Kỹ năng trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 54)

Đồ dùng trực quan là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Mặt khác nó có tác dụng gây hứng thú, hiệu quả về mặt hình ảnh cho học sinh. Vì vậy mà giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh kỹ năng làm việc với đồ dùng trực quan mà trước hết là việc trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan.

Như chúng ta đã biết trong dạy học khóa trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 có nhiều loại đồ dùng trực quan được sử dụng như bản đồ, tranh ảnh, niên biểu, biểu đồ…. Mỗi loại đồ dùng trực quan đều có một cách trình bày nội dung riêng do vậy mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh những kỹ năng trình bày nội dung trên từng loại đồ dùng trực quan.

- Bản đồ:

Trình bày nội dung trên bản đồ chính là cách đọc bản đồ, nghĩa là hiểu một cách cụ thể nội dung các sự kiện lịch sử được diễn đạt bằng ngôn ngữ bản đồ, từ đó rút ra những kết luận.

Đọc bản đồ là loại kỹ năng hoàn thiện dựa trên sơ sở hiểu bản đồ. Để đọc được bản đồ, học sinh phải nắm được các công việc sau:

+ Nhận biết các ký hiệu và có biểu tượng ràng về các hiện tượng địa lý: biên giới giữa các quốc gia, sông núi, phân bố kinh tế, cũng như các ký hiệu về chiến dịch, trận đánh…

+ Từ hiểu ký hiệu bản đồ, nắm nội dung lịch sử, có biểu tượng cụ thể về một số biến cố, hiện tượng lịch sử được biểu diễn trên bản đồ.

+ Biết so sánh, phân tích, trình bày lại bằng ngôn ngữ của mình những nội dung lịch sử thông qua đọc ký hiệu trên bản đồ.

Kỹ năng đọc bản đồ của học sinh có thể phân thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đọc bản đồ một cách đơn giản, chỉ dược đúng các nội dung, vị trí mà các ký hiệu quy ước trên bản đồ biểu diễn. Ví dụ đường biên giới giữa các quốc gia ở thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử, miền núi, đồng bằng, khu công nghiệp, hải cảng, đường tấn công, rút lui… Tuy đơn giản song học sinh cũng phải nắm được quy trình sau:

+ Nắm mục đích việc làm.

+ Đọc bài chú giải để biết các ký hiệu quy ước, chỉ các đối tượng cần tìm trên bản đồ.

+ Tái hiện các biểu tượng địa lý, lịch sử dự trên các ký hiệu. + Căn cứ vào ký hiệu, biểu diễn lại sự kiện.

Giai đoạn 2: Giáo viên phải làm cho học sinh không những hiểu rõ ký hiệu trên bản đồ mà còn biết tái hiện lại các biểu tượng về địa lý, lịch sử. Ở giai đoạn này là sự phối hợp giữa nội dung lịch sử được thể hiện qua bài viết trong sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo với bản đồ.

Giai đoạn 3: Học sinh phải biết rút ra kết luận thông qua việc sử dụng bản đồ. Muốn rút ra kết luận, học sinh phải biết kết hợp kiến thức bản đồ với kiến thức lịch sử, nắm được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý với nội dung lịch sử, vận dụng tư duy so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.

Ví dụ: Hình 92 Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941-1945) trong mục 2của mục II bài 31, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các ký hiệu trên lược đồ:

Hình 92. Lược đồ chiến trường châu Á – Thái Bình Dương (1941 - 1945)

Qua đó học sinh thấy rằng: Trước năm 1937 Nhật Bản đã có một phạm vi ảnh hưởng với những vùng đất, vùng biển rộng lớn. Thấy được các hướng tấn công của Nhật vào các khu vực Đông Nam Á và các đảo trên Thái Bình Dương. Thấy được sự phản công của quân Đồng minh và Liên Xô chống lại sự bành trướng của Nhật Bản.

Quan sát bản đồ, học sinh được giáo viên hướng dẫn rút ra những kết luận:

+ Sự lớn mạnh và bành trướng của chủ nghĩa phát xít Nhật bằng việc xâm nhập Đông Dương, mở rộng bành trướng ở Thái Bình Dương gây lo ngại cho phe đồng minh.

+ Sự phản công và oanh tạc quyết liệt trên nhiều hướng của quân đồng minh và Liên Xô với những trận đánh lớn ở Okinaoa, Ivogima….đã làm cho Nhật suy yếu. Sau việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản thì Nhật đã từng bước đi tới đầu hàng.

