèn luyện cho học sinh để khắc phục tình trạng trongdạy học lịch sử nêu trên, góp phần định hướng cho giáo viên trong việchướng dẫn học sinh rèn luyện KNTH qua việc học tập khóa trình “Lịch sửthế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11- nâng cao)
Trang 131.3 VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KNTH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ.
1.3.1.Vị trí:
Việc rèn luyện KNTH cho học sinh có vị trí quan trọng trong quátrình dạy học, đặc biệt là trong tình hình hiện nay với yêu cầu đào tạo conngười có kỹ năng toàn diện đáp ứng thực tế làm việc
Như tác giả Trần Viết Thụ trong cuốn “Đại cương về phương pháp
dạy học lịch sử ở trường THPT” đã đề cập: trong quá trình dạy học lịch sử,
giáo viên đồng thời hình thành cho học sinh các bộ phận của tri thức lịch sửsau đây:
- Tri thức về sự kiện: tức là những hiểu biết xung quanh nội dungcủa sự kiện lịch sử như biến cố lịch sử, hiện tượng, niên đại, địa danh, nhânvật lịch sử, biểu tượng khái niệm…
- Tri thức về lý luận: như các quy luật, bài học lịch sử, nguyên lý,quan điểm…
- Tri thức về kỹ năng: như các phương pháp nhận thức, học tập lịch
sử, kỹ năng thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức lịch sử vào đời sống.[19,45]
Như vậy, KNTH thuộc bộ phận thứ ba trong ba bộ phận hình thànhtri thức lịch sử
Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh tuân theo quy luật: “Từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thựctiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiệnthực khách quan”, [ 10, 213] Tuy vậy nhận thức lịch sử là những nhậnthức cái đã qua, không lặp lại mà thông qua sự kiện, hiện tượng lịch sử dogiáo viên cung cấp dựa trên cơ sở tài liệu sự kiện chính xác, thông qua cáccon đường, các biện pháp để qua đó học sinh hình dung, tái tạo được bứctranh của quá khứ Do đó giáo viên không chỉ trình bày miệng mà cần kếthợp các thao tác, kỹ năng giúp học sinh nhận thức sự kiện từ đó biết diễn
Trang 14đạt, sử dụng sự kiện trong từng trường hợp khác nhau; giáo viên cần kếthợp cả việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để học sinh có thể hìnhdung rõ nét và chân thực về quá khứ lịch sử.
Như vậy việc rèn luyện KNTH cho học sinh có vị trí quan trọngtham gia vào quá trình hình thành tri thức lịch sử cho học sinh nhất là thôngqua kỹ năng thiết kế và trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan Rènluyện KNTH tốt sẽ giúp học sinh không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ, nắmvững sự kiện mà còn biết vận dụng sự kiện lịch sử vào thực tiễn cuộc sống
Qua việc rèn luyện KNTH cho học sinh không những đã cung cấp thêm kiếnthức mà còn giúp học sinh có những kỹ năng để sử dụng kiến thức ấy một cách hợp
lý trong khi trả lời câu hỏi và vận dụng vào bài viết Việc thiết kế đồ dùng trực quan
và trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan không chỉ tạo cho học sinh hứng thú làmviệc mà qua đó học sinh nắm vững hơn sự kiện do được tái hiện lại sự kiện lịch sửmột lần nữa
* Về mặt giáo dục:
Nhắc đến mặt giáo dục là nói tới việc hình thành tư tưởng, tình cảm,thái độ cho học sinh Việc rèn luyện KNTH đã có tác động mạnh mẽ đến tưtưởng, tình cảm, thái độ của học sinh Thông qua thiết kế và trình bày nộidung trên đồ dùng trực quan cũng như rèn luyện kỹ năng diễn đạt sẽ giúphọc sinh có thái độ học tập hăng say, tăng hứng thú cho học sinh Khi họcsinh làm các đồ dùng trực quan ngoài đòi hỏi tính chính xác, khoa học cònđảm bảo tính thẩm mỹ do vậy có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh
Trang 15Hay khi trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan như khi miêu tả bứctranh “Trẻ em trong trại tập trung của phát xít Đức” trong bài “Chiến tranhthế giới thứ hai 1939 - 1945” (Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945) họcsinh sẽ thấy được tội ác dã man của phát xít Đức Những đứa trẻ non nớt,đáng thương bị bắt giam như những loài cầm thú không những gây xúcđộng với học sinh mà còn giáo dục các em lòng căm thù chủ nghĩa phát xít,bồi dưỡng cho các em ý thức để xây dựng một thế giới hòa bình.
* Về mặt phát triển:
Thông qua rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói và viết giúp học sinh pháttriển tư duy logic qua việc hệ thống lại kiến thức lịch sử đã học để từ đóvận dụng vào câu trả lời, bài viết của mình
Thông qua việc thiết kế dùng trực quan sẽ phát huy óc sáng tạo, sựtìm tòi của học sinh về các phương án, cách tiến hành, trình bày nội dunghợp lý trên đồ dùng trực quan Còn việc trình bày nội dung trên đồ dùngtrực quanh học sinh sẽ phải huy động năng lực tư duy tái hiện lại tri thứclịch sử trên đồ dùng trực quan
Với việc thực hiện các nhiệm vụ về mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triểnhọc sinh thì việc rèn luyện KNTH cho học sinh góp phần nâng cao chấtlượng dạy học, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy cho học sinh
1.4 THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việcgiáo dục học sinh đặc biệt là có ưu thế trong việc giáo dục truyền thống.Tuy nhiên một thực trạng hiện nay trong xã hội và trường phổ thông môn
sử vẫn là môn phụ Do vậy việc dạy và học lịch sử chưa được đầu tư đúngmức Điều đáng buồn là giáo viên phổ thông - những người gánh vác trọngtrách của “sự nghiệp trồng người” lại có tư tưởng coi thường môn sử.Không ít người lên lớp một cách miễn cưỡng, chưa tạo được hứng thú chohọc sinh Ngoài những quyển sách cơ bản cho dạy học lịch sử như sách
Trang 16giáo khoa, sách giáo viên, họ cũng ít đầu tư thời gian và công sức cho việctìm tòi, đào sâu kiến thức góp phần làm phong phú hiểu biết cũng như bàigiảng của mình Chính vì quan niệm “môn phụ” nên nhiều giáo viên đứngtrên bục giảng theo lối “dạy chay, dạy khoán” để cung cấp kiến thức bàihọc cho học sinh là xong Mà quên đi việc hướng dẫn, rèn luyện các kỹnăng, kỹ xảo cho học sinh
Kết quả thi đại học những năm gần đây cho thấy kết quả môn lịch sửrất thấp, tỷ lệ điểm dưới trung bình chiếm khoảng 60% - 80% Hiện thực
ấy đã phản ánh việc dù giáo viên đã cung cấp đầy đủ kiến thức, song họcsinh đã không biết cách vận dụng những kiến thức ấy vào bài viết sao cho
có hiệu quả Chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ kiến thức là một thiếu sót chothấy của giáo viên Chất lượng giảm sút trong dạy học lịch sử là do cáchdạy học phổ biến hiện nay vẫn rất đơn điệu, thiếu ví dụ minh họa, ít sửdụng đồ dùng trực quan đặc biệt là lối truyền thụ một chiều mà không chohọc sinh được làm việc Học sinh học nhiều sự kiện mà vẫn không hiểu,không nắm được bản chất của sự kiện Các giáo viên hầu như chưa pháthuy được tính tích cực, sáng tạo tư duy của học sinh Giáo viên hầu như chỉgiảng dạy mặt lý thuyết mà quên đi việc bồi dưỡng kỹ năng thực hành chohọc sinh
Kết quả mang lại là thực trạng yếu kém của dạy học lịch sử ở trườngphổ thông Muốn học sinh nắm được kiến thức lịch sử, biết cách sử dụngkiến thức ấy một cách hợp lý và biết cách làm việc với đồ dùng trực quanthì yêu cầu đặt ra lúc này là phải đổi mới phương pháp dạy học, phươngtiện dạy học Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh là một hướng điphù hợp và đúng đắn Tuy vậy để thực hiện được điều này đòi hỏi phải cóthời gian, sự cố gắng của nhà trường, giáo viên, học sinh Việc rèn luyệnKNTH cho học sinh trong dạy học lịch sử được thực hiện tốt sẽ mang lạihiệu quả cao cho mỗi bài học
Trang 17CHƯƠNG 2 NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC KHÓA TRÌNH “LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1917 - 1945” (LỊCH SỬ 11 - NÂNG CAO).
