KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1917 – 1945 (LỊCH SỬ 11 NÂNG CAO) 2.2.1 Kỹ năng diễn đạt.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 32)

2.2.1. Kỹ năng diễn đạt.

* Kỹ năng diễn đạt nói:

Kỹ năng diễn đạt nói có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong dạy học lịch sử trường phổ thông. Lời nói đóng vai trò chỉ đạo trong quá trình dạy học lịch sử. Bởi vì không có phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào được sử dụng lại không kèm theo lời nói. Diễn đạt nói rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp cho học sinh khôi phục được quá khứ lịch sử như nó đã tồn tại, giúp các em biết suy nghĩ, tìm tòi rút ra kết luận, hình thành khái niệm. Tuy vậy rất nhiều học sinh khi diễn đạt nói còn mắc nhiều hạn chế trong phát âm như: nói ngọng, nói lắp, sử dụng quá nhiều thổ ngữ, nói ngắt quãng. Điều này làm cho học sinh khó diễn đạt điều mình cần nói khi trả lời câu hỏi của giáo viên, gây cho người nghe khó chịu. Nhưng các lỗi trong cách diễn đạt nói của học sinh nhiều khi giáo viên không chú ý và uốn nắn sửa chữa cho các em.

Muốn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói thì cần nắm được những yêu cầu cơ bản của kỹ năng diễn đạt nói:

- Khắc phục những khuyết tật thường gặp trong phát âm:

Nói ngọng: Hàng ngày ta thường gặp một số học sinh nói ngọng nhất là những học sinh sống ở xa các trung tâm thành phố. Nói ngọng có nhiều dạng: Nói ngọng giữa ‘t’ và ‘tr’ (con trâu nói thành con tâu); nói ngọng giữa ‘l’và ‘n’ (tấm lòng nói thành tấm nòng). Việc nói ngọng giữa ‘l’ và ‘n’ thường gặp ở học sinh trong nhiều trường phổ thông và dường như là một khuyết tật phổ biến. Việc nói ngọng nếu không được khắc phục sẽ dẫn tới làm sai lệch những kiến thức lịch sử.

Nói lắp: Cũng là hiện tượng thường gặp trong khi nghe các bài phát biểu, trình bày một vấn đề lịch sử của học sinh. Do vậy mà hiệu quả của bài nói bị giảm sút. Có nhiều dạng nói lắp: Một số học sinh cứ lặp đi lặp lại một câu nào đó thường dùng như: như thế nghĩa là, có thể nói, thì là… nó làm cho ý diễn đạt không trôi chảy, người nghe thấy khó chịu và diễn đạt như vậy rất mất thời gian.

Cách phát âm gió, âm r, s: có nhiều học sinh nói, đọc các âm gió không chuẩn. Dạng thứ nhất là nói, đọc quá nặng âm r và s. Dạng thứ hai là nói, đọc âm r thành d, âm s thành x.

Sử dụng quá nhiều thổ ngữ, nói nhanh, nói ngắt quãng, thêm các từ không cần thiết. Đa số các học sinh ở địa phương thường sử dụng quá nhiều thổ ngữ gây khó hiểu. Nói nhanh khi trả lời hay nói ngắt quãng sẽ làm cho người nghe không thấy được logic trong câu trả lời của các em.

- Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng:

Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu là điều hiết sức cần thiết. Muốn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng cần dùng ngôn ngữ phổ thông, phù hợp, tránh lối nói mập mờ, giải thích vấn đề một cách trừu tượng, rắc rối.

Kỹ năng diễn đạt nói của học sinh được sử dụng nhiều khi trả lời các câu hỏi trong mỗi bài học mà giáo viên đưa ra. Do vậy giáo viên nên tăng

cường hỏi học sinh trong mỗi tiết học để giúp các em có cơ hội được nói nhiều hơn. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh biết trình bày một số vấn đề, một mục trong bài giảng rõ ràng, khúc chiết, diễn cảm. Các phương pháp dùng để diễn đạt nói của học sinh là miêu tả, tường thuật, giải thích.