- Tranh ảnh lịch sử:

Tranh ảnh là loại tài liệu quý hiếm, thường được chụp ngay lúc sự kiện diễn ra. Trong dạy học lịch sử ở mỗi bài học, giáo viên cần tập trung chủ yếu vào các tranh ảnh có liên quan tới bài học. Sử dụng tranh ảnh không chỉ để minh họa bài học mà còn phải hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra những chi tiết có liên quan tới nội dung sự kiện.

Tranh ảnh có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh khắc sâu biểu tượng về một vấn đề, một nội dung hay một nhân vật lịch sử. Tranh ảnh lịch sử không chỉ là nguồn kiến thức, giáo dục tư tưởng mà còn phát triển tư duy học sinh. “Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới tư duy trừu tượng. Bản thân tranh ảnh không thể gây được sự quan sát tích cực của học sinh nếu như không được quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể” [4, 40]. Vì vậy khi cho học sinh quan sát, giáo viên cần chú ý phát triển tư duy học sinh qua các câu hỏi. Đồng thời trên cơ sở miêu tả, nhận xét để rút ra những kết luận, đánh giá về nội dung lịch sử được phản ánh thông qua bức tranh học sinh sẽ được “rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ, từ đó khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú, trong sáng” [4, 41].

Ví như khi quan sát bức ảnh: “Trẻ em trong trại tập trung của phát xít Đức” trong bài 31 “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Học sinh quan sát bức tranh và miêu tả: Bức tranh là hình ảnh những em bé đáng thương bị nhốt giam như loài cầm thú, xung quanh bị dây thép gai bao bọc dày đặc. Qua đó cho thấy tội ác của chủ nghĩa phát xít Đức. Các trại tập trung là sản phẩm tiêu biểu của “trật tự mới” mà Đức thiết lập nên.

Hay như tranh ảnh về “Cuộc tấn công cung điện Mùa Đông”, trước hết giáo viên cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi: Em biết gì về cung điện Mùa Đông? Qua bức ảnh em có nhận xét gì?;

Tấn công cung điện Mùa Đông là sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng tháng Mười Nga nên giáo viên cần cho học sinh biểu tượng về cung điện Mùa Đông, giáo viên có thể miêu tả: Đây là một lâu đài đồ sộ mằm trên dòng sông Nê – va, được xây dựng dưới triều vua Piot II, nơi đây trở thành hang ổ của bọn vua chúa thống trị. Sau tháng 7/ 1917 nó trở thành nơi trú ngụ của chính phủ lâm thời tư sản – kẻ thù của nhân dân Nga.

Để nắm rõ hơn ý nghĩa lịch sử của sự kiện trọng đại này giáo viên cho học sinh kết hợp với sách giáo khoa và thông qua bức ảnh tường thuật lại sự kiện tấn công cung điện Mùa Đông. Sau khi học sinh tường thuật xong, giáo viên nhận xét và nêu tiếp câu hỏi: Sự kiện tấn công cung điện Mùa Đông thắng lợi có ý nghĩa gì? Học sinh sẽ nắm được với chiến thắng trong cuộc tấn công cung điện Mùa Đông, khởi nghĩa ở Pê - tơ - rô - grat đã giành thắng lợi hoàn toàn, mở đầu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga.

Như vậy qua việc khai thác các tranh ảnh lịch sử vào dạy học đã giúp cho học phát triển tư duy, tưởng tượng. Cùng với các câu hỏi gợi mở đi kèm giáo viên vừa giúp học sinh rèn luyện được khả năng diễn đạt vừa giúp học sinh dễ ghi nhớ sự kiện lịch sử.

Còn đối với ảnh chân dung các nhân vật lịch sử: thì giáo viên cần giúp học sinh khắc họa những nét tiểu sử quan trọng, giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài. Học sinh có thể quan sát ảnh nhân vật và dựa vào các phần chữ nhỏ (cơ chế sư phạm) để trình bày những nội dung chính cần nói khi nhắc tới nhân vật trong ảnh. Sau đó giáo viên bổ sung thêm các dữ kiện ngoài về các nhân vật để học sinh có thêm kiến thức về nhân vật đó.

Ví như trong bài 30: “Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)”, ở mục V có hình 86 về nhân vật Pri - đi Phanomiong (1900 - 1983). Học sinh dựa vào phần chữ nhỏ để trả lời ông

ấy sinh năm 1900 và mất năm 1983. Ông là lãnh đạo của Đảng Nhân dân và nêu những việc làm của ông như: vạch ra chương trình cải tạo xã hội qua 3 giai đoạn nhằm cải cách nền chính trị ở Xiêm theo phương thức dân chủ phương Tây.