2.1 VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KHÓA TRÌNH “LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1917 - 1945” (LỊCH SỬ 11 - NÂNG CAO).
2.1.1 Vị trí:
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tình hìnhkinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng đổi mới, cải cách giáo dục trênthế giới, ở nước ta cũng đã tiến hành các cuộc cải cách giáo dục Cải cáchgiáo dục là một cuộc cách mạng làm mục tiêu giáo dục thay đổi, xây dựnglại nội dung giáo dục bao gồm xây dựng chương trình, biên soạn sách giáokhoa mới và sắp xếp lại hệ thống giáo dục
Bộ môn lịch sử đã có nhiều thay đổi trong chương trình, nội dung vàphương pháp dạy học Đặc biệt từ năm 2000 Bộ Giáo dục và đào tạo đã chútrọng tới việc xây dựng chương trình và biên soạn lại sách giáo khoa Hiệnnay chúng ta đang sử dụng sách giáo khoa biên soạn theo chương trìnhphân ban điều chỉnh ở bậc trung học phổ thông Cấu trúc chương trình mới
có nhiều thay đổi so với cấu trúc chương trình của cải cách giáo dục lần thứ
ba năm 1981 Với việc chi làm hai ban: Ban cơ bản và ban nâng cao, cấutrúc chương trình môn lịch sử ở bậc trung học phổ thông đã phục vụ tốthơn cho việc phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh
Bản chất của lịch sử là một quá trình thống nhất, hợp quy luật nhưngđồng thời cũng rất phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn Trong quá trìnhphát triển của xã hội loài người, các dân tộc không tồn tại một cách biệtlập, riêng rẽ mà có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau Bởi các dân tộc (kể cảnhững dân tộc nhỏ bé hay đã biến mất) đều có những đóng góp nhất địnhvào sự phát triển của lịch sử Dựa vào những cơ sở đó, chương trình mớihiện nay trong cấu trúc đã thể hiện sự kết hợp, đan xen giữa lịch sử thế giới
Trang 18và lịch sử dân tộc Thông qua những tri thức cơ bản và có hệ thống, họcsinh nhận thức được quy luật phát triển khách quan của xã hội loài người,tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, bồi dưỡng cho các em tinh thần dântộc song song với tinh thần quốc tế và kinh nghiệm đấu tranh cho dân chủhòa bình.
Với số tiết nhiều hơn ban cơ bản, chương trình lịch sử lớp 11 nângcao đã có điều kiện nâng cao, mở rộng nhiều vấn đề về lịch sử thế giới, lịch
Phần 3: Lịch sử Việt Nam (từ 1858 - 1918) gồm 2 chương, 9 bài và
15 tiết
Phần lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 gồm 10/ 41 bài chiếm 1/ 4
số tiết Đây là khóa trình với nhiều vấn đề quan trọng, tái hiện những biếnđộng của nhân loại trong gần 30 năm của thế kỷ XX Những biến động đóảnh hưởng không nhỏ đến lịch sử của các dân tộc trên thế giới cũng như tạonên những chuyển biến sâu sắc của tình hình cách mạng Việt Nam
Cách mạng Tháng Mười Nga – cuộc cách mạng vô sản đầu tiên dànhthắng lợi – có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với nước Nga mà còn mang giátrị phổ quát toàn nhân loại Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười đưa đến
sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Liên Xô đãbắt tay vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xãhội, đạt nhiều thành tựu quan trọng và bảo vệ thành quả cách mạng vừadành được
Tình hình các nước tư bản chủ yếu từ 1918 – 1939 với nhiều giaiđoạn thăng trầm Thông qua việc tìm hiểu tình hình kinh tế - chính trị - xã
Trang 19hội của một số nước tư bản chủ yếu từ đó lí giải sự hình thành chủ nghĩaphát xít dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.
Những nét mới về tình hình các nước châu Á giũa hai cuộc chiến tranh thếgiới 1918 – 1939 qua các nước tiêu biểu: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ĐôngNam Á
Khóa trình lịch sử này đã tái hiện cuộc chiến tranh có quy mô lớn vàtàn khốc nhất trong lịch sử thế giới – chiến tranh thế giới thứ hai – gây nênnhững hậu quả sâu sắc cho toàn nhân loại
Như vậy, thông qua khóa trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1945
đã có tác dụng nhiều mặt đối với học sinh, không những cung cấp kiến thức
cơ bản và có hệ thống về lịch sử thế giới mà còn giúp cho các em nhận thứcđược quy luật nhận thức được quy luật phát triển tất yếu của xã hội loàingười, những cuộc đấu tranh, những mối quan hệ phong phú, phức tạp củacác lực lượng trên thế giới Từ đó hình thành cho các em nhân sinh quan,thế giới quan tích cực, đồng thời còn giúp các em phát triển tư duy, hìnhthành các kỹ năng trong học tập bộ môn lịch sử
Cùng với những yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, chương trìnhsách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viênphải nắm chắc kiến thức, tư duy sáng tạo và linh động trong việc vậndụng các phương pháp giảng dạy trong đó có việc rèn luyện KNTH đểgóp phần giáo dục toàn diện học sinh
Trang 20mục tiêu của Đảng và Nhà Nước Đó là đào tạo thế hệ trẻ thành những conngười đủ sức đủ tài, có hiểu biết tri thức, có tư tưởng, tình cảm tiến bộ,xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy khi giảng dạy bộmôn lịch sử ở trường phổ thông nói chung, giảng dạy phần lịch sử thế giớihiện đại nói riêng cần quán triệt những yêu cầu chung về mục tiêu giáo dụcnêu trên Cụ thể, khóa trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1945 cần thựchiện những nhiệm vụ sau:
2.1.2.1 Về mặt giáo dưỡng.
Thông qua việc giảng dạy khóa trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 –
1945 giúp học sinh nắm vững được các kiến thức cơ bản:
Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nước Nga đầu thế kỷ XX,hiểuđược vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng : cách mạngtháng Hai và cách mạng tháng Mười Nắm được những nét chính về diễnbiến của cách mạng tháng Hai, cách mạng tháng Mười, cuộc đấu tranh xâydựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết Đặc biệt giúp học sinh hiểu được ýnghĩa lịch sử , bài học kinh nghiệm lớn lao của cách mạng tháng Mười vàảnh hưởng mạng mẽ của nó đối với phong trào cách mạng thế giới trong đó
có Việt Nam
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười đưa đến sự thành lập nhà nướccông nông kiểu mới mang lại nhiều quyền lợi cho nhân dân lao động Nhândân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn se vích đứng đầu là Lê nin đãbắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới Học sinh cần nắm được nhữngnét chính về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô từ 1921 -
1945 trên các lĩnh vực: Phục hồi và phát triển kinh tế, sự thành lập Liênbang cộng hòa xã hội Xô Viết, quan hệ ngoại giao của Liên Xô Đạt đượcnhững thành tựu đó là sự nỗ lực phi thường của nhân dân Liên Xô Thôngqua việc nắm kiến thức cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô trong hai thập niên (1921 - 1941) giúp học sinh thấy được vị trí, ýnghĩa của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp cách
Trang 21mạng Liên Xô cũng như thế giới Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng khôngthể phủ nhận những thành quả mà nhân dân Liên Xô đạt được, những thànhquả đó tạo nên biến đổi nhiều mặt, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùngmạng để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Đồng thờigiúp học sinh nhận thức rằng tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu của xãhội loài người.
Khóa trình này giúp học sinh thấy rõ những nét khái quát về các giaiđoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
1918 - 1939, tìm hiểu tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của một số nước
tư bản chủ yếu: Đức, Mỹ, Nhật, những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳtrong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và tiêu biểu là cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 - 1933 gây nên những hậu quả sâu sắc dẫn đến việc hình thành haikhối đế quốc đối lập, mâu thuẫn gay gắt châm ngòi cho cuộc chiến tranhthế giới thứ hai
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của cáchmạng tháng Mười, phong trào cách mạng thế giới phát triển thành một caotrào rộng lớn, nhất là ở châu Á tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ và ĐôngNam Á Thông qua các cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc châu Áhọc sinh nhận thức được sự hy sinh gian khổ của các dân tộc trên conđường đấu tranh giành độc lập
2.1.2.2 Về giáo dục.
Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 đã phản ánh cuộc đấu tranh dântộc, giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa các lực lượng, các phe phái trên thếgiới, đồng thời là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt gữa các cường quốcnhằm phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự mới có lợi chomình Vì vậy ngoài việc trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về lịch sử thếgiới, khóa trình này còn có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục học sinh
Đó là bồi dưỡng cho các em nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạngđối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, giáo dục cho
Trang 22học sinh thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô,hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng tháng Mười với cách mạng Việt Nam.Lịch sử xã hội loài người luôn luôn vận động và phát triển, kế tiếp nhauqua các hình thái kinh tế - xã hội trong đó hình thái cộng sản chủ nghĩađược coi là hình thái văn minh tương lai của nhân loại với cách mạngtháng Mười Nga năm 1917 xã hội chủ nghĩa đã tồn tại với tư cách là mộtkiểu chế độ xã hội trong hiện thực Nhà nước Nga Xô viết và sau đó là Liênbang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết giữa muôn trùng gian khó, thửthách, giữa vòng vây chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn vững vàng đi lên theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Nhân dân Liên Xô với tinh thần hăng say,nhiệt tình của những người lao động dưới chế độ mới đã tạo nên nhữngthành quả lớn lao trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủnghĩa xã hội Qua đó giúp học sinh nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt
và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội đặc biệt trong tình hình thế giới có nhiềuchuyển biến phức tạp như hiện nay, tránh những tư tưởng phủ định lịch sử,phủ nhận những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội đối với tiến trìnhphát triển của lịch sử loài người
Qua việc tìm hiểu các nước tư bản chủ yếu trong giai đoạn 1918
-1939 học sinh có được những nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển
và bản chất của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản không ngừng phát triển
và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đó là quy luật tất yếu Tuynhiên, bên cạnh những đóng góp lớn cho nền sản xuất nhân loại, chủ nghĩa
đế quốc đã bộc lộ những mặt trái của nó, là nguồn gốc chủ cuộc chiến tranh
đế quốc phi nghĩa vì lợi ích của giai cấp tư sản cầm quyền Chiến tranh thếgiới thứ hai đã bùng nổ do những mâu thuẫn, những lợi ích kinh tế - chínhtrị không thể điều hòa được giữa các lực lượng đế quốc mà không ai khácchính các đế quốc phát xít Đức, Ý, Nhật là những kẻ châm ngòi cho chiếntranh bùng nổ gây nên những hậu quả khôn lường, hủy hoại nhiều giá trịvăn minh nhân loại Vì vậy, nắm và hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản
Trang 23giáo dục các em lòng căm thù chủ nghĩa phát xít , nhìn nhận đúng tính chất
2 mặt của đế quốc phương Tây, giáo dục lòng biết ơn đối với nhân dânLiên Xô, bồi dưỡng lòng yêu nước hòa bình và ý thức xây dựng một thếgiới bình đẳng, tiến bộ, dân chủ thực sự
Các quốc gia dân tộc trên thế giới không ngừng vươn lên, phát triển
để khẳng định mình Tuy nhiên trong cuộc đấu tranh sinh tồn đầy vất vả vàgian khó đó họ đã phải đổi biết bao hy sinh xương máu chống các thế lựcthù địch để giành độc lập, để tồn tại và phát triển Vì vậy khi tìm hiểu vềcác nước châu Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới 1918 - 1939 các em nhậnthức sâu sắc về quy luật “có áp bức có đấu tranh”, tính tất yếu của các cuộcđấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức, từ đó hiểuđược giá trị vĩnh hằng của chân lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
2.1.2.3.Nhiệm vụ phát triển:
Quá trình hình thành tri thức lịch sử cho học sinh bắt đầu từ việccung cấp các sự kiện lịch sử Điều đó không có nghĩa là giáo viên trình bàymột cách đơn giản về các sự kiện cho học sinh mà phải thông qua sự kiện,trên cơ sở sự kiện giáo viên phải dựng lại bức tranh quá khứ sinh động như
nó vốn tồn tại Từ đó giúp các em rút ra được những quy luật, bài học lịch
sử, vận dụng cho cuộc sống hiện tại
Qua việc giảng dạy khóa trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945bồi dưỡng cho các em tư duy biện chứng trong nhận thức, biết tổng hợp,phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện một cách khách quan, rút ra đượcnhững kết luận và bài học kinh nghiệm cho quá khứ Chẳng hạn dạy bài
“Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cáchmạng năm (1917 - 1921)” giúp học sinh hiểu được vì sao nước Nga năm
1917 lại có hai cuộc cách mạng: cách mạng tháng Hai và cách mạng thángMười Học sinh có thể liên hệ sự ảnh hưởng của cách mạng tháng Mườiđến nước ta Chính cách mạng tháng Mười đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm racon đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản Con đường
Trang 24đó không chỉ giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộccho Việt Nam mà nó còn là con đường cách mạng chân chính cho nhiềudân tộc bị áp bức, trở thành xu thế của thời đại Hay khi dạy bài “Chiếntranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)” từ sự phân tích một cách logic các sựkiện về quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thăng trầm của chủ nghĩa tưbản các em lý giải được sự hình thành chủ nghĩa phát xít cũng như nhữngđặc trưng riêng của từng đế quốc phát xít.