Như khi dạy mục 1 bài 23 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)”, sau khi giáo viên nêu câu hỏi: Hãy nhận xét về tình cảnh của người dân Nga trước cách mạng dựa vào các hình 61, hình 62 trong sách giáo khoa? Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào sách giáo khoa để đưa ra nhận xét thông qua việc quan sát hai hình ảnh. Học sinh suy nghĩ và diễn đạt bằng lời nói: Bức tranh hình 61 là “nơi ở của nhân dân Nga năm 1917” và hình 62 là “những người lính Nga ngoài mặt trận tháng 1 - 1917”. Đã cho thấy tình cảnh người dân Nga trước cách mạng bị áp bức, bốc lột nặng nề, bị bần cùng hóa, cuộc sống khốn khổ; số người chết và bị thương ngoài mặt trận tăng cao.

Hay khi dạy mục 2 của bài 24 “Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)”, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung của chính sách kinh tế mới với những nét chính bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ. Giáo viên hỏi học sinh: Nêu tác động của chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế? Trước khi học sinh trả lời giáo viên cần hướng dẫn học sinh tham khảo bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế của nước Nga Xô Viết trong các năm 1921 và 1923 ở mục 1 để các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi trên như sau: Nhờ chính sách kinh tế mới mà kinh tế Nga đã có sự phục hồi nhanh chóng, nước Nga vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị. Làm cho nông dân phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo cung cấp lương thực cho nhân dân.

Qua việc trả lời câu hỏi học sinh đã biết làm việc với sách giáo khoa, vừa tư duy lại kiến thức lịch sử cần trả lời, vừa rèn luyện được cho các em

khả năng diễn đạt nói, khả năng phân tích nhận xét, tăng hào hứng, nỗ lực học tập.

Để giúp học sinh diễn đạt nói tốt, khắc phục được những khuyết tật trong khi diễn đạt nói của học sinh, giáo viên cần: Tăng cường các hoạt động giao tiếp, tổ chức các buổi thảo luận để mỗi học sinh đều được rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói. Muốn phát biểu tốt, trình bày tốt một vấn đề lịch sử bản thân học sinh phải thường xuyên tự rèn luyện diễn đạt nói các vấn đề lịch sử ở nhà. Muốn diễn đạt tốt học sinh cần có vốn từ phong phú. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập sổ tu từ để có được một vốn kiến thức về ngôn ngữ khi diễn đạt.

Tóm lại diễn đạt nói có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong học tập lịch sử ở trường phổ thông. Khả năng diễn đạt tốt không tự có mà phải thông qua quá trình rèn luyện. Muốn vậy học sinh cần thực hiện tố các yêu cầu đã đề ra.

* Kỹ năng diễn đạt viết:

Diễn đạt viết cũng có ý nghĩa như lời nói. Nếu viết lủng củng, không đúng ngữ pháp, thì người đọc không thể hiểu được. Cũng như việc diễn đạt nói, khi viết học sinh phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định:

- Khắc phục những yếu kém thường gặp trong diễn đạt viết:

+ Viết sai ngữ pháp: có nhiều dạng viết sai ngữ pháp thường gặp trong các bài viết của học sinh. Trước hết là sai chính tả như dùng sai chữ ‘ch’ và ‘tr’, ‘n’ và ‘l’, viết hoa tùy tiện. Dạng thứ hai là chấm câu bừa bãi. Viết sai ngữ pháp nhiều khi dẫn tới sai kiến thức cơ bản. Do đó mà học sinh nhất thiết phải rèn luyện, khắc phục những yếu kém này. Bảo đảm viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp là yêu cầu cơ bản đầu tiên phải thực hiện.