Ví dụ bức ảnh “Ru – dơ – ven công bố chính sách mới qua đài phát thanh” trong bài “Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 – 1939”. Khi sử dụng giáo viên cho học sinh quan sát ảnh và hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Ru – dơ – ven? Học sinh trả lời theo hiểu biết và miêu tả: Trong bức ảnh là một nhân vật có gương mặt thông minh, cương nghị, đang ngồi trước micro của đài phát thanh Mỹ, ông ấy chính là Phran – klin Ru – dơ – ven. Sau đó giáo viên trình bày thêm về nhân vật này: Ru – dơ – ven là nhà hoạt động chính trị thuộc Đảng Dân Chủ là Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ. Ông là một nhà chính trị khôn khéo và tài năng. Với Chính sách mới của ông đã khắc phục được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ. Ông có được uy tín không nhỏ trong nhân dân lao động nhưng giai cấp tư sản Mỹ đã phản ứng với chính sách mới của ông, nhất là từ khi nền kinh tế Mỹ đã từng bước phục hồi. Họ kiện ông ở Tòa án tối cao Mỹ và cho rằng những cải cách của ông là vi phạm hiến pháp. Ông mất và tháng 4/ 1945.

- Niên biểu:

Niên biểu là một loại đồ dùng trực quan quy ước, nó giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, có cách nhìn khái quát về các sự kiện đã học. Trình bày nội dung trên loại đồ dùng trực quan này thông qua việc học sinh trình bày chuẩn bị của mình có thể là thông báo, nhận xét, so sánh để đưa ra những kết luận từ những thông tin mà niên biểu mang lại. Giáo viên yêu cầu học sinh tự lập niên biểu trước theo sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó mỗi học sinh sẽ trình bày bài làm của mình, giáo viên nhận xét và bổ sung.

Trong bài 23 “Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)”. Giáo viên cho học sinh lập niên biểu so

sánh: Cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng tháng Hai - 1917. Học sinh có thể trình bày các nội dung so sánh: nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, chính quyền nhà nước, xu hướng phát triển. Học sinh sử dụng các kiến thức đã học để lần lượt trình bày nội dung của từng tiêu chí một. Được bảng niên biểu sau:

Nội dung so sánh Cách mạng dân chủ tư sản Cách mạng tháng Hai - 1917

Tính chất, nhiệm vụ

Đánh đổ chế độ Nga hoàng, xóa bỏ tàn tích phong kiến. Thực hiện dân chủ.

Đánh đổ phong kiến Nga hoàng, xóa bỏ tàn tích phong kiến.

Giai cấp lãnh đạo. Giai cấp tư sản Giai cấp vô sản

Động lực Tư sản và nông dân Công nhân, nông dân, binh lính. Chính quyền nhà

nước Chuyên chính tư sản Chuyên chính công - nông Xu hướng phát triển Xây dựng chủ nghĩa tư bản Tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Qua niên biểu so sánh này học sinh rút ra nhận xét và thấy được những nét khác nhau của cách mạng tháng Hai so với cách mạng dân chủ tư sản trên một số tiêu chí đã so sánh. Nhận thức được tính triệt để của cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới so với cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

- Biểu đồ:

Biểu đồ cũng là một loại đồ dùng trực quan quy ước. Để học sinh trình bày nội dung trên biểu đồ giáo viên cần hướng dẫn học sinh kỹ năng phân tích các số liệu, chi tiết của biểu đồ từ đó rút ra những nội dung lịch sử liên quan.

Khi dạy mục 2 của mục II trong bài 27 “Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)” giáo viên sử dụng biểu đồ hình 81:

Qua biểu đồ học sinh có thể trình bày các nội dung từ biểu đồ trên như sau: Trục tung thể hiện “tỉ đô la Mỹ”, trục hoành thể hiện các “năm”. Trong đó năm 1929 với thu nhập 85 tỉ USD nhưng từ năm 1929 - 1933 với cuộc khủng hoảng kinh tế thu nhập quốc dân của Mỹ liên tục giảm sút. Từ năm 1935 nền kinh tế dần phục hồi và phát triển cao. Nhất là vào năm 1941 thu nhập quốc dân đạt 98 tỉ USD. Qua việc phân tích biểu đồ học sinh rút ra nhận xét: Biểu đồ phản ánh kết quả của việc thực hiện chính sách mới của Tổng thống Ru - dơ - ven đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy có thể nói việc trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan đòi hỏi học sinh phải có một lượng kiến thức nhất định. Qua việc trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan sẽ giúp học sinh bổ sung thêm kiến thức đã học, kích thích hứng thú học tập, rèn luyện được khả năng diễn đạt nói của học sinh. Tuy vậy giáo viên cần có sự lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng, thích hợp với mỗi bài học lịch sử để nhằm thực hiện mục đích

giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện kỹ năng bộ môn cho học sinh ở mỗi bài, mỗi chương.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w