Trong điều kiện sách giáo khoa mới đưa vào nhiều tranh ảnh, bản đồphong phú, đa dạng không những tăng thêm hứng thú học tập mà còn pháttriển tư duy học sinh Học sinh rèn luyện được các kỹ năng vẽ bản đồ, đọcbản đồ, nhận xét tranh ảnh… và đồng thời còn biết kết hợp lời nói với đồdùng trực quan góp phần phát triển khả năng diễn đạt của các em
2.1.3 Nội cơ bản của khóa trình.
Thông qua khóa trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) giúp họcsinh nắm được các nội dung sau:
Vừa ra đời nhà nước Xô Viết đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thửthách Nhờ đường lối và sách lược đúng đắn Liên Xô đã nhanh chóng khắcphục hậu quả chiến tranh, đập tan âm mưu bóp chết chính quyền Xô Viết
và thủ tiêu thành quả cách mạng của các lực lượng phản động Từ năm
1921 - 1941 Liên Xô tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhanh chóngphục hồi và phát triển kinh tế, đạt nhiều thành tựu trong việc thực hiện các
kế hoạch 5 năm Đặc biệt sự ra đời của Liên bang cộng hòa xã hội chủnghĩa Xô Viết( 30/ 12/ 1922) đã tạo ra một thể chế chính trị liên minh bìnhđẳng giữa các quốc gia, tạo tiềm lực về lãnh thổ, kinh tế và an ninh quốcphòng cho nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Đồng thời Liên
Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước châu Âu, châu
Á từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập ngoại giao của các nước đếquốc Mặc dù còn nhiều sai lầm, thiếu sót do những yếu tố khách quan vàchủ quan nhưng những thành tựu của Liên Xô đạt được trong công cuộc
Trang 25xây dựng chủ nghĩa xã hội đã biến Liên Xô trở thành thành trì của cáchmạng thế giới, củng cố niềm tin cho nhân dân vào chế độ mới và đặc biệttạo nền tảng để Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, gópphần bảo vệ hòa bình thế giới.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một trật tự thế giới mớiđược thiết lập, nhưng do bản chất của chủ nghĩa tư bản những mâu thuẫngiữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa vẫn chưa được giải quyết Từ
1918 - 1939 trong sự phát triển chung của các cường quốc các nước tư bản
Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật đã trải qua các giai đoạn thăng trầm Cuộckhủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây nên hậu quả nghiêm trọng, tácđộng đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của thế giới chủ ngĩa tư bản.Nước Đức đã chọn lối thoát cho khủng hoảng bằng cách phát xít hóa bộmáy chính quyền Trong thời kỳ cầm quyền của Hít - le, Đức đã thi hànhchính sách đối ngoại phản động nhằm phát động chiến tranh chia lại thếgiới Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 cũng gây nên những suy thoáinặng nề về kinh tế chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ Nhưng nhờ chínhsách mới của tổng thống Ru - dơ - ven, Mỹ nhanh chóng thoát khỏi khủnghoảng, duy trì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhật là nước duy nhất ởchâu Á được xếp vào hàng ngũ các cường quốc tư bản Sau chiến tranh thếgiới thứ nhất, Nhật có điều kiện phát triển kinh tế, nhưng đến giai đoạn
1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh và cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 - 1933 đã làm nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng Giới cầm quyềnNhật cũng chọn con đường phát xít hóa bộ máy chính quyền để thoát khỏikhủng hoảng, tuy nhiên quá trình quân phiệt hóa của Nhật đang mangnhiều đặc điểm riêng biệt khác với Đức hay Italia Như vậy cuộc khủnghoảng kinh tế 1929 - 1933 đã dẫn đến sự hình thành trục phát xít “Bec - lin– Roma – Tô - ky - ô” Những mâu thuẫn không thể giải quyết giữa mộtbên là đế quốc Mỹ - Anh - Pháp một bên là chủ nghĩa phát xít báo hiệunguy cơ của cuộc chiến tranh đang đến gần
Trang 26Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thắng lợi của cách mạngtháng Mười đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện thế giới Từ năm 1918đến sau chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, châu Á có những biến chuyển tolớn về kinh tế - chính trị - xã hội Những điều kiện đó đã khiến cuộc đấutranh giành độc lập có những bước phát triển mới Trung Quốc, Ấn Độ lànhững nước có truyền thống cách mạng lâu đời và đến giai đoạn này, nhiềucuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến diễn ra, tiêu biểu là phong tràoNgũ Tứ ở Trung Quốc Sau phong trào Ngũ Tứ, phong trào cách mạng pháttriển với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và Đảng cộng sản TrungQuốc, điều đó thể hiện trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng lần thứ nhất(1927 - 1937) Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ cũng phát triển nhanhchóng qua hai giai đoạn 1918 - 1929 và 1929 - 1939 Cuộc đấu tranh chốngchủ nghĩa thực dân cũng bùng lên mạnh mẽ ở Đông Nam Á, nhất là ở Lào,Cămpuchia, Mã Lai, Miến Điện với các con đường, các khuynh hướngchính trị khác nhau Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á còn duy trìđược độc lập mặc dù về hình thức, cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm đã tạođiều kiện mới cho Xiêm bước vào giai đoạn phát triển theo hướng tư bảnchủ nghĩa Như vậy một cao trào cách mạng rộng lớn đã diễn ra ở châu Á
từ 1918 đến 1939, tuy chưa giành được thắng lợi trọn vẹn nhưng thông quacác cuộc đấu tranh đã dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản – đội tiênphong của giai cấp vô sản – và ngày càng khẳng định được vai trò, nănglực lãnh đạo ở các nước
Một nội dung quan trọng của khóa trình lịch sử thế giới hiện đại
1917 -1945 đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Xuấtphát từ nguyên nhân sâu xa về phát triển không đều của chủ nghĩa đểquốc, những mâu thuẫn nảy sinh từ hệ thống Vec - xai – Oa - sinh - tơn
và trực tiếp là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫngiữa các nước đế quốc thêm sâu sắc, không thể điều hòa dẫn đến sự cầmquyền của chủ nghĩa phát xít và hình thành hai khối đế quốc đối lập
Trang 27Khối đế quốc phát xít và khối đế quốc dân chủ mâu thuẫn với nhau vềquyền lợi, ráo riết chạy đua vũ trang để chia lại thị trường thế giới và cảhai khối này cùng mâu thuẫn với Liên Xô Những nguyên nhân trên đãdẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai vào ngày 01/ 09/ 1939,trải qua ba giai đoạn và kết thúc vào tháng 8 năm 1945 Sự bành trướngcủa chủ nghĩa phát xít đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập tự chủthiêng liêng của các dân tộc Sự tàn khốc của chiến tranh thế giới thứhai gây nên những hậu quả tai hại cho nhân loại mà cho đến nay những
di chứng của nó vẫn gợi lên những nỗi đau đớn cho nhân dân yêu chuộnghòa bình Những kẻ gây nên những cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
đã thất bại thảm hại, chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ hoàn toàn Thắng lợi vĩđại đó thuộc về các dân tộc kiên cường chống lại chủ nghĩa phát xít, trụcột là Liên Xô, Mỹ, Anh, trong đó Liên Xô giữ vai trò hàng đầu
