Rèn luyện kỹ năng thực hành trong hoạt động ngoại khóa.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 65 - 69)

III. Các nước Châ uÁ

3.2.2. Rèn luyện kỹ năng thực hành trong hoạt động ngoại khóa.

Hoạt động ngoại khóa lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông. Có tác dụng hỗ trợ cho các bài học nội khóa đạt kết quả cao. Hoạt động ngoại khóa có vai trò, vị trí quan trọng bởi nó góp phần tạo hứng thú cho học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu môn học. Tuy là hoạt động chủ yếu ở ngoài lớp, nhưng công tác ngoại khóa vẫn có thể tiến hành ở trên lớp và có tác dụng như bài nội khóa trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Nội dung trong hoạt động ngoại khóa phải bám sát với nội dung học chính trong chương trình.

Tuy nhiên trong khi giảng dạy các khóa trình lịch sử không phải lúc nào cũng tiến hành hoạt động ngoại khóa được. Do vậy giáo viên nên tranh thủ kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh mỗi khi tổ chức được hoạt động ngoại khóa. Nhưng không phải hình thức ngoại khóa nào cũng có thể tiến hành rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh được mà chỉ có ở một số hình thức sau:

- Trao đổi, thảo luận:

Đây là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình để củng cố kiến thức đã học. Có nhiều cách để tiến hành trao đổi, thảo luận. Trước hết giáo viên có thể tổ chức trao đổi, thảo luận trong phạm vi lớp với một chủ đề trong chương trình đã học từ trước. Ví dụ trao đổi, thảo luận về:so sánh phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ so với Trung Quốc trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh một số tiêu chi để so sánh như: giai cấp lãnh đạo, con đường và phương pháp đấu tranh. Học sinh tiến hành trao đổi, thảo luận rồi đưa ra ý kiến. Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên các em đề xuất và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của mình, đồng thời cũng khiêm tốn học tập và tôn trọng ý kiến của bạn. Giáo viên kịp thời theo dõi, kịp thời bổ sung những thiếu sót, uốn nắn các lệch lạc, khi kết thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Qua việc tổ chức trao đổi, thảo luận giáo viên không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức mà còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt nói thông qua trao đổi, trình bày vấn đề thảo luận.

- Tổ chức một số trò chơi:

Trò chơi lịch sử là một hình thức ngoại khóa gọn nhẹ, dễ tổ chức, mà hấp dẫn học sinh. Đây không chỉ là một việc giải trí mà đòi hỏi người tham gia phải phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra.Có nhiều loại trò chơi lịch sử như: “Thi đố kiến thức về lịch sử”, “ô chữ”, “ô số”, “ lập niên biểu”…Trong khóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11- nâng cao), giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi:

+ Thi đố kiến thức lịch sử:

Để tiến hành trò chơi này giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một số tranh ảnh, bản đồ liên quan đến kiến thức trong khóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945” (Lịch sử 11 - nâng cao) như tranh ảnh về công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), tranh ảnh về tình hình các nước tư bản, các nước châu Á từ 1918 - 1939, các bản đồ trong chiến tranh thế giới thứ hai…

Giáo viên cần tăng cường đàm thoại, đưa vào các câu hỏi gợi mở để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong khi tiến hành hoạt động ngoại khóa. Ví như khi đưa ra bức ảnh: Lê - ông Bơ - lum (phải) – người đứng đầu Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp năm 1936, trên cơ sở học sinh quan sát và nhận biết được ảnh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về tiểu sử nhân vật này, liên hệ mở rộng: Mối quan hệ giữa Mặt trận Nhân dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939)…Như vậy qua hình thức thi đố kiến thức này giáo viên đã giúp cho học sinh rèn luyện thêm kỹ năng trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan và kỹ năng diễn đạt nói.

+ Lập niên biểu:

Cùng với “Thi đố kiến thức lịch sử” thì trong hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức cho học sinh lập niên biểu để hệ thống kiến thức đã học trong khóa trình. Tổ chức trò chơi này nhằm rèn luyện kỹ năng thiết kế đồ dùng trực quan (thông qua lập niên biểu), trình bày nội dung lịch sử qua niên biểu mà học sinh đã lập, khả năng diễn đạt khi trình bày. Các niên biểu nên hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước ở nhà, có thể chia nhóm để tiết kiệm thời gian tiến hành. Khi một học sinh hay một nhóm trình bày, các học sinh hay các nhóm khác có thể bổ sung, nhận xét. Hoặc để tiến hành trò chơi lập niên biểu, giáo viên có thể lập bảng theo các cột (như: thời gian, sự kiện, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa) trên bảng hoặc bìa cứng cỡ lớn, sau đó cho học sinh lên điền những nội dung tương ứng với các cột đó.

Ví như, giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập niên biểu bằng 3 cột: thời gian (chia ra giai đoạn), sự kiện,

kết quả. Hay có thể giáo viên kẻ 3 cột đó lên bảng và yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung chính. Lập được bảng niên biểu như sau:

Thời gian Sự kiện Kết quả

- Giai đoạn 1: từ 9/ 1939 đến 6/ 1941 - Giai đoạn 2: từ 6/ 1941 đến 11/ 1942 - Giai đoạn 3: từ 11/1942 đến 24/ 12/ 1943 - Giai đoạn 4: từ 12/ 1943 đến 2/ 9/ 1945

- Phe phát xít chiếm châu Âu, mở rộng chiến tranh Đông Á, Bắc Phi.

- Đức tấn công Liên Xô, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

- Phe đồng minh phản công cục bộ ở các khu vực quan trọng.

- Đồng minh phản công trên khắp các mặt trận.

- Đức chiếm hầu hết các nước châu Âu.

- Đức chiếm một phần lãnh thổ Liên Xô

- Nhật Bản khai chiến với Mỹ, Anh, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

- Liên Xô giải phóng được 2/ 3 lãnh thổ bị chiếm.

- Thắng lợi ở Bắc Phi khiến cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ. - Liên Xô giải phóng hoàn toàn và một số nước thoát khỏi phát xít Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít.

Bảng niên biểu đã giúp học sinh hệ thống ngắn gọn 4 giai đoạn chính của chiến tranh thế giới thứ hai với các sự kiện cơ bản của hoạt động gây chiến và bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Sự phản công của Liên Xô và Đồng minh giành được những thắng lợi quan trọng dẫn tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w