Rèn luyện kỹ năng thực hành trong kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 69 - 75)

III. Các nước Châ uÁ

3.2.3. Rèn luyện kỹ năng thực hành trong kiểm tra, đánh giá.

“Kiểm tra, đánh giá nhằm làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, bổ sung làm sâu sắc, củng cố, hệ thống hoặc khái quát hóa kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn kiến thức mới” [6, 160]. Đồng thời qua đánh giá, kiểm tra học sinh, giáo viên tự đánh giá việc giảng dạy của mình. Mặt khác kiểm tra, đánh giá còn góp phần hình thành những kỹ năng, thói quen trong học tập của học sinh như: biết cách nhận thức vấn đề đặt ra một cách chính xác và nhạy bén, biết trình bày những kiến thức đã nắm trong câu trả lời, biết vận dụng những kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới. Vì vậy kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh một số KNTH phù hợp với loại hình kiểm tra, đánh giá. Có hai hình thức kiểm tra chính: kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Thông qua các bài kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ. Trong khóa trình Lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1945 (Lịch sử 11- nâng cao), giáo viên nên vận dụng một số kỹ năng trong khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như:

- Kiểm tra miệng:

“Việc kiểm tra miệng giúp giáo viên nhanh chóng nắm được tình hình học tập, trình độ của học sinh, thúc đẩy các em tích cực học tập, biết suy nghĩ, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói” [6, 169]. Kiểm tra miệng được tiến hành trong khâu hỏi bài cũ và cả trong tiến trình dạy bài

mới. Ví như trong bài “ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)”, sau khi học xong tiết 2, trước khi vào dạy tiết 3 giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng câu hỏi có kèm theo yêu cầu sử dung đồ dùng trực quan: Hãy trình bày cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trên Lược đồ chiến trường châu Á – Thái Bình Dương (1941 - 1945)? Hoặc trình bày diễn biến trận phản công Xta - lin - grat trên Lược đồ trận phản công Xta - lin - grat?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên yêu cầu các học sinh khác bổ sung và nhận xét, điều này sẽ thu hút sự tham gia tích cực, trau dồi năng lực diễn đạt nói cũng như rèn luyện kỹ năng trình bày nội dung trên đồ dùng trực quan cho học sinh.

- Kiểm tra viết:

Kiểm tra viết có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Nó giúp giáo viên cùng một lúc nắm được trình độ của tất cả học sinh trong lớp, đồng thời kết quả kiểm tra viết thường phản ánh khách quan trình độ của học sinh về mọi mặt: nội dung kiến thức, khả năng diễn đạt, trình độ tư duy…

Kiểm tra viết thường được thực hiện khi học xong một phần, một chương hay một khóa trình lịch sử, bài kiểm tra viết có thể giới hạn trong 10 – 15 phút, trong một tiết. Bài kiểm tra viết 10 – 15 phút là những bài làm nhanh, không định trước thay thế cho kiểm tra miệng, được tiến hành thường xuyên trong dạy học. Câu hỏi kiểm tra vừa phải đi sâu vào nội dung chủ yếu một vài bài học trước, vừa phải đòi hỏi học sinh trong thời gian ngắn phải suy nghĩ nhanh, rõ, trình bày tập trung, logic những vấn đề chủ yếu của câu hỏi. Còn bài kiểm tra một tiết thường được tiến hành sau khi đã học xong một phần hay cả khóa trình, nhằm tìm hiểu và đánh giá kiến thức chung đã học làm cơ sở cho việc học phần sau. Vì vậy kiểm tra một tiết thường mang tính chất ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức.

Các dạng câu hỏi kiểm tra viết có thể vận dụng việc rèn luyện KNTH cho học sinh như:

+ Câu hỏi thông thường: câu hỏi nêu sự phát sinh, phát triển của sự kiện; câu hỏi nêu đặc trưng, bản chất; câu hỏi nêu mối liên hệ nhân quả…sẽ kiểm tra được sâu vấn đề, kiểm tra được kỹ năng diễn đạt viết của học sinh. Ví như câu hỏi: Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai?.

+ Câu hỏi, bài tập đòi hỏi học sinh làm việc với đồ dùng trực quan nhằm rèn luyện KNTH bộ môn như: sử dụng, bình luận các sử liệu, khai thác nội dung kí hiệu về một số sự kiện lịch sử trên bản đồ, vẽ sơ đồ, biểu đồ, lập niên biểu thống kê, niên biểu so sánh…..

Trong khóa trình “Lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1945 (Lịch sử 11- nâng cao) có thể sử dụng một số câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh vừa rèn luyện được KNTH, chủ yếu là rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết và lập các loại niên biểu như:

+ Nối sự kiện lịch sử ở cột B cho phù hợp với thời gian ở cột A:

A B

a.3 - 1921 1. Đức tấn công Liên Xô b. 12 – 1922 2. Tiến hành công nghiệp hóa c. 1940 3. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai

d. 1926– 1929 4. Đảng Bôn sê vich thực hiện chính sách kinh tế mới

e. 1928 – 1932

5. Sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu

f. 1933 – 1937

6. Nâng tổng số 15 nước gia nhập Liên Xô

g. 1936 7. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất

Đáp án:

a – 4; b – 8; c – 6; d – 2 e – 7; f – 3; g – 5; h – 1

Giáo viên có thể ra kèm với một câu hỏi tự luận như: Trình bày hoàn cảnh và nội dung chính, tác động của Chính sách kinh tế mới?