+ Câu văn lủng củng, không làm nổi bật ý cần nêu: Nhược điểm này thường biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau do học sinh nắm nội dung kiến thức khôn chắc, hay diễn đạt kém. Có nhiều trường hợp nội dung kiến thức chính xác nhưng người viết lại nêu lên rất nhiều ý, các ý

sắp xếp lộn xộn, không ăn nhập với nhau, khiến cho người đọc không hiểu được tác giả muốn nói gì qua câu đó.

Bên cạnh việc khắc phục những nhược điểm trên, để rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cần phải khắc phục cách diễn đạt khô khan, công thức chỉ nói lý luận chung chung; và cách lập luận không chặt chẽ khi lý giải một vấn đề lịch sử: phải diễn đạt mạch lạc, súc tích. Các ý của bài viết phải có ý nghĩa, ăn khớp với nhau theo một logic nhất định để người đọc hiểu rõ vấn đề lịch sử gì đang được đề cập đến. Câu văn viết gọn rõ ràng, đúng ngữ pháp. Tức không nên viết câu văn quá dài không rõ nghĩa mà nên viết ngắn ngọn, nêu rõ ý cần nói và phải tuân thủ các yêu cầu ngữ pháp.

Muốn làm được điều đó học sinh cần: Học sinh cần thiết ôn tập, nắm vững một số điểm về ngữ pháp Tiếng Việt trong đó chủ yếu là cách hành văn diễn đạt, ví như cách chấm câu, cách sắp xếp các mệnh đề trong một câu. Thường xuyên đọc sách báo để trau dồi kiến thức chung và học tập cách viết hay, cách diễn đạt nhiều vấn đề lịch sử có liên quan. Vì vậy luôn có ý thức đọc sách báo sẽ giúp cho học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt đạt viết. Học sinh có thể luyện tập cách diễn đạt viết qua việc làm bài tập về nhà. Việc chuẩn bị các bài tập về nhà, hoặc làm bài kiểm tra sẽ giúp học sinh kiểm tra lại khả năng diễn đạt viết, sửa chữa yếu kém và rèn luyện cách viết tốt. Vì vậy khi thực hiện công việc trên mỗi học sinh nên chuẩn bị kỹ về nội dung và xem xét cẩn thận cách diễn đạt của mình.

- Muốn diễn đạt viết một vấn đề lịch sử học sinh cần thiết thực hiện các bước sau:

+ Tìm các ý để xây dựng dàn ý của một vấn đề lịch sử + Tìm dữ kiện lịch sử làm rõ các ý.

+ Phân tích, đánh giá sự kiện để làm nổi bật nội dung các ý thông qua hành văn diễn đạt.

Chúng ta có thể dẫn một ví dụ làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử đang học trong khóa trình: “Trình bày sự ra đời của chính sách kinh tế mới và tác động của nó đối với nền kinh tế Nga?”. Trước hết học sinh phải xác định các ý cần làm rõ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoàn cảnh dẫn tới việc ra đời chính sách kinh tế mới. + Nội dung của chính sách kinh tế mới.

+ Tác động của chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga Xô Viết.

- Thứ hai, học sinh tìm các sự kiện lịch sử làm rõ nội dung các ý đã được nhận thức nêu trên. Ví như nêu các sự kiện trong hoàn cảnh dẫn đến việc ra đời chính sách kinh tế mới:

+ Để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị.

+ Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. + Đại hội lần thứ X Đảng Bôn sê vích Nga quyết định chuyển chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới.

Sau khi nêu hoàn cảnh, học sinh tiếp tục tìm các sự kiện lịch sử để làm rõ ý về nội dung và tác động của chính sách kinh tế mới. Sau đó đánh giá ý nghĩa của sự kiện của sự ra đời chính sách kinh tế mới, học sinh có thể diễn đạt như sau: Chính sách kinh tế mới thể hiện sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế với nhiều thành phần và tự do buôn bán. Nhưng nhà nước vẫn nắm vị trí then chốt để thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết kinh tế. Chính vì thế, chính sách kinh tế mới đã để lại những kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước sau này.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 32)