2.2 NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1917 – 1945 (LỊCH SỬ 11 - NÂNG CAO).
2.2.1 Kỹ năng diễn đạt.
* Kỹ năng diễn đạt nói:
Kỹ năng diễn đạt nói có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong dạyhọc lịch sử trường phổ thông Lời nói đóng vai trò chỉ đạo trong quátrình dạy học lịch sử Bởi vì không có phương pháp dạy học nào,phương tiện dạy học nào được sử dụng lại không kèm theo lời nói Diễnđạt nói rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp cho học sinh khôi phục được quá khứlịch sử như nó đã tồn tại, giúp các em biết suy nghĩ, tìm tòi rút ra kếtluận, hình thành khái niệm Tuy vậy rất nhiều học sinh khi diễn đạt nóicòn mắc nhiều hạn chế trong phát âm như: nói ngọng, nói lắp, sử dụngquá nhiều thổ ngữ, nói ngắt quãng Điều này làm cho học sinh khó diễnđạt điều mình cần nói khi trả lời câu hỏi của giáo viên, gây cho ngườinghe khó chịu Nhưng các lỗi trong cách diễn đạt nói của học sinh
Trang 28nhiều khi giáo viên không chú ý và uốn nắn sửa chữa cho các em.Muốn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói thì cần nắm đượcnhững yêu cầu cơ bản của kỹ năng diễn đạt nói:
- Khắc phục những khuyết tật thường gặp trong phát âm:
Nói ngọng: Hàng ngày ta thường gặp một số học sinh nói ngọng nhất
là những học sinh sống ở xa các trung tâm thành phố Nói ngọng có nhiềudạng: Nói ngọng giữa ‘t’ và ‘tr’ (con trâu nói thành con tâu); nói ngọnggiữa ‘l’và ‘n’ (tấm lòng nói thành tấm nòng) Việc nói ngọng giữa ‘l’ và ‘n’thường gặp ở học sinh trong nhiều trường phổ thông và dường như là mộtkhuyết tật phổ biến Việc nói ngọng nếu không được khắc phục sẽ dẫn tớilàm sai lệch những kiến thức lịch sử
Nói lắp: Cũng là hiện tượng thường gặp trong khi nghe các bài phát
biểu, trình bày một vấn đề lịch sử của học sinh Do vậy mà hiệu quả của bàinói bị giảm sút Có nhiều dạng nói lắp: Một số học sinh cứ lặp đi lặp lạimột câu nào đó thường dùng như: như thế nghĩa là, có thể nói, thì là… nólàm cho ý diễn đạt không trôi chảy, người nghe thấy khó chịu và diễn đạtnhư vậy rất mất thời gian
Cách phát âm gió, âm r, s: có nhiều học sinh nói, đọc các âm gió
không chuẩn Dạng thứ nhất là nói, đọc quá nặng âm r và s Dạng thứ hai lànói, đọc âm r thành d, âm s thành x
Sử dụng quá nhiều thổ ngữ, nói nhanh, nói ngắt quãng, thêm các từkhông cần thiết Đa số các học sinh ở địa phương thường sử dụng quánhiều thổ ngữ gây khó hiểu Nói nhanh khi trả lời hay nói ngắt quãng sẽlàm cho người nghe không thấy được logic trong câu trả lời của các em
- Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng:
Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu là điều hiết sức cầnthiết Muốn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng cần dùng ngôn ngữ phổ thông, phùhợp, tránh lối nói mập mờ, giải thích vấn đề một cách trừu tượng, rắc rối
Trang 29Kỹ năng diễn đạt nói của học sinh được sử dụng nhiều khi trả lời cáccâu hỏi trong mỗi bài học mà giáo viên đưa ra Do vậy giáo viên nên tăngcường hỏi học sinh trong mỗi tiết học để giúp các em có cơ hội được nóinhiều hơn Giáo viên nên hướng dẫn học sinh biết trình bày một số vấn đề,một mục trong bài giảng rõ ràng, khúc chiết, diễn cảm Các phương phápdùng để diễn đạt nói của học sinh là miêu tả, tường thuật, giải thích
Như khi dạy mục 1 bài 23 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)”, sau khi giáo viên nêucâu hỏi: Hãy nhận xét về tình cảnh của người dân Nga trước cách mạngdựa vào các hình 61, hình 62 trong sách giáo khoa? Giáo viên hướng dẫnhọc sinh dựa vào sách giáo khoa để đưa ra nhận xét thông qua việc quan sáthai hình ảnh Học sinh suy nghĩ và diễn đạt bằng lời nói: Bức tranh hình 61
là “nơi ở của nhân dân Nga năm 1917” và hình 62 là “những người línhNga ngoài mặt trận tháng 1 - 1917” Đã cho thấy tình cảnh người dân Ngatrước cách mạng bị áp bức, bốc lột nặng nề, bị bần cùng hóa, cuộc sốngkhốn khổ; số người chết và bị thương ngoài mặt trận tăng cao
Hay khi dạy mục 2 của bài 24 “Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội(1921 - 1941)”, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung củachính sách kinh tế mới với những nét chính bao gồm các chính sách chủyếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ Giáo viên hỏihọc sinh: Nêu tác động của chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế?Trước khi học sinh trả lời giáo viên cần hướng dẫn học sinh tham khảobảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế của nước Nga Xô Viếttrong các năm 1921 và 1923 ở mục 1 để các em suy nghĩ và trả lời câu hỏitrên như sau: Nhờ chính sách kinh tế mới mà kinh tế Nga đã có sự phục hồinhanh chóng, nước Nga vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị Làmcho nông dân phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đảm bảocung cấp lương thực cho nhân dân
Trang 30Qua việc trả lời câu hỏi học sinh đã biết làm việc với sách giáo khoa,vừa tư duy lại kiến thức lịch sử cần trả lời, vừa rèn luyện được cho các emkhả năng diễn đạt nói, khả năng phân tích nhận xét, tăng hào hứng, nỗ lựchọc tập
Để giúp học sinh diễn đạt nói tốt, khắc phục được những khuyết tậttrong khi diễn đạt nói của học sinh, giáo viên cần: Tăng cường các hoạtđộng giao tiếp, tổ chức các buổi thảo luận để mỗi học sinh đều được rènluyện kỹ năng diễn đạt nói Muốn phát biểu tốt, trình bày tốt một vấn đềlịch sử bản thân học sinh phải thường xuyên tự rèn luyện diễn đạt nói cácvấn đề lịch sử ở nhà Muốn diễn đạt tốt học sinh cần có vốn từ phong phú
Do vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập sổ tu từ để có được một vốnkiến thức về ngôn ngữ khi diễn đạt
Tóm lại diễn đạt nói có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong học tập lịch
sử ở trường phổ thông Khả năng diễn đạt tốt không tự có mà phải thôngqua quá trình rèn luyện Muốn vậy học sinh cần thực hiện tố các yêu cầu đã
đề ra
* Kỹ năng diễn đạt viết:
Diễn đạt viết cũng có ý nghĩa như lời nói Nếu viết lủng củng, khôngđúng ngữ pháp, thì người đọc không thể hiểu được Cũng như việc diễn đạtnói, khi viết học sinh phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định:
- Khắc phục những yếu kém thường gặp trong diễn đạt viết:
+ Viết sai ngữ pháp: có nhiều dạng viết sai ngữ pháp thường gặp
trong các bài viết của học sinh Trước hết là sai chính tả như dùng sai chữ
‘ch’ và ‘tr’, ‘n’ và ‘l’, viết hoa tùy tiện Dạng thứ hai là chấm câu bừa bãi.Viết sai ngữ pháp nhiều khi dẫn tới sai kiến thức cơ bản Do đó mà họcsinh nhất thiết phải rèn luyện, khắc phục những yếu kém này Bảo đảm viếtđúng chính tả, đúng ngữ pháp là yêu cầu cơ bản đầu tiên phải thực hiện
+ Câu văn lủng củng, không làm nổi bật ý cần nêu: Nhược điểm
này thường biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau do học sinh nắm nội
Trang 31dung kiến thức khôn chắc, hay diễn đạt kém Có nhiều trường hợp nộidung kiến thức chính xác nhưng người viết lại nêu lên rất nhiều ý, các ýsắp xếp lộn xộn, không ăn nhập với nhau, khiến cho người đọc khônghiểu được tác giả muốn nói gì qua câu đó
Bên cạnh việc khắc phục những nhược điểm trên, để rèn luyện kỹnăng diễn đạt viết cần phải khắc phục cách diễn đạt khô khan, công thứcchỉ nói lý luận chung chung; và cách lập luận không chặt chẽ khi lý giảimột vấn đề lịch sử: phải diễn đạt mạch lạc, súc tích Các ý của bài viết phải
có ý nghĩa, ăn khớp với nhau theo một logic nhất định để người đọc hiểu rõvấn đề lịch sử gì đang được đề cập đến Câu văn viết gọn rõ ràng, đúng ngữpháp Tức không nên viết câu văn quá dài không rõ nghĩa mà nên viết ngắnngọn, nêu rõ ý cần nói và phải tuân thủ các yêu cầu ngữ pháp
Muốn làm được điều đó học sinh cần: Học sinh cần thiết ôn tập,nắm vững một số điểm về ngữ pháp Tiếng Việt trong đó chủ yếu là cáchhành văn diễn đạt, ví như cách chấm câu, cách sắp xếp các mệnh đề trongmột câu Thường xuyên đọc sách báo để trau dồi kiến thức chung và họctập cách viết hay, cách diễn đạt nhiều vấn đề lịch sử có liên quan Vì vậyluôn có ý thức đọc sách báo sẽ giúp cho học sinh rèn luyện khả năng diễnđạt đạt viết Học sinh có thể luyện tập cách diễn đạt viết qua việc làm bàitập về nhà Việc chuẩn bị các bài tập về nhà, hoặc làm bài kiểm tra sẽ giúphọc sinh kiểm tra lại khả năng diễn đạt viết, sửa chữa yếu kém và rèn luyệncách viết tốt Vì vậy khi thực hiện công việc trên mỗi học sinh nên chuẩn bị
kỹ về nội dung và xem xét cẩn thận cách diễn đạt của mình
- Muốn diễn đạt viết một vấn đề lịch sử học sinh cần thiết thực hiệncác bước sau:
+ Tìm các ý để xây dựng dàn ý của một vấn đề lịch sử
+ Tìm dữ kiện lịch sử làm rõ các ý
+ Phân tích, đánh giá sự kiện để làm nổi bật nội dung các ý thôngqua hành văn diễn đạt
Trang 32+ Khái quát rút ra kết luận có tính chất khẳng định vấn đề.
Chúng ta có thể dẫn một ví dụ làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử đanghọc trong khóa trình: “Trình bày sự ra đời của chính sách kinh tế mới vàtác động của nó đối với nền kinh tế Nga?” Trước hết học sinh phải xácđịnh các ý cần làm rõ:
+ Hoàn cảnh dẫn tới việc ra đời chính sách kinh tế mới
+ Nội dung của chính sách kinh tế mới
+ Tác động của chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga XôViết
- Thứ hai, học sinh tìm các sự kiện lịch sử làm rõ nội dung các ý đãđược nhận thức nêu trên Ví như nêu các sự kiện trong hoàn cảnhdẫn đến việc ra đời chính sách kinh tế mới:
+ Để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị
+ Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.+ Đại hội lần thứ X Đảng Bôn sê vích Nga quyết định chuyển chínhsách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới
Sau khi nêu hoàn cảnh, học sinh tiếp tục tìm các sự kiện lịch sử đểlàm rõ ý về nội dung và tác động của chính sách kinh tế mới Sau đó đánhgiá ý nghĩa của sự kiện của sự ra đời chính sách kinh tế mới, học sinh cóthể diễn đạt như sau: Chính sách kinh tế mới thể hiện sự chuyển đổi kịpthời từ nền kinh tế mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh
tế với nhiều thành phần và tự do buôn bán Nhưng nhà nước vẫn nắm vị tríthen chốt để thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết kinh tế Chính vì thế,chính sách kinh tế mới đã để lại những kinh nghiệm đối với công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước sau này
2.2.2 Kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quan.
Quy luật nhận thức chung của con người là đi từ trực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là conđường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan
Trang 33Con dường nhận thức của học sinh cũng tuân theo quy luật chung đó, cũngtrải qua giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, vận dụng thựctiễn và đời sống Tuy vậy do nhận thức lịch sử là nhận thức cái đã qua vàkhông lặp lại nên giai đoạn nhận thức cảm tính không thể bắt đầu từ cảmgiác và tri giác được Trong quá trình nhận thức lịch sử của học sinh thìbiểu tượng lịch sử là hình thức đầu tiên và duy nhất trong giai đoạn nhậnthức cảm tính Do vậy để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh thì đồ dùngtrực quan đóng vai trò quan trọng Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sửmang những mẫu thông tin về quá khứ, nên dựa vào nó giáo viên có thể táitạo lại được bức tranh quá khứ Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trongviệc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử Hìnhảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ học sinh là những hìnhảnh mà học sinh thu nhận được bằng trực quan Chính vì thế mà đồ dùngtrực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứngthú học tập cho học sinh.
Tuy nhiên trong nhà trường phổ thông hiện nay với tình trạng “dạychay” trở nên phổ biến Trong khâu chuẩn bị bài học lịch sử của giáo viênhiện nay, việc chuẩn bị đồ dùng trực quan càng thiếu sự đầu tư đúng mức.Việc sử dụng đồ dùng trực quan chưa phổ biến lắm nên giáo viên còn tỏ ralúng túng chưa biết cách thiết kế và hướng dẫn học sinh thiết kế đồ dùngtrực quan Cũng có một số giáo viên quan niệm không đúng về vai trò của
đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nên chưa có sự quan tâm đúngmức đến việc thiết kế và hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng trực quan.Thậm chí khi có sẵn đồ dùng trực quan nhưng giáo viên vẫn ít đưa vào sửdụng Tuy nhiên vẫn có một số giáo viên đã biết cách khai thác triệt để tácdụng của đồ dùng trực quan và đã có những tìm tòi, đầu tư cho việc thiết
kế đồ dùng trực quan để sử dụng trong giảng dạy Nhưng số lượng giáoviên làm được như vậy cũng chưa nhiều nên chất lượng dạy học lịch sử vẫn
Trang 34chưa được nâng lên Yêu cầu đặt ra là phải tích cực rèn luyện kỹ năng thiết
kế đồ dùng trực quan ở cả giáo viên và học sinh
Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quantrong dạy học khóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử11- nâng cao) Giảng dạy trong khóa trình này có nhiều loại đồ dùng trựcquan như: bản đồ, tranh ảnh, niên biểu, biểu đồ….Nhưng chúng tôi chỉchọn hướng dẫn cho học sinh kỹ năng thiết kế hai loại đồ dùng trực quanđược sử dụng phổ biên trong khóa trình này là: kỹ năng thiết kế bản đồsách giáo khoa, kỹ năng lập niên biểu
Bản đồ giáo khoa lịch sử :
Đây là kênh hình khá phổ biến trong sách giáo khoa Bản đồ là một
bộ phận của đồ dùng trực quan quy ước Bản đồ giáo khoa lịch sử là nhữngbản đồ nhằm phục vụ cho dạy học lịch sử ở nhiều hình thức, cho các cấphọc khác nhau, trình bày nội dung sự kiện được quy định trong chươngtrình sách giáo khoa, nhằm mục đích cụ thể hóa nội dung lịch sử được cụthể hóa trong chương trình sách giáo khoa
Bản đồ sách giáo khoa có cấu tạo gồm ba phần, phần quan trọng nhất
là nội dung lịch sử bao gồm những yếu tố như địa danh, niên đại, quá trìnhphát triển của sự kiện, bao hàm cả các ký hiệu trên bản đồ, ký hiệu diệntích và các kết quả trên bản đồ Phần thứ hai là phép chiếu bản đồ: là cơ sởkhoa học không thể thiếu để xác định một cách chính xác các yếu tố nộidung thể hiện trên bản đồ Cơ sở khoa học cho phép chiếu là đường kinhtuyến, vĩ tuyến Thứ ba là các yếu tố phụ trên bản đồ: những yếu tố chúthích, chú giải
Như vậy bản đồ sách giáo khoa lịch sử nhằm xác định địa điểm của
sự kiện trong thời gian và không gian nhất định Đồng thời bản đồ giáokhoa lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử
về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trìnhlịch sử, giúp các học sinh củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học
Trang 35Bản đồ giáo khoa lịch sử có nhiều loại như: Bản đồ treo tường, bản
đồ trong sách giáo khoa, át lát lịch sử; còn phân theo nội dung lịch sử thì cóbản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề Trong đó, bản đồ trong sách giáokhoa, bản đồ treo tường là 2 loại bản đồ được giáo viên sử dụng nhiều nhấtkhi muốn rèn luyện cho học sinh kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quan Bản
đồ treo tường là một trong những bản đồ quan trọng nhất phục vụ mục đíchdạy học, kích thước rộng 60 - 65 cm, dài 80 - 85 cm, bản đồ do nhà sảnxuất cung cấp, cũng có thể do giáo viên và học sinh tự thiết kế phục vụ bàihọc Khi sử dụng cần tuân thủ theo các bước từ việc nêu tên bản đồ đến chúthích, chú giải cũng như trình bày diễn biến của sự kiện Còn bản đồ trongsách giáo khoa lịch sử là loại bản đồ phục vụ cho cả giáo viên và học sinh,chủ yếu là học sinh Học sinh phải đọc trước bài học theo yêu cầu của giáoviên, học sinh có thể đề cập hoặc đưa ra các thắc mắc, đồng thời cũng rènluyện được các kỹ năng vẽ, đọc bản đồ Đối với giáo viên bản đồ sách giáokhoa giúp giáo viên chuẩn bị bài cẩn thận hơn, là cơ sở quan trọng đểchuẩn bị thực hiện nội dung bài giảng, giáo viên có thể dựa vào bản đồsách giáo khoa để tự thiết kế bản đồ
Trong khi hướng dẫn học sinh thiết kế bản đồ giáo viên nêu ra cácyêu cầu cần biết khi học sinh tiến hành thiết kế:
+ Phải nghiên cứu kỹ nội dung bài viết trong sách giáo khoa để xácđịnh kiến thức cơ bản liên quan đến bản đồ
+ Nắm vững nội dung kiến thức lịch sử được thể hiện trên bản đồ.+ Trong thiết kế bản đồ, phải đảm bảo tính chính xác, khoa học vàtính thẩm mĩ về những kí hiệu, địa danh và phương hướng lãnh thổ Cầnchú ý rằng bản đồ lịch sử không cần nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên(khoáng sản, sông núi) mà cần có những kí hiệu về biên giới giữa các quốcgia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, địa điểm xẩy ra nhữngbiến cố quan trọng (các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch)
Trang 36+ Đồng thời phải đảm bảo tính hài hòa về màu sắc, đường nét liêntục, chữ viết vừa phải đẹp, cẩn thận, in hoa và có kích thước phù hợp vớikích cỡ bản đồ Bản đồ thiết kế phải theo những nguyên tắc kí hiệu trên bản
đồ gốc
Kỹ thuật vẽ bản đồ: có nhiều cách vẽ bản đồ khác nhau như phương
pháp cơ ảnh, phương pháp thu phóng Nhưng phổ biến nhất và thông dụngnhất là phương pháp ô vuông, tức là dựa trên bản đồ gốc, xác định tọa độ
và kẻ những ô vuông tương ứng để dịch chuyển những nội dung từ bản đồgốc sang bản đồ mới với tỉ lệ nhất định
Để thiết kế được bản đồ giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một
số kỹ năng phục vụ cho việc thiết kế bản đồ:
- Kỹ năng xác định nội dung lịch sử được thể hiên qua bản đồ: Một là những tài liệu về điều kiện tự nhiên của đời sống xã hội nhất
là tài liệu địa lý có liên quan đến sự kiện lịch sử đang học như núi, sông,đường biên giới, địa hình, điều này rất cần thiết cho việc học lịch sử cácquốc gia cổ đại và diễn biến các trận đánh
Hai là những kiến thức về hoạt động trong đời sống của con ngườinhư các điểm dân cư, các lãnh thổ, quốc gia, những cơ sở sản xuất (nôngnghiệp, công nghiệp, tự nhiên, văn hóa) Đây là nội dung thể hiện tính toàndiện của lịch sử xã hội trên mọi mặt của đời sống con người Việc xác địnhcác biên giới quốc gia, các lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối vớinội dung của bản đồ lịch sử và nó thể hiện một kiến thức về địa lý - lịch sử,qua đó mà hiểu rõ sự phát triển của quốc gia, dân tộc, việc bảo vệ độc lậpdân tộc
Ba là, việc sử dụng các ký hiệu trên bản đồ không chỉ có ý nghĩaminh họa mà còn có tác dụng giáo dưỡng, giáo dục lớn (góp phần tạo biểutượng, gây xúc cảm) và phát triển tư duy học sinh
Để hiểu và xác định đúng nội dung lịch sử được thể hiện trên bản đồ,trước tiên phải hiểu sâu sắc nội dung của bài giảng trong sách giáo khoa
Trang 37Mỗi nét, mỗi ký hiệu trên bản đồ đều mang ý nghĩa, nội dung lịch sử nào
đó của bài giảng đòi hỏi người sử dụng phải nghiên cứu Thông thườngngười ta thống nhất những ký hiệu được thể hiện trên bản đồ như sau:
Ký hiệu màu sắc: Ví như thể hiện địa hình đồng bằng cho các màuxanh lá mạ, cao nguyên màu vàng, miền núi màu da cam, biển màu xanhlam, xanh da trời…Nếu thể hiện ở các chế độ xã hội khác nhau thì màuhồng thể hiện các nước xã hội chủ nghĩa, màu nâu thể hiện các nước thuộcđịa và phụ thuộc, màu xanh thẫm thể hiện các nước tư bản, đế quốc chủnghĩa
Ký hiệu chữ: Thủ đô các nước in chữ to, bên cạnh có ký hiệu ngôisao; hoặc sử dụng ký hiệu hóa học như Pb (chì), Ni (niken), Cu (đồng), Zn(kẽm)
Ký hiệu hình học: than, sắt, hay bó đuốc thể hiện cuộc đấutranh của nhân dân hay khởi nghĩa
Ký hiệu trực quan (minh họa): Mũi tên có các màu sắc khác nhaudiễn tả tấn công hoặc rút lui trong trận đánh, chiến tranh, tượng hình (vẽ tảthực hoặc ảnh của đối tượng) như người cầm cờ (chiến thắng), người giơhai tay lên trời (X) chiến bại
- Kỹ năng thể hiện nội dung và hình thức trên bản đồ lịch sử:
“Bản đồ lịch sử là sự thể hiện những sự kiện, những hiện tượng lịch
sử trên một nền địa lí nhất định, ở một thời điểm nhất định của lịch sử Bản
đồ lịch sử phải thể hiện được những vị trí của sự kiện lịch sử đã diễn ra,những điều kiện tự nhiên và xã hội của một quốc gia dân tộc nào đó (theoyêu cầu của nội dung) ảnh hưởng đến sự kiện lịch sử cần nghiên cứu và họctập” [ 2, 66] Bản đồ giáo khoa có nhiều loại: bản đồ treo tường, bản đồ introng sách giáo khoa, bản đồ át lát… Trong giờ lên lớp giáo viên thường sửdụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường, còn các loại bản đồ khác tùy vàomục đích mà được sử dụng khác nhau.Vì vậy mà tùy thuộc vào nội dunglịch sử mà xây dựng bản đồ Muốn thể hiện nhiều nội dung lịch sử trên một
Trang 38bản đồ thì lựa chọn các ký hiệu khác nhau minh họa phù hợp nội dung.Nhìn chung việc thể hiện nội dung, hình thức trên bản đồ phải tuân theonhững yêu cầu khi thiết kế bản đồ, bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng,tính sư phạm.
- Kỹ năng xây dựng bản đồ giáo khoa lịch sử:
Việc xây dựng và thiết kế bản đồ lịch sử rất khó, nó đòi hỏi sự cốgắng của mỗi giáo viên và học sinh Tất nhiên, các bản đồ có tính chấtnghiên cứu khoa học cao, phải trông chờ nhà nước xuất bản, song giáo viên
và học sinh có thể tự thiết kế bản đồ để phục vụ cho việc dạy và học
Muốn xây dựng được bản đồ giáo viên cần hướng dẫn cho học sinhtiến hành các bước:
Trước hết, phải chọn tỉ lệ thích hợp để thể hiện toàn bộ khung địa
lý của bản đồ cần xây dựng trên một khổ giấy vừa đủ để đảm bảo tínhtrực quan sư phạm (thường sử dụng giấy Ao, kích thước 80 x 120 cm),sau đó chia ô (khung) trên khổ giấy sao cho chính xác với tỷ lệ của bảnđồ
Thứ hai, xác định các tọa độ, không gian địa lý, vị trí quan trọngtrên bản đồ và sử dụng bút chì vẽ phác họa bản đồ, nối các địa điểm lạivới nhau
Thứ ba, sau khi đã vẽ được khung và sườn của bản đồ, chúng tanên vẽ chuẩn các đường cong, xác định không gian địa lý, tên các địadanh xảy ra sự kiện, biến cố lịch sử trên bản đồ sẽ dạy và điền các kýhiệu chính liên quan Công việc này đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác cao,không được hiện đại hóa lịch sử
Thứ tư, hoàn chỉnh nội dung kiến thức trên bản đồ, tô màu sắc,hình thức thể hiện và thông tin ở phần chú giải Khi thể hiện màu sắc nếutrong bản đồ đã có màu thì nên sử dụng màu sắc theo các bản đồ thôngthường, kết hợp với những màu sắc thể hiện thông tin lịch sử Tên củabản đồ phản ánh được nội dung của sự kiện lịch sử cần thể hiện
Trang 39 Niên biểu:
Niên biểu cũng là một loại đồ dùng trực quan quy ước nhằm trìnhbày một cách hệ thống các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo trình tự thờigian Thông qua đó giúp học sinh ghi nhớ và hệ thống hóa những sự kiệnlịch sử diễn ra trong những khoảng thời gian nhất định, đồng thời thấyđược mối quan hệ giữa các sự kiện ấy
Việc xây dựng niên biểu phải dựa trên các yêu cầu sau:
+ Học sinh lập niên biểu sau khi đã được tìm hiểu và được học các
sự kiện lịch sử
+ Giáo viên phải chỉ rõ các tiêu chí để lập bảng niên biểu
+ Nội dung trình bày trong niên biểu phải ngắn gọn, súc tích, phùhợp với yêu cầu của việc thành lập niên biểu
Học sinh có thể trình bày niên biểu ở trên các chất liệu như: giấy, bìa
cỡ lớn Niên biểu được trình rõ ràng, đẹp mắt, dễ nhìn, dễ quan sát
Từ các yêu cầu chung nêu trên, tùy vào đặc điểm của từng loại niênbiểu mà giáo viên có cách hướng dẫn học sinh thiết kế các niên biểu chophù hợp
* Niên biểu tổng hợp: Là bảng biểu trình bày những sự kiện lớn xảy
ra trong một thời gian dài, loại niên biểu này giúp học sinh không nhữngghi nhớ những sự kiện chính, mà còn nắm được các mốc thời gian đánhdấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng Niên biểu tổng hợp còn trìnhbày những mặt khác nhau của một sự kiện xảy ra ở một nước trong mộtthời gian hay trong nhiều thời kỳ
Ví như: Bảng niên biểu thống kê về Lịch sử thế giới hiện đại 1917 –
Trang 40làm ba cột cho ba tiêu chí: Thời gian, Sự kiện chính, Kết quả - ý nghĩa vềLiên Xô, các nước tư bản, các nước châu Á. Ta được mẫu sau:
Thời gian Sự kiện chính Kết quả, ý nghĩa
I Nước Nga (Liên Xô)
* Niên biểu chuyên đề: Là bảng biểu trình bày về một sự kiện, một
lĩnh vực cụ thể nào đó, đặc biệt là các sự kiện phức tạp diễn ra trong mộtthời gian dài, có nhiều giai đoạn, qua đó giúp học sinh có cái nhìn tổng quát
về diễn biến sự kiện, giáo viên sử dụng kết hợp với bản đồ
Trong khóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1945” giáo viên
có thể hướng dẫn cho học sinh lập các niên biểu chuyên đề sau:
+ Niên biểu về các sự kiện chính của nước Nga – Liên Xô (1917 –1941): Hệ thống theo thời gian các sự kiện cơ bản và kết quả, ý nghĩa của
nó trong tiến trình lịch sử Liên Xô từ 1917 – 1941
+ Niên biểu về các nước Tư bản chủ nghĩa (1918 - 1939): Khái quátnét chính về lịch sử các nước Tư bản chủ nghĩa theo các thời kỳ trong giaiđoạn 1918 – 1939
+ Niên biểu về các nước châu Á: Khái quát theo thời gian những mốcchính trong lịch sử châu Á từ 1918 – 1939