+ Lập niên biểu so sánh về cách mạng Trung Quốc và cách mạng Ấn Độ trong giai đoạn 1918 – 1939. Nêu nhận xét?

Đáp án:

Tiêu chí so sánh Cách mạng Ấn Độ Cách mạng Trung Quốc Giai cấp lãnh đạo Giai cấp tư sản mà đại

diện là Đảng Quốc Đại.

Giai cấp vô sản mà đại diện là Đảng cộng sản Con đường Cách mạng dân chủ tư

sản

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Phương pháp Bất bạo động, bất hợp tác Bạo động kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng

Học sinh có thể hình dung sự khác nhau rõ rệt về hai cuộc cách mạng này qua giai cấp lãnh đạo, con đường cũng như phương pháp đấu tranh. Qua niên biểu học sinh nắm được hệ thống kiến thức về hai cuộc cách mạng này đồng thời khắc sâu hơn những hiểu biết của mình. Bà cái quan trọng là học sinh nắm được bản chất sự khác nhau của hai cuộc cách mạng này. Vì sao ở Ấn Độ lại diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản (loại hình cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ): phong trào cách mạng Ấn Độ lúc này đã phát triển nhằm mục tiêu đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, nhưng giai cấp vô sản – giai cấp được coi là tiên tiến của thời đại – lúc này ở Ấn Độ chưa trưởng thành cũng như chưa đủ khả năng để lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc Ấn Độ. Vì vậy giai cấp tư sản đứng ra gánh vác

sứ mệnh này mà tiêu biểu là Đảng Quốc Đại. Còn ở Trung Quốc thì ngược lại, Đảng cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc ngày càng có uy tín, xác lập vị thế của mình, đang vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Sự lớn mạnh của Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây cho kẻ thù mà trực tiếp là bọn phản động Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu rất nhiều khó khăn. Những nét khác nhau cơ bản về giai cấp lãnh đạo cũng đã giải thích được sự khác nhau trong phương pháp đáu tranh của hai cuộc cách mạng. Ở cách mạng Ấn Độ là: bất bạo động, bất hợp tác; còn ở Trung Quốc là: bạo động kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng.

+ Lập niên biểu so sánh Chính sách cộng sản thời chiến và Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô. Nêu nhận xét?

Đáp án:

Tiêu chí so sánh

Chính sách cộng sản thời

chiến Chính sách kinh tế mới

Hoàn cảnh - 1918 - 1920, tiến hành chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc ngoài - 1921 - 1925, khó khăn khi đất nước bước vào thời kì hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội Nội dung - Trưng thu lương thực thừa.

- Quốc hữu hóa toàn bộ xí nghiệp

- Nhà nước nắm độc quyền về quản lí, phân phối lương thực, thực phẩm.

- Thi hành chế độ lao động bắt buộc.

- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thay bằng thuế lương thực.

- Tự do buôn bán mở lại các chợ.

- Cho phép tư nhân mở xí nghiệp nhỏ.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh

doanh ở Nga.

Tác dụng

- Tập trung toàn bộ sức người, sức của để chống thù trong giặc ngoài.

- Bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Mười

- Phục hồi, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

- Tạo cơ sở kinh tế - chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Với những nét khác nhau về hoàn cảnh, nội dung và tác động của hai chính sách trên, học sinh vừa phải nắm được những nét cơ bản về hai chính sách đồng thời có những nhận xét đánh giá sâu sắc hơn về bản chất của chính sách đó. Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện trong thời kì xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết. Có thể nói đây là biện pháp cần thiết và duy nhất để huy động tối đa sử dụng hợp lí mọi nguồn của cải của đất nước trong giai đoạn 1918 - 1920. Nhưng sau chiến tranh và nội chiến, chính sách cộng sản thời chiến đã không còn phù hợp. Việc thực hiện chính sách kinh tế mới đã tạo nên những biến chuyển to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội ở Liên Xô, thể hiện sự chuyển đổi kịp thời sáng tạo từ nền kinh tế mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự do buôn bán. Có thể xem chính sách kinh tế mới là một “bước lùi” nhưng là bước lùi cần thiết để Liên Xô vượt qua khó khăn thử thách, tạo đà bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn - sê - vích, đứng đầu là Lê - nin. Chính sách kinh tế mới còn mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Với câu hỏi kiểm tra như vậy giáo viên đồng thời giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng diễn đạt viết, kỹ năng lập niên biểu, kỹ năng nhận xét nội dung của niên biểu.

Sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên tiến hành chấm bài và chữa bài kiểm tra cho học sinh. Mục đích của việc làm này là giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh, chữa các lỗi diễn đạt của học sinh, từ đó giúp các em tiến bộ hơn.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học khóa trình '' lịch sử thế giới hiện đại (19917 1945'') (lớp 11 nâng cao